Khi dịch corona bùng phát và lan nhanh ở Trung Quốc, cộng đồng những người Duy Ngô Nhĩ lưu vong bắt đầu lên tiếng, e ngại rằng những người Duy Ngô Nhĩ bị giam giữ ở Tân Cương sẽ gặp nguy hiểm nếu virus corona lan rộng. Theo ước tính, có tới 1 triệu người đang bị giam cầm.
Truyền thông nhà nước Trung Quốc không liệt Tân Cương vào những khu vực cần được quan tâm vì dịch bệnh. Cho tới nay, con số chính thức được Trung Quốc công bố về các ca nhiễm ở Tân Cương khá ít so với những tỉnh thành còn lại. Tân Cương cách xa tâm dịch [Hồ Bắc] và hiện chỉ có 55 ca nhiễm được báo cáo, trong đó 1 ca đã bình phục.
Dilnur Reyhan, một nhà dân tộc học người Pháp gốc Duy Ngô Nhĩ, lo lắng cho biết gia đình anh đang ở đó, cùng với các trại giam và virus. “Chúng tôi không biết liệu họ có đủ ăn hay có khẩu trang không,” anh Dilnur nói.
Một bản kiến nghị đăng trên Change.org đã có hơn 3.000 chữ ký kêu gọi đóng cửa các trại giam để giảm mối nguy cơ lây nhiễm bệnh do việc giam giữ quá nhiều người trong khoảng cách gần.
“Chúng tôi không thể chờ tới khi nghe tin về hàng trăm cái chết liên quan đến virus corona trong các trại giam rồi mới hành động,” bản kiến nghị viết. “Vì Trung Quốc còn đang vật lộn để ngăn chặn virus tại Vũ Hán, có thể dễ dàng thấy rằng virus sẽ lây lan nhanh chóng khắp các trại giam và ảnh hưởng tới hàng triệu người nếu chúng tôi không lên tiếng từ ngay bây giờ.”
Các chiến dịch truyền thông xã hội đã bắt đầu với những hashtag như #VirusThreatInThecamps (Virus đe doạ trong các trại giam) và #WHO2Urumqi (WHO vì Urumqi – thủ phủ của Tân Cương) để thúc giục Tổ chức Y tế thế giới (WHO) gửi phái đoàn tới Tân Cương.
Virus corona chủng mới được cho là có thể lây từ người sang người qua những giọt nhỏ li ti phát tán ra do hắt hơi hay ho, và việc giam giữ những nhóm lớn cùng một lúc có thể sẽ làm tăng nhanh khả năng lây lan của dịch bệnh.
Đại hội người Duy Ngô Nhĩ thế giới (World Uyghur Congress – WUC), một trong bảy nhóm đại diện cho người Duy Ngô Nhĩ bên ngoài Trung Quốc, cho biết họ rất quan tâm liệu chính quyền Tân Cương có thực hiện các biện pháp cần thiết để hạn chế sự lan truyền của virus hay không, bởi nếu không, nó có thể lây nhiễm nhanh chóng số lượng lớn người ở Tân Cương.
“Những người này đang ở trong tình trạng rất dễ bị tổn thương và suy yếu vì sự ngược đãi và bạo hành của ĐCSTQ,” Chủ tịch WUC, ông Dolkun Isa, nói. “Điều này chỉ làm tồi tệ hơn nữa nỗi đau khổ của người Duy Ngô Nhĩ.”
Đài AFP đã liên hệ các nhà chức trách khu vực Tân Cương để hỏi về các biện pháp phòng ngừa virus lan rộng trong các trại giam, nhưng không nhận được câu trả lời.
Theo các Tổ chức phi chính phủ và một số kênh truyền thông phương Tây, Trung Quốc đã dồn khoảng một triệu người Duy Ngô Nhĩ và nhiều người thuộc các sắc tộc ít người Hồi giáo khác vào khoảng 1.300 trại giamgiam ở Tân Cương mà không thông qua xét xử hay quy trình pháp lý nào. Bắc Kinh khẳng định các trại là “những trung tâm đào tạo nghề” cần thiết để chống khủng bố, giúp những người bị giam giữ học nghề và có thể sớm tái hòa nhập với cộng đồng. Tuy nhiên, nhiều tổ chức, cá nhân đã cáo buộc chính quyền Trung Quốc tẩy não có hệ thống, tra tấn, cưỡng hiếp, và mổ cướp nội tạng những người Duy Ngô Nhĩ bị giam cầm.
