Hôm Thứ Ba mùng ba, Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ bất ngờ hạ lãi suất căn bản xuống 50 điểm bách phân để kích thích kinh tế ra khỏi sự trì trệ vì dịch bệnh mà các thị trường tài chính Mỹ lại sụt giá nặng trong con hốt hoảng. Thật ra, các nước Á Châu mới bị thiệt hại nặng về dịch bệnh xuất phát từ Trung Quốc, và lại hội nhập vào chuỗi cung ứng của nền kinh tế này, nên có thể theo nhau hạ lãi suất để tránh cơn hoạn nạn kinh tế. Mục Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu tại sao…
Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do cùng Nguyên Lam xin kính chào chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa. Thưa ông, việc Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ vừa đột ngột hạ lãi suất vào hôm Thứ Ba mùng ba mà lại làm thị trường cổ phiếu Mỹ sụt giá nặng khiến mọi người kinh ngạc. Nhưng nếu nhìn từ Á Châu, biện pháp tiền tệ này của Hoa Kỳ sẽ có ảnh hưởng ra sao?
Đặc tính văn hóa Mỹ
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi thiển nghĩ là chúng ta nên quen dần với vài đặc tính văn hóa của người dân Mỹ. Là công dân của một siêu cường rất trẻ, người Mỹ thường hay lạc quan tưởng nước Mỹ làm gì cũng được, thí dụ như gửi người lên cung trăng rồi bay về. Nhưng cũng vì có lịch sử quá mỏng, dân Mỹ lại ưa hốt hoảng bậy khi gặp một bài toán mới, mà nhiều dân tộc đã trải qua. Lạc quan tếu rồi hốt hoảng bậy là một đặc tính văn hóa và tâm lý thái quá của người Mỹ.
- Đặc tính thứ ba là Hoa Kỳ có nền tự do báo chí số một của thế giới, với ảnh hưởng rất lớn của truyền thông, trong khi nhiều nhà báo lại thiếu am hiểu về chuyên môn kinh tế mà vẫn chi phối thị trường, nên càng dễ gây hốt hoảng. Thứ tư, kinh tế Hoa Kỳ tùy thuộc tới 70% vào sức tiêu thụ của người dân, khi dịch bệnh lan rộng và việc cách ly xảy ra làm giảm sức tiêu thụ đó thì nhiều người lo sợ suy trầm hay khủng hoảng, chứ về căn bản thì nền kinh tế này không sa sút như người ta lo sợ.
- Thứ năm, Ngân hàng Trung ương Mỹ có nhiệm vụ theo dõi tình hinh kinh tế và thay vì đợi khóa họp định kỳ của Ủy ban Tiền tệ và Tín dụng FOMC vào hai ngày 17-18 này thì bất ngờ quyết định hạ lãi suất tới 50 điểm là 0,50% và giảm thuế trên dự trữ mà các ngân hàng tư nhân ký thác vào Ngân hàng Trung ương để bơm thêm thanh khoản vào kinh tế. Biện pháp đột ngột ấy lại gây tác dụng ngược sau cuộc họp báo của ông Thống đốc Jerome Powell vì làm người ta suy đoán rằng cơ chế này thấy là tình hình đen tối hơn mọi người biết mà không nói ra. Vì vậy, các thị trường tài chính Mỹ rơi vào sự hoảng loạn khi truyền thông diễn giải theo lối bi quan, trong khi cổ phiếu Mỹ đã lên giá quá cao so với mức lời. Hậu quả là hiện tượng bán tháo trong bảy phiên giao dịch vừa qua.
- Điểm thứ sáu, năm nay Hoa Kỳ lại có tổng tuyển cử, các chính khách ra tranh cử đều muốn lấy lòng cử tri, nên hoặc gièm pha hoặc đề nghị biện pháp mị dân trong khi giới khoa học chưa tìm ra giải pháp ngăn ngừa dịch bệnh. Vì vậy chính trường mới có nhiều nhiễu âm ồn ào, làm dư luận càng phân vân. Sau cùng, trị trường Mỹ bị nhợt nhạt trong ngày Thứ Ba, qua Thứ Tư lại hồ hởi vọt tăng giá, nếu cứ theo đó thì chúng ta sẽ chóng mặt!
Tình hình Á Châu
Nguyên Lam: Bây giờ nhìn qua Á Châu thì thưa ông, tình hình ra sao?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Chúng ta nên thấy hiện tượng “công chúa Mỹ đứt tay bằng anh thuyền chài Á Châu thủng bụng”. Nói về dịch bệnh thì ngoài Trung Quốc, các nước Á Châu bị nặng hơn Hoa Kỳ, từ số nhiễm bệnh đến tử vong, như Nam Hàn, Nhật Bản, Thái Lan hay Phi Luật Tân, v.v… Mặt khác, các nền kinh tế Á Châu lại hội nhập và lệ thuộc vào kinh tế Trung Quốc nhiều hơn Mỹ nên bị rủi ro suy trầm cao hơn, như trường hợp của Nan Hàn, Nhật Bản, hay Đài Loan. Khi sản lượng kinh tế Trung Quốc sa sút mạnh như người ta thấy vào tuần qua, các nước Châu Á sẽ bị hiệu ứng nặng hơn kinh tế Hoa Kỳ.
