Căng thẳng giữa ba nước Việt Nam,
Trung Quốc và Malaysia ở Biển Đông đã kéo dài suốt hai tháng nay sau khi
Malaysia điều tàu khoan dầu đến khu vực thềm lục địa mở rộng mà cả hai
nước Việt Nam và Malaysia đều đòi chủ quyền ở Biển Đông, đồng thời nằm
trong vùng đường đứt khúc 9 đoạn mà Trung Quốc tự vẽ ra trên biển.
Hình minh hoạ. Tàu hải cảnh của Trung Quốc ở Biển Đông |
Trang
chuyên theo dõi thông tin hàng hải AMTI thuộc Trung tâm Chiến lược và
Nghiên cứu Quốc tế (CSIS) ở Mỹ loan tin này hôm 21/2, dựa theo các hình
ảnh vệ tinh và dữ liệu thu thập từ hệ thống định vị tự động.
Theo
AMTI, từ ngày 21/12, Malaysia đã điều tàu khoan West Capella do công ty
dầu khí quốc gia Malaysia Petronas thuê công ty Seadrill (có trụ sở ở
Anh) đến lô dầu khí ND2 để khai thác ở mỏ khí có tên Lala-1. Đây là khu
vực nằm ngoài vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Malaysia và nằm
trong vùng thềm lục địa mở rộng mà cả Malaysia và Việt Nam đều đòi chủ
quyền. Hồi năm 2009, cả hai nước đã đệ trình đòi hỏi chung này lên Liên
Hiệp Quốc và xác định đây là khu vực chồng lấn.
Cũng
theo AMTI, từ 21/12 đến nay, tàu khoan West Capella đã đi lại giữa hai
lô dầu khí ND2 và ND1. Cả hai đều nằm trong vùng chồng lấn.
Để
đáp lại động thái này của Malaysia, Trung Quốc ngay lập tức đã điều các
tàu hải cảnh lớn có trang bị vũ khí đến để theo sát tàu West Capella.
Việt
Nam đồng thời cũng gửi các tàu cá được AMTI xác định thuộc đội dân quân
biển của Việt Nam, đến để theo dõi các hoạt động của West Capella.
“Các
tàu dân quân biển của Việt Nam ở vị trí theo dõi và có thể yêu cầu tàu
(West Capella) ngừng hoạt động. Các tàu dân quân biển và chấp pháp của
Trung Quốc tiếp tục tiếp cận gần đến mức nguy hiểm đối với tàu khoan và
các tàu hậu cần, tạo nguy cơ đâm va như những nguy cơ đã xảy ra khi các
tàu này hoạt động ở khu vực khai thác dầu khí khác hồi năm ngoái”, bài
phân tích trên AMTI có đoạn viết.
AMTI
cho biết Trung Quốc đã điều các tàu hải cảnh có ký hiệu 5403, 5305,
5204 và 5203 đến để đe doạ West Capella. Phía Malaysia đáp trả bằng cách
gửi tàu hải quân có tên lửa dẫn đường KD Jebat cùng hai tàu tuần tra
khác đến để bảo vệ West Capella và các tàu hậu cần.
Vào
khi bài phân của AMTI được công bố, căng thẳng giữa 3 nước vẫn chưa
chấm dứt. AMTI cho biết phía Malaysia dường như quyết tâm sẽ khoan thăm
dò, nhưng hành động từ phía Trung Quốc đã gửi ra một thông điệp là bất
cứ hoạt động khai thác thật sự nào từ hai lô ND1 và ND2 sẽ là nguy cơ
rủi ro đối với Petronas.
“Động
cơ của Trung Quốc và Việt Nam là rõ ràng. Câu hỏi đặt ra là tại sao
Chính phủ Malaysia lại chọn cách lờ đi tinh thần của báo cáo chung về
thềm lục địa mở rộng mà hai nước đã nộp lên Liên Hiệp quốc hồi năm 2009,
và do đó làm hỏng sự đoàn kết mà các bên ở Đông Nam Á đang hy vọng xây
dựng trong tranh chấp dầu khí với Trung Quốc”, bài phân tích của AMTI
nhận định.
Hôm
17/2 vừa qua, Ngoại trưởng Malaysia Saifuddin Abdullah cho báo chí biết
nước này và Việt Nam đã đồng ý chuẩn bị ký một thoả thuận nhằm chống
tình trạng tàu cá Việt Nam xâm nhập vùng biển của Malaysia.
(RFA)
Không có nhận xét nào