Bệnh viện Chữ thập đỏ Vũ Hán, sau ngày Bắc Kinh công bố dịch bệnh. AFP. |
Thông tin “bất lợi”, và sự ổn định chính trị
Cuối
tháng 12-2019, chúng tôi nhận được tin từ những bạn bè thạo tiếng Trung
Quốc, nói rằng ở Vũ Hán đang có dịch “Sars”, và chính quyền cho hỏa
thiêu người thiệt mạng, không cho công bố dịch bệnh. Thông tin này dựa
trên những trao đổi trên mạng giữa người Trung Quốc qua mạng xã hội Vi
Bác.
Chúng
tôi không có nguồn tin nào khác để kiểm tra những thông tin này, báo
chí Anh Ngữ trên thế giới cũng không có thông tin vì sự “hiệu quả” trong
việc kiểm soát thông tin của Bắc Kinh.
Khi
Trung Quốc công bố dịch bệnh “phổi Vũ Hán”, vào đầu tháng Giêng 2020,
người ta nghĩ một cách có lý rằng họ đã học được bài học Sars 2003 nên
lần này sẽ minh bạch với cộng đồng thế giới. Hóa ra cả thế giới một lần
nữa sững sờ vì thái độ ưu tiên “giữ vững ổn định chính trị” của Bắc
Kinh, so với cả mạng sống của công dân mình.
Nay
việc dần lộ rõ, bệnh phổi Vũ Hán đã bắt đầu từ đầu tháng 12-2019. Người
bác sĩ thảo luận bệnh phổi “giống như Sars” này với đồng nghiệp đã bị
công an Vũ Hán thẩm vấn và kết tội truyền tin trái phép, gây bất ổn
trong những ngày cuối năm 2019.
Bảy
tuần lễ sau ca bệnh đầu tiên, không thể che giấu gì được nữa, bộ máy
toàn trị của Bắc Kinh phong tỏa Vũ Hán, điều động quân đội xây các bệnh
viện dã chiến hàng ngàn giường bệnh trong vài ngày.
Những
việc làm này làm cho thế giới bên ngoài đôi khi giật mình, nhiều người
còn nghĩ rằng bộ máy toàn trị quả là có hiệu quả, nhưng quên mất rằng
chính bộ máy toàn trị đó đã đàn áp các bác sĩ ở Vũ Hán, những người có
thẩm quyền để lên tiếng nhất về dịch bệnh, chứ không phải các cán bộ
Đảng ở Bắc Kinh, hậu quả của nó là bệnh dịch lan ra như… dịch.
Vụ
“cúm lạ Vũ Hán” một lần nữa đưa ra hình ảnh “gã khổng lồ chân đất sét”
của một chế độ toàn trị, ngoài mặt rất vững mạnh, nhưng hoàn toàn có thể
bất ngờ sụp đổ khi có khủng hoảng.
Việc
che dấu thông tin “bất lợi” vốn là đặc điểm cố hữu của hệ thống cộng
sản, thứ nhất là nhằm “giữ vững ổn định chính trị”, thứ hai là để tạo bộ
mặt lúc nào cũng hoàn hảo của tất cả các cán bộ ở mọi cấp trên con
đường hoạn lộ của họ.
Ngoài
việc che dấu thông tin, chế độ toàn trị có đặc điểm là tập trung mọi
quyền lực lên tầng chóp bu, không tản quyền về địa phương, và tệ nhất là
phủ định xã hội dân sự, đi đến một trớ trêu rất nguy hiểm là quyền lực
tập trung đó lại không kiểm soát được xã hội.
Ông
Tập Cận Bình và toàn bộ Ủy viên Ban thường vụ Bộ chính trị, những nhân
vật quyền lực nhất Trung Quốc đã không hề biết chuyện gì đã xảy ra ở Vũ
Hán, trong một thời gian dài.
