Franka Lu là một nhà báo
và doanh nhân người Trung Quốc. Cô làm việc ở Trung Quốc và ở Đức.
Trong loạt bài trên ZEIT-ONLINE này, cô tường thuật một cách phản biện
về cuộc sống, văn hóa và đời sống hàng ngày ở Trung Quốc. Cô viết dưới
một bút danh để bảo vệ môi trường chuyên nghiệp và riêng tư của mình.
Đối phó với virus corona làm rung chuyển niềm tin của người dân Trung Quốc vào chính phủ của họ. Do thiếu một giới công chúng phê phán nên phương tiện truyền thông xã hội đang trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Franka Lu
Trên cái dường như là đỉnh cao của quyền lực của nó, chế độ độc tài mạnh nhất thế giới bị rung chuyển bởi một loại virus. Đất nước này, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa dưới thời Tập Cận Bình, đang trên đường trở thành nhà dẫn đầu thế giới về phát triển máy tính lượng tử và trí tuệ nhân tạo, nó có công nghệ viễn thông tuyệt vời, những con tàu chạy nhanh nhất thế giới, các quan chức được đào tạo bài bản và một nhóm nghiên cứu virus được kính trọng. Nhưng virus corona mới ít quan tâm đến tất cả những điều này.
Sự lây lan không thương tiếc của nó làm lộ ra những điểm yếu của hệ thống. Hệ thống y tế quan liêu của Trung Quốc rõ ràng là đã không chuẩn bị trước cho một trường hợp như vậy. Các bệnh viện quá tải đã từ chối bệnh nhân, các bác sĩ và y tá được bảo vệ kém vào lúc đầu đã bị nhiễm virus corona. Và từ lâu, câu hỏi đã được là: thật ra thì chính quyền trung ương Trung Quốc đã thực sự hiệu quả hơn ở điều gì trong vài tuần qua: trong việc kiểm soát ổ dịch – hay kiểm soát người dân và luồng thông tin?
Trong thời đại của truyền thông xã hội, đặc biệt là ở Trung Quốc, nơi WeChat và Weibo là nền tảng lớn thay cho Facebook và Twitter, thì giờ đây đã có thể thấy rõ: Thông tin được chia sẻ bởi người dùng trong truyền thông xã hội chỉ có thể bị kiểm soát và xóa đi ở một mức độ hạn chế bằng những biện pháp kiểm duyệt. Những người dùng này xuất phát đặc biệt từ thế hệ trẻ, sinh ra trong những năm tám mươi hoặc sau đó, mà thành viên của nó chưa bao giờ trải qua một sự hỗn loạn như vậy. Những thanh niên này lớn lên trong các thập kỷ kinh tế hạnh phúc nhất trong lịch sử Trung Quốc và được hưởng lợi từ sự giàu có ngày càng tăng mà trước hết là do cha mẹ họ tạo ra, phần lớn nhờ vào toàn cầu hóa mà Trung Quốc đã được hưởng lợi chưa từng có vào đó như là một địa điểm sản xuất. Cho đến nay, những người Trung Quốc trẻ tuổi này phần lớn đã tin vào chính quyền cộng sản. Phản ứng mang nhiều thiếu sót của chính quyền đối với mối đe dọa từ virus corona mới bây giờ đang làm lung lay niềm tin này.
Lỗ hổng từ cách hành xử khiếm khuyết của chính quyền
Trong cuộc khủng hoảng, những người trẻ tuổi này huy động một nguồn năng lượng chưa từng có để tự giúp đỡ – và họ cũng thường tổ chức nó thông qua phương tiện truyền thông xã hội. Họ tìm khẩu trang và mang chúng đến bệnh viện; họ cung cấp xe cho nhân viên y tế; họ giúp đỡ người già và người bệnh đang bị mắc kẹt tại nhà và cố gắng hỗ trợ những người tị nạn từ Hồ Bắc. Xã hội dân sự đang nỗ lực hết sức để lấp đầy khoảng trống bị để lại từ các hành động không thỏa đáng của chính quyền và sự yếu kém khả năng của họ khi đối mặt với sự bùng phát của virus.
Đồng thời, sự tồn tại của các nền tảng truyền thông xã hội cho phép một thứ hoàn toàn khác: chính là nhờ vào chúng mà người ta mới có thể tiến hành một nỗ lực tái tạo lại các sự kiện kể từ khi xuất hiện virus corona mới ở Trung Quốc, những gì hầu như không được tường thuật trên các phương tiện truyền thông nhà nước; một báo cáo của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát hành vào ngày 30 tháng 1 hỗ trợ cho hoạt động điều tra này. Chúng cho thấy sự bất cập hoặc thậm chí che đậy của chính quyền ở cấp địa phương và trung ương đã diễn ra cho đến ít nhất là giữa tháng một.
Câu chuyện về sự lây lan của virus này đã bắt đầu gần một tháng rưỡi trước như một tin đồn, giống như nhiều thảm họa ở Trung Quốc. Vào giữa và cuối tháng 12 tại thành phố 14 triệu người Vũ Hán, khi có một bệnh viên ngày càng tiếp nhận những bệnh nhân có triệu chứng giống hệt nhau, các bác sĩ đã báo cáo các trường hợp đến trung tâm phòng bệnh địa phương, một cơ quan bán chính thức. Theo các bài đăng trên phương tiện truyền thông xã hội, các quan chức của trung tâm này đã tỏ ra “rất thiếu kiên nhẫn” trong bệnh viện đó vào ngày 27 tháng 12 và chỉ lắng nghe những lo lắng của các bác sĩ với sự miễn cưỡng rất lớn.
Ba ngày sau, vào ngày 30 tháng 12 năm 2019, cơ quan phòng ngừa này đã thông báo nội bộ rằng tất cả các bệnh viện nên chuẩn bị cho một “bệnh phổi không rõ” và “tuyệt đối nghiêm cấm” các bác sĩ tiết lộ thông tin ra cho công chúng. Cả chính quyền cũng đã không thông báo cho công chúng. Các bác sĩ không làm việc trực tiếp trong các khoa điều trị sốt và bệnh phổi đã bị bỏ mặc trong bóng tối về mức độ nghiêm trọng có thể xảy ra của tình huống – do đó họ không được bảo vệ khi tiếp xúc với các bệnh nhân có thể đã bị lây nhiễm corona. Tình hình nghiêm trọng cho tới đâu, nhiều người trong số họ sau đó đã trải nghiệm trực tiếp điều này trên thân thể của mình.
Vào buổi chiều và tối ngày hôm đó, một số bác sĩ từ nhiều bệnh viện đã đăng tải chẩn đoán bệnh nhân của họ trong các nhóm trò chuyện và trên WeChat, bày tỏ lo ngại về sự bất động của cơ quan phòng ngừa. Họ cảnh báo các đồng nghiệp về những mối nguy hiểm từ chợ cá và động vật hoang dã địa phương, nơi đã sớm bị nghi ngờ là điểm xảy ra vụ dịch. Các bác sĩ cũng nói rằng các triệu chứng của bệnh phổi đang lan rộng khiến cho người ta nhớ đến Sars, một bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm, đe dọa tính mạng, đã lan truyền đi từ miền nam Trung Quốc vào cuối năm 2002 và đầu năm 2003. Thông tin này và thông tin nội bộ của chính quyền đã đến với công chúng, ảnh chụp màn hình từ các cuộc trò chuyện lan truyền đi. Trên Weibo, người dùng bắt đầu sử dụng hashtag WuhanSARS. Những bài viết của họ đã nhanh chóng bị xóa bởi kiểm duyệt.
Đến một lúc nào đó, “tin đồn” không còn có thể bị bác bỏ như là tin đồn được nữa
Vào sáng ngày 31 tháng 12, một trong những bác sĩ đã cung cấp thông tin về loại virus corona mới được Ủy ban Y tế thành phố Vũ Hán, cơ quan y tế của thành phố, gọi tắt là WMCH, triệu tập. Ông đã phải tiết lộ các nguồn tin của mình. Ngày hôm sau, văn phòng bí thư đảng ủy yêu cầu bác sĩ xin lỗi vì đã “lan truyền tin đồn” và đảm bảo rằng từ bây giờ sẽ không có gì bị “rò rỉ” nữa. Sau đó, người này phải nhận một cảnh cáo từ cảnh sát và phải ký tên vào đó.
Cùng ngày, đại diện truyền thông chính thức đã tiếp cận WMHC lần đầu tiên để xin xác nhận về những “tin đồn” đang được lưu hành từ vài ngày qua. Dưới áp lực ngày càng tăng, WMHC buộc phải đưa ra tuyên bố công khai; con số 27 trường hợp nhiễm corona đã được xác nhận chính thức. Do đó, cơ quan y tế hàng đầu Trung Quốc, NHC tại Bắc Kinh, đã gửi một nhóm chuyên gia đến Vũ Hán. Chậm nhất thì đến lúc này, tin tức về một căn bệnh có thể lan rộng đã về đến thủ đô Trung Quốc.
Trong lúc đó, chợ cá và động vật hoang dã Vũ Hán vẫn tiếp tục hoạt động náo nhiệt. Một nhà báo đã phỏng vấn các đại lý – không ai nghe nói về virus ở đây trước đó. Động vật hoang dã tiếp tục được bán. Chỉ sau khi báo cáo này xuất hiện trên trang mạng tin tức thân chính phủ First Finance ở Thượng Hải, chợ này mới bị đóng cửa vào ngày 01 tháng 01 năm 2020.
Khi những người sắp chết không biết họ bị bệnh gì
Vào thời điểm đó, đã có tám người bị cảnh sát điều tra vì “tung tin đồn” về căn bệnh virus. Những người đọc tin tức trên các kênh của chính quyền địa phương và trung ương như China Central TV đã nói về những vụ bắt bớ với một nét mặt nghiêm khắc: “Internet không phải là một không gian không có luật pháp!” Không có lời nào nói về việc các nhân vật bị cáo buộc này đã lan truyền những tin đồn nào.
Vào ngày 11 tháng 1, bác sĩ, người lúc đầu bị khiển trách, ngã bệnh. Chẩn đoán: viêm phổi. Virus corona? Thậm chí hơn hai tuần sau – bác sĩ vẫn suy yếu nghiêm trọng về thể chất – ông được cho là đã không nhận được bất kỳ thông tin nào về kết quả kiểm tra y tế trên cơ thể của chính mình. Nhiều bệnh nhân bị nhiễm bệnh cũng gặp tình trạng tương tự. Trong số hơn 200 người đã được xác nhận chết vì hậu quả của virus coronavirus ở Trung Quốc, ít nhất là vào lúc đầu, rõ ràng là nhiều người thậm chí không biết họ đang mắc bệnh gì.
Chính phủ Trung Quốc đã cản trở việc tìm kiếm sự thật cả một thời gian dài bằng các chiến thuật che đậy mới. Các quan chức chỉ ném từng mẩu thông tin nhỏ vào công chúng, những số liệu thống kê đáng ngờ, xen lẫn với những tuyên bố quyết tâm thắng “cuộc chiến chống dịch bệnh” càng lúc càng giận dữ hơn.
Một ví dụ về sự che đậy rõ ràng là việc chính quyền thành phố Vũ Hán không báo cáo bất kỳ trường hợp lây nhiễm mới nào từ ngày 3 đến ngày 15 tháng 1, như thể virus đã bị ngăn chận bởi một bàn tay có phép màu. Những nhà quan sát có kinh nghiệm có thể nhìn xuyên qua phép thuật: đó tình cờ lại đúng là những ngày mà Đại hội Nhân dân của tỉnh Hồ Bắc được tổ chức trong thành phố (Vũ Hán là thủ phủ của Hồ Bắc). Đó là trò chơi tương tự như khi bắt đầu cuộc khủng hoảng Sars năm 2002/2003: vào thời điểm đó, chính phủ ở Bắc Kinh đã kiên quyết phủ nhận dịch bệnh trong nhiều tháng, vì “sự ổn định” xung quanh Đại hội Nhân dân Quốc gia Bắc Kinh vào mùa xuân. Đã 17 năm kể từ lúc đó, nhưng chúng không thực sự đã trôi qua.
Hãy tin tưởng vào chính phủ!
Vào ngày 24 tháng 1, một bài báo của tạp chí chuyên khoa The Lancet đã xác nhận ngược dòng thời gian rằng vào ngày 2 tháng 1, tại 41 bệnh nhân trong bệnh viện tại Vũ Hán đã có xác nhận của phòng thí nghiệm rằng họ bị nhiễm virus mà hiện giờ được gọi là 2019-nCoV. Năm ngày trước công bố này, người đứng đầu cơ quan phòng bệnh Vũ Hán Wang Guangfa nói với các nhà báo rằng virus corona mới “không dễ lây lan” và nguy cơ lây truyền “từ người sang người” là “thấp”. Bệnh có thể được “phòng ngừa và kiểm soát”. Không thể nói Wang Guangfa lấy những thông tin này từ đâu ra và liệu bản thân anh ta đã biết rõ hơn chưa. Thế nào đi chăng nữa thì hai ngày sau buổi họp báo, chính anh ta cũng mắc căn bệnh không lây nhiễm nhiều này.
Và People Daily đã đăng tin trên trang mạng rằng nguyên nhân của các căn bệnh vẫn chưa được xác định, rằng vẫn còn chưa rõ đó là Sars hay, nhiều khả năng hơn, là một căn bệnh ít nguy hiểm hơn. “Nhưng ngay cả khi đó là Sars thì chúng ta có một hệ thống phòng ngừa và kiểm soát tinh vi. Người dân Vũ Hán không có lý do gì để hoảng sợ.”
Người dân thành phố đã yên tâm và tiếp tục chuẩn bị kỳ nghỉ. Trong những tuần tới, năm triệu người trong số họ đã tỏa ra ngoài để đón năm mới bắt đầu vào cuối tháng Giêng với gia đình. Hàng ngàn người đi du lịch nước ngoài. Trong khi đó, ngày càng có nhiều bài xuất hiện trên các phương tiện truyền thông xã hội mà trong đó người ta tường thuật những căn bệnh lạ lùng ấy cho người thân hoặc người quen của họ ở Bắc Kinh, Trường Sa, Thâm Quyến, Ôn Châu – trên khắp Trung Quốc, và không lâu sau đó là cả ở Nhật Bản và Thái Lan. Các phương tiện truyền thông Trung Quốc tê liệt. Không ai dám điều tra những trường hợp mới này. Một giọng điệu bình thường thống trị trên các phương tiện truyền thông nhà nước, và trong các tường thuật ngắn về căn bệnh này, năng lực của chính phủ được nêu bật lên, và sự lạc quan được lan truyền đi.
“Người Hồng Kông các anh gây ô nhiễm nhiều như thế!”
Chỉ ở Hồng Kông người ta mới xem tình hình là nghiêm trọng từ rất sớm. Vào ngày 4 tháng 1, bảy trường hợp nghi ngờ mắc bệnh đã được báo cáo. Chính phủ ở đó ngay lập tức thực hiện các biện pháp phòng ngừa nghiêm ngặt, với sự minh bạch lớn trong chính sách thông tin. Báo chí tương đối độc lập đóng một vai trò quan trọng trong việc này. Các kênh truyền hình tường thuật suốt ngày đêm. Các nhà báo đã được phái đến Trung Quốc đại lục để điều tra; tuy nhiên, một số trong số họ đã bị ném ra khỏi đó hoặc bị cảnh sát thẩm vấn.
Vào ngày 7 tháng 1, Starry Lee, lãnh đạo của Liên minh Dân chủ vì sự cải tiến và tiến bộ của Hồng Kông, đảng trung thành với Bắc Kinh, đã tới thủ đô Trung Quốc và yêu cầu chính quyền trung ương cải thiện luồng thông tin về dịch bệnh. Theo các báo cáo có liên quan trên các phương tiện truyền thông trực tuyến, những kẻ khiêu khích của chính phủ và những ngưởi yêu nước sau đó đã tấn công họ: “Vậy thì đừng đi biểu tình! Người Hồng Kông các anh gây ô nhiễm nhiều như thế!”
Bữa đại tiệc ở Vũ Hán
Khi hầu như không thể còn che giấu và tô hồng bất cứ điều gì, chính quyền của tỉnh Hồ Bắc và thành phố Vũ Hán vẫn tổ chức tất cả các loại dạ tiệc và sự kiện để chào mừng năm mới của Trung Quốc. Vào ngày 18 tháng 1, thành phố đã tổ chức một bữa tiệc cho 40.000 gia đình để họ nấu và ăn cùng nhau. Những người tham gia dường như tin tưởng chắc chắn vào các câu khẩu hiệu chính thức: Hãy tin vào chính phủ! Dường như không ai biết rằng virus corona cũng có thể có một bữa tiệc cả ở đây.
Vào ngày 19 tháng 1, truyền thông nhà nước bất ngờ tuyên bố rất ồn ào sự trở lại của một anh hùng 84 tuổi từ cuộc chiến chống lại Sars năm 2003: Bất thình lình, Zhong Nanshan, chuyên gia về phổi và cựu chủ tịch của Hiệp hội Y khoa Trung Quốc, được điều động ra chiến trường y tế-tuyên truyền. Ông đã cố chen vào được trong một toa tàu ăn uống của một chuyến tàu hỏa tốc trong Quảng Châu ở phía nam. Ở Vũ Hán, ông ấy nghe báo cáo tình hình và ngay lập tức đi đến Bắc Kinh vào ngày hôm sau để báo cáo cho sở y tế. Vào ngày 20 tháng 1, ông thừa nhận với các nhà báo rằng virus có thể truyền từ người sang người và 14 nhân viên y tế đã bị nhiễm bệnh. Sau cuộc phỏng vấn nhạy cảm này, ông đã lặn mất.
Họ Tập, nhà lãnh đạo quốc gia, người sáng tạo “Giấc mơ Trung Hoa” ở đâu?
Mãi đến bây giờ, các phương tiện truyền thông mới quyết định phớt lờ cái rọ mõm đang hiện hữu của chính phủ. Các nhà báo can đảm của một vài phương tiện truyền thông còn sót lại đã đến Vũ Hán để điều tra ngay tại địa phương. Nhiều tin đồn trực tuyến đã được xác nhận: các bệnh viện thực sự quá tải và phải từ chối rất nhiều bệnh nhân, bác sĩ và y tá mắc bệnh, các quan chức đã nói dối và che đậy, dường như không có đủ bộ dụng cụ xét nghiệm để kiểm tra tất cả bệnh nhân về virus.
Các tin tức chính thức đã nói rằng có ít nhất 100.000 bộ dụng cụ xét nghiệm này đã được chuyển đến các bệnh viện và có 4.000 giường sẵn sàng tiếp nhận bệnh nhân, trong khi số ca nhiễm trùng được xác nhận và các trường hợp nghi ngờ vẫn nằm trong phạm vi ba con số. Nhưng những bộ dụng cụ xét nghiệm và giường bệnh ở đâu? Và đâu là “đủ số lượng” mặt nạ, găng tay và quần áo bảo hộ? Làm thế nào để giải thích những cuộc gọi điện khẩn cầu từ các bệnh viện nhiều uy tín trên khắp Trung Quốc nhằm xin quyên tặng tất cả những thứ này cho họ?
Còn những yêu cầu đau lòng của các trẻ em trên phương tiện truyền thông xã hội, những em đang tuyệt vọng tìm kiếm các khả năng điều trị cho cha mẹ, ông bà và cho chính họ thì sao? Ai là những người trong các video lan truyền trực tuyến đã ngã xuống trên đường phố hay trong lúc xếp hàng chờ trong bệnh viện? Thế còn người phụ nữ trẻ hoài công cố gắng thuyết phục hết cơ quan này tới cơ quan khác để mang xác người bà của cô ấy về nhà thì sao? Thế còn người bác sĩ ngã quỵ xuống và hét lên: “Mang những người đang nằm ở hành lang đi nơi khác đi! Ngay lập tức!”? Còn video lan truyền trên mạng xã hội của một cô y tá khóc nấc hoảng loạn trong giờ nghỉ trưa thì sao?
Giám sát – việc này dường như đang tiếp tục làm việc
Đối với những thứ khác, các cơ quan chính phủ rõ ràng đã có thời gian và tiền bạc: Công nghệ viễn thông tốt nhất trên thế giới được cho là đã được sử dụng để giám sát tất cả người dùng điện thoại di động ở tỉnh Hồ Bắc và báo cáo số lượng du khách từ khu vực nguy cấp đến các tỉnh khác. Một số chính quyền địa phương được cho là đã chia sẻ tên, địa chỉ và số thẻ căn cước của họ. Khách du lịch từ Hồ Bắc đã bị từ chối trong khách sạn. Một số đi quanh quẩn trên đường phố đã bị xúc phạm hoặc thậm chí bị đánh đập, việc này đã được tường thuật lại. Chính quyền địa phương đã chuẩn bị nơi tạm trú cho những người tị nạn không được chào đón này, nhưng sau đó không nói cho những người này biết là những nơi đó ở đâu.
Người dân bây giờ đã nhận ra logic (hay phi logic) của “cuộc chiến chống lại virus”: Tại các bệnh viện, ngay cả những bệnh nhân đã được tiếp nhận cũng chỉ có một phần là được thử nghiệm về virus. Con số dường như ít ỏi của những ca nhiễm được xác nhận, khi đối diện với những biện pháp biện pháp phong tỏa diện rộng ở Vũ Hán (hiện giờ, con số này đã chính thức tăng lên hơn 17.000 người ở Trung Quốc) có thể được giải thích ít nhất là một phần từ việc rõ ràng là nhiều người bệnh đã bị từ chối và không được điều trị. Chỉ nên tin tưởng có mức độ vào những dữ liệu và số liệu thống kê về virus corona được Trung Quốc thông báo.
Trong mạng Trung Quốc, những người bệnh và người thân của họ, khi họ bày tỏ trên các phương tiện truyền thông xã hội, hiện đang bị dư luận viên quấy rối. Họ buộc tội người bệnh là người giả vờ hay là gián điệp của kẻ thù, và yêu cầu bằng chứng về hoàn cảnh của họ, để rồi sau đó làm mất tín khả tin của bằng chứng này. Một ví dụ là trường hợp của một phụ nữ trẻ, người bị nhiễm mệnh giống như cha và bà của cô, được cho là đã bị một bệnh viện từ chối. Cô đã nhờ giúp đỡ trên Weibo. Tụ tập dưới bài viết của cô ấy là hàng ngàn bình luận mang tính căm thù ghétboỏ. Cô nài nỉ và tức giận, rồi chỉ có từ “đã chết” xuất hiện trên tài khoản của cô. Chính phủ duy trì một đạo quân zombie gồm các dư luận viên được trả tiền để chuyên đưa ra những lời bình luận căm thù. Không phải tất cả những tên khiêu khích của chính phủ đều nằm trong số đó, nhưng cái văn hóa ấy là nguồn nuôi dưỡng sự căm thù của chúng.
Nhà lãnh đạo quốc gia và người tạo ra “Giấc mơ Trung Hoa”, Chủ tịch Tập Cận Bình, cho tới nay chưa bao giờ đến thăm Vũ Hán hay bất kỳ bệnh viện nào của đất nước đang điều trị cho người nhiễm coronavirus. Thay vào đó, ông đã có một bài phát biểu mơ hồ và hùng hồn mà trong đó ông ta biểu hiện ý chí chiến đấu của mình, nhưng cũng nhấn mạnh “sự ổn định và tầm nhìn vĩ đại” của chính phủ của ông. Ngay cả “Đội phòng chống dịch bệnh”, được ra mắt vào cuối ngày 27 tháng 1, ban đầu cũng không do họ Tập chủ trì, mà là Thủ tướng Lý Khắc Cường. Chỉ sau khi gặp Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới, họ Tập mới đứng đầu.
Đối với nhiều người Trung Quốc, đây là thời điểm “đòi hỏi quá mức từ sự thật”. Không thể liệt kê tất cả mọi thứ họ phải trải qua trong vài tuần qua. Nhưng có một điều chắc chắn: hình ảnh của chính phủ Trung Quốc như là hình ảnh thu nhỏ của hiệu quả, nguồn lực vô hạn và quyền lực không thể chối cãi, mà chính phủ đã bồi đắp cho nó hàng thập kỷ, đã bị tổn hại nghiêm trọng. Trong khi đó, một số người lo ngại rằng dịch bệnh sẽ khiến nền kinh tế Trung Quốc sụp đổ hoàn toàn. Dù khả năng chống đỡ của giới lãnh đạo Trung Quốc có lớn cho tới đâu – nó đã biểu lộ những vết nứt lần đầu tiên sau một thời gian dài. Những thứ này có thể trở nên lớn hơn. Vì vốn cơ bản của chính phủ, dù nó có được thu thập một cách gian tà cho tới đâu, đang gặp nguy cơ: Do mối đe dọa của virus, nhiều người hiện đang nhận ra rằng tuyên truyền không phải là thuốc chữa bệnh.
Frankka Lu
Zeit Online
Phan Ba dịch
Phan Ba Blog
Người dẫn chương trình, phóng viên của đài Hồ Bắc đeo khẩu trang y tế trong các bản tin. |
Đối phó với virus corona làm rung chuyển niềm tin của người dân Trung Quốc vào chính phủ của họ. Do thiếu một giới công chúng phê phán nên phương tiện truyền thông xã hội đang trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Franka Lu
Trên cái dường như là đỉnh cao của quyền lực của nó, chế độ độc tài mạnh nhất thế giới bị rung chuyển bởi một loại virus. Đất nước này, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa dưới thời Tập Cận Bình, đang trên đường trở thành nhà dẫn đầu thế giới về phát triển máy tính lượng tử và trí tuệ nhân tạo, nó có công nghệ viễn thông tuyệt vời, những con tàu chạy nhanh nhất thế giới, các quan chức được đào tạo bài bản và một nhóm nghiên cứu virus được kính trọng. Nhưng virus corona mới ít quan tâm đến tất cả những điều này.
Sự lây lan không thương tiếc của nó làm lộ ra những điểm yếu của hệ thống. Hệ thống y tế quan liêu của Trung Quốc rõ ràng là đã không chuẩn bị trước cho một trường hợp như vậy. Các bệnh viện quá tải đã từ chối bệnh nhân, các bác sĩ và y tá được bảo vệ kém vào lúc đầu đã bị nhiễm virus corona. Và từ lâu, câu hỏi đã được là: thật ra thì chính quyền trung ương Trung Quốc đã thực sự hiệu quả hơn ở điều gì trong vài tuần qua: trong việc kiểm soát ổ dịch – hay kiểm soát người dân và luồng thông tin?
Trong thời đại của truyền thông xã hội, đặc biệt là ở Trung Quốc, nơi WeChat và Weibo là nền tảng lớn thay cho Facebook và Twitter, thì giờ đây đã có thể thấy rõ: Thông tin được chia sẻ bởi người dùng trong truyền thông xã hội chỉ có thể bị kiểm soát và xóa đi ở một mức độ hạn chế bằng những biện pháp kiểm duyệt. Những người dùng này xuất phát đặc biệt từ thế hệ trẻ, sinh ra trong những năm tám mươi hoặc sau đó, mà thành viên của nó chưa bao giờ trải qua một sự hỗn loạn như vậy. Những thanh niên này lớn lên trong các thập kỷ kinh tế hạnh phúc nhất trong lịch sử Trung Quốc và được hưởng lợi từ sự giàu có ngày càng tăng mà trước hết là do cha mẹ họ tạo ra, phần lớn nhờ vào toàn cầu hóa mà Trung Quốc đã được hưởng lợi chưa từng có vào đó như là một địa điểm sản xuất. Cho đến nay, những người Trung Quốc trẻ tuổi này phần lớn đã tin vào chính quyền cộng sản. Phản ứng mang nhiều thiếu sót của chính quyền đối với mối đe dọa từ virus corona mới bây giờ đang làm lung lay niềm tin này.
Lỗ hổng từ cách hành xử khiếm khuyết của chính quyền
Trong cuộc khủng hoảng, những người trẻ tuổi này huy động một nguồn năng lượng chưa từng có để tự giúp đỡ – và họ cũng thường tổ chức nó thông qua phương tiện truyền thông xã hội. Họ tìm khẩu trang và mang chúng đến bệnh viện; họ cung cấp xe cho nhân viên y tế; họ giúp đỡ người già và người bệnh đang bị mắc kẹt tại nhà và cố gắng hỗ trợ những người tị nạn từ Hồ Bắc. Xã hội dân sự đang nỗ lực hết sức để lấp đầy khoảng trống bị để lại từ các hành động không thỏa đáng của chính quyền và sự yếu kém khả năng của họ khi đối mặt với sự bùng phát của virus.
Đồng thời, sự tồn tại của các nền tảng truyền thông xã hội cho phép một thứ hoàn toàn khác: chính là nhờ vào chúng mà người ta mới có thể tiến hành một nỗ lực tái tạo lại các sự kiện kể từ khi xuất hiện virus corona mới ở Trung Quốc, những gì hầu như không được tường thuật trên các phương tiện truyền thông nhà nước; một báo cáo của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát hành vào ngày 30 tháng 1 hỗ trợ cho hoạt động điều tra này. Chúng cho thấy sự bất cập hoặc thậm chí che đậy của chính quyền ở cấp địa phương và trung ương đã diễn ra cho đến ít nhất là giữa tháng một.
Câu chuyện về sự lây lan của virus này đã bắt đầu gần một tháng rưỡi trước như một tin đồn, giống như nhiều thảm họa ở Trung Quốc. Vào giữa và cuối tháng 12 tại thành phố 14 triệu người Vũ Hán, khi có một bệnh viên ngày càng tiếp nhận những bệnh nhân có triệu chứng giống hệt nhau, các bác sĩ đã báo cáo các trường hợp đến trung tâm phòng bệnh địa phương, một cơ quan bán chính thức. Theo các bài đăng trên phương tiện truyền thông xã hội, các quan chức của trung tâm này đã tỏ ra “rất thiếu kiên nhẫn” trong bệnh viện đó vào ngày 27 tháng 12 và chỉ lắng nghe những lo lắng của các bác sĩ với sự miễn cưỡng rất lớn.
Ba ngày sau, vào ngày 30 tháng 12 năm 2019, cơ quan phòng ngừa này đã thông báo nội bộ rằng tất cả các bệnh viện nên chuẩn bị cho một “bệnh phổi không rõ” và “tuyệt đối nghiêm cấm” các bác sĩ tiết lộ thông tin ra cho công chúng. Cả chính quyền cũng đã không thông báo cho công chúng. Các bác sĩ không làm việc trực tiếp trong các khoa điều trị sốt và bệnh phổi đã bị bỏ mặc trong bóng tối về mức độ nghiêm trọng có thể xảy ra của tình huống – do đó họ không được bảo vệ khi tiếp xúc với các bệnh nhân có thể đã bị lây nhiễm corona. Tình hình nghiêm trọng cho tới đâu, nhiều người trong số họ sau đó đã trải nghiệm trực tiếp điều này trên thân thể của mình.
Vào buổi chiều và tối ngày hôm đó, một số bác sĩ từ nhiều bệnh viện đã đăng tải chẩn đoán bệnh nhân của họ trong các nhóm trò chuyện và trên WeChat, bày tỏ lo ngại về sự bất động của cơ quan phòng ngừa. Họ cảnh báo các đồng nghiệp về những mối nguy hiểm từ chợ cá và động vật hoang dã địa phương, nơi đã sớm bị nghi ngờ là điểm xảy ra vụ dịch. Các bác sĩ cũng nói rằng các triệu chứng của bệnh phổi đang lan rộng khiến cho người ta nhớ đến Sars, một bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm, đe dọa tính mạng, đã lan truyền đi từ miền nam Trung Quốc vào cuối năm 2002 và đầu năm 2003. Thông tin này và thông tin nội bộ của chính quyền đã đến với công chúng, ảnh chụp màn hình từ các cuộc trò chuyện lan truyền đi. Trên Weibo, người dùng bắt đầu sử dụng hashtag WuhanSARS. Những bài viết của họ đã nhanh chóng bị xóa bởi kiểm duyệt.
Đến một lúc nào đó, “tin đồn” không còn có thể bị bác bỏ như là tin đồn được nữa
Vào sáng ngày 31 tháng 12, một trong những bác sĩ đã cung cấp thông tin về loại virus corona mới được Ủy ban Y tế thành phố Vũ Hán, cơ quan y tế của thành phố, gọi tắt là WMCH, triệu tập. Ông đã phải tiết lộ các nguồn tin của mình. Ngày hôm sau, văn phòng bí thư đảng ủy yêu cầu bác sĩ xin lỗi vì đã “lan truyền tin đồn” và đảm bảo rằng từ bây giờ sẽ không có gì bị “rò rỉ” nữa. Sau đó, người này phải nhận một cảnh cáo từ cảnh sát và phải ký tên vào đó.
Cùng ngày, đại diện truyền thông chính thức đã tiếp cận WMHC lần đầu tiên để xin xác nhận về những “tin đồn” đang được lưu hành từ vài ngày qua. Dưới áp lực ngày càng tăng, WMHC buộc phải đưa ra tuyên bố công khai; con số 27 trường hợp nhiễm corona đã được xác nhận chính thức. Do đó, cơ quan y tế hàng đầu Trung Quốc, NHC tại Bắc Kinh, đã gửi một nhóm chuyên gia đến Vũ Hán. Chậm nhất thì đến lúc này, tin tức về một căn bệnh có thể lan rộng đã về đến thủ đô Trung Quốc.
Trong lúc đó, chợ cá và động vật hoang dã Vũ Hán vẫn tiếp tục hoạt động náo nhiệt. Một nhà báo đã phỏng vấn các đại lý – không ai nghe nói về virus ở đây trước đó. Động vật hoang dã tiếp tục được bán. Chỉ sau khi báo cáo này xuất hiện trên trang mạng tin tức thân chính phủ First Finance ở Thượng Hải, chợ này mới bị đóng cửa vào ngày 01 tháng 01 năm 2020.
Khi những người sắp chết không biết họ bị bệnh gì
Vào thời điểm đó, đã có tám người bị cảnh sát điều tra vì “tung tin đồn” về căn bệnh virus. Những người đọc tin tức trên các kênh của chính quyền địa phương và trung ương như China Central TV đã nói về những vụ bắt bớ với một nét mặt nghiêm khắc: “Internet không phải là một không gian không có luật pháp!” Không có lời nào nói về việc các nhân vật bị cáo buộc này đã lan truyền những tin đồn nào.
Vào ngày 11 tháng 1, bác sĩ, người lúc đầu bị khiển trách, ngã bệnh. Chẩn đoán: viêm phổi. Virus corona? Thậm chí hơn hai tuần sau – bác sĩ vẫn suy yếu nghiêm trọng về thể chất – ông được cho là đã không nhận được bất kỳ thông tin nào về kết quả kiểm tra y tế trên cơ thể của chính mình. Nhiều bệnh nhân bị nhiễm bệnh cũng gặp tình trạng tương tự. Trong số hơn 200 người đã được xác nhận chết vì hậu quả của virus coronavirus ở Trung Quốc, ít nhất là vào lúc đầu, rõ ràng là nhiều người thậm chí không biết họ đang mắc bệnh gì.
Chính phủ Trung Quốc đã cản trở việc tìm kiếm sự thật cả một thời gian dài bằng các chiến thuật che đậy mới. Các quan chức chỉ ném từng mẩu thông tin nhỏ vào công chúng, những số liệu thống kê đáng ngờ, xen lẫn với những tuyên bố quyết tâm thắng “cuộc chiến chống dịch bệnh” càng lúc càng giận dữ hơn.
Một ví dụ về sự che đậy rõ ràng là việc chính quyền thành phố Vũ Hán không báo cáo bất kỳ trường hợp lây nhiễm mới nào từ ngày 3 đến ngày 15 tháng 1, như thể virus đã bị ngăn chận bởi một bàn tay có phép màu. Những nhà quan sát có kinh nghiệm có thể nhìn xuyên qua phép thuật: đó tình cờ lại đúng là những ngày mà Đại hội Nhân dân của tỉnh Hồ Bắc được tổ chức trong thành phố (Vũ Hán là thủ phủ của Hồ Bắc). Đó là trò chơi tương tự như khi bắt đầu cuộc khủng hoảng Sars năm 2002/2003: vào thời điểm đó, chính phủ ở Bắc Kinh đã kiên quyết phủ nhận dịch bệnh trong nhiều tháng, vì “sự ổn định” xung quanh Đại hội Nhân dân Quốc gia Bắc Kinh vào mùa xuân. Đã 17 năm kể từ lúc đó, nhưng chúng không thực sự đã trôi qua.
Hãy tin tưởng vào chính phủ!
Vào ngày 24 tháng 1, một bài báo của tạp chí chuyên khoa The Lancet đã xác nhận ngược dòng thời gian rằng vào ngày 2 tháng 1, tại 41 bệnh nhân trong bệnh viện tại Vũ Hán đã có xác nhận của phòng thí nghiệm rằng họ bị nhiễm virus mà hiện giờ được gọi là 2019-nCoV. Năm ngày trước công bố này, người đứng đầu cơ quan phòng bệnh Vũ Hán Wang Guangfa nói với các nhà báo rằng virus corona mới “không dễ lây lan” và nguy cơ lây truyền “từ người sang người” là “thấp”. Bệnh có thể được “phòng ngừa và kiểm soát”. Không thể nói Wang Guangfa lấy những thông tin này từ đâu ra và liệu bản thân anh ta đã biết rõ hơn chưa. Thế nào đi chăng nữa thì hai ngày sau buổi họp báo, chính anh ta cũng mắc căn bệnh không lây nhiễm nhiều này.
Và People Daily đã đăng tin trên trang mạng rằng nguyên nhân của các căn bệnh vẫn chưa được xác định, rằng vẫn còn chưa rõ đó là Sars hay, nhiều khả năng hơn, là một căn bệnh ít nguy hiểm hơn. “Nhưng ngay cả khi đó là Sars thì chúng ta có một hệ thống phòng ngừa và kiểm soát tinh vi. Người dân Vũ Hán không có lý do gì để hoảng sợ.”
Người dân thành phố đã yên tâm và tiếp tục chuẩn bị kỳ nghỉ. Trong những tuần tới, năm triệu người trong số họ đã tỏa ra ngoài để đón năm mới bắt đầu vào cuối tháng Giêng với gia đình. Hàng ngàn người đi du lịch nước ngoài. Trong khi đó, ngày càng có nhiều bài xuất hiện trên các phương tiện truyền thông xã hội mà trong đó người ta tường thuật những căn bệnh lạ lùng ấy cho người thân hoặc người quen của họ ở Bắc Kinh, Trường Sa, Thâm Quyến, Ôn Châu – trên khắp Trung Quốc, và không lâu sau đó là cả ở Nhật Bản và Thái Lan. Các phương tiện truyền thông Trung Quốc tê liệt. Không ai dám điều tra những trường hợp mới này. Một giọng điệu bình thường thống trị trên các phương tiện truyền thông nhà nước, và trong các tường thuật ngắn về căn bệnh này, năng lực của chính phủ được nêu bật lên, và sự lạc quan được lan truyền đi.
“Người Hồng Kông các anh gây ô nhiễm nhiều như thế!”
Chỉ ở Hồng Kông người ta mới xem tình hình là nghiêm trọng từ rất sớm. Vào ngày 4 tháng 1, bảy trường hợp nghi ngờ mắc bệnh đã được báo cáo. Chính phủ ở đó ngay lập tức thực hiện các biện pháp phòng ngừa nghiêm ngặt, với sự minh bạch lớn trong chính sách thông tin. Báo chí tương đối độc lập đóng một vai trò quan trọng trong việc này. Các kênh truyền hình tường thuật suốt ngày đêm. Các nhà báo đã được phái đến Trung Quốc đại lục để điều tra; tuy nhiên, một số trong số họ đã bị ném ra khỏi đó hoặc bị cảnh sát thẩm vấn.
Vào ngày 7 tháng 1, Starry Lee, lãnh đạo của Liên minh Dân chủ vì sự cải tiến và tiến bộ của Hồng Kông, đảng trung thành với Bắc Kinh, đã tới thủ đô Trung Quốc và yêu cầu chính quyền trung ương cải thiện luồng thông tin về dịch bệnh. Theo các báo cáo có liên quan trên các phương tiện truyền thông trực tuyến, những kẻ khiêu khích của chính phủ và những ngưởi yêu nước sau đó đã tấn công họ: “Vậy thì đừng đi biểu tình! Người Hồng Kông các anh gây ô nhiễm nhiều như thế!”
Bữa đại tiệc ở Vũ Hán
Khi hầu như không thể còn che giấu và tô hồng bất cứ điều gì, chính quyền của tỉnh Hồ Bắc và thành phố Vũ Hán vẫn tổ chức tất cả các loại dạ tiệc và sự kiện để chào mừng năm mới của Trung Quốc. Vào ngày 18 tháng 1, thành phố đã tổ chức một bữa tiệc cho 40.000 gia đình để họ nấu và ăn cùng nhau. Những người tham gia dường như tin tưởng chắc chắn vào các câu khẩu hiệu chính thức: Hãy tin vào chính phủ! Dường như không ai biết rằng virus corona cũng có thể có một bữa tiệc cả ở đây.
Vào ngày 19 tháng 1, truyền thông nhà nước bất ngờ tuyên bố rất ồn ào sự trở lại của một anh hùng 84 tuổi từ cuộc chiến chống lại Sars năm 2003: Bất thình lình, Zhong Nanshan, chuyên gia về phổi và cựu chủ tịch của Hiệp hội Y khoa Trung Quốc, được điều động ra chiến trường y tế-tuyên truyền. Ông đã cố chen vào được trong một toa tàu ăn uống của một chuyến tàu hỏa tốc trong Quảng Châu ở phía nam. Ở Vũ Hán, ông ấy nghe báo cáo tình hình và ngay lập tức đi đến Bắc Kinh vào ngày hôm sau để báo cáo cho sở y tế. Vào ngày 20 tháng 1, ông thừa nhận với các nhà báo rằng virus có thể truyền từ người sang người và 14 nhân viên y tế đã bị nhiễm bệnh. Sau cuộc phỏng vấn nhạy cảm này, ông đã lặn mất.
Họ Tập, nhà lãnh đạo quốc gia, người sáng tạo “Giấc mơ Trung Hoa” ở đâu?
Mãi đến bây giờ, các phương tiện truyền thông mới quyết định phớt lờ cái rọ mõm đang hiện hữu của chính phủ. Các nhà báo can đảm của một vài phương tiện truyền thông còn sót lại đã đến Vũ Hán để điều tra ngay tại địa phương. Nhiều tin đồn trực tuyến đã được xác nhận: các bệnh viện thực sự quá tải và phải từ chối rất nhiều bệnh nhân, bác sĩ và y tá mắc bệnh, các quan chức đã nói dối và che đậy, dường như không có đủ bộ dụng cụ xét nghiệm để kiểm tra tất cả bệnh nhân về virus.
Các tin tức chính thức đã nói rằng có ít nhất 100.000 bộ dụng cụ xét nghiệm này đã được chuyển đến các bệnh viện và có 4.000 giường sẵn sàng tiếp nhận bệnh nhân, trong khi số ca nhiễm trùng được xác nhận và các trường hợp nghi ngờ vẫn nằm trong phạm vi ba con số. Nhưng những bộ dụng cụ xét nghiệm và giường bệnh ở đâu? Và đâu là “đủ số lượng” mặt nạ, găng tay và quần áo bảo hộ? Làm thế nào để giải thích những cuộc gọi điện khẩn cầu từ các bệnh viện nhiều uy tín trên khắp Trung Quốc nhằm xin quyên tặng tất cả những thứ này cho họ?
Còn những yêu cầu đau lòng của các trẻ em trên phương tiện truyền thông xã hội, những em đang tuyệt vọng tìm kiếm các khả năng điều trị cho cha mẹ, ông bà và cho chính họ thì sao? Ai là những người trong các video lan truyền trực tuyến đã ngã xuống trên đường phố hay trong lúc xếp hàng chờ trong bệnh viện? Thế còn người phụ nữ trẻ hoài công cố gắng thuyết phục hết cơ quan này tới cơ quan khác để mang xác người bà của cô ấy về nhà thì sao? Thế còn người bác sĩ ngã quỵ xuống và hét lên: “Mang những người đang nằm ở hành lang đi nơi khác đi! Ngay lập tức!”? Còn video lan truyền trên mạng xã hội của một cô y tá khóc nấc hoảng loạn trong giờ nghỉ trưa thì sao?
Giám sát – việc này dường như đang tiếp tục làm việc
Đối với những thứ khác, các cơ quan chính phủ rõ ràng đã có thời gian và tiền bạc: Công nghệ viễn thông tốt nhất trên thế giới được cho là đã được sử dụng để giám sát tất cả người dùng điện thoại di động ở tỉnh Hồ Bắc và báo cáo số lượng du khách từ khu vực nguy cấp đến các tỉnh khác. Một số chính quyền địa phương được cho là đã chia sẻ tên, địa chỉ và số thẻ căn cước của họ. Khách du lịch từ Hồ Bắc đã bị từ chối trong khách sạn. Một số đi quanh quẩn trên đường phố đã bị xúc phạm hoặc thậm chí bị đánh đập, việc này đã được tường thuật lại. Chính quyền địa phương đã chuẩn bị nơi tạm trú cho những người tị nạn không được chào đón này, nhưng sau đó không nói cho những người này biết là những nơi đó ở đâu.
Người dân bây giờ đã nhận ra logic (hay phi logic) của “cuộc chiến chống lại virus”: Tại các bệnh viện, ngay cả những bệnh nhân đã được tiếp nhận cũng chỉ có một phần là được thử nghiệm về virus. Con số dường như ít ỏi của những ca nhiễm được xác nhận, khi đối diện với những biện pháp biện pháp phong tỏa diện rộng ở Vũ Hán (hiện giờ, con số này đã chính thức tăng lên hơn 17.000 người ở Trung Quốc) có thể được giải thích ít nhất là một phần từ việc rõ ràng là nhiều người bệnh đã bị từ chối và không được điều trị. Chỉ nên tin tưởng có mức độ vào những dữ liệu và số liệu thống kê về virus corona được Trung Quốc thông báo.
Trong mạng Trung Quốc, những người bệnh và người thân của họ, khi họ bày tỏ trên các phương tiện truyền thông xã hội, hiện đang bị dư luận viên quấy rối. Họ buộc tội người bệnh là người giả vờ hay là gián điệp của kẻ thù, và yêu cầu bằng chứng về hoàn cảnh của họ, để rồi sau đó làm mất tín khả tin của bằng chứng này. Một ví dụ là trường hợp của một phụ nữ trẻ, người bị nhiễm mệnh giống như cha và bà của cô, được cho là đã bị một bệnh viện từ chối. Cô đã nhờ giúp đỡ trên Weibo. Tụ tập dưới bài viết của cô ấy là hàng ngàn bình luận mang tính căm thù ghétboỏ. Cô nài nỉ và tức giận, rồi chỉ có từ “đã chết” xuất hiện trên tài khoản của cô. Chính phủ duy trì một đạo quân zombie gồm các dư luận viên được trả tiền để chuyên đưa ra những lời bình luận căm thù. Không phải tất cả những tên khiêu khích của chính phủ đều nằm trong số đó, nhưng cái văn hóa ấy là nguồn nuôi dưỡng sự căm thù của chúng.
Nhà lãnh đạo quốc gia và người tạo ra “Giấc mơ Trung Hoa”, Chủ tịch Tập Cận Bình, cho tới nay chưa bao giờ đến thăm Vũ Hán hay bất kỳ bệnh viện nào của đất nước đang điều trị cho người nhiễm coronavirus. Thay vào đó, ông đã có một bài phát biểu mơ hồ và hùng hồn mà trong đó ông ta biểu hiện ý chí chiến đấu của mình, nhưng cũng nhấn mạnh “sự ổn định và tầm nhìn vĩ đại” của chính phủ của ông. Ngay cả “Đội phòng chống dịch bệnh”, được ra mắt vào cuối ngày 27 tháng 1, ban đầu cũng không do họ Tập chủ trì, mà là Thủ tướng Lý Khắc Cường. Chỉ sau khi gặp Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới, họ Tập mới đứng đầu.
Đối với nhiều người Trung Quốc, đây là thời điểm “đòi hỏi quá mức từ sự thật”. Không thể liệt kê tất cả mọi thứ họ phải trải qua trong vài tuần qua. Nhưng có một điều chắc chắn: hình ảnh của chính phủ Trung Quốc như là hình ảnh thu nhỏ của hiệu quả, nguồn lực vô hạn và quyền lực không thể chối cãi, mà chính phủ đã bồi đắp cho nó hàng thập kỷ, đã bị tổn hại nghiêm trọng. Trong khi đó, một số người lo ngại rằng dịch bệnh sẽ khiến nền kinh tế Trung Quốc sụp đổ hoàn toàn. Dù khả năng chống đỡ của giới lãnh đạo Trung Quốc có lớn cho tới đâu – nó đã biểu lộ những vết nứt lần đầu tiên sau một thời gian dài. Những thứ này có thể trở nên lớn hơn. Vì vốn cơ bản của chính phủ, dù nó có được thu thập một cách gian tà cho tới đâu, đang gặp nguy cơ: Do mối đe dọa của virus, nhiều người hiện đang nhận ra rằng tuyên truyền không phải là thuốc chữa bệnh.
Frankka Lu
Zeit Online
Phan Ba dịch
Phan Ba Blog
Không có nhận xét nào