NGƯỜI MỸ TRỞ VỀ- HOME SWEET HOME
Vũ Hán, thứ ba 28/1/2020: Kalitta Air Boeing 747 đến thành phố Vũ Hán rước 201 nhân viên ngoại giao và gia đình về Mỹ. Phi hành đoàn không rời máy bay. Hành khách ngồi ở khoang khác được săn sóc y tế suốt từ Vũ Hán tới Mỹ. Boeing này 18 tuổi chuyên chở hàng hoá, được gắn thêm ghế cho phi vụ đặc biệt này. Nếu quen tiện nghi có thể ca thán về điều này quên rằng hàng triệu người tuyệt vọng không cách gì ra khỏi Vũ Hán.
Anchorage, tiểu bang Alaska, 28/1, lúc 6:34AM, sau chuyến bay dài 9 giờ 31 phút, Kalitta Air hạ cánh xuống phi trường Ted Stevens, trễ mất... 5 giây. Hành khách được mời bữa ăn nóng sốt, được khám sức khỏe lần thứ ba tại một khu vực biệt lập. Khu vực ấy sẽ được khử trùng và không một máy bay quốc tế nào được phép hạ cánh cho đến tháng 5/2020.
California, thứ tư 29/1, lúc 1:AM, Kalitta Air hạ cánh tại phi trường quân sự March Air Base. Bác sĩ Anne Zink, trưởng đoàn y tế Alaska hộ tống hành khách nói "Thật cảm động và nức lòng biết bao nghe mọi người reo hò mừng rỡ khi phi hành đoàn loan báo hạ cánh "Welcome home to the United States".
Bộ Ngoại Giao, Bộ Y Tế, CDC (Trung Tâm Phòng Ngừa Dịch Bệnh) phối hợp cung cấp nơi ở và săn sóc y tế cho đoàn người trong 3 ngày đầu, sau đó tự họ lựa chọn về nhà hay ở thêm thời gian ‘2 tuần ủ bệnh”.
Vũ Hán, thứ ba 28/1/2020: Kalitta Air Boeing 747 đến thành phố Vũ Hán rước 201 nhân viên ngoại giao và gia đình về Mỹ. Phi hành đoàn không rời máy bay. Hành khách ngồi ở khoang khác được săn sóc y tế suốt từ Vũ Hán tới Mỹ. Boeing này 18 tuổi chuyên chở hàng hoá, được gắn thêm ghế cho phi vụ đặc biệt này. Nếu quen tiện nghi có thể ca thán về điều này quên rằng hàng triệu người tuyệt vọng không cách gì ra khỏi Vũ Hán.
Coronavirus: Âm phủ loạn giang hồ |
Anchorage, tiểu bang Alaska, 28/1, lúc 6:34AM, sau chuyến bay dài 9 giờ 31 phút, Kalitta Air hạ cánh xuống phi trường Ted Stevens, trễ mất... 5 giây. Hành khách được mời bữa ăn nóng sốt, được khám sức khỏe lần thứ ba tại một khu vực biệt lập. Khu vực ấy sẽ được khử trùng và không một máy bay quốc tế nào được phép hạ cánh cho đến tháng 5/2020.
California, thứ tư 29/1, lúc 1:AM, Kalitta Air hạ cánh tại phi trường quân sự March Air Base. Bác sĩ Anne Zink, trưởng đoàn y tế Alaska hộ tống hành khách nói "Thật cảm động và nức lòng biết bao nghe mọi người reo hò mừng rỡ khi phi hành đoàn loan báo hạ cánh "Welcome home to the United States".
Bộ Ngoại Giao, Bộ Y Tế, CDC (Trung Tâm Phòng Ngừa Dịch Bệnh) phối hợp cung cấp nơi ở và săn sóc y tế cho đoàn người trong 3 ngày đầu, sau đó tự họ lựa chọn về nhà hay ở thêm thời gian ‘2 tuần ủ bệnh”.
Khoảng 1000 người Mỹ ở Vũ Hán, Bộ Ngoại Giao đang cố gắng đưa hết về Mỹ có thể bằng đường bộ.
ĐỌC GIỮA HAI GIÒNG CHỮ
Đáng lẽ Kalitta đáp xuống phi trường Ontario thuộc San Bernardino County, cách phi trường Los Angles LAX 56 miles, nhưng sau cùng hạ cánh xuống March Air Base thuộc Riverside County cách LAX 58 miles. Ngày 29/1 phi trường Ontario thông báo bằng một đoạn văn ngắn và đẹp:
"Phi Trường Ontario chúng tôi đã sẵn sàng đón tiếp nhân viên ngoại giao và công dân Mỹ trở về từ Trung Quốc, cảm ơn liên bang, tiểu bang và địa phương giúp sửa soạn chuyến hồi hương này. Chúng tôi cũng cảm ơn sự hỗ trợ và thông cảm từ cộng đồng trong công tác nhạy cảm này. Nhưng nay địa điểm sẽ chuyển sang căn cứ March Air Base, chúng tôi xin gửi đến người trở về lòng biết ơn và lời chúc chân thành".