Trái; Chân dung ông Lê Đình Kình bị sát hại trong vụ Đồng Tâm. Phải: Cảnh sát cơ động tại Đồng Tâm. Nguồn: Internet. |
Việt Nam, Trung Quốc thu nhỏ
Việt
Nam hiện nay cũng là một mô hình toàn trị gồm có các đặc điểm: tập
trung quyền lực, không có báo chí tự do, không có bầu cử tự do, không có
xã hội dân sự.
Các
quan chức Việt Nam cũng che giấu những “thông tin bất lợi”, nói sai sự
thật để “giữ ổn định chính trị”, cán bộ các cấp cũng đánh bóng bộ mặt
hoàn hảo để thăng tiến,…
Vào
tháng 9-1985, các tờ báo lớn của nhà nước Việt Nam đăng tin nói sẽ
không có đổi tiền, tin đồn đổi tiền chỉ là “âm mưu của bọn gian thương”.
Hai ngày sau Việt Nam tiến hành đổi tiền lần thứ ba, kể từ 1975.
Trong
vụ đàn áp Đồng Tâm 9-1-2020, cơ quan công an Việt Nam liên tục thay đổi
các tình tiết của vụ việc, lần sau mâu thuẫn với lần trước. Thông tin
bị kiểm soát chặt chẽ, kể cả phóng viên của nhà nước Việt Nam cũng không
được đến hiện trường để viết bài.
Trong
vụ Đồng Tâm, có một thông tin rất đáng tin cậy là ông Tổng bí thư kiêm
Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, cùng bộ sậu của ông ta không nắm vững
được tình hình tại Đồng Tâm, nghĩ rằng dân làng đang chuẩn bị nổi loạn,
phải đàn áp. Một nguồn tin từ giới báo chí Việt Nam cho chúng tôi biết
chính viên Giám đốc Công an Đoàn Duy Khương là đạo diễn toàn bộ vở kịch
đẫm máu đó. Các ông Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Xuân Phúc không dại gì tạo
nên một “bất ổn” mới, trong khi vụ Thủ Thiêm vẫn còn đang nóng bỏng, và
hiệp định tự do thương mại với Liên Âu còn chưa ráo mực.
Sự
che dấu thông tin đã đưa đến những lời đồn, những thuyết âm mưu, làm
suy sụp hơn nữa lòng tin của người dân vào nhà cầm quyền, vốn đã cạn
kiệt. Hiện nay người ta nghi ngờ rằng ba viên công an được cơ quan có
thẩm quyền nói là bị chết vì bom xăng, thực ra đã bị giết chết để bịt
đầu mối vì đã giết chết ông Lê Đình Kình. Theo ghi nhận gần đây nhất của
ông Nguyễn Quang A, nhà bất đồng chính kiến tại Hà Nội khi ông đến nhà
ông Lê Đình Kình, không thấy có dấu vết gì của lửa khói bom xăng trong
cái giếng trời mà ba viên công an được cho là đã chết vì bom xăng.
Như
vậy xã hội Việt Nam cũng giống với xã hội Trung Quốc là trong cả hai
quốc gia này người dân không tin vào nhà cầm quyền. Hệ thống quyền lực
của Việt Nam cũng giống như Trung Quốc, có nhiều điều xảy ra trong xã
hội mà nhà cầm quyền không hề biết.
Sự sụp đổ bất ngờ
Hơn
40 năm trước, 1989, hàng loạt nhà nước toàn trị Đông Âu sụp đổ, mà đêm
hôm trước của ngày sụp đổ, bộ mặt công an trị có vẻ vẫn như trước, hùng
mạnh, đằng đằng sát khí. Các thể chế cộng sản Đông Á, có vẻ như sống dai
dẳng hơn Đông Âu, với một truyền thống toàn trị Khổng Nho từ cả ngàn
năm. Nhưng Vũ Hán và Đồng Tâm cho chúng ta thấy rằng nếu ngày mai Bắc
Kinh hay Hà Nội sụp đổ thì đó cũng không phải là điều bất ngờ.
(Sài Gòn Nhỏ)
Không có nhận xét nào