Xuân Lan (t/h)
Truyền thông nhà nước Trung Quốc không liệt Tân Cương vào những khu vực cần được quan tâm vì dịch bệnh. Cho tới nay, con số chính thức được Trung Quốc công bố về các ca nhiễm ở Tân Cương khá ít so với những tỉnh thành còn lại. Tân Cương cách xa tâm dịch [Hồ Bắc] và hiện chỉ có 55 ca nhiễm được báo cáo, trong đó 1 ca đã bình phục.
Dilnur Reyhan, một nhà dân tộc học người Pháp gốc Duy Ngô Nhĩ, lo lắng cho biết gia đình anh đang ở đó, cùng với các trại giam và virus. “Chúng tôi không biết liệu họ có đủ ăn hay có khẩu trang không,” anh Dilnur nói.
Một bản kiến nghị đăng trên Change.org đã có hơn 3.000 chữ ký kêu gọi đóng cửa các trại giam để giảm mối nguy cơ lây nhiễm bệnh do việc giam giữ quá nhiều người trong khoảng cách gần.
“Chúng tôi không thể chờ tới khi nghe tin về hàng trăm cái chết liên quan đến virus corona trong các trại giam rồi mới hành động,” bản kiến nghị viết. “Vì Trung Quốc còn đang vật lộn để ngăn chặn virus tại Vũ Hán, có thể dễ dàng thấy rằng virus sẽ lây lan nhanh chóng khắp các trại giam và ảnh hưởng tới hàng triệu người nếu chúng tôi không lên tiếng từ ngay bây giờ.”
Các chiến dịch truyền thông xã hội đã bắt đầu với những hashtag như #VirusThreatInThecamps (Virus đe doạ trong các trại giam) và #WHO2Urumqi (WHO vì Urumqi – thủ phủ của Tân Cương) để thúc giục Tổ chức Y tế thế giới (WHO) gửi phái đoàn tới Tân Cương.
Virus corona chủng mới được cho là có thể lây từ người sang người qua những giọt nhỏ li ti phát tán ra do hắt hơi hay ho, và việc giam giữ những nhóm lớn cùng một lúc có thể sẽ làm tăng nhanh khả năng lây lan của dịch bệnh.
Đại hội người Duy Ngô Nhĩ thế giới (World Uyghur Congress – WUC), một trong bảy nhóm đại diện cho người Duy Ngô Nhĩ bên ngoài Trung Quốc, cho biết họ rất quan tâm liệu chính quyền Tân Cương có thực hiện các biện pháp cần thiết để hạn chế sự lan truyền của virus hay không, bởi nếu không, nó có thể lây nhiễm nhanh chóng số lượng lớn người ở Tân Cương.
“Những người này đang ở trong tình trạng rất dễ bị tổn thương và suy yếu vì sự ngược đãi và bạo hành của ĐCSTQ,” Chủ tịch WUC, ông Dolkun Isa, nói. “Điều này chỉ làm tồi tệ hơn nữa nỗi đau khổ của người Duy Ngô Nhĩ.”
Đài AFP đã liên hệ các nhà chức trách khu vực Tân Cương để hỏi về các biện pháp phòng ngừa virus lan rộng trong các trại giam, nhưng không nhận được câu trả lời.
Theo các Tổ chức phi chính phủ và một số kênh truyền thông phương Tây, Trung Quốc đã dồn khoảng một triệu người Duy Ngô Nhĩ và nhiều người thuộc các sắc tộc ít người Hồi giáo khác vào khoảng 1.300 trại giamgiam ở Tân Cương mà không thông qua xét xử hay quy trình pháp lý nào. Bắc Kinh khẳng định các trại là “những trung tâm đào tạo nghề” cần thiết để chống khủng bố, giúp những người bị giam giữ học nghề và có thể sớm tái hòa nhập với cộng đồng. Tuy nhiên, nhiều tổ chức, cá nhân đã cáo buộc chính quyền Trung Quốc tẩy não có hệ thống, tra tấn, cưỡng hiếp, và mổ cướp nội tạng những người Duy Ngô Nhĩ bị giam cầm.
Xuân Lan (t/h)
(trithucvn.net)
Không có nhận xét nào