Ai đang ngồi nhà bình an mới thấm thía lời cảm ơn những người chịu xa nhà, dấn thân vào những việc làm khó khăn chốn xa xôi. Ngôn từ bình tĩnh của phi trường Ontario thật đẹp.
NHỮNG NGƯỜI MAY MẮN RA KHỎI VŨ HÁN
Ngày 28/1, những quốc gia này đã mang công dân về:
Canada có 126
Nam Hàn có 700
Liên Hiệp Châu Âu có 350
20 Sĩ quan Thái tới Vũ Hán coi làm hàng không mẫu hạm lật đật biến liền.
Nước Úc cùng với New Zealand cùng hãng máy bay Qantas lớn nhất của Úc chở 600 người về, có thể sẽ hạ cánh xuống đảo Christmas trong thời gian ủ bệnh 2 tuần. Quân đội được điều đến bảo vệ đảo. Thiệt họ cưng công dân hết biết luôn.
Ngày 28/1 lúc 4:47AM, chuyến bay rời Vũ Hán bốc 200 công dân Nhật về tới phi trường Tokyo Haneda lúc 8:41AM, không ai nhiễm coronavirus, được bác sĩ chăm sóc trên chuyến bay. Họ sẽ ở nhà suốt 2 tuần, thời gian "ủ bệnh". Nhật mang tới Vũ Hán 15.000 mặt nạ, 50.000 găng, 8,000 kính bảo vệ. Bác sĩ ở Vũ Hán làm việc trong căng thẳng, sợ hãi và thiếu dụng cụ. Tối 28/1 chuyến thứ hai sẽ mang nốt 650 người Nhật từ Vũ Hán về.
TRUNG TÂM JOHNS HOPKINS LÊN TIẾNG
Ngày 26/1/2020- Dr. Tom Inglesby của The Johns Hopkins kêu gọi lãnh đạo và tổ chức thế giới tiếp tay tìm ra cách ngăn chặn trong khi tìm được vaccine chích ngừa. The Johns Hopkins thành lập năm 1876 ở tiểu bang Maryland mang tên nhà hảo tâm Johns Hopkins, một trong giám đốc tuyến đường sắt đầu tiên của nước Mỹ nối Baltimore và Ohio, lúc lâm chung tặng $7 tr. (khoảng 147.5 tr. USD bây giờ) thành lập bệnh viện và đại học y khoa, dần dần thêm trung tâm nghiên cứu (khoa học-lịch sử-nghệ thuật) lớn nhất thế giới, đồng thời tài trợ cho nghiên cứu tại các đại học toàn nước Mỹ. The Johns Hopkins đoạt 39 giải Nobel.
Ở Mỹ nhà hảo tâm chỉ để lại cho con cái một ít gia tài, còn tặng thư viện, đại học, nhà thờ, nghiên cứu, bảo tàng... Năm ngoái một bạn từ Việt Nam qua chơi California bảo "nước Mỹ xe lửa tồi quá, không bén gót chân Trung Quốc". Tôi lễ phép cảm ơn và tiễn bạn ấy ra phi trường, không dám nhắc tới Johns Hopskins khiêm nhường và những toa xe lửa đầu tiên ấy.
Thế giới không ngờ đằng sau kết quả đẹp đẽ trên là cố gắng của bao người, bí mật và lặng lẽ như tiểu thuyết trinh thám. Giữa sợ hãi tập thể của cư dân Vũ Hán, phòng thí nghiệm chạy đua với “coronavirus mới”, căng thẳng bộ ngoại giao-chóp bu Bắc Kinh, cố gắng từ phi hành đoàn đến nhân viên phi trường... giữa tổ kiến bận rộn ấy là ngôn từ bình tĩnh của phi trường Ontario, là quà tặng của người Nhật để lại Vũ Hán.
Đầu năm, cầu bình an cho thế giới, với hy vọng vẫn còn những người tử tế.
Trần thị Vĩnh-Tường
ĐỌC GIỮA HAI GIÒNG CHỮ
Đáng lẽ Kalitta đáp xuống phi trường Ontario thuộc San Bernardino County, cách phi trường Los Angles LAX 56 miles, nhưng sau cùng hạ cánh xuống March Air Base thuộc Riverside County cách LAX 58 miles. Ngày 29/1 phi trường Ontario thông báo bằng một đoạn văn ngắn và đẹp:
"Phi Trường Ontario chúng tôi đã sẵn sàng đón tiếp nhân viên ngoại giao và công dân Mỹ trở về từ Trung Quốc, cảm ơn liên bang, tiểu bang và địa phương giúp sửa soạn chuyến hồi hương này. Chúng tôi cũng cảm ơn sự hỗ trợ và thông cảm từ cộng đồng trong công tác nhạy cảm này. Nhưng nay địa điểm sẽ chuyển sang căn cứ March Air Base, chúng tôi xin gửi đến người trở về lòng biết ơn và lời chúc chân thành".
Ai đang ngồi nhà bình an mới thấm thía lời cảm ơn những người chịu xa nhà, dấn thân vào những việc làm khó khăn chốn xa xôi. Ngôn từ bình tĩnh của phi trường Ontario thật đẹp.
NHỮNG NGƯỜI MAY MẮN RA KHỎI VŨ HÁN
Ngày 28/1, những quốc gia này đã mang công dân về:
Canada có 126
Nam Hàn có 700
Liên Hiệp Châu Âu có 350
20 Sĩ quan Thái tới Vũ Hán coi làm hàng không mẫu hạm lật đật biến liền.
Nước Úc cùng với New Zealand cùng hãng máy bay Qantas lớn nhất của Úc chở 600 người về, có thể sẽ hạ cánh xuống đảo Christmas trong thời gian ủ bệnh 2 tuần. Quân đội được điều đến bảo vệ đảo. Thiệt họ cưng công dân hết biết luôn.
Ngày 28/1 lúc 4:47AM, chuyến bay rời Vũ Hán bốc 200 công dân Nhật về tới phi trường Tokyo Haneda lúc 8:41AM, không ai nhiễm coronavirus, được bác sĩ chăm sóc trên chuyến bay. Họ sẽ ở nhà suốt 2 tuần, thời gian "ủ bệnh". Nhật mang tới Vũ Hán 15.000 mặt nạ, 50.000 găng, 8,000 kính bảo vệ. Bác sĩ ở Vũ Hán làm việc trong căng thẳng, sợ hãi và thiếu dụng cụ. Tối 28/1 chuyến thứ hai sẽ mang nốt 650 người Nhật từ Vũ Hán về.
TRUNG TÂM JOHNS HOPKINS LÊN TIẾNG
Ngày 26/1/2020- Dr. Tom Inglesby của The Johns Hopkins kêu gọi lãnh đạo và tổ chức thế giới tiếp tay tìm ra cách ngăn chặn trong khi tìm được vaccine chích ngừa. The Johns Hopkins thành lập năm 1876 ở tiểu bang Maryland mang tên nhà hảo tâm Johns Hopkins, một trong giám đốc tuyến đường sắt đầu tiên của nước Mỹ nối Baltimore và Ohio, lúc lâm chung tặng $7 tr. (khoảng 147.5 tr. USD bây giờ) thành lập bệnh viện và đại học y khoa, dần dần thêm trung tâm nghiên cứu (khoa học-lịch sử-nghệ thuật) lớn nhất thế giới, đồng thời tài trợ cho nghiên cứu tại các đại học toàn nước Mỹ. The Johns Hopkins đoạt 39 giải Nobel.
Ở Mỹ nhà hảo tâm chỉ để lại cho con cái một ít gia tài, còn tặng thư viện, đại học, nhà thờ, nghiên cứu, bảo tàng... Năm ngoái một bạn từ Việt Nam qua chơi California bảo "nước Mỹ xe lửa tồi quá, không bén gót chân Trung Quốc". Tôi lễ phép cảm ơn và tiễn bạn ấy ra phi trường, không dám nhắc tới Johns Hopskins khiêm nhường và những toa xe lửa đầu tiên ấy.
Thế giới không ngờ đằng sau kết quả đẹp đẽ trên là cố gắng của bao người, bí mật và lặng lẽ như tiểu thuyết trinh thám. Giữa sợ hãi tập thể của cư dân Vũ Hán, phòng thí nghiệm chạy đua với “coronavirus mới”, căng thẳng bộ ngoại giao-chóp bu Bắc Kinh, cố gắng từ phi hành đoàn đến nhân viên phi trường... giữa tổ kiến bận rộn ấy là ngôn từ bình tĩnh của phi trường Ontario, là quà tặng của người Nhật để lại Vũ Hán.
Đầu năm, cầu bình an cho thế giới, với hy vọng vẫn còn những người tử tế.
Trần thị Vĩnh-Tường
Không có nhận xét nào