Bí
thư Tỉnh ủy Hồ Bắc là nạn nhân chính trị cấp cao nhất từ trước đến
nay bị thanh trừng về sai lầm trong khắc phục vụ dịch virus. Cựu thị
trưởng Thượng Hải, là đồng minh thân cận của Chủ tịch Tập Cận Bình, thay
thế Bí thư Tỉnh ủy Hồ Bắc
Lãnh đạo Đảng Cộng sản của thành phố Vũ Hán, Mã Quốc Cường (Ma Guoqiang), 56 tuổi, cũng bị mất việc, Tân Hoa Xã cho biết. Ông Mã bị Vương Trung Lâm (Wang Zhonglin) thay thế. Vương Trung Lâm, 57 tuổi, là Bí thư Thành phố Tế Nam, nằm phía đông của tỉnh Sơn Đông.
Một
nhân vật nặng ký khác của Bắc Kinh là Trần Nhất Tân (Chen Yixin), đã
bay tới Hồ Bắc hồi tuần trước. Ông Trần là Tổng Thư ký, kiêm ủy viên Ủy
ban Chính trị Pháp luật Trung ương, hiện chịu trách nhiệm xử lý vụ
bùng phát dịch. Virus này được cho là có nguồn gốc từ một chợ động vật
và hải sản sống ở Vũ Hán, thủ phủ của tỉnh Hồ Bắc.
Tin tức về việc cải tổ trùng hợp với một cuộc họp của Hội đồng Nhà nước hôm thứ Năm, khi họ công bố các biện pháp kiểm soát hà khắc hiện đang diễn ra ở Vũ Hán – Trung tâm của vụ bùng phát dịch – sẽ được mở rộng đến các thành phố Hồ Bắc khác, gồm Hoàng Cương (Huanggang) và Hiếu Cảm (Xiaogan).
CCTV, đài truyền hình nhà nước Trung Quốc trích dẫn một bài đọc tại cuộc họp: “Tỉnh Hồ Bắc và Vũ Hán phải tăng cường hơn nữa việc quản lý và kiểm soát các cửa ngõ của các khu vực … để ngăn chặn sự lây lan [của căn bệnh]”.
Ông Tưởng, 61 tuổi, là nạn nhân chính trị cấp cao nhất từ trước đến nay bị thanh trừng trong vụ dịch bùng phát, loại dịch bệnh đã giết chết hơn 1.300 người ở Trung Quốc đại lục, đại đa số ở Hồ Bắc và thủ đô Vũ Hán. Khi các chi tiết bị lừa về cách các quan chức địa phương quản lý tồi vụ dịch bùng phát, sự tức giận của công chúng đã lan rộng trên mạng xã hội.
Các học giả cũng đã ký một bản kiến nghị công khai, yêu cầu tự do ngôn luận sau khi cảnh sát trừng phạt các bác sĩ đã đưa ra cảnh báo sớm về căn bệnh này.
Vụ bổ nhiệm mới có thể giúp hàn gắn mối quan hệ với công chúng, nhưng vẫn còn phải xem liệu những người mới đến có thể sớm chấm dứt khủng hoảng hay không, GS Qin Qianhong, giáo sư luật tại Đại học Vũ Hán, nói.
“Họ có thể giúp làm dịu cơn giận dữ của công chúng đối với sự bất tài của các quan chức địa phương, nhưng có rất nhiềuđiều vẫn chưa biết về virus và tình hình thực sự tồi tệ như thế nào”, GS Qin nói.
“Họ cũng cần phải tính đến sự mệt mỏi và căng thẳng mà các đồng nghiệp của họ đã trải qua trong tháng vừa qua. Hầu hết những người đó có thể không mắc lỗi nào màđơn giản chỉ bị cuốn vào cơn bão”.
GS Qin cũng nói rằng, cả ba quan chức được đưa đến Hồ Bắc đều có chung lý lịch về an ninh và thực thi pháp luật.
Người đứng đầu đảng ủy Hồ Bắc mới được bổ nhiệm là ông Ứng Dũng, có bằng ĐH luật tại Đại học Khoa học Chính trị và Luật Trung Quốc, và đã giữ một loạt các chức vụ cao cấp trong đảng ở tỉnh Chiết Giang, một tỉnh láng giềng của Thượng Hải, trong khoảng thời gian từ năm 2003 và 2007.
Thời gian của ông Ứng Dũng ở đó gần như trùng với thời gian của Tập Cận Bình, là người từng giữ chức Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Chiết Giang trong 5 năm [từ năm 2002] tới năm 2007, và là thời gian hai người hình thành mối quan hệ thân thiết.
