Tôi là người Việt Nam, xin hỏi: Chính trị là gì? |
(Phần 1)
ĐỊNH ĐỀ: có độc đảng thì không có chính trị, có độc tài thì không có chính giới, có độc trị thì không có chính trường, có độc tôn thì không có chính kiến.
Tôi xin dùng định đề này để xác nhận lần nữa là các lãnh đạo ĐCSVN-Đảng cộng sản Việt Nam hiện nay, không phải là chính trị gia. Đây là định đề mà tôi đã viết qua sách và bài, đã phân tích và giải thích trong các giảng đường đại học quốc nội cũng như quốc tế.
Trong bài này tôi dùng hệ chính (chính trị, chính giới, chính trường) qua hệ thức (kiến thức, tri thức, trí thức, ý thức, nhận thức) biết dựa trên hệ lương (lương thiện, lương tâm, lương tri) để giải luận thảm kịch của Việt Nam hiện nay, và khi không có ba hệ này, thì Việt tộc chỉ bị cai trị, mà xã hội Việt sẽ không có các chính trị gia Việt để quản trị văn hóa Việt, giáo dục Việt, kinh tế Việt… vì chính trị chi phối không những đời sống xã hội, sinh hoạt xã hội, quan hệ xã hội, mà chính trị quyết định toàn bộ thân phận của một dân tộc, toàn thể số kiếp của một quốc gia.
Xin được đề nghị phương pháp luận sau đây để giải luận câu chuyện: Chính trị là gì? Chúng ta sẽ dùng định nghĩa để xây dựng định đề, và khi định nghĩa để nhận ra các ẩn số trong đời sống chính trị (chính trị, chính giới, chính trường) thì chúng ta phải vào sâu để phân tích hai hàm số khác: thực trạng vắng bóng sinh hoạt chính trị của Việt Nam hiện nay song hành cùng các sự vô dạng chính trị của các lãnh đạo ĐCSVN-Đảng cộng sản Việt Nam. Họ không có chiều cao trong nhận định chính trị, không có chiều sâu trong phân tích chính trị, không có chiều rộng trong xử lý chính trị, không có chiều dài trong dự phóng chính trị, cụ thể là muốn làm chính trị phải có trình độ (cá nhân và tập thể) để tạo được mức độ nhận thức các thử thách đang chực chờ Việt tộc.
Sự thật chính trị: làm nên hành động chính trị luôn có nền trên nhận thức về sự thật, sự thật về số phận của một dân tộc trong quá khứ, sự thật về hiện tại của xã hội mà dân tộc đó đang sống, sẽ làm nên tiền đề về sự thật trong tương lai của dân tộc này qua các thế hệ sắp tới. Câu chuyện “có (sự) thực mới vực được đạo” ở đây cao, sâu, xa, rộng hơn cách nói “có (lương) thực mới vực được đạo”, vì sự thực bắt rễ trong thực tại của cuộc sống, làm nên thực cảnh của một dân tộc, dựng nên thực tế của đời sống xã hội. Chính định nghĩa về sự thật làm nền cho mọi hành động chính trị, sẽ loại khỏi ra sinh hoạt chính trị ít nhất là ba độc tố: thứ nhất là ý thức hệ không hề dựa vào sự thật; thứ nhì là tuyên truyền độc tài không hề bám vào sự thật; thứ ba là tuyên giáo độc đảng thì bất chấp sự thật.
Chúng ta hãy đi xa hơn nữa trong định nghĩa về sự thật để tìm ra các định luận làm rễ cho mọi hành động chính trị có thực chất của hệ lương (lương thiện, lương tâm, lương tri) đi tìm hệ thức (kiến thức, tri thức, trí thức, ý thức, nhận thức): không chỉ có một sự thật mà có nhiều sự thật, sự thật của nghệ thuật không phải là sự thật của kinh tế, và sự thật của khoa học không phải là sự thật của chính trị… Vậy thì, sự thật chính trị phải dựa trên một định nghĩa: sự thật là quá trình của thực tế làm nên quy trình cho thực tại. Tại đây, chính quá trình khi trở thành quy trình thì bản thân nó là kết quả của một công trình, hay ngược lại là hậu quả của một tác hại ngay trên dân tộc và đất nước mà chính quyền là thủ phạm.