- Chuyện thứ hai, Chính quyền Donald Trump cứ hay công kích các nước về tội “lũng đoạn ngoại hối” khi can thiệp vào tỷ giá đồng bạc cho thấp hơn so với các ngoại tệ khác, nhất là đồng Mỹ kim. Họ quên rằng sau vụ khủng hoảng tài chính vào Tháng Chín năm 2008 rồi nạn Tổng suy trầm Toàn cầu là “Global Recession” năm 2008-2009, Hoa Kỳ cũng học theo Nhật mà hạ lãi suất tới gần số âm và ào ạt bơm tiền theo phương pháp “quantitative easing” là nâng mức lưu hoạt có định lượng, với hậu quả là đô la sụt giá làm sản phẩm của Mỹ rẻ hơn và dễ bán hơn.
- Ngày nay, khi Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ cắt lãi suất và còn có thể cắt nữa, các nước Châu Á lâm nạn vì dịch bệnh và kinh tế sẽ thoải mái áp dụng biện pháp tiền tệ này, là cũng hạ lãi suất. Đó là trường hợp của Nhật Bản, Hàn Quốc hay cả Hong Kong là khu vực vẫn giàng giá đồng bạc vào đô la Mỹ.
Nguyên Lam: Như vậy, ông cho rằng nay mai các nước sẽ theo nhau hạ lãi suất để kích thích sản xuất kinh tế?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Hôm Thứ Ba, giới lãnh đạo tài chính và ngân hàng của nhóm G-7 là bảy nước công nghiệp tiên tiến gồm Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức, Anh, Pháp, Ý và Canada đã thảo luận với nhau về chuyện này mà chỉ có Mỹ là hạ lãi suất. Lần này, tôi mong là các nước Á Châu sẽ phối hợp cùng nhau để có chung biện pháp tiền tệ, là cắt lãi suất hầu kích thích kinh tế. Ba nền kinh tế bị suy trầm nặng nhất là Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, sau đó là Indonesia, Thái Lan, hay Philippines đều nghĩ tới việc này mà có lẽ chẳng muốn sai biệt về lãi suất của họ với Hoa Kỳ sẽ lại đào sâu.
- Tôi xin nhắc lại là các nước Châu Á lệ thuộc hơn Hoa Kỳ vào xuất nhập khẩu và chuỗi cung ứng với kinh tế Trung Quốc nên bị thiệt hại nặng hơn Mỹ. Dư luận Mỹ chỉ nói đến các tập đoàn lớn đang buôn bán với Tầu nên làm như sắp chết, chứ đại đa số doanh nghiệp loại nhỏ và vừa của Mỹ thật ra phục vụ thị trường nội địa và không bị hiệu ứng Trung Quốc như báo chí Mỹ than vãn tựa bọn trẻ nít!
Hạ lãi suất
Nguyên Lam: Như vậy, ông cho rằng các nước Á Châu cũng sẽ theo nhau hạ lãi suất như Ngân hàng Trung ương Mỹ vào tuần qua?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Giới kinh tế có một ẩn dụ là kích thích kinh tế bằng hạ lãi suất cũng tựa như “đẩy một sợi dây”, nhưng các ngân hàng trung ương không thể không làm gì khi tình hình sa sút. Vì vậy, việc cắt lãi suất tới gần số không, thậm chí tới số âm như trường hợp Nhật Bản, vẫn là yếu tố tâm lý cần thiết. Tuy nhiên, gặp hoàn cảnh quá bất thường này và sau khi Mỹ đã mở đường, các nước Á Châu cũng sẽ làm như vậy, nhưng nên phối hợp với nhau để bơm thêm thanh khoản và giúp các doanh nghiệp dễ có thêm tiền mặt.
- Người ta nói về “đại dịch toàn cầu”, nhưng kinh tế Á Châu đang bị một đại dịch lớn hơn, chưa nói tới các nước Âu Châu còn bị nặng hơn gấp bội. Chúng ta đang gặp nguy cơ suy trầm toàn cầu, bị nhẹ nhất là Hoa Kỳ mà nặng nhất là các nước Á Châu quá lệ thuộc vào kinh tế Trung Quốc. Biện pháp tiền tệ như hạ lãi suất và bơm thêm thanh khoản là cần thiết trong ngắn hạn. Về dài thì vẫn là hội nhập với nhau và thoát dần ra khỏi chuỗi cung ứng với kinh tế Trung Quốc.
Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do cùng Nguyên Lam xin cảm tạ kinh tế gia Nguyễn-Xuân Nghĩa về bài phân tích khá rắc rối của tuần này.
Nguyễn Xuân Nghĩa
RFA
Á châu và đại dịch kinh tế |
Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do cùng Nguyên Lam xin kính chào chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa. Thưa ông, việc Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ vừa đột ngột hạ lãi suất vào hôm Thứ Ba mùng ba mà lại làm thị trường cổ phiếu Mỹ sụt giá nặng khiến mọi người kinh ngạc. Nhưng nếu nhìn từ Á Châu, biện pháp tiền tệ này của Hoa Kỳ sẽ có ảnh hưởng ra sao?
Đặc tính văn hóa Mỹ
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi thiển nghĩ là chúng ta nên quen dần với vài đặc tính văn hóa của người dân Mỹ. Là công dân của một siêu cường rất trẻ, người Mỹ thường hay lạc quan tưởng nước Mỹ làm gì cũng được, thí dụ như gửi người lên cung trăng rồi bay về. Nhưng cũng vì có lịch sử quá mỏng, dân Mỹ lại ưa hốt hoảng bậy khi gặp một bài toán mới, mà nhiều dân tộc đã trải qua. Lạc quan tếu rồi hốt hoảng bậy là một đặc tính văn hóa và tâm lý thái quá của người Mỹ.
- Đặc tính thứ ba là Hoa Kỳ có nền tự do báo chí số một của thế giới, với ảnh hưởng rất lớn của truyền thông, trong khi nhiều nhà báo lại thiếu am hiểu về chuyên môn kinh tế mà vẫn chi phối thị trường, nên càng dễ gây hốt hoảng. Thứ tư, kinh tế Hoa Kỳ tùy thuộc tới 70% vào sức tiêu thụ của người dân, khi dịch bệnh lan rộng và việc cách ly xảy ra làm giảm sức tiêu thụ đó thì nhiều người lo sợ suy trầm hay khủng hoảng, chứ về căn bản thì nền kinh tế này không sa sút như người ta lo sợ.
- Thứ năm, Ngân hàng Trung ương Mỹ có nhiệm vụ theo dõi tình hinh kinh tế và thay vì đợi khóa họp định kỳ của Ủy ban Tiền tệ và Tín dụng FOMC vào hai ngày 17-18 này thì bất ngờ quyết định hạ lãi suất tới 50 điểm là 0,50% và giảm thuế trên dự trữ mà các ngân hàng tư nhân ký thác vào Ngân hàng Trung ương để bơm thêm thanh khoản vào kinh tế. Biện pháp đột ngột ấy lại gây tác dụng ngược sau cuộc họp báo của ông Thống đốc Jerome Powell vì làm người ta suy đoán rằng cơ chế này thấy là tình hình đen tối hơn mọi người biết mà không nói ra. Vì vậy, các thị trường tài chính Mỹ rơi vào sự hoảng loạn khi truyền thông diễn giải theo lối bi quan, trong khi cổ phiếu Mỹ đã lên giá quá cao so với mức lời. Hậu quả là hiện tượng bán tháo trong bảy phiên giao dịch vừa qua.
- Điểm thứ sáu, năm nay Hoa Kỳ lại có tổng tuyển cử, các chính khách ra tranh cử đều muốn lấy lòng cử tri, nên hoặc gièm pha hoặc đề nghị biện pháp mị dân trong khi giới khoa học chưa tìm ra giải pháp ngăn ngừa dịch bệnh. Vì vậy chính trường mới có nhiều nhiễu âm ồn ào, làm dư luận càng phân vân. Sau cùng, trị trường Mỹ bị nhợt nhạt trong ngày Thứ Ba, qua Thứ Tư lại hồ hởi vọt tăng giá, nếu cứ theo đó thì chúng ta sẽ chóng mặt!
Tình hình Á Châu
Nguyên Lam: Bây giờ nhìn qua Á Châu thì thưa ông, tình hình ra sao?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Chúng ta nên thấy hiện tượng “công chúa Mỹ đứt tay bằng anh thuyền chài Á Châu thủng bụng”. Nói về dịch bệnh thì ngoài Trung Quốc, các nước Á Châu bị nặng hơn Hoa Kỳ, từ số nhiễm bệnh đến tử vong, như Nam Hàn, Nhật Bản, Thái Lan hay Phi Luật Tân, v.v… Mặt khác, các nền kinh tế Á Châu lại hội nhập và lệ thuộc vào kinh tế Trung Quốc nhiều hơn Mỹ nên bị rủi ro suy trầm cao hơn, như trường hợp của Nan Hàn, Nhật Bản, hay Đài Loan. Khi sản lượng kinh tế Trung Quốc sa sút mạnh như người ta thấy vào tuần qua, các nước Châu Á sẽ bị hiệu ứng nặng hơn kinh tế Hoa Kỳ.