Vương [Trung Lâm], là người đứng đầu đảng ủy Vũ Hán, cũng được đào tạo về luật pháp. Ông ta là người gốc Sơn Đông, học chuyên ngành luật hình sự khi học tại Đại học Khoa học Chính trị và Luật tại ĐH Đông Hoa vào thập niên 1980. Ông ta đã dành phần lớn sự nghiệp của mình ở tỉnh Sơn Đông, thăng tiến dần qua các cấp bậc trong đảng.
Ông [Qin] nói: “Tôi nghĩ rằng đó là một sự trùng hợp ngẫu nhiên khi tất cả những người này đều có chung lý lịch [về luật]. Tuy nhiên, chúng ta gần như có thể tin rằng, rất nhiều kiến nghị pháp lý và thậm chí những rủi ro của các cuộc biểu tình phản đối vụ [dịch bùng phát] sau khi nó qua đi, và nền tảng pháp lý của họ có thể giúp giảm bớt những rủi ro đó”.
“Đưa ông Ứng Dũng và Vương Trung Lâm tới Hồ Bắc cho thấy, chính quyền trung ương quyết tâm sửa chữa vấn đề Hồ Bắc và cho mọi người một câu trả lời. Các cán bộ ở đó đã thực sự thất vọng”, một người quen thuộc với những phát triển trong tỉnh, không được quyền phát biểu công khai về vấn đề này, đã nói.
“Vụ dịch bùng phát khiến đảng phải trả giá đắt. Những người có trách nhiệm sẽ phải chịu trách nhiệm”.
Quyết định loại bỏ các quan chức cao cấp của Đảng Cộng sản lặp lại những gì đã xảy ra ở Trung Quốc 17 năm trước, trong đợt bùng phát hội chứng hô hấp cấp tính nghiêm trọng (SARS).
Bộ trưởng y tế và thị trưởng Bắc Kinh đều bị sa thải hồi tháng 4 năm 2003 trong bối cảnh các cáo buộc về sự che đậy trong báo cáo mức độ của căn bệnh này.
Việc sa thải những người đứng đầu Đảng Cộng sản Hồ Bắc theo sau vụ sa thải hai quan chức y tế hàng đầu tỉnh Hồ Bắc hồi đầu tuần này. Bắc Kinh đã cho một người của chính quyền trung ương, ông Vương Hạ Thắng (Wang Hesheng), đột nhập vào để sửa chữa, tiếp nhận những nhiệm vụ đó và làm thức tỉnh toàn bộ phản ứng trong khu vực đối với dịch virus, loại dịch đã tràn ngập các bệnh viện và cả những nhân viên y tế bị nhiễm bệnh nhưng thiếu thiết bị bảo vệ.
Trương Tấn (Zhang Jin), Bí thư Đảng ủy của Ủy ban Y tế Hồ Bắc, và Lưu Anh Tư (Liu Yingzi), Chủ tịch Ủy ban Y tế Hồ Bắc, cả hai đều bị cách chức hôm thứ Ba.
Hôm thứ Năm, các cơ quan y tế ở Hồ Bắc cho biết, họ đã sửa đổi các tiêu chí để xác định những người bị nhiễm virus, điều mà các bác sĩ và chuyên gia y tế ở Trung Quốc và nước ngoài kêu gọi.
Điều đó dẫn đến sự gia tăng gấp 10 lần số ca được xác nhận bị nhiễm bệnh, đã được đưa ra hôm thứ Năm, lên tới 14.840 người. Những cái chết mới do sự lây nhiễm đã tăng lên tới 242 người, nhiều hơn gấp đôi so với ngày hôm trước.
Thị trưởng TP Thượng Hải Ứng Dũng, là người thay thế Tưởng Siêu Lương, làm Bí thư Tỉnh ủy Hồ Bắc. Ảnh: Reuters |
Bắc Kinh thanh trừng các quan chức ở tỉnh Hồ Bắc qua việc loại bỏ các
lãnh đạo Đảng Cộng sản hàng đầu trong khu vực này khi chính quyền trung
ương đáp ứng lại sự phẫn nộ của công chúng đối với vụ được coi là sai
lầm trong xử lý dịch bệnh chết người.
Tân Hoa Xã, hãng tin chính thức của Trung Quốc đưa tin, Tưởng Siêu Lương (Jiang Chaoliang), Bí thư Tỉnh ủy Hồ Bắc, đã bị Ứng Dũng (Ying Yong), Thị trưởng TP Thượng Hải, 61 tuổi, một đồng minh thân cận của Chủ tịch Tập Cận Bình, thay thế.
Tân Hoa Xã, hãng tin chính thức của Trung Quốc đưa tin, Tưởng Siêu Lương (Jiang Chaoliang), Bí thư Tỉnh ủy Hồ Bắc, đã bị Ứng Dũng (Ying Yong), Thị trưởng TP Thượng Hải, 61 tuổi, một đồng minh thân cận của Chủ tịch Tập Cận Bình, thay thế.
Lãnh đạo Đảng Cộng sản của thành phố Vũ Hán, Mã Quốc Cường (Ma Guoqiang), 56 tuổi, cũng bị mất việc, Tân Hoa Xã cho biết. Ông Mã bị Vương Trung Lâm (Wang Zhonglin) thay thế. Vương Trung Lâm, 57 tuổi, là Bí thư Thành phố Tế Nam, nằm phía đông của tỉnh Sơn Đông.
Tin tức về việc cải tổ trùng hợp với một cuộc họp của Hội đồng Nhà nước hôm thứ Năm, khi họ công bố các biện pháp kiểm soát hà khắc hiện đang diễn ra ở Vũ Hán – Trung tâm của vụ bùng phát dịch – sẽ được mở rộng đến các thành phố Hồ Bắc khác, gồm Hoàng Cương (Huanggang) và Hiếu Cảm (Xiaogan).
CCTV, đài truyền hình nhà nước Trung Quốc trích dẫn một bài đọc tại cuộc họp: “Tỉnh Hồ Bắc và Vũ Hán phải tăng cường hơn nữa việc quản lý và kiểm soát các cửa ngõ của các khu vực … để ngăn chặn sự lây lan [của căn bệnh]”.
Ông Tưởng, 61 tuổi, là nạn nhân chính trị cấp cao nhất từ trước đến nay bị thanh trừng trong vụ dịch bùng phát, loại dịch bệnh đã giết chết hơn 1.300 người ở Trung Quốc đại lục, đại đa số ở Hồ Bắc và thủ đô Vũ Hán. Khi các chi tiết bị lừa về cách các quan chức địa phương quản lý tồi vụ dịch bùng phát, sự tức giận của công chúng đã lan rộng trên mạng xã hội.
Các học giả cũng đã ký một bản kiến nghị công khai, yêu cầu tự do ngôn luận sau khi cảnh sát trừng phạt các bác sĩ đã đưa ra cảnh báo sớm về căn bệnh này.
Vụ bổ nhiệm mới có thể giúp hàn gắn mối quan hệ với công chúng, nhưng vẫn còn phải xem liệu những người mới đến có thể sớm chấm dứt khủng hoảng hay không, GS Qin Qianhong, giáo sư luật tại Đại học Vũ Hán, nói.
“Họ có thể giúp làm dịu cơn giận dữ của công chúng đối với sự bất tài của các quan chức địa phương, nhưng có rất nhiềuđiều vẫn chưa biết về virus và tình hình thực sự tồi tệ như thế nào”, GS Qin nói.
“Họ cũng cần phải tính đến sự mệt mỏi và căng thẳng mà các đồng nghiệp của họ đã trải qua trong tháng vừa qua. Hầu hết những người đó có thể không mắc lỗi nào màđơn giản chỉ bị cuốn vào cơn bão”.
GS Qin cũng nói rằng, cả ba quan chức được đưa đến Hồ Bắc đều có chung lý lịch về an ninh và thực thi pháp luật.
Người đứng đầu đảng ủy Hồ Bắc mới được bổ nhiệm là ông Ứng Dũng, có bằng ĐH luật tại Đại học Khoa học Chính trị và Luật Trung Quốc, và đã giữ một loạt các chức vụ cao cấp trong đảng ở tỉnh Chiết Giang, một tỉnh láng giềng của Thượng Hải, trong khoảng thời gian từ năm 2003 và 2007.
Thời gian của ông Ứng Dũng ở đó gần như trùng với thời gian của Tập Cận Bình, là người từng giữ chức Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Chiết Giang trong 5 năm [từ năm 2002] tới năm 2007, và là thời gian hai người hình thành mối quan hệ thân thiết.
Vương [Trung Lâm], là người đứng đầu đảng ủy Vũ Hán, cũng được đào tạo về luật pháp. Ông ta là người gốc Sơn Đông, học chuyên ngành luật hình sự khi học tại Đại học Khoa học Chính trị và Luật tại ĐH Đông Hoa vào thập niên 1980. Ông ta đã dành phần lớn sự nghiệp của mình ở tỉnh Sơn Đông, thăng tiến dần qua các cấp bậc trong đảng.
Ông [Qin] nói: “Tôi nghĩ rằng đó là một sự trùng hợp ngẫu nhiên khi tất cả những người này đều có chung lý lịch [về luật]. Tuy nhiên, chúng ta gần như có thể tin rằng, rất nhiều kiến nghị pháp lý và thậm chí những rủi ro của các cuộc biểu tình phản đối vụ [dịch bùng phát] sau khi nó qua đi, và nền tảng pháp lý của họ có thể giúp giảm bớt những rủi ro đó”.
“Đưa ông Ứng Dũng và Vương Trung Lâm tới Hồ Bắc cho thấy, chính quyền trung ương quyết tâm sửa chữa vấn đề Hồ Bắc và cho mọi người một câu trả lời. Các cán bộ ở đó đã thực sự thất vọng”, một người quen thuộc với những phát triển trong tỉnh, không được quyền phát biểu công khai về vấn đề này, đã nói.
“Vụ dịch bùng phát khiến đảng phải trả giá đắt. Những người có trách nhiệm sẽ phải chịu trách nhiệm”.
Quyết định loại bỏ các quan chức cao cấp của Đảng Cộng sản lặp lại những gì đã xảy ra ở Trung Quốc 17 năm trước, trong đợt bùng phát hội chứng hô hấp cấp tính nghiêm trọng (SARS).
Bộ trưởng y tế và thị trưởng Bắc Kinh đều bị sa thải hồi tháng 4 năm 2003 trong bối cảnh các cáo buộc về sự che đậy trong báo cáo mức độ của căn bệnh này.
Việc sa thải những người đứng đầu Đảng Cộng sản Hồ Bắc theo sau vụ sa thải hai quan chức y tế hàng đầu tỉnh Hồ Bắc hồi đầu tuần này. Bắc Kinh đã cho một người của chính quyền trung ương, ông Vương Hạ Thắng (Wang Hesheng), đột nhập vào để sửa chữa, tiếp nhận những nhiệm vụ đó và làm thức tỉnh toàn bộ phản ứng trong khu vực đối với dịch virus, loại dịch đã tràn ngập các bệnh viện và cả những nhân viên y tế bị nhiễm bệnh nhưng thiếu thiết bị bảo vệ.
Trương Tấn (Zhang Jin), Bí thư Đảng ủy của Ủy ban Y tế Hồ Bắc, và Lưu Anh Tư (Liu Yingzi), Chủ tịch Ủy ban Y tế Hồ Bắc, cả hai đều bị cách chức hôm thứ Ba.
Hôm thứ Năm, các cơ quan y tế ở Hồ Bắc cho biết, họ đã sửa đổi các tiêu chí để xác định những người bị nhiễm virus, điều mà các bác sĩ và chuyên gia y tế ở Trung Quốc và nước ngoài kêu gọi.
Điều đó dẫn đến sự gia tăng gấp 10 lần số ca được xác nhận bị nhiễm bệnh, đã được đưa ra hôm thứ Năm, lên tới 14.840 người. Những cái chết mới do sự lây nhiễm đã tăng lên tới 242 người, nhiều hơn gấp đôi so với ngày hôm trước.
Điều
đó cũng lặp lại kỳ lạ về vụ bùng nổ của dịch SARS, khi việc sa thải
các quan chức hồi năm 2003, theo sau sự gia tăng nhảy vọt gấp 10 lần
khi số người bị nhiễm bệnh được báo cáo – tại thời điểm đó ở thủ đô Bắc
Kinh.
Các cuộc cải tổ theo sau thông điệp của Tập Cận Bình hôm thứ Tư, rằng tiến bộ đã được thực hiện trong việc kiểm soát sự bùng phát của virus corona và rằng trên khắp mọi miền đất nước, cần tập trung trở lại làm việc.
“Trở lại làm việc” đã trở thành điệp khúc của Bắc Kinh khi mối lo ngại rằng sự bùng phát virus có thể hủy hoại nền kinh tế của Trung Quốc. Hàng chục triệu người trên khắp tỉnh Hồ Bắc đã bị cô lập để cố gắng ngăn chặn sự lây lan của căn bệnh gây ra, có triệu chứng giống như viêm phổi.
Vô số sự kiện đã bị hủy bỏ, cùng với các chuyến bay nội địa và bên ngoài Trung Quốc khi các chính phủ trên thế giới lo ngại virus này có thể trở thành đại dịch. Điều này đã khiến các dây chuyền sản xuất trống rỗng, các nhà máy đóng cửa và các hợp đồng kinh doanh bị hủy bỏ, tất cả xảy ra trong năm mà ông Tập nói rằng, ông sẽ chấm dứt nghèo đói trên nước này.
Lãnh đạo cấp cao của Bắc Kinh đang gửi những người đáng tin cậy tới điều hành Hồ Bắc với hy vọng sẽ xoay chuyển tình thế, một người quen thuộc với những thay đổi, nói. “Chúng tôi không thể lãng phí thời gian nữa. Những người có trách nhiệm phải ra đi”.
Những cảnh báo ban đầu của các bác sĩ địa phương về virus, phần lớn bị chính quyền địa phương phớt lờ, trong đó có một số bác sĩ nhận hình phạt của cảnh sát vì đã đưa mối quan tâm của họ lên mạng xã hội – “tin đồn lan truyền”, như cảnh sát đưa ra.
Một trong những bác sĩ cảnh báo là Lý Văn Lượng (Li Wenliang), đã chết hôm 7 tháng 2 sau khi bị nhiễm bệnh. Sự kiện này đã gây ra một cơn bão chỉ trích và giận dữ lớn đối với chính quyền trên mạng xã hội khắp Trung Quốc, mà nhiều người nói rằng, hành động của cảnh sát chống lại những người đưa tin đã vi phạm các biện pháp bảo vệ tự do ngôn luận.
Một thủ đô Bắc Kinh rõ ràng lo ngại, đã thực hiện một bước bất thường là nhanh chóng đột nhập vào Hồ Bắc, một nhóm hàng đầu từ cơ quan chống tham nhũng quốc gia, Ủy ban Giám sát Quốc gia, để điều tra cách cảnh sát đối phó với BS Lý Văn Lượng.
William Zheng
Dịch giả: Trúc Lam
Nguồn: SCMP
(Tiếng Dân)
Các cuộc cải tổ theo sau thông điệp của Tập Cận Bình hôm thứ Tư, rằng tiến bộ đã được thực hiện trong việc kiểm soát sự bùng phát của virus corona và rằng trên khắp mọi miền đất nước, cần tập trung trở lại làm việc.
“Trở lại làm việc” đã trở thành điệp khúc của Bắc Kinh khi mối lo ngại rằng sự bùng phát virus có thể hủy hoại nền kinh tế của Trung Quốc. Hàng chục triệu người trên khắp tỉnh Hồ Bắc đã bị cô lập để cố gắng ngăn chặn sự lây lan của căn bệnh gây ra, có triệu chứng giống như viêm phổi.
Vô số sự kiện đã bị hủy bỏ, cùng với các chuyến bay nội địa và bên ngoài Trung Quốc khi các chính phủ trên thế giới lo ngại virus này có thể trở thành đại dịch. Điều này đã khiến các dây chuyền sản xuất trống rỗng, các nhà máy đóng cửa và các hợp đồng kinh doanh bị hủy bỏ, tất cả xảy ra trong năm mà ông Tập nói rằng, ông sẽ chấm dứt nghèo đói trên nước này.
Lãnh đạo cấp cao của Bắc Kinh đang gửi những người đáng tin cậy tới điều hành Hồ Bắc với hy vọng sẽ xoay chuyển tình thế, một người quen thuộc với những thay đổi, nói. “Chúng tôi không thể lãng phí thời gian nữa. Những người có trách nhiệm phải ra đi”.
Những cảnh báo ban đầu của các bác sĩ địa phương về virus, phần lớn bị chính quyền địa phương phớt lờ, trong đó có một số bác sĩ nhận hình phạt của cảnh sát vì đã đưa mối quan tâm của họ lên mạng xã hội – “tin đồn lan truyền”, như cảnh sát đưa ra.
Một trong những bác sĩ cảnh báo là Lý Văn Lượng (Li Wenliang), đã chết hôm 7 tháng 2 sau khi bị nhiễm bệnh. Sự kiện này đã gây ra một cơn bão chỉ trích và giận dữ lớn đối với chính quyền trên mạng xã hội khắp Trung Quốc, mà nhiều người nói rằng, hành động của cảnh sát chống lại những người đưa tin đã vi phạm các biện pháp bảo vệ tự do ngôn luận.
Một thủ đô Bắc Kinh rõ ràng lo ngại, đã thực hiện một bước bất thường là nhanh chóng đột nhập vào Hồ Bắc, một nhóm hàng đầu từ cơ quan chống tham nhũng quốc gia, Ủy ban Giám sát Quốc gia, để điều tra cách cảnh sát đối phó với BS Lý Văn Lượng.
William Zheng
Dịch giả: Trúc Lam
Nguồn: SCMP
(Tiếng Dân)
Không có nhận xét nào