Tại sao lại đặt vấn đề một công trình của hành động chính trị? Tại sao lại dùng ngữ pháp công trình? Ta hãy đi xa thêm nữa trong lý luận: hành động chính trị mang đến kết quả tốt cho dân tộc, đưa đến hiệu quả hay cho nhân dân là một hành động đặc thù của một cá nhân lãnh tụ, một tập thể lãnh đạo có tính nhân quả tích cực lâu dài trong thời gian, rộng rãi trong không gian. Nó thay đời đổi kiếp cho đồng bào, cho đồng loại theo hướng thăng hoa, nó sẽ mang giá trị phổ quát cho nhân loại. Từ hành động đặc thù để có kết quả đặc trưng làm nên giá trị phổ quát cho mai hậu, đây chính là định nghĩa để giải luận mọi hành động chính trị; và “nói gần nói xa không qua nói (sự) thật” là cả thế kỷ XX cho tới thế kỷ XXI, Việt tộc chưa thấy một hành động chính trị nào có bản lĩnh là kết quả của một công trình đặc thù, có tầm vóc làm nên giá trị phổ quát cho Việt tộc.
Hành tác chính trị: là động tác đưa vào hành động chính trị vào không gian và thời gian của sinh hoạt chính trị được điều hành bởi quyền lực chính trị (nắm chính quyền, lập chính phủ, dựng chính sách), nơi mà hiệu quả của hành tác chính trị được nhận định và đánh giá qua hiệu quả chính trị khi một cá nhân lãnh tụ, hay một tập thể lãnh đạo có quyền lực trong tay. Định nghĩa chính trị học này dùng quyền lực để nhận diện ra hành tác chính trị thật ra chưa đủ và chưa đúng, vì sau kinh nghiệm dân chủ đa nguyên của nhân loại trong hai thế kỷ qua, tại đây chính đa nguyên dựa trên đa đảng liên tục sáng tạo ra đa trí, đa tài, đa năng, đa hiệu… bó buộc chính giới và chính khách phải nới rộng ra định nghĩa này.
Từ đây, định nghĩa về hành tác chính trị phải được bổ sung thêm bởi hai định nghĩa khác: một của triết học chính trị phân tích quyền lực chính trị qua nguyên tắc của công bằng, nơi mà công bằng là chỗ dựa cho công lý để điều chế mọi hành tác chính trị. Hai là xã hội học chính trị, đặt tự do của hành tác chính trị vào nội hàm của công bằng, để tạo ra hiệu quả, cụ thể là dùng công bằng để chế tác ra bác ái, trong đó kẻ có quyền lực là kẻ thực sử dụng được bác ái để tạo đoàn kết, để dựng tương trợ, đặt bác ái đúng nhân vị tức là cùng hàng, cùng lứa, cùng đôi với công bằng và tự do để bảo đảm một cặp đôi khác là: cộng hòa và dân chủ, trong đa nguyên vì nhân quyền.
Trong lịch sử chính trị của các quốc gia văn minh, có chính trị học để nhận định chính trường, có triết học chính trị để phân tích bổn phận của chính giới, có xã hội học chính trị để giải thích trách nhiệm của chính khách thì lý luận về công bằng là nguồn cội của mọi lập luận về công lý, cụ thể là không thể nào định nghĩa về công lý, mà không kèm theo một định nghĩa có tính thuyết phục cao về công bằng. Đây là một lỗi đã trở thành tội của các lãnh đạo ĐCSVN, đã tạo ra bất bình đẳng qua đặc quyền và đặc lợi cho đảng viên, từ cán bộ địa phương tới lãnh đạo trung ương, từ đó tạo ra bất công sâu xa ngay trong xã hội. Các khẩu hiệu Đảng là đầy tớ của nhân dân chỉ là loại xảo ngôn của gian dối để lừa đảo ở mức trắng trợn vì các khẩu lịnh này rất thô bỉ với sự thực là ĐCSVN đã ngồi xổm lên tất cả! Từ hiến pháp tới tư pháp, chà đạp công lý, vùi dập công pháp, chôn sống công luật.