- Chuyện thứ hai, Chính quyền Donald Trump cứ hay công kích các nước về tội “lũng đoạn ngoại hối” khi can thiệp vào tỷ giá đồng bạc cho thấp hơn so với các ngoại tệ khác, nhất là đồng Mỹ kim. Họ quên rằng sau vụ khủng hoảng tài chính vào Tháng Chín năm 2008 rồi nạn Tổng suy trầm Toàn cầu là “Global Recession” năm 2008-2009, Hoa Kỳ cũng học theo Nhật mà hạ lãi suất tới gần số âm và ào ạt bơm tiền theo phương pháp “quantitative easing” là nâng mức lưu hoạt có định lượng, với hậu quả là đô la sụt giá làm sản phẩm của Mỹ rẻ hơn và dễ bán hơn.
- Ngày nay, khi Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ cắt lãi suất và còn có thể cắt nữa, các nước Châu Á lâm nạn vì dịch bệnh và kinh tế sẽ thoải mái áp dụng biện pháp tiền tệ này, là cũng hạ lãi suất. Đó là trường hợp của Nhật Bản, Hàn Quốc hay cả Hong Kong là khu vực vẫn giàng giá đồng bạc vào đô la Mỹ.
Nguyên Lam: Như vậy, ông cho rằng nay mai các nước sẽ theo nhau hạ lãi suất để kích thích sản xuất kinh tế?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Hôm Thứ Ba, giới lãnh đạo tài chính và ngân hàng của nhóm G-7 là bảy nước công nghiệp tiên tiến gồm Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức, Anh, Pháp, Ý và Canada đã thảo luận với nhau về chuyện này mà chỉ có Mỹ là hạ lãi suất. Lần này, tôi mong là các nước Á Châu sẽ phối hợp cùng nhau để có chung biện pháp tiền tệ, là cắt lãi suất hầu kích thích kinh tế. Ba nền kinh tế bị suy trầm nặng nhất là Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, sau đó là Indonesia, Thái Lan, hay Philippines đều nghĩ tới việc này mà có lẽ chẳng muốn sai biệt về lãi suất của họ với Hoa Kỳ sẽ lại đào sâu.
- Tôi xin nhắc lại là các nước Châu Á lệ thuộc hơn Hoa Kỳ vào xuất nhập khẩu và chuỗi cung ứng với kinh tế Trung Quốc nên bị thiệt hại nặng hơn Mỹ. Dư luận Mỹ chỉ nói đến các tập đoàn lớn đang buôn bán với Tầu nên làm như sắp chết, chứ đại đa số doanh nghiệp loại nhỏ và vừa của Mỹ thật ra phục vụ thị trường nội địa và không bị hiệu ứng Trung Quốc như báo chí Mỹ than vãn tựa bọn trẻ nít!
Hạ lãi suất
Nguyên Lam: Như vậy, ông cho rằng các nước Á Châu cũng sẽ theo nhau hạ lãi suất như Ngân hàng Trung ương Mỹ vào tuần qua?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Giới kinh tế có một ẩn dụ là kích thích kinh tế bằng hạ lãi suất cũng tựa như “đẩy một sợi dây”, nhưng các ngân hàng trung ương không thể không làm gì khi tình hình sa sút. Vì vậy, việc cắt lãi suất tới gần số không, thậm chí tới số âm như trường hợp Nhật Bản, vẫn là yếu tố tâm lý cần thiết. Tuy nhiên, gặp hoàn cảnh quá bất thường này và sau khi Mỹ đã mở đường, các nước Á Châu cũng sẽ làm như vậy, nhưng nên phối hợp với nhau để bơm thêm thanh khoản và giúp các doanh nghiệp dễ có thêm tiền mặt.
- Người ta nói về “đại dịch toàn cầu”, nhưng kinh tế Á Châu đang bị một đại dịch lớn hơn, chưa nói tới các nước Âu Châu còn bị nặng hơn gấp bội. Chúng ta đang gặp nguy cơ suy trầm toàn cầu, bị nhẹ nhất là Hoa Kỳ mà nặng nhất là các nước Á Châu quá lệ thuộc vào kinh tế Trung Quốc. Biện pháp tiền tệ như hạ lãi suất và bơm thêm thanh khoản là cần thiết trong ngắn hạn. Về dài thì vẫn là hội nhập với nhau và thoát dần ra khỏi chuỗi cung ứng với kinh tế Trung Quốc.
Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do cùng Nguyên Lam xin cảm tạ kinh tế gia Nguyễn-Xuân Nghĩa về bài phân tích khá rắc rối của tuần này.
Nguyễn Xuân Nghĩa
RFA
Không có nhận xét nào