Úc vẫn giữ vững kế hoạch đưa công
dân sơ tán khỏi vùng dịch coronavirus ở Trung Quốc đến một trung tâm
giam giữ người nhập cư trên một hòn đảo tách biệt mặc cho những tranh
cãi.
Những người bị đi sơ tán hầu hết là người Úc gốc Hoa sẽ bị cách ly trên đảo Giáng sinh trong hai tuần.
Một số người đang chờ đợi ở Vũ Hán, Trung Quốc, bắt đầu đặt nghi vấn là nếu họ là những "người Úc da trắng" thì liệu có bị đối xử như thế không. Các bác sĩ cũng chỉ trích kế hoạch này.
Nhưng chính phủ cho biết đó là giải pháp tốt nhất trước mắt.
"Tôi không thể dọn sạch hoàn toàn một bệnh viện ở Sydney hoặc Melbourne hoặc Brisbane," Bộ trưởng Nội vụ Peter Dutton nói với các phóng viên hôm thứ Năm.
"Tôi không có một cơ sở nào khác mà chúng tôi có thể nhanh chóng đáp ứng cho hàng trăm người, và Đảo Giáng Sinh được xây dựng với mục đích cho tình cảnh như thế này."
Đảo Giáng sinh là một lãnh thổ nhỏ của Úc, cách đất liền khoảng 2,600km, vốn là nơi dành cho hàng ngàn người tị nạn kể từ năm 2003. Nhưng điều kiện cơ sở vật chất ở đây từng bị chỉ trích bởi các nhóm Liên Hiệp Quốc và nhân quyền.
Nhiều người có khả năng phải đi di tản nói rằng họ đang do dự về việc có nhận lời đi di tản hay không. Các quan chức Úc cho biết họ sẽ phải trả 1.000 đô la Úc cho chuyến bay và đồng ý đến đảo Giáng sinh để được hồi hương.
Họ có thể phải bay đến đất liền trước khi được chuyển đến đảo Giáng sinh để cách ly, ông Dutton nói.
Hơn 600 người Úc đã đăng ký giúp đỡ sau khi Trung Quốc phong tỏa Vũ Hán và các khu vực lân cận ở tỉnh Hồ Bắc. Canberra cho biết họ sẽ ưu tiên các nhóm dễ bị tổn thương như người già và gia đình có con nhỏ.
'Không được đưa đến đất nước của chúng tôi'
Nhiều người đã bày tỏ lòng biết ơn đối với sự giúp đỡ của chính phủ Úc, nhưng cũng nêu lên mối lo ngại về kế hoạch này và so sánh với các cuộc di tản của các quốc gia khác.
Hoa Kỳ và Nhật Bản hồi hương hàng trăm công dân đến các thành phố lớn trong tuần này.
Một người đàn ông đến từ Sydney Daniel Ou Yang nói với BBC: "Chỉ cần so sánh thực tế nước này với nước kia, chúng tôi thậm chí còn không được hạ cánh ở đất nước của chúng tôi."
Anh nêu lên mối lo ngại về mức độ chăm sóc y tế trên đảo, nói rằng: "Có phải chúng tôi bị đối xử như vậy vì chúng tôi không phải là người Úc da trắng không? Bởi vì chúng tôi là người Úc gốc Hoa à?"
Vào thứ Sáu, chính phủ cho biết họ sẽ gửi một số lượng thiết bị y tế "đáng kể" và 24 nhân viên y tế đến đảo để xây dựng "một bệnh viện" chính quy và đã không trả lời ngay lập tức các câu hỏi về cáo buộc phân biệt đối xử.
Canberra đã cho biết kế hoạch này tuân theo lời khuyên của các chuyên gia y tế. Tuy nhiên, Hiệp hội Y khoa Úc đã lập luận rằng mọi người sẽ được cách ly tốt hơn trên đất liền.
"Chúng tôi cảm thấy rằng việc hồi hương đến Đảo Giáng Sinh. đến một nơi trước đây là nơi tập trung của những người từng chịu sự tổn thương về thể chất và tinh thần không phải là một giải pháp thực sự phù hợp," Tony Bartone, nói với Nine Network của Úc.
Hơn 140 trẻ em nằm trong số những người Úc còn kẹt lại ở Trung Quốc, theo ABC.
Một phụ nữ ở Sydney được xác định là bà Liu nói với đài truyền hình rằng: "Chúng tôi không phải là tù nhân, làm thế nào họ có thể chữa trị cho chúng tôi trong một nhà tù thay vì là một cơ sở y tế thích hợp?"
Wenbo Yu, có vợ và hai con đang ở Vũ Hán, cho biết ông sẽ muốn gia đình mình ở lại Trung Quốc.
"So với Vũ Hán, chúng tôi tin rằng tình hình ở Đảo Giáng sinh thậm chí sẽ còn khó đoán hơn," ông nói với ABC.
Cựu ủy viên phân biệt chủng tộc Tim Soutphommasane nói: "Vâng, điều này phức tạp, nhưng công dân Úc xứng đáng nhận được sự đối xử tốt hơn từ chính phủ của họ."
Trại giam của đảo Giáng sinh đã bị đóng cửa vào năm 2018 nhưng được mở lại vào năm sau. Nó hiện chỉ có một gia đình bốn người xin tị nạn Sri Lanka đang đấu tranh với việc bị trục xuất.
Đã có chín trường hợp được xác nhận nhiễm coronavirus tại Úc. Hai người đã hồi phục và được xuất viện, nhà chức trách cho biết hôm thứ Năm.
BBC News
Úc đưa người Úc gốc Trung ở Vũ Hán ra đảo cách ly gây tranh cãi |
Những người bị đi sơ tán hầu hết là người Úc gốc Hoa sẽ bị cách ly trên đảo Giáng sinh trong hai tuần.
Một số người đang chờ đợi ở Vũ Hán, Trung Quốc, bắt đầu đặt nghi vấn là nếu họ là những "người Úc da trắng" thì liệu có bị đối xử như thế không. Các bác sĩ cũng chỉ trích kế hoạch này.
Nhưng chính phủ cho biết đó là giải pháp tốt nhất trước mắt.
"Tôi không thể dọn sạch hoàn toàn một bệnh viện ở Sydney hoặc Melbourne hoặc Brisbane," Bộ trưởng Nội vụ Peter Dutton nói với các phóng viên hôm thứ Năm.
"Tôi không có một cơ sở nào khác mà chúng tôi có thể nhanh chóng đáp ứng cho hàng trăm người, và Đảo Giáng Sinh được xây dựng với mục đích cho tình cảnh như thế này."
Đảo Giáng sinh là một lãnh thổ nhỏ của Úc, cách đất liền khoảng 2,600km, vốn là nơi dành cho hàng ngàn người tị nạn kể từ năm 2003. Nhưng điều kiện cơ sở vật chất ở đây từng bị chỉ trích bởi các nhóm Liên Hiệp Quốc và nhân quyền.
Nhiều người có khả năng phải đi di tản nói rằng họ đang do dự về việc có nhận lời đi di tản hay không. Các quan chức Úc cho biết họ sẽ phải trả 1.000 đô la Úc cho chuyến bay và đồng ý đến đảo Giáng sinh để được hồi hương.
Họ có thể phải bay đến đất liền trước khi được chuyển đến đảo Giáng sinh để cách ly, ông Dutton nói.
Hơn 600 người Úc đã đăng ký giúp đỡ sau khi Trung Quốc phong tỏa Vũ Hán và các khu vực lân cận ở tỉnh Hồ Bắc. Canberra cho biết họ sẽ ưu tiên các nhóm dễ bị tổn thương như người già và gia đình có con nhỏ.
'Không được đưa đến đất nước của chúng tôi'
Nhiều người đã bày tỏ lòng biết ơn đối với sự giúp đỡ của chính phủ Úc, nhưng cũng nêu lên mối lo ngại về kế hoạch này và so sánh với các cuộc di tản của các quốc gia khác.
Hoa Kỳ và Nhật Bản hồi hương hàng trăm công dân đến các thành phố lớn trong tuần này.
Một người đàn ông đến từ Sydney Daniel Ou Yang nói với BBC: "Chỉ cần so sánh thực tế nước này với nước kia, chúng tôi thậm chí còn không được hạ cánh ở đất nước của chúng tôi."
Anh nêu lên mối lo ngại về mức độ chăm sóc y tế trên đảo, nói rằng: "Có phải chúng tôi bị đối xử như vậy vì chúng tôi không phải là người Úc da trắng không? Bởi vì chúng tôi là người Úc gốc Hoa à?"
Vào thứ Sáu, chính phủ cho biết họ sẽ gửi một số lượng thiết bị y tế "đáng kể" và 24 nhân viên y tế đến đảo để xây dựng "một bệnh viện" chính quy và đã không trả lời ngay lập tức các câu hỏi về cáo buộc phân biệt đối xử.
Canberra đã cho biết kế hoạch này tuân theo lời khuyên của các chuyên gia y tế. Tuy nhiên, Hiệp hội Y khoa Úc đã lập luận rằng mọi người sẽ được cách ly tốt hơn trên đất liền.
"Chúng tôi cảm thấy rằng việc hồi hương đến Đảo Giáng Sinh. đến một nơi trước đây là nơi tập trung của những người từng chịu sự tổn thương về thể chất và tinh thần không phải là một giải pháp thực sự phù hợp," Tony Bartone, nói với Nine Network của Úc.
Hơn 140 trẻ em nằm trong số những người Úc còn kẹt lại ở Trung Quốc, theo ABC.
Một phụ nữ ở Sydney được xác định là bà Liu nói với đài truyền hình rằng: "Chúng tôi không phải là tù nhân, làm thế nào họ có thể chữa trị cho chúng tôi trong một nhà tù thay vì là một cơ sở y tế thích hợp?"
Wenbo Yu, có vợ và hai con đang ở Vũ Hán, cho biết ông sẽ muốn gia đình mình ở lại Trung Quốc.
"So với Vũ Hán, chúng tôi tin rằng tình hình ở Đảo Giáng sinh thậm chí sẽ còn khó đoán hơn," ông nói với ABC.
Cựu ủy viên phân biệt chủng tộc Tim Soutphommasane nói: "Vâng, điều này phức tạp, nhưng công dân Úc xứng đáng nhận được sự đối xử tốt hơn từ chính phủ của họ."
Trại giam của đảo Giáng sinh đã bị đóng cửa vào năm 2018 nhưng được mở lại vào năm sau. Nó hiện chỉ có một gia đình bốn người xin tị nạn Sri Lanka đang đấu tranh với việc bị trục xuất.
Đã có chín trường hợp được xác nhận nhiễm coronavirus tại Úc. Hai người đã hồi phục và được xuất viện, nhà chức trách cho biết hôm thứ Năm.
BBC News
Không có nhận xét nào