Tự do chính trị: là một phạm trù gây ngộ nhận nhiều nhất trong không gian chính trị, khi ta nghiên cứu về chính trị, chính giới, chính khách khi có chính quyền trong tay, vì bản thân sự hiểu biết chủ quan về tự do là một con dao hai lưỡi; và các thể chế độc đảng, các chế độ độc tài luôn dùng cách hiểu tự do chính trị tà đạo nhất để lập bạo quyền: có chính quyền là có quyền lực, thì muốn làm gì thì làm!
Gây ra những hậu quả không sao lường được, mà trên thượng nguồn là cách hiểu sai lệch về tự do, vì phạm trù tự do là một phạm trù không có quy phạm, cụ thể là không có mô thức tuyệt đối của đạo lý để kiểm soát nó, không có mô hình phổ quát của luân lý để kềm chế nó. Nên trong không gian lãnh đạo chính trị dựa trên đa nguyên của dân chủ thì tự do là nơi mà các quy luật khách quan phải tuân theo các quy phạm cần thiết để quản lý tự do trong chính trị bằng tri thức đúng về quyền lực, tức là phải tôn trọng công bằng, phải tôn vinh công lý.
Trong không gian chính trị này, ta phải phân biệt có nhiều không gian của tự do, các tự do này rất bất bình đẳng trong sinh hoạt xã hội, thí dụ như trong các quốc gia dân chủ giàu mạnh, nhưng trên thực tế không gian của một tỷ phú luôn rộng hơn không gian của một công dân đang thất nghiệp.
Tại Việt Nam hiện nay, ta thấy rõ qua bạo quyền độc đảng, tà quyền tham quan, ma quyền buôn đất thì tự do của một tên đầu nậu đất đai đã chia chác với các nhóm lợi ích trong chính quyền thì hoàn toàn rộng lớn và chúng “có tự do để giết tự do của dân chúng”, để biến dân chúng thành dân oan. Như vậy, tự do phải được nhận định và định nghĩa qua không gian cụ thể, nơi mà bọn bạo quyền, tham quan, ma đất dùng các phương tiện của quyền lực sẵn có trong tay chúng để hủy, diệt, loại, bỏ tự do của dân oan, vừa không có quen biết trong quyền lực, vừa không có các phương tiện pháp quyền để tự bảo vệ tự do của chính mình.
Tự do của một con cáo đang lộng hành giết chóc các con cừu trong chuồng mà các nạn nhân không có lối thoát, thì đây không phải là tự do mà là sát hại! Tự do của liên minh bạo quyền lãnh đạo-tà quyền tham quan-ma quyền trọc phú khi chúng tự do dùng phương châm ma đạo của chúng là: “có tiền mua tiên cũng được”, thì đây không phải là tự do trong liêm sỉ mà là hành động âm binh sát hại đồng bào.
Hãy tỉnh táo để có sáng suốt khi đi tìm định nghĩa về tự do, từ chính trị tới xã hội, từ kinh tế tới văn hóa… khi ta đặt tự do trong quyền lực chính trị, của chính quyền độc đảng trong thực trạng tự do cạnh tranh qua bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, ta sẽ thấy, họ sẽ dùng tự do chính trị để tạo ra các bất công mới, mà ý đồ là để duy trì chế độ độc đảng. Thí dụ quá trình hội nhập vào kinh tế thị trường khi cho phép các doanh nghiệp ngoại quốc vào đầu tư tại Việt Nam với lực lượng lao động Việt dồi dào nhưng lương bổng thấp, bảo hiểm xã hội tồi, an sinh xã hội kém, luôn đi cùng với các chính sách xuất khẩu lao động, biến con dân Việt thành lao nô, nô tỳ cho các nước láng giềng.
Chưa bao giờ trong xã hội Việt lại có sự chênh lệch về bất bình đẳng cao một cách bất thường như hiện nay, với các “đại gia” vỗ ngực là “tỷ phú” nhưng tri thức chỉ là “trọc phú” có mức sống xa hoa trong sa đọa, ngày ngày nhìn-mà-không-thấy nỗi khổ niềm đau của dân oan, dân đen, đang dở chết dở sống để sinh nhai; sống mà không sao vượt qua khó khăn với quá nhiều mức thuế trên lưng, trên vai, trên đầu, và cùng lúc thì chính bọn bạo quyền, tham quan, ma đất… đã tránh được thuế qua tà đạo tham ô và tham nhũng của chúng.
Tổ chức chính trị: Qua đảng phái hoặc qua cá nhân là một tổ chức mang theo hệ tự: lấy tự do làm nên tự chủ, để tự quyết trong hành động mà tự tin, nơi mà quyết đoán sẽ làm nên quyết sách, tạo ra chính sách qua hành động chính trị khi có quyền lực trong tay, tất cả hành động này đều phải dựa trên: công lý có nguồn cội là công bằng. Chính đây là thảm kịch đôi của Việt tộc, từ khi bị ĐCSVN cai trị.
Thảm kịch thứ nhất là lãnh đạo ĐCSVN không hề tôn trọng sự thật đa chiều, đa dạng của truyền thống, văn hóa, xã hội… của Việt tộc mà chỉ đi theo độc lộ đầy độc hại của một ý thức hệ vô sản, có rễ là vô thần nên vô tri ngay trong hệ độc (độc đảng, độc tôn, độc trị, độc quyền, độc tài). ĐCSVN không hề chú trọng việc xây dựng thêm bịnh viện, thêm trường học nơi mà y tế và giáo dục là hằng số của mọi chính quyền liêm chính; mà ngược lại họ tập trung xây dựng bộ máy tà quyền công an dựa trên bạo quyền độc đảng, cùng lúc thần thánh hóa các lãnh đạo của họ đã lừa đảo dân tộc bằng ma quyền, giờ lại được có các tượng đài nghìn tỷ, trong một xã hội ngày càng nhiều dân oan, ngày càng lắm dân đen.
Thảm kịch thứ nhì, vì không biết về sự thật đa chiều, đa dạng của của Việt tộc, nên ĐCSVN đã lầm đường lạc lối khi tổ chức tuyền truyền một chiều kiểu tẩy não, nhồi sọ, gạt đi các giá trị đạo đức của tổ tiên, các đạo lý của dân tộc. Không là chủ thể chính trị để sáng tạo trong lãnh đạo, ĐCSVN không hề quản lý để phát triển, mà chỉ cai trị bằng bạo quyền độc đảng để bảo về đặc quyền, đăc lợi, đặc ân của nó, sai lầm này là chỉ báo rõ nhất về ngày tàn không tránh khỏi của ĐCSVN.
Hai sai lầm trên đã tạo ra bao thảm kịch nghèo nàn lạc hậu trên lưng, trên vai, trên đầu của Việt tộc. Muốn thoát khỏi hai sai lầm trên, thì lối ra lâu dài là đưa hệ đa vào sinh hoạt chính trị, lấy đa đảng để có đa trí trong xây dựng lại xã hội, lấy đa tài làm nên đa năng, tạo ra đa hiệu từ chính trị tới kinh tế, từ giáo dục tới văn hóa… Và trước mắt là phải trở lại nhận thức về sự thật đa chiều, đa dạng của không gian chính trị, từ đó có hành động chính trị dựa trên công bằng, để có tổ chức chính trị dựa trên công lý!
___
Lê Hữu Khóa: Giáo sư Đại học Lille* Giám đốc Anthropol-Asie*Chủ tịch nhóm Nghiên cứu Nhập cư Đông Nam Á* Cố vấn Chương trình chống Kỳ thị của UNESCO – Liên Hiệp Quốc * Cố vấn Trung tâm quốc tế giáo khoa Paris.*Thành viên hội đồng khoa học Viện nghiên cứu Đông Nam Á* Hội viên danh dự nhóm Thuyết khác biệt, Học viện nghiên cứu thế giới.
Các bài của giáo sư LÊ HỮU KHOÁ trên Tiếng Dân đã được ANTHRPOL-ASIE xuất bản và các bạn đọc có thể chuyển tải trực tiếp hai tác phẩm Trực Luận (l’argumentation directe), Xã Luận (l’argumentation sociétale), qua Facebook Vùng Khả Luận (trang thầy Khóa).
ĐỊNH ĐỀ: có độc đảng thì không có chính trị, có độc tài thì không có chính giới, có độc trị thì không có chính trường, có độc tôn thì không có chính kiến.
Tôi xin dùng định đề này để xác nhận lần nữa là các lãnh đạo ĐCSVN-Đảng cộng sản Việt Nam hiện nay, không phải là chính trị gia. Đây là định đề mà tôi đã viết qua sách và bài, đã phân tích và giải thích trong các giảng đường đại học quốc nội cũng như quốc tế.
Trong bài này tôi dùng hệ chính (chính trị, chính giới, chính trường) qua hệ thức (kiến thức, tri thức, trí thức, ý thức, nhận thức) biết dựa trên hệ lương (lương thiện, lương tâm, lương tri) để giải luận thảm kịch của Việt Nam hiện nay, và khi không có ba hệ này, thì Việt tộc chỉ bị cai trị, mà xã hội Việt sẽ không có các chính trị gia Việt để quản trị văn hóa Việt, giáo dục Việt, kinh tế Việt… vì chính trị chi phối không những đời sống xã hội, sinh hoạt xã hội, quan hệ xã hội, mà chính trị quyết định toàn bộ thân phận của một dân tộc, toàn thể số kiếp của một quốc gia.
Xin được đề nghị phương pháp luận sau đây để giải luận câu chuyện: Chính trị là gì? Chúng ta sẽ dùng định nghĩa để xây dựng định đề, và khi định nghĩa để nhận ra các ẩn số trong đời sống chính trị (chính trị, chính giới, chính trường) thì chúng ta phải vào sâu để phân tích hai hàm số khác: thực trạng vắng bóng sinh hoạt chính trị của Việt Nam hiện nay song hành cùng các sự vô dạng chính trị của các lãnh đạo ĐCSVN-Đảng cộng sản Việt Nam. Họ không có chiều cao trong nhận định chính trị, không có chiều sâu trong phân tích chính trị, không có chiều rộng trong xử lý chính trị, không có chiều dài trong dự phóng chính trị, cụ thể là muốn làm chính trị phải có trình độ (cá nhân và tập thể) để tạo được mức độ nhận thức các thử thách đang chực chờ Việt tộc.
Sự thật chính trị: làm nên hành động chính trị luôn có nền trên nhận thức về sự thật, sự thật về số phận của một dân tộc trong quá khứ, sự thật về hiện tại của xã hội mà dân tộc đó đang sống, sẽ làm nên tiền đề về sự thật trong tương lai của dân tộc này qua các thế hệ sắp tới. Câu chuyện “có (sự) thực mới vực được đạo” ở đây cao, sâu, xa, rộng hơn cách nói “có (lương) thực mới vực được đạo”, vì sự thực bắt rễ trong thực tại của cuộc sống, làm nên thực cảnh của một dân tộc, dựng nên thực tế của đời sống xã hội. Chính định nghĩa về sự thật làm nền cho mọi hành động chính trị, sẽ loại khỏi ra sinh hoạt chính trị ít nhất là ba độc tố: thứ nhất là ý thức hệ không hề dựa vào sự thật; thứ nhì là tuyên truyền độc tài không hề bám vào sự thật; thứ ba là tuyên giáo độc đảng thì bất chấp sự thật.
Chúng ta hãy đi xa hơn nữa trong định nghĩa về sự thật để tìm ra các định luận làm rễ cho mọi hành động chính trị có thực chất của hệ lương (lương thiện, lương tâm, lương tri) đi tìm hệ thức (kiến thức, tri thức, trí thức, ý thức, nhận thức): không chỉ có một sự thật mà có nhiều sự thật, sự thật của nghệ thuật không phải là sự thật của kinh tế, và sự thật của khoa học không phải là sự thật của chính trị… Vậy thì, sự thật chính trị phải dựa trên một định nghĩa: sự thật là quá trình của thực tế làm nên quy trình cho thực tại. Tại đây, chính quá trình khi trở thành quy trình thì bản thân nó là kết quả của một công trình, hay ngược lại là hậu quả của một tác hại ngay trên dân tộc và đất nước mà chính quyền là thủ phạm.
Tại sao lại đặt vấn đề một công trình của hành động chính trị? Tại sao lại dùng ngữ pháp công trình? Ta hãy đi xa thêm nữa trong lý luận: hành động chính trị mang đến kết quả tốt cho dân tộc, đưa đến hiệu quả hay cho nhân dân là một hành động đặc thù của một cá nhân lãnh tụ, một tập thể lãnh đạo có tính nhân quả tích cực lâu dài trong thời gian, rộng rãi trong không gian. Nó thay đời đổi kiếp cho đồng bào, cho đồng loại theo hướng thăng hoa, nó sẽ mang giá trị phổ quát cho nhân loại. Từ hành động đặc thù để có kết quả đặc trưng làm nên giá trị phổ quát cho mai hậu, đây chính là định nghĩa để giải luận mọi hành động chính trị; và “nói gần nói xa không qua nói (sự) thật” là cả thế kỷ XX cho tới thế kỷ XXI, Việt tộc chưa thấy một hành động chính trị nào có bản lĩnh là kết quả của một công trình đặc thù, có tầm vóc làm nên giá trị phổ quát cho Việt tộc.
Hành tác chính trị: là động tác đưa vào hành động chính trị vào không gian và thời gian của sinh hoạt chính trị được điều hành bởi quyền lực chính trị (nắm chính quyền, lập chính phủ, dựng chính sách), nơi mà hiệu quả của hành tác chính trị được nhận định và đánh giá qua hiệu quả chính trị khi một cá nhân lãnh tụ, hay một tập thể lãnh đạo có quyền lực trong tay. Định nghĩa chính trị học này dùng quyền lực để nhận diện ra hành tác chính trị thật ra chưa đủ và chưa đúng, vì sau kinh nghiệm dân chủ đa nguyên của nhân loại trong hai thế kỷ qua, tại đây chính đa nguyên dựa trên đa đảng liên tục sáng tạo ra đa trí, đa tài, đa năng, đa hiệu… bó buộc chính giới và chính khách phải nới rộng ra định nghĩa này.
Từ đây, định nghĩa về hành tác chính trị phải được bổ sung thêm bởi hai định nghĩa khác: một của triết học chính trị phân tích quyền lực chính trị qua nguyên tắc của công bằng, nơi mà công bằng là chỗ dựa cho công lý để điều chế mọi hành tác chính trị. Hai là xã hội học chính trị, đặt tự do của hành tác chính trị vào nội hàm của công bằng, để tạo ra hiệu quả, cụ thể là dùng công bằng để chế tác ra bác ái, trong đó kẻ có quyền lực là kẻ thực sử dụng được bác ái để tạo đoàn kết, để dựng tương trợ, đặt bác ái đúng nhân vị tức là cùng hàng, cùng lứa, cùng đôi với công bằng và tự do để bảo đảm một cặp đôi khác là: cộng hòa và dân chủ, trong đa nguyên vì nhân quyền.
Trong lịch sử chính trị của các quốc gia văn minh, có chính trị học để nhận định chính trường, có triết học chính trị để phân tích bổn phận của chính giới, có xã hội học chính trị để giải thích trách nhiệm của chính khách thì lý luận về công bằng là nguồn cội của mọi lập luận về công lý, cụ thể là không thể nào định nghĩa về công lý, mà không kèm theo một định nghĩa có tính thuyết phục cao về công bằng. Đây là một lỗi đã trở thành tội của các lãnh đạo ĐCSVN, đã tạo ra bất bình đẳng qua đặc quyền và đặc lợi cho đảng viên, từ cán bộ địa phương tới lãnh đạo trung ương, từ đó tạo ra bất công sâu xa ngay trong xã hội. Các khẩu hiệu Đảng là đầy tớ của nhân dân chỉ là loại xảo ngôn của gian dối để lừa đảo ở mức trắng trợn vì các khẩu lịnh này rất thô bỉ với sự thực là ĐCSVN đã ngồi xổm lên tất cả! Từ hiến pháp tới tư pháp, chà đạp công lý, vùi dập công pháp, chôn sống công luật.
Tự do chính trị: là một phạm trù gây ngộ nhận nhiều nhất trong không gian chính trị, khi ta nghiên cứu về chính trị, chính giới, chính khách khi có chính quyền trong tay, vì bản thân sự hiểu biết chủ quan về tự do là một con dao hai lưỡi; và các thể chế độc đảng, các chế độ độc tài luôn dùng cách hiểu tự do chính trị tà đạo nhất để lập bạo quyền: có chính quyền là có quyền lực, thì muốn làm gì thì làm!
Gây ra những hậu quả không sao lường được, mà trên thượng nguồn là cách hiểu sai lệch về tự do, vì phạm trù tự do là một phạm trù không có quy phạm, cụ thể là không có mô thức tuyệt đối của đạo lý để kiểm soát nó, không có mô hình phổ quát của luân lý để kềm chế nó. Nên trong không gian lãnh đạo chính trị dựa trên đa nguyên của dân chủ thì tự do là nơi mà các quy luật khách quan phải tuân theo các quy phạm cần thiết để quản lý tự do trong chính trị bằng tri thức đúng về quyền lực, tức là phải tôn trọng công bằng, phải tôn vinh công lý.
Trong không gian chính trị này, ta phải phân biệt có nhiều không gian của tự do, các tự do này rất bất bình đẳng trong sinh hoạt xã hội, thí dụ như trong các quốc gia dân chủ giàu mạnh, nhưng trên thực tế không gian của một tỷ phú luôn rộng hơn không gian của một công dân đang thất nghiệp.
Tại Việt Nam hiện nay, ta thấy rõ qua bạo quyền độc đảng, tà quyền tham quan, ma quyền buôn đất thì tự do của một tên đầu nậu đất đai đã chia chác với các nhóm lợi ích trong chính quyền thì hoàn toàn rộng lớn và chúng “có tự do để giết tự do của dân chúng”, để biến dân chúng thành dân oan. Như vậy, tự do phải được nhận định và định nghĩa qua không gian cụ thể, nơi mà bọn bạo quyền, tham quan, ma đất dùng các phương tiện của quyền lực sẵn có trong tay chúng để hủy, diệt, loại, bỏ tự do của dân oan, vừa không có quen biết trong quyền lực, vừa không có các phương tiện pháp quyền để tự bảo vệ tự do của chính mình.
Tự do của một con cáo đang lộng hành giết chóc các con cừu trong chuồng mà các nạn nhân không có lối thoát, thì đây không phải là tự do mà là sát hại! Tự do của liên minh bạo quyền lãnh đạo-tà quyền tham quan-ma quyền trọc phú khi chúng tự do dùng phương châm ma đạo của chúng là: “có tiền mua tiên cũng được”, thì đây không phải là tự do trong liêm sỉ mà là hành động âm binh sát hại đồng bào.
Hãy tỉnh táo để có sáng suốt khi đi tìm định nghĩa về tự do, từ chính trị tới xã hội, từ kinh tế tới văn hóa… khi ta đặt tự do trong quyền lực chính trị, của chính quyền độc đảng trong thực trạng tự do cạnh tranh qua bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, ta sẽ thấy, họ sẽ dùng tự do chính trị để tạo ra các bất công mới, mà ý đồ là để duy trì chế độ độc đảng. Thí dụ quá trình hội nhập vào kinh tế thị trường khi cho phép các doanh nghiệp ngoại quốc vào đầu tư tại Việt Nam với lực lượng lao động Việt dồi dào nhưng lương bổng thấp, bảo hiểm xã hội tồi, an sinh xã hội kém, luôn đi cùng với các chính sách xuất khẩu lao động, biến con dân Việt thành lao nô, nô tỳ cho các nước láng giềng.
Chưa bao giờ trong xã hội Việt lại có sự chênh lệch về bất bình đẳng cao một cách bất thường như hiện nay, với các “đại gia” vỗ ngực là “tỷ phú” nhưng tri thức chỉ là “trọc phú” có mức sống xa hoa trong sa đọa, ngày ngày nhìn-mà-không-thấy nỗi khổ niềm đau của dân oan, dân đen, đang dở chết dở sống để sinh nhai; sống mà không sao vượt qua khó khăn với quá nhiều mức thuế trên lưng, trên vai, trên đầu, và cùng lúc thì chính bọn bạo quyền, tham quan, ma đất… đã tránh được thuế qua tà đạo tham ô và tham nhũng của chúng.
Tổ chức chính trị: Qua đảng phái hoặc qua cá nhân là một tổ chức mang theo hệ tự: lấy tự do làm nên tự chủ, để tự quyết trong hành động mà tự tin, nơi mà quyết đoán sẽ làm nên quyết sách, tạo ra chính sách qua hành động chính trị khi có quyền lực trong tay, tất cả hành động này đều phải dựa trên: công lý có nguồn cội là công bằng. Chính đây là thảm kịch đôi của Việt tộc, từ khi bị ĐCSVN cai trị.
Thảm kịch thứ nhất là lãnh đạo ĐCSVN không hề tôn trọng sự thật đa chiều, đa dạng của truyền thống, văn hóa, xã hội… của Việt tộc mà chỉ đi theo độc lộ đầy độc hại của một ý thức hệ vô sản, có rễ là vô thần nên vô tri ngay trong hệ độc (độc đảng, độc tôn, độc trị, độc quyền, độc tài). ĐCSVN không hề chú trọng việc xây dựng thêm bịnh viện, thêm trường học nơi mà y tế và giáo dục là hằng số của mọi chính quyền liêm chính; mà ngược lại họ tập trung xây dựng bộ máy tà quyền công an dựa trên bạo quyền độc đảng, cùng lúc thần thánh hóa các lãnh đạo của họ đã lừa đảo dân tộc bằng ma quyền, giờ lại được có các tượng đài nghìn tỷ, trong một xã hội ngày càng nhiều dân oan, ngày càng lắm dân đen.
Thảm kịch thứ nhì, vì không biết về sự thật đa chiều, đa dạng của của Việt tộc, nên ĐCSVN đã lầm đường lạc lối khi tổ chức tuyền truyền một chiều kiểu tẩy não, nhồi sọ, gạt đi các giá trị đạo đức của tổ tiên, các đạo lý của dân tộc. Không là chủ thể chính trị để sáng tạo trong lãnh đạo, ĐCSVN không hề quản lý để phát triển, mà chỉ cai trị bằng bạo quyền độc đảng để bảo về đặc quyền, đăc lợi, đặc ân của nó, sai lầm này là chỉ báo rõ nhất về ngày tàn không tránh khỏi của ĐCSVN.
Hai sai lầm trên đã tạo ra bao thảm kịch nghèo nàn lạc hậu trên lưng, trên vai, trên đầu của Việt tộc. Muốn thoát khỏi hai sai lầm trên, thì lối ra lâu dài là đưa hệ đa vào sinh hoạt chính trị, lấy đa đảng để có đa trí trong xây dựng lại xã hội, lấy đa tài làm nên đa năng, tạo ra đa hiệu từ chính trị tới kinh tế, từ giáo dục tới văn hóa… Và trước mắt là phải trở lại nhận thức về sự thật đa chiều, đa dạng của không gian chính trị, từ đó có hành động chính trị dựa trên công bằng, để có tổ chức chính trị dựa trên công lý!
___
Lê Hữu Khóa: Giáo sư Đại học Lille* Giám đốc Anthropol-Asie*Chủ tịch nhóm Nghiên cứu Nhập cư Đông Nam Á* Cố vấn Chương trình chống Kỳ thị của UNESCO – Liên Hiệp Quốc * Cố vấn Trung tâm quốc tế giáo khoa Paris.*Thành viên hội đồng khoa học Viện nghiên cứu Đông Nam Á* Hội viên danh dự nhóm Thuyết khác biệt, Học viện nghiên cứu thế giới.
Các bài của giáo sư LÊ HỮU KHOÁ trên Tiếng Dân đã được ANTHRPOL-ASIE xuất bản và các bạn đọc có thể chuyển tải trực tiếp hai tác phẩm Trực Luận (l’argumentation directe), Xã Luận (l’argumentation sociétale), qua Facebook Vùng Khả Luận (trang thầy Khóa).
GS Lê Hữu Khóa
Không có nhận xét nào