Năm 2020, Trung Quốc Đại Lục bị đại
dịch ‘viêm phổi Vũ Hán’ do virus corona mới (COVID-19) tấn công, dường
như trong bức màn sắt khép kín đang ánh lên quầng sáng: ĐCSTQ đang tan
rã; quá trình tan rã này đang diễn ra theo cả chiều ngang và chiều dọc,
từ thể chế đến tư tưởng, từ hữu hình đến vô hình.
Năm 2020 Trung Quốc Đại Lục bị đại dịch tấn công, dường như trong bức màn sắt khép kín đang ánh lên quầng sáng: ĐCSTQ đang tan rã. |
Tan rã chiều ngang: Chủ nghĩa ly khai địa phương
Trung
Quốc vào thời mạt nhà Tây Chu đã xảy ra cuộc xâm lược từ ngoại tộc, mở
ra kỷ nguyên tranh bá giữa các chư hầu. Vào thời Đông Hán xảy ra khởi
nghĩa Khăn Vàng cũng đã kéo theo nạn cát cứ tranh giành giữa các thế
lực. Sự chuyển đổi triều đại trong lịch sử luôn khởi đầu từ biến cố
trọng đại. Triều đại Đỏ (ĐCSTQ) đang xảy ra đại dịch COVID-19 bắt đầu ở
Vũ Hán, không có gì bất ngờ khi biến cố này như lối mòn lịch sử, sẽ
nhanh chóng diễn biến thành tình trạng cát cứ tự trị của các chính quyền
địa phương.
Chủ
nghĩa ly khai địa phương trước tiên bắt đầu bằng việc Chính phủ Trung
ương phong tỏa khắp nơi với mục đích ngăn chặn dịch bệnh lây lan. Hiển
nhiên cách này sẽ kết thúc trong thất bại, dù giữa các thành phố đóng
cửa với nhau, nhưng virus vẫn có thể lan truyền bằng nhiều đường khác,
sẽ lang thang từ thành phố này sang thành phố khác.
Các
thành phố sau khi phong tỏa sẽ thiếu thốn vật tư thiết yếu, đặc biệt có
thể xảy ra cuộc chiến tranh giành mặt hàng quan trọng hàng đầu là khẩu
trang. Với thực trạng tự trị của các địa phương không ngừng gia tăng,
việc tranh giành khẩu trang giữa các nơi bị phong tỏa có thể leo thang
thành cuộc chiến sống còn. Chẳng hạn khi chính quyền Miên Dương – Tứ
Xuyên chuyển từ Pakistan về 300.000 khẩu trang y tế, dù đã cho xe bọc
thép và hơn 30 cảnh sát chống bạo động vũ trang hạng nặng theo hộ tống,
nhưng vẫn bị hàng chục xe cảnh sát của đồn cảnh sát Miên Dương chặn lại
và ép để lại 200.000 khẩu trang, nhưng khi cảnh sát Miên Dương vận
chuyển chiến lợi phẩm cũng bị cảnh sát Kim Đường (Thành Đô) giành giật,
dù đã bảo vệ thành công. Thực tế này đã tố cáo đanh thép: chiếc áo khoác
văn minh ĐCSTQ chưa mặc được bao lâu, đến thời khắc quan trọng đã để lộ
chiếc áo lót lưu manh từ ngày khởi nghiệp.
Hiển
nhiên, bản năng sinh tồn khiến người ta tự biết “phát huy lợi thế”. Một
số thành phố trục giao thông dựa vào lợi thế của cảng hải quan hoặc
trạm trung chuyển để trực tiếp giữ khẩu trang quá cảnh ở nhiều nơi khác
nhau. Ví dụ, Thành phố Đại Lý đã tận dụng những lợi thế này thu giữ một
số lượng lớn khẩu trang, trong một lần thành công nhất gần đây đã thu
giữ của Từ Khê tỉnh Chiết Giang 598 thùng với tổng cộng 112.000 khẩu
trang.
Màn
kịch tương tự vẫn đang diễn ra, với tình trạng dịch bệnh COVID-19 tiếp
tục lan rộng thì có lẽ quyền tự trị của các chính quyền địa phương trong
chế độ toàn trị ĐCSTQ cũng đang ngày càng được tăng cường, chính trong
xu thế này đang khởi động quá trình tan rã bộ máy quyền lực toàn trị
ĐCSTQ theo chiều ngang.
Tan rã chiều dọc: “Cắt đuôi” tìm đường sống
Đại
dịch COVID-19 khiến ĐCSTQ không ngừng đứng trước nguy cơ sụp đổ. Để
vượt qua khủng hoảng, ĐCSTQ lại giở trò bẩn thường thấy: “cắt đuôi” tìm
đường sống. Trước tiên là tung ra dê chịu tội gánh trách nhiệm, sau đó
lắc mình biến thành vị cứu tinh bình ổn cục diện.
Nhưng
lần này, công thức này có vẻ không hiệu quả. Trước hết, trong làn sóng
dư luận đổ trách nhiệm cho quan trường Vũ Hán, Thị trưởng Chu Tiên
Vượng của Vũ Hán (mới mất chức) đã không chấp nhận ngoan ngoãn gánh chịu
tội mà thẳng thắn lên tiếng trên truyền thông cho biết, vào tháng 12
chính quyền Vũ Hán đã báo cáo dịch bệnh cho chính quyền trung ương, ném
trách nhiệm trở lại trung ương. Mặc dù chỉ đơn giản là phản ứng biện hộ
tự nhiên, nhưng có sức mạnh như tấn thuốc nổ TNT. Diễn biến này đã hé mở
thực trạng của ĐCSTQ: cao tầng mất khả năng kiểm soát cơ sở, là dấu
hiệu khả năng tan rã thể chế.
Sau
màn đẩy trách nhiệm về trung ương thì lập tức quan trường Hồ Bắc bị
thanh trừng, hàng loạt quan lớn đứng đầu tỉnh Hồ Bắc cũng như thành phố
Vũ Hán bị cách chức. Nhưng bất ngờ hơn là hành động đầu tiên của những
quan chức mới về lãnh đạo Hồ Bắc cùng Vũ Hán (như Ứng Dũng và Vương
Trung Lâm) là họ hợp sức cùng nhau để không bị biến thành dê thế tội!
Ngay trong ngày quan mới được bổ nhiệm, số trường hợp nhiễm COVID-19 mới
được báo cáo tăng gấp gần 10 lần. Mặc dù con số báo cáo công luận này
cũng còn xa mới chạm được số liệu thực, nhưng điều này đủ để khiến giới
lãnh đạo trung ương phải líu lưỡi. Vấn đề khiến quan chức trung ương lo
ngại ở đây không phải vì con số báo cáo tăng gấp chục lần, mà vì quan
mới lên thay cũng tương tự, họ không muốn làm dê thế tội. Ảo vọng về uy
quyền trung ương, về địa vị hạt nhân đang tan rã là điều khiến ĐCSTQ lo
sợ nhất.
Chúng
ta có thể thấy, cơ chế kiểm soát kiểu ban phát từ trên xuống dưới trong
hệ thống toàn trị ĐCSTQ đang suy yếu, dù ĐCSTQ biết rõ điều này nhưng
vì không có lựa chọn nào khác nên lại chọn tiếp tục thủ đoạn “cắt đuôi
tìm đường sống”, khi thủ đoạn này không linh nghiệm thì đành nâng cấp
từng bước, không ngại thanh trừng quan to, nếu tiếp tục xu thế này thì
sớm muộn cũng có đảo chính, thậm chí trò thanh trừng quyền lực có thể
kéo đến cả lãnh đạo cao nhất. Trò “cắt đuôi” này có thể xem là tan rã
theo chiều dọc, sẽ ngày càng đưa ĐCSTQ lún sâu vào đường cùng.
Dân chúng thức tỉnh, ĐCSTQ sẽ bị đào thải
Với
dịch bệnh ngoài tầm kiểm soát, người dân ở những khu vực bị ảnh hưởng
nặng nề nhất rơi vào tuyệt vọng. Hệ thống y tế gần như sụp đổ, nguồn
cung vật tư y tế thiếu nghiêm trọng, chưa kể dân chúng còn phải chịu
đựng tình trạng vô cảm của bộ máy quan liêu. Ví dụ, tại các khu vực dịch
bệnh, những người nhiễm virus phải thông qua một bộ quy trình như tổ
khu cư trú, khu phố, trụ sở chỉ huy dịch bệnh, sau đó tên của họ mới đến
được bệnh viện và chờ có giường nằm. Những tổ chức vốn đóng vai trò
dịch vụ này đã sử dụng các thủ tục rườm rà, hiệu quả chậm và hạn chế số
người để làm cho nhiều người nhiễm bệnh không đến được bệnh viện mà phải
cách ly tại nhà, khiến số người được chẩn đoán nhiễm COVID-19 chỉ có
thể ổn định trong một phạm vi nhất định. Làm sao người dân không tuyệt
vọng với Chính phủ như thế?
Một
vấn đề khác là nguồn vật tư y tế từ cộng đồng quyên góp cho khu vực bị
dịch bệnh đã bị Hội Chữ thập cắt xén, hoặc bị các quan chức liên quan
thu giữ để bán lại với giá cao, đây cũng là quốc nạn. Nhưng thậm chí có
khi vật tư y tế được phân phối cho bệnh viện nhưng lại bị giữ trong kho
mà không đến được tay các nhân viên y tế. Lý do là để khi lãnh đạo đi
kiểm tra và phóng viên đến phỏng vấn, bệnh viện chứng minh rằng có “vật
tư đầy đủ”. Làm sao người dân không tuyệt vọng với Chính phủ như thế?
Thế
là trong tuyệt vọng, hỗn loạn nổi lên. Có những người nhiễm bệnh nhưng
không thể nhập viện chữa trị do vấn đề hạn ngạch người nhập viện, nhưng
họ lại không thể ở nhà vì sợ lây nhiễm cho gia đình, đành phải đi lang
thang trên đường và trở thành nguồn lây nhiễm tiềm năng. Có người tuyệt
vọng vì không được chữa trị nên nhảy sông, nhảy cầu, hoặc treo cổ tự tử.
Có cảnh cha mẹ bị đưa đi cách ly, để lại trẻ nhỏ ở nhà không có người
chăm sóc. Cũng có trường hợp cả gia đình nhiễm bệnh, tạo thành thảm kịch
nhân gian. Ngoài ra còn rất nhiều nhân viên y tế tuyến đầu vì không đủ
quần áo bảo hộ mà “chịu trận” trong không khí tràn ngập virus… Hàng
loạt các bi kịch vẫn đang tiếp tục diễn ra!
Nhìn
lại lịch sử của ĐCSTQ, tình trạng hỗn loạn trong phạm vi toàn quốc vượt
khỏi tầm kiểm soát như hiện nay không phải chưa từng xảy ra. Điều kỳ lạ
là bất kể tình hình thế nào, chỉ cần tình trạng hỗn loạn kết thúc là
ĐCSTQ lại vững vàng nắm quyền lực mà không bị tổn hại gì. Từ đây cho
thấy, trong những hoàn cảnh hỗn loạn như hiện nay, dân chúng dù tuyệt
vọng hay nguyền rủa không giải quyết được gì, có thể bình tĩnh và thức
tỉnh đứng lên mới là cách đúng đắn duy nhất.
Chẳng
hạn lần này ĐCSTQ vẫn hoang tưởng nhìn dịch bệnh bằng thái độ xa cách
của kẻ bề trên nhìn xuống, làm sao có thể ngờ rằng có một lực lượng thức
tỉnh đang nổi lên ngay từ trong dịch bệnh.
Ông
Phương Bân (Fang Bin) người Vũ Hán đã bất chấp nguy hiểm đến nhiều nhà
tang lễ và bệnh viện ở Vũ Hán để quay lại tình hình thực tế và đăng tải
lên internet. Tại Bệnh viện thứ 5 của Vũ Hán, ông đã quay được cảnh 8
thi thể được đưa ra chỉ trong 5 phút, đập tan bức màn sắt che giấu sự
thật của ĐCSTQ, gây chấn động trong và ngoài nước. Vào ngày 4/2 Phương
Bân đã phát động chiến dịch “hỗ trợ lẫn nhau” trên internet. Thậm chí
ngày 7/2 đã nâng cấp thành phong trào “toàn dân chống độc tài”, kêu gọi
tất cả các lực lượng chống ĐCSTQ cùng đoàn kết lại, người Trung Quốc
không còn đường lùi, “chế độ chuyên chế không thể tiếp tục, chắc chắn
chúng ta chiến thắng.”
Sau
chiều ngày 10/2 khi Phương Bân bị ĐCSTQ bắt cóc thì không còn thấy
thông tin về ông, nhưng sau đó lại nổi lên nhiều tiếng nói dũng cảm. Một
người Vũ Hán đã quay video chửi rủa ĐCSTQ: “Bọn bay bắt Phương Bân à?
Có bắt được hết người Vũ Hán không? Có thể bắt hết 12 triệu người Vũ
Hán, hãy đến đây! Xem bố mày có sợ không.”
Một
thanh niên khác là Chu A Bảo (Zhu Abao) cũng ghi lại một đoạn video
công khai rằng: “Trung Quốc trong 5000 năm qua đã có vô số người tài
giỏi chống lại chính quyền tàn bạo, xả thân vì nghĩa, người Trung Quốc
chúng ta phải tự cứu mình, không ai có thể cứu được chúng ta ngoài chính
chúng ta.”
Cùng
với đại dịch, làn sóng lớn toàn dân thức tỉnh đã hình thành. Vào ngày
14/2 người dân Vũ Hán đã khởi xướng “hoạt động toàn dân gào thét”, từ
video được cư dân mạng chia sẻ cho chúng ta thấy rằng những người Vũ Hán
không chỉ đang dũng cảm đối mặt với COVID-19 mà còn đang sẵn sàng chống
lại ĐCSTQ, đông đảo mọi người đã hét lên: toàn dân phản kháng, trả lại
chính quyền cho dân, lật đổ độc tài. Hoạt động này được ca ngợi là “phát
súng đầu tiên toàn dân phản kháng”. (Video).
Kết luận
Đại
dịch COVID-19 năm 2020 tấn công Trung Quốc mang theo cả tang thương và
bi tráng, cả chết chóc và cơ hội, trong quá trình này đã khiến quá nhiều
những số phận không may qua đời, để lại nỗi buồn vô tận cho người thân
còn sống. Tuy nhiên, vận mệnh ĐCSTQ cũng đã đến hồi kết. Phải thấy rằng
chỉ có sự tan rã của ĐCSTQ là liều thuốc tốt nhất để chống lại dịch
bệnh, mới là chìa khóa để ngăn chặn thảm kịch lặp lại. Tuy nhiên, khi
nói đến sự tan rã của ĐCSTQ, như đã đề cập trước đó, ĐCSTQ tan rã theo
chiều ngang là tình trạng ly khai tại các địa phương, còn theo chiều dọc
nằm trong thủ đoạn chúng tự “cắt đuôi” để tìm lối thoát, nhưng dù sao
tình trạng tan rã này vẫn không thể có tính triệt để, tình trạng tan rã
thực sự đối với ĐCSTQ không chỉ nằm ở tan rã về bình diện thể chế và
hình thức tổ chức, mà quan trọng hơn là ở vấn đề nhận thức rõ và loại bỏ
triệt để về ý thức hệ và văn hóa Đảng của ĐCSTQ. Nơi có thể loại bỏ
triệt để thực trạng này của ĐCSTQ đang bắt đầu ở Vũ Hán bị bao quanh bởi
dịch bệnh, đang bắt đầu từ sự thức tỉnh của người dân Trung Quốc!
Tống Từ Phụng
* Bài viết chỉ đại diện cho quan điểm và ý kiến cá nhân của tác giả.
(Trí thức VN)
Không có nhận xét nào