Một chuyên gia kinh tế hàng đầu của
Việt Nam, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, nhận định với VOA rằng nền kinh tế Việt
Nam đang hứng chịu những tác động tiêu cực trên nhiều mặt của dịch
Covid-19, nhưng đây cũng là thời điểm thuận tiện để đẩy mạnh cải cách và
tái cơ cấu nền kinh tế nhằm “ít phụ thuộc hơn vào một thị trường duy
nhất”.
Công nhân làm việc tại một nhà máy dệt may ở Nam Định. |
Trước
đó, ngày 12/2, Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố báo cáo đánh giá ảnh hưởng
của dịch Covid-19 đối với kinh tế-xã hội Việt Nam. Trong báo cáo mới
mới nhất, Bộ này đã giảm mức dự báo GDP xuống chỉ còn 5,96% nếu dịch
bệnh kéo dài đến quý II, so với mục tiêu đặt ra trước đó cho cả năm là
6.8%.
“Dịch Covid-19 ở Trung Quốc tác động nhiều mặt tới kinh tế Việt Nam”, TS. Lê Đăng Doanh nhận định với VOA.
“Một
là ngành hàng không, đường sắt đều đã đình chỉ. Hai, khách du lịch từ
Trung Quốc chiếm khoảng 37%, ở Quảng Ninh có thể chiếm tới 60%, thì bây
giờ giảm sút rất nhiều, hầu như không còn. Ba, doanh nghiệp Việt Nam cần
phụ tùng của Trung Quốc”.
Ngoài
ra, theo TS. Lê Đăng Doanh, thực trạng hàng ngàn công nhân Trung Quốc
về quê ăn Tết vẫn chưa được phép trở lại Việt Nam làm việc cũng gây tác
động không nhỏ lên các nhà máy và công trình tại Việt Nam, bên cạnh tình
trạng ùn ứ nông sản trong những ngày qua vì các quy định hạn chế đi lại
để phòng chống dịch.
1/3 phụ thuộc về nhập khẩu
Theo
thống kê từ Tổng cục Hải quan Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu của Việt
Nam sang Trung Quốc năm 2019 đạt 75.452 tỷ USD, chiếm gần 30% tổng kim
ngạch xuất khẩu của Việt Nam, trong khi nhập khẩu chỉ đạt 41.414 tỷ USD.
Với
nền kinh tế bị phụ thuộc gần 1/3 nhập khẩu từ Trung Quốc như vậy, tình
trạng gián đoạn về nguồn nguyên vật liệu từ các nhà máy ở quốc gia láng
giềng vì dịch Covid-19 đang đề ra những thách thức lớn cho doanh nghiệp
Việt Nam.
TS.
Lê Đăng Doanh cho biết thêm:“Doanh nghiệp dệt may đặt hàng từ sợi, vải,
cho đến cúc từ các nhà máy của Trung Quốc. Đến hết tháng 2 này thì cạn
dự trữ, nên nếu không giải tỏa được thì sẽ gặp khó khăn”.
Sự
phụ thuộc của kinh tế Việt Nam vào Trung Quốc, ngoài cơ chế chính sách,
theo TS. Lê Đăng Doanh, còn do yếu tố mà ông gọi là “phụ thuộc tự
nhiên”.
Ông phân tích:
“Trung
Quốc ở ngay sát Việt Nam, với 1.400 km đường bộ và vịnh Bắc Bộ nên rất
gần gũi. Hai, link kiện, hàng hóa của Trung Quốc có giá rẻ và họ đáp ứng
rất nhanh những yêu cầu của Việt Nam. Ví dụ với hàng dệt may, nếu Việt
Nam nhận được các hợp đồng đòi hỏi phải thay đổi kiểu vải, mẫu mã cúc...
thì với các công ty ở Italy hay các nước khác thì rất khó khăn, nhưng
với các doanh nghiệp Trung Quốc thì họ thích nghi rất nhanh.”.
Vì
vậy, việc các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian qua nhập nhiều hàng
hóa, nguyên phụ liệu từ quốc gia láng giềng là điều khó tránh khỏi.
Cơ hội “thoát Trung”?
“Thoát
Trung” là đề tài đã được nhiều kinh tế gia của Việt Nam bàn thảo, vận
động cũng như đưa ra các kiến nghị cho chính phủ, đặc biệt sau khi tình
trạng phụ thuộc kinh tế quá nhiều vào một thị trường là Trung Quốc bắt
đầu cho thấy những tác động tiêu cực lên kinh tế-xã hội của Việt Nam.
Trước
tình trạng “đóng băng” của nhiều ngành nghề, dịch vụ, sản xuất tại Việt
Nam do ảnh hưởng của dịch Covid-19 từ Trung Quốc, một số ý kiến cho
rằng đây cũng là một cơ hội tốt để Việt Nam “thoát Trung”, giảm dần sự
phụ thuộc về kinh tế vào quốc gia láng giềng.
Theo TS. Lê Đăng Doanh, để làm được việc này, đòi hỏi Việt Nam phải có một nỗ lực lớn và cả chấp nhận những thiệt thòi ban đầu.
“Người
Trung Quốc rất giỏi kinh doanh và họ có thể tranh thủ được các khách
hàng Việt Nam bằng nhiều thủ thuật. Vì vậy nên trong thời gian sắp tới,
khi Việt Nam muốn đa dạng hóa, đa phương hóa thì có lẽ cũng phải điều
chỉnh một số mặt hàng và một số khách hàng, và có lẽ giá một số sản phẩm
cũng không tránh khỏi phải tăng lên”.
“Việt
Nam có câu trong họa có phúc, trong nguy có cơ. Nhân tình hình này,
kinh tế Việt Nam sẽ phải tái cơ cấu, phải đổi mới sản xuất, tìm kiếm thị
trường mới, linh kiện, kênh hợp tác mới”.
TS.
Lê Đăng Doanh hy vọng giới hữu trách có thể biến “nguy” thành “cơ” để
đẩy mạnh việc cải cách và tái cơ cấu nền kinh tế Việt Nam, dựa vào những
cơ hội đang mở ra từ việc hợp tác với châu Âu, Mỹ và các quốc gia châu Á
khác.
(VOA)
Không có nhận xét nào