(Bản dịch bài “How I lost my faith in America”
của Michael Fullilove, đăng trên báo The Atlantic, ngày 11/02/2020. Ông
là Giám Đốc Điều Hành của The Lowy Institute, Sydney, Australia).
Trong
một ngày giá lạnh tháng 01/2009, tôi đã chứng kiến Barack Obama tuyên
thệ nhậm chức Tổng Thống từ khu công viên National Mall, Washington DC.
Lễ tuyên thệ của một người da màu trước thềm Quốc Hội, một tòa nhà do nô
lệ da màu xây dựng, làm cho tôi nhớ tới sức mạnh đáng kể của nước Mỹ
từng làm ngạc nhiên những kẻ chỉ trích lẫn bạn bè.
Nhưng buổi sáng giá lạnh đó dường như đã qua rất lâu. Chuyện vài năm qua, chính ra là những biến cố của tuần qua, trong đó có sự thiếu chuyên nghiêp của Đại Hội đảng Dân chủ ở Iowa, trò hề thô lỗ trong việc đọc Thông Điệp Hiện Tình Đất Nước hàng năm và sự tha bổng TT Donald Trump về những tội mà ông ta đơn thuần đã phạm phải, đã làm lay chuyễn niềm tin này của tôi vào nước Mỹ.
Tôi lớn lên từ Sydney, Australia, nhưng giống như nhiều người Úc khác, tôi thường nhìn về nước Mỹ. Tôi xem phim của Billy Wilder, đọc Martin Luther King Jr., Ted Sorensen và Peggy Noonan và nghe nhạc của Aretha Franklin và Bruce Springsteen. Tôi đã từng viết một cuốn sách về Franklin D. Roosevelt, người đã từng đưa nền dân chủ Mỹ ra khỏi cơn Đại Khủng Hoảng, đưa nước Mỹ vào Thế Chiến 2, ra khỏi chủ nghĩa cô lập và hòa nhập thế giới, dẫn Đồng Minh đến chiến thắng những lãnh tụ độc tài và đắc cử Tổng Thống 4 lần, vô tiền khoáng hậu. Tất cả những việc làm này từ con người với thân xác suy nhược của Franklin D. Roosevelt.
Công việc hàng ngày hiện nay của tôi là điều hành The Lowy Institute, một viện nghiên cứu các chính sách công của nước Úc. Đa số người Úc ủng hộ liên minh với Mỹ. Nước Úc là đồng minh tin cậy nhất của Mỹ: quốc gia duy nhất đã tham chiến bên cạnh Mỹ trong tất cả những xung đột thế kỷ 20 và 21. Chúng tôi biết rằng sự hiện diện của Mỹ tại Á Châu trên ba phẩn tư thế kỷ nay đã đóng góp cho an ninh và thịnh vượng của khu vực này. Người Úc không mặn mà với chuyện sống trong một khu vực mà Trung Quốc thống trị. Chúng tôi mong muốn một sự cân bằng lực lượng tại Á Châu, chấp thuận những tiêu chuẩn quốc tế và cai trị bằng luật pháp cũng như một sự hiện diện lâu dài của nước Mỹ.
Tôi đã mất niềm tin vào nước Mỹ như thế nào? |
Nhưng buổi sáng giá lạnh đó dường như đã qua rất lâu. Chuyện vài năm qua, chính ra là những biến cố của tuần qua, trong đó có sự thiếu chuyên nghiêp của Đại Hội đảng Dân chủ ở Iowa, trò hề thô lỗ trong việc đọc Thông Điệp Hiện Tình Đất Nước hàng năm và sự tha bổng TT Donald Trump về những tội mà ông ta đơn thuần đã phạm phải, đã làm lay chuyễn niềm tin này của tôi vào nước Mỹ.
Tôi lớn lên từ Sydney, Australia, nhưng giống như nhiều người Úc khác, tôi thường nhìn về nước Mỹ. Tôi xem phim của Billy Wilder, đọc Martin Luther King Jr., Ted Sorensen và Peggy Noonan và nghe nhạc của Aretha Franklin và Bruce Springsteen. Tôi đã từng viết một cuốn sách về Franklin D. Roosevelt, người đã từng đưa nền dân chủ Mỹ ra khỏi cơn Đại Khủng Hoảng, đưa nước Mỹ vào Thế Chiến 2, ra khỏi chủ nghĩa cô lập và hòa nhập thế giới, dẫn Đồng Minh đến chiến thắng những lãnh tụ độc tài và đắc cử Tổng Thống 4 lần, vô tiền khoáng hậu. Tất cả những việc làm này từ con người với thân xác suy nhược của Franklin D. Roosevelt.
Công việc hàng ngày hiện nay của tôi là điều hành The Lowy Institute, một viện nghiên cứu các chính sách công của nước Úc. Đa số người Úc ủng hộ liên minh với Mỹ. Nước Úc là đồng minh tin cậy nhất của Mỹ: quốc gia duy nhất đã tham chiến bên cạnh Mỹ trong tất cả những xung đột thế kỷ 20 và 21. Chúng tôi biết rằng sự hiện diện của Mỹ tại Á Châu trên ba phẩn tư thế kỷ nay đã đóng góp cho an ninh và thịnh vượng của khu vực này. Người Úc không mặn mà với chuyện sống trong một khu vực mà Trung Quốc thống trị. Chúng tôi mong muốn một sự cân bằng lực lượng tại Á Châu, chấp thuận những tiêu chuẩn quốc tế và cai trị bằng luật pháp cