Hôm 1/2, chính quyền Trung Quốc tuyên bố dịch cúm gia cầm tái phát ở nước này ở miền Trung Trung Quốc đã làm tăng thêm lo ngại kinh tế mới trong bối cảnh quốc gia này đang quay cuồng với virus corona chủng mới.
Cùng lúc, Trung Quốc phản ứng lại lệnh cấm nhập cảnh mọi công dân nước ngoài vừa thăm Trung Quốc gần đây, gồm cả mọi người Trung Quốc.
Bà Hoa Xuân Oánh, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao TQ nói hôm 03/02 rằng hành động của chính phủ Mỹ "chỉ làm lan tỏa lo sợ".
Bà nói Hoa Kỳ là nước đầu tiên cấm "nhập cảnh mọi người đến từ Trung Quốc" và cũng là quốc gia đầu tiên gợi ý rút một phần nhân viên sứ quán của họ.
Tin từ Trung Quốc cho biết cúm gia cầm H5N1 đã bắt đầu tại tỉnh Hồ Nam, tức là gần với tâm dịch viêm phổi cấp do virus corona chủng mới gây ra.
Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Trung Quốc thông báo cho biết cúm gia cầm H5N1 đã khiến 4.500 con gà chết vì nhiễm bệnh, khiến chính quyền địa phương tiêu hủy 17.828 con gia cầm.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), cúm gia cầm H5N1 có khả năng lây nhiễm sang người thấp và nhưng khi đã lây, có thể gây tử vong ở người với tỉ lệ lên tới 60%.
Trước đó, năm ngoái, Trung Quốc đã vật lộn với dịch tả heo châu Phi, khiến nước này rơi vào cơn sốt thịt heo, đẩy giá tiêu dùng lên mức cao nhất trong 8 năm.
Trong khi đó, theo số liệu đến sáng 3/2, virus corona chủng mới đã làm 361 người tử vong trong khi hơn 17 ngàn người nhiễm bệnh.
Thiệt hại nặng về kinh tế
Không chỉ gây thiệt hại về nhân mạng, dịch bệnh do virus corona chủng mới còn ảnh hưởng nặng đến kinh tế Trung Quốc, theo CNN.
CNN dẫn lời các chuyên gia kinh tế cho rằng, tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc có thể giảm tới hai điểm phần trăm trong quý này do sự bùng phát của dịch.
Điều đó, theo CNN, tương đương với sự suy giảm 62 tỉ đô la.
Bên cạnh đó, cho đến nay, chính quyền trung ương và địa phương Trung Quốc đã bỏ ra 12,6 tỉ đô la cho thiết bị y tế và điều trị.
Tờ Thời báo Hoàn cầu thì cho rằng, những nỗ lực của chính phủ nhằm ngăn chặn virus bằng cách kéo dài kỳ nghỉ Tết Nguyên đán và buộc các nhà máy phải đóng cửa khiến sản xuất bị chậm lại và phá vỡ chuỗi cung ứng toàn cầu.
Một kịch bản lạc quan nhất, theo CNN, được ông Zhang Ming, chuyên gia về kinh tế Trung Quốc tại Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, đưa ra tuần này dự đoán rằng nếu dịch bệnh kéo dài đến cuối tháng Ba, tăng trưởng kinh tế nước này sẽ giảm xuống 5% trong quý I.
Còn sớm để dự đoán chính xác?
Nhưng xem ra vẫn còn quá sớm để đánh giá sự tác động của dịch đến mức nào.
Bởi dịch sẽ có nguy cơ gây mất nhiều việc làm và đẩy giá tiêu dùng lên cao, ảnh hưởng có thể vượt ra ngoài những dự báo nói trên.
290 triệu công nhân nhập cư của Trung Quốc sẽ là những người chịu ảnh hưởng nặng nhất. Nhiều người trong họ vốn di cư từ nông thôn lên các thành phố để làm các việc xây dựng, hoặc các công đoạn sản xuất nặng nhọc nhưng lương thấp, hay lao động giản đơn.
Nhưng do nhiều nhà máy đang phải ngừng hoạt động do dịch, hàng triệu công nhân có thể khó tìm việc làm sau Tết Nguyên đán.
Bởi thế, ông Zhang cảnh báo rằng tỷ lệ thất nghiệp ở Trung Quốc có thể đạt mức cao kỷ lục trong những tháng tới, trong khi tỉ lệ ở nước này đã dao động khoảng 4% hoặc 5%.
Ông cho biết thêm, virus cũng có thể khiến hàng tiêu dùng đắt đỏ hơn. Trong khi ngân sách đã bị thắt chặt vì nợ công tăng; còn khủng hoảng thịt heo do dịch tả heo châu Phi bùng phát năm ngoái đã khiến giá thịt tăng vọt.
Và giờ, giá rau lại tăng khi mọi người đổ xô đi mua nhu yếu phẩm trong đợt bùng phát virus corona.
Du lịch - ngành kinh tế trị giá tới hàng tỷ đô la chỉ trong dịp Tết Nguyên đán - đã bị ảnh hưởng nặng khi chính phủ quyết cách ly nhiều thành phố lớn và du khách tránh đi du lịch vì sợ nhiễm bệnh.
Các công ty du lịch, khách sạn và hãng hàng không lớn đã đề nghị hoàn tiền lại cho khách đến gần như hết tháng Hai. Nhiều hãng hàng không đã dừng các chuyến bay đi và đến từ Trung Quốc.
Các nhà chức trách ở Bắc Kinh cam kết hỗ trợ nhiều hơn nhằm trấn an các nhà đầu tư.
Ngân hàng Trung ương Trung Quốc, trong một tuyên bố chung với các cơ quan khác thuộc chính phủ, cho biết là các doanh nghiệp trong khu vực bị ảnh hưởng nặng bởi dịch virus corona, gồm cả những công ty cung cấp vật tư y tế, có thể được giảm lãi suất cho vay.
Các ngân hàng ở Trung Quốc cũng cho biết, họ sẽ gia hạn khoản vay trong vài tháng với người dân ở Vũ Hán nói riêng và tỉnh Hồ Bắc nói chung nếu họ mất nguồn thu nhập.
Ông Zhang cho rằng, thông qua các biện pháp như cắt giảm thuế, đầu tư nhiều hơn cho cơ sở hạ tầng, tạo việc làm… có thể giúp tăng trưởng Trung Quốc phục hồi trong quý II và đẩy GDP hàng năm của nước này tăng khoảng 5,7%, tức thấp hơn mức tăng trưởng 6,1% của năm ngoái.
BBC News
Virus corona và H5N1 tái phát ảnh hưởng xấu tới kinh tế Trung Quốc |
Cùng lúc, Trung Quốc phản ứng lại lệnh cấm nhập cảnh mọi công dân nước ngoài vừa thăm Trung Quốc gần đây, gồm cả mọi người Trung Quốc.
Bà Hoa Xuân Oánh, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao TQ nói hôm 03/02 rằng hành động của chính phủ Mỹ "chỉ làm lan tỏa lo sợ".
Bà nói Hoa Kỳ là nước đầu tiên cấm "nhập cảnh mọi người đến từ Trung Quốc" và cũng là quốc gia đầu tiên gợi ý rút một phần nhân viên sứ quán của họ.
Tin từ Trung Quốc cho biết cúm gia cầm H5N1 đã bắt đầu tại tỉnh Hồ Nam, tức là gần với tâm dịch viêm phổi cấp do virus corona chủng mới gây ra.
Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Trung Quốc thông báo cho biết cúm gia cầm H5N1 đã khiến 4.500 con gà chết vì nhiễm bệnh, khiến chính quyền địa phương tiêu hủy 17.828 con gia cầm.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), cúm gia cầm H5N1 có khả năng lây nhiễm sang người thấp và nhưng khi đã lây, có thể gây tử vong ở người với tỉ lệ lên tới 60%.
Trước đó, năm ngoái, Trung Quốc đã vật lộn với dịch tả heo châu Phi, khiến nước này rơi vào cơn sốt thịt heo, đẩy giá tiêu dùng lên mức cao nhất trong 8 năm.
Trong khi đó, theo số liệu đến sáng 3/2, virus corona chủng mới đã làm 361 người tử vong trong khi hơn 17 ngàn người nhiễm bệnh.
Thiệt hại nặng về kinh tế
Không chỉ gây thiệt hại về nhân mạng, dịch bệnh do virus corona chủng mới còn ảnh hưởng nặng đến kinh tế Trung Quốc, theo CNN.
CNN dẫn lời các chuyên gia kinh tế cho rằng, tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc có thể giảm tới hai điểm phần trăm trong quý này do sự bùng phát của dịch.
Điều đó, theo CNN, tương đương với sự suy giảm 62 tỉ đô la.
Bên cạnh đó, cho đến nay, chính quyền trung ương và địa phương Trung Quốc đã bỏ ra 12,6 tỉ đô la cho thiết bị y tế và điều trị.
Tờ Thời báo Hoàn cầu thì cho rằng, những nỗ lực của chính phủ nhằm ngăn chặn virus bằng cách kéo dài kỳ nghỉ Tết Nguyên đán và buộc các nhà máy phải đóng cửa khiến sản xuất bị chậm lại và phá vỡ chuỗi cung ứng toàn cầu.
Một kịch bản lạc quan nhất, theo CNN, được ông Zhang Ming, chuyên gia về kinh tế Trung Quốc tại Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, đưa ra tuần này dự đoán rằng nếu dịch bệnh kéo dài đến cuối tháng Ba, tăng trưởng kinh tế nước này sẽ giảm xuống 5% trong quý I.
Còn sớm để dự đoán chính xác?
Nhưng xem ra vẫn còn quá sớm để đánh giá sự tác động của dịch đến mức nào.
Bởi dịch sẽ có nguy cơ gây mất nhiều việc làm và đẩy giá tiêu dùng lên cao, ảnh hưởng có thể vượt ra ngoài những dự báo nói trên.
290 triệu công nhân nhập cư của Trung Quốc sẽ là những người chịu ảnh hưởng nặng nhất. Nhiều người trong họ vốn di cư từ nông thôn lên các thành phố để làm các việc xây dựng, hoặc các công đoạn sản xuất nặng nhọc nhưng lương thấp, hay lao động giản đơn.
Nhưng do nhiều nhà máy đang phải ngừng hoạt động do dịch, hàng triệu công nhân có thể khó tìm việc làm sau Tết Nguyên đán.
Bởi thế, ông Zhang cảnh báo rằng tỷ lệ thất nghiệp ở Trung Quốc có thể đạt mức cao kỷ lục trong những tháng tới, trong khi tỉ lệ ở nước này đã dao động khoảng 4% hoặc 5%.
Ông cho biết thêm, virus cũng có thể khiến hàng tiêu dùng đắt đỏ hơn. Trong khi ngân sách đã bị thắt chặt vì nợ công tăng; còn khủng hoảng thịt heo do dịch tả heo châu Phi bùng phát năm ngoái đã khiến giá thịt tăng vọt.
Và giờ, giá rau lại tăng khi mọi người đổ xô đi mua nhu yếu phẩm trong đợt bùng phát virus corona.
Du lịch - ngành kinh tế trị giá tới hàng tỷ đô la chỉ trong dịp Tết Nguyên đán - đã bị ảnh hưởng nặng khi chính phủ quyết cách ly nhiều thành phố lớn và du khách tránh đi du lịch vì sợ nhiễm bệnh.
Các công ty du lịch, khách sạn và hãng hàng không lớn đã đề nghị hoàn tiền lại cho khách đến gần như hết tháng Hai. Nhiều hãng hàng không đã dừng các chuyến bay đi và đến từ Trung Quốc.
Các nhà chức trách ở Bắc Kinh cam kết hỗ trợ nhiều hơn nhằm trấn an các nhà đầu tư.
Ngân hàng Trung ương Trung Quốc, trong một tuyên bố chung với các cơ quan khác thuộc chính phủ, cho biết là các doanh nghiệp trong khu vực bị ảnh hưởng nặng bởi dịch virus corona, gồm cả những công ty cung cấp vật tư y tế, có thể được giảm lãi suất cho vay.
Các ngân hàng ở Trung Quốc cũng cho biết, họ sẽ gia hạn khoản vay trong vài tháng với người dân ở Vũ Hán nói riêng và tỉnh Hồ Bắc nói chung nếu họ mất nguồn thu nhập.
Ông Zhang cho rằng, thông qua các biện pháp như cắt giảm thuế, đầu tư nhiều hơn cho cơ sở hạ tầng, tạo việc làm… có thể giúp tăng trưởng Trung Quốc phục hồi trong quý II và đẩy GDP hàng năm của nước này tăng khoảng 5,7%, tức thấp hơn mức tăng trưởng 6,1% của năm ngoái.
BBC News
Không có nhận xét nào