Xin đừng nhìn diễn biến chống dịch virus Trung Quốc ở Việt Nam bằng
màu hồng, xin đừng lạc quan tếu và cũng xin đừng ngạo nghễ nữa. Đại
khủng hoảng, đại suy thoái kinh tế đã đến tận cửa từng nhà.
Hà Nội mỗi ngày đón hàng ngàn người Việt ở nước ngoài trở về nhà. TP.HCM, dự kiến trong vài ngày tới sẽ đón 17.000 người Việt hồi hương. Các bệnh viện dã chiến, các khu cách ly tập trung đang được gấp rút chuẩn bị.
Đến thời điểm này, có thể nói Việt Nam vẫn đang ở giải đoạn 1 trong tiến trình lây lan của đại dịch – tức khoanh vùng, cách ly, theo dõi việc phát tán và chưa bước vào giai đoạn 2 – giai đoạn hành động để giảm thiểu lây lan, thiệt hại khi dịch bệnh đã phát tán ra cộng đồng.
Như thế nghĩa là đỉnh dịch vẫn chưa tới.
Nhưng, khi đỉnh dịch còn chưa tới, đất nước chưa toang vì virus như Trung Quốc, Ý và nhiều quốc gia châu Âu khác, thì nền kinh tế đã đứng trước nguy cơ toang vì đại dịch.
Đại khủng hoảng kinh tế đối với Việt Nam không còn là dự báo. Những hậu quả nghiêm trọng, những tác động khủng khiếp từ đại dịch đã chính thức bắt đầu.
Thông tin mới nhất là Mỹ đã ngưng nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam trong ít nhất ba tuần tới vì dịch bệnh. Châu Âu ngưng ít nhất một tháng, cũng cùng nguyên nhân đại dịch đang hoành hành.
Mỹ và EU đang là hai thị trường lớn nhất trong cơ cấu kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam, với 50,2% tổng kim ngạch trong năm 2019, tức khoảng 19,6 tỉ USD.
Nhưng, tin xấu còn đến từ Hàn Quốc – nơi đóng góp 4,2 tỉ USD trong kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam – đơn hàng đã đặt bị huỷ bỏ tới 50%.
Chỉ riêng ba thị trường này, quy mô đã lên đến hơn gần 24 tỉ USD.
CDC Mỹ – Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh của Mỹ – cho rằng, phải 12-18 tháng nữa mới có thể khống chế được dịch bệnh. Như vậy có nghĩa là, những tổn hại về mặt kinh tế do đại dịch gây ra sẽ còn kéo dài, chứ không phải vài ba tuần như cách nhiều người vẫn lạc quan và hi vọng.
Với dự báo ấy, nhiều ngành sản xuất, dịch vụ sẽ không thể nào thoát khỏi khủng hoảng. Và, nó có thể dẫn tới những hệ luỵ kinh hoàng đối với xã hội Việt Nam.
Trong đại khủng hoảng, từ khủng hoảng y tế dẫn đến khủng hoảng toàn diện cả kinh tế và xã hội diễn ra trên toàn cầu, thắt lưng buộc bụng, hạn chế chi tiêu, mua sắm, sẽ như một quy luật, trừ nhu yếu phẩm, thuốc men và vật tư y tế.
Như vậy, khủng hoảng không chỉ gõ cửa ngành dệt may, mà tiếp theo đây sẽ tấn công vào các ngành như da giày, đồ gỗ, điện tử…
Tất cả đều là những ngành thâm dụng lao động. Riêng dệt may, số lao động trong ngành này đã vào khoảng 3 triệu người. Thử tưởng tượng chừng ấy người lao động bị ảnh hưởng, thu nhập giảm sút, thậm chí sản xuất đình đốn, nhà máy đóng cửa, công nhân mất việc làm… thì đời sống xã hội sẽ xáo trộn đến mức nào?
Đó là chưa kể những hệ luỵ từ việc ngưng cấp visa để hạn chế nhập khẩu dịch bệnh, ngành du lịch sẽ ra sao?
Năm 2019, tổng doanh thu mà ngành du lịch thu về, bao gồm cả 85 triệu lượt khách du lịch nội địa và 18 triệu lượt khách quốc tế là 720.000 tỉ đồng, tương đương 31 tỉ USD.
Nhưng, năm nay thì sao? Chắc chắn là sẽ tan hoang. Tôi tiếp xúc với một số doanh nghiệp trong ngành du lịch và nhận thấy rằng, ngay cả những doanh nghiệp lớn nhất trong ngành cũng chỉ nhìn thấy một màu xám xịt.
Không xám sao được, khi những ngày này, phố xá thưa thớt người qua lại, nhà hàng, cửa hiệu đìu hiu, thậm chí đóng cửa hàng loạt. Đó là những biểu hiện cho thấy, không những thị trường xuất khẩu lao đao mà cả nội địa cũng khốn cùng. Đó cũng là biểu hiện cho thấy, doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ kinh doanh cá thể đã bị thương, đã thoi thóp và đang dần chết, mỗi ngày.
Năm 2019, quy mô của nền kinh tế Việt Nam (GDP) vào khoảng 262 tỉ USD. Nếu nhìn vào những ngành bị đang điêu đứng vì dịch bệnh như: dệt may (quy mô 39 tỉ USD), du lịch (31 tỉ USD)… hay kiều hối (17 tỉ USD), thì có thể nhìn thấy, hậu hoạ là vô chừng.
Trong mọi cuộc hoảng kinh tế, thứ dễ nhìn thấy nhất là khoảng cách giữa những người giàu và thân hữu có nhà mặt phố dài ba số, có thẻ chơi golf vài tỉ đồng, với những người chạy ăn từng bữa, những người mỗi tháng lương về tài khoản chưa kịp ấm chỗ đã phải rút sạch từng đồng để toan lo nghèo khó – sẽ càng lớn hơn.
Có những thứ phải chấp nhận mất mát vì đại dịch. Thế giới ngoài kia cũng vậy. Nhưng ít nhất, người dân cần nhìn thấy, trong lúc khủng hoảng đang gõ cửa từng nhà, những người đang dẫn dắt quốc gia sẽ làm được gì cho dân, cho những người yếu thế, cho những tầng lớp xã hội dễ bị tổn thương. Ít nhất, người dân cần nhìn thấy những người quản trị quốc gia thực sự gánh vác sứ mệnh của mình, cho dân một niềm tin rằng, họ đang tìm đường, sẽ có một con đường và rồi mọi thứ sẽ ổn.
Đây là lúc , phải xuất hiện với vai trò của một nguyên thủ quốc gia, xuất hiện đúng với trọng trách của một người cần dẫn dắt đất nước vượt qua khủng hoảng, chứ không phải xuất hiện để sắp ghế trong tổ chức của mình.
Bạch Hoàn
Bạch Hoàn - Đây là lúc phải sát cánh bên cạnh nhân dân… chứ không phải xuất hiện để sắp ghế |
Hà Nội mỗi ngày đón hàng ngàn người Việt ở nước ngoài trở về nhà. TP.HCM, dự kiến trong vài ngày tới sẽ đón 17.000 người Việt hồi hương. Các bệnh viện dã chiến, các khu cách ly tập trung đang được gấp rút chuẩn bị.
Đến thời điểm này, có thể nói Việt Nam vẫn đang ở giải đoạn 1 trong tiến trình lây lan của đại dịch – tức khoanh vùng, cách ly, theo dõi việc phát tán và chưa bước vào giai đoạn 2 – giai đoạn hành động để giảm thiểu lây lan, thiệt hại khi dịch bệnh đã phát tán ra cộng đồng.
Như thế nghĩa là đỉnh dịch vẫn chưa tới.
Nhưng, khi đỉnh dịch còn chưa tới, đất nước chưa toang vì virus như Trung Quốc, Ý và nhiều quốc gia châu Âu khác, thì nền kinh tế đã đứng trước nguy cơ toang vì đại dịch.
Đại khủng hoảng kinh tế đối với Việt Nam không còn là dự báo. Những hậu quả nghiêm trọng, những tác động khủng khiếp từ đại dịch đã chính thức bắt đầu.
Thông tin mới nhất là Mỹ đã ngưng nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam trong ít nhất ba tuần tới vì dịch bệnh. Châu Âu ngưng ít nhất một tháng, cũng cùng nguyên nhân đại dịch đang hoành hành.
Mỹ và EU đang là hai thị trường lớn nhất trong cơ cấu kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam, với 50,2% tổng kim ngạch trong năm 2019, tức khoảng 19,6 tỉ USD.
Nhưng, tin xấu còn đến từ Hàn Quốc – nơi đóng góp 4,2 tỉ USD trong kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam – đơn hàng đã đặt bị huỷ bỏ tới 50%.
Chỉ riêng ba thị trường này, quy mô đã lên đến hơn gần 24 tỉ USD.
CDC Mỹ – Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh của Mỹ – cho rằng, phải 12-18 tháng nữa mới có thể khống chế được dịch bệnh. Như vậy có nghĩa là, những tổn hại về mặt kinh tế do đại dịch gây ra sẽ còn kéo dài, chứ không phải vài ba tuần như cách nhiều người vẫn lạc quan và hi vọng.
Với dự báo ấy, nhiều ngành sản xuất, dịch vụ sẽ không thể nào thoát khỏi khủng hoảng. Và, nó có thể dẫn tới những hệ luỵ kinh hoàng đối với xã hội Việt Nam.
Trong đại khủng hoảng, từ khủng hoảng y tế dẫn đến khủng hoảng toàn diện cả kinh tế và xã hội diễn ra trên toàn cầu, thắt lưng buộc bụng, hạn chế chi tiêu, mua sắm, sẽ như một quy luật, trừ nhu yếu phẩm, thuốc men và vật tư y tế.
Như vậy, khủng hoảng không chỉ gõ cửa ngành dệt may, mà tiếp theo đây sẽ tấn công vào các ngành như da giày, đồ gỗ, điện tử…
Tất cả đều là những ngành thâm dụng lao động. Riêng dệt may, số lao động trong ngành này đã vào khoảng 3 triệu người. Thử tưởng tượng chừng ấy người lao động bị ảnh hưởng, thu nhập giảm sút, thậm chí sản xuất đình đốn, nhà máy đóng cửa, công nhân mất việc làm… thì đời sống xã hội sẽ xáo trộn đến mức nào?
Đó là chưa kể những hệ luỵ từ việc ngưng cấp visa để hạn chế nhập khẩu dịch bệnh, ngành du lịch sẽ ra sao?
Năm 2019, tổng doanh thu mà ngành du lịch thu về, bao gồm cả 85 triệu lượt khách du lịch nội địa và 18 triệu lượt khách quốc tế là 720.000 tỉ đồng, tương đương 31 tỉ USD.
Nhưng, năm nay thì sao? Chắc chắn là sẽ tan hoang. Tôi tiếp xúc với một số doanh nghiệp trong ngành du lịch và nhận thấy rằng, ngay cả những doanh nghiệp lớn nhất trong ngành cũng chỉ nhìn thấy một màu xám xịt.
Không xám sao được, khi những ngày này, phố xá thưa thớt người qua lại, nhà hàng, cửa hiệu đìu hiu, thậm chí đóng cửa hàng loạt. Đó là những biểu hiện cho thấy, không những thị trường xuất khẩu lao đao mà cả nội địa cũng khốn cùng. Đó cũng là biểu hiện cho thấy, doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ kinh doanh cá thể đã bị thương, đã thoi thóp và đang dần chết, mỗi ngày.
Năm 2019, quy mô của nền kinh tế Việt Nam (GDP) vào khoảng 262 tỉ USD. Nếu nhìn vào những ngành bị đang điêu đứng vì dịch bệnh như: dệt may (quy mô 39 tỉ USD), du lịch (31 tỉ USD)… hay kiều hối (17 tỉ USD), thì có thể nhìn thấy, hậu hoạ là vô chừng.
Trong mọi cuộc hoảng kinh tế, thứ dễ nhìn thấy nhất là khoảng cách giữa những người giàu và thân hữu có nhà mặt phố dài ba số, có thẻ chơi golf vài tỉ đồng, với những người chạy ăn từng bữa, những người mỗi tháng lương về tài khoản chưa kịp ấm chỗ đã phải rút sạch từng đồng để toan lo nghèo khó – sẽ càng lớn hơn.
Có những thứ phải chấp nhận mất mát vì đại dịch. Thế giới ngoài kia cũng vậy. Nhưng ít nhất, người dân cần nhìn thấy, trong lúc khủng hoảng đang gõ cửa từng nhà, những người đang dẫn dắt quốc gia sẽ làm được gì cho dân, cho những người yếu thế, cho những tầng lớp xã hội dễ bị tổn thương. Ít nhất, người dân cần nhìn thấy những người quản trị quốc gia thực sự gánh vác sứ mệnh của mình, cho dân một niềm tin rằng, họ đang tìm đường, sẽ có một con đường và rồi mọi thứ sẽ ổn.
Đây là lúc , phải xuất hiện với vai trò của một nguyên thủ quốc gia, xuất hiện đúng với trọng trách của một người cần dẫn dắt đất nước vượt qua khủng hoảng, chứ không phải xuất hiện để sắp ghế trong tổ chức của mình.
Bạch Hoàn
Không có nhận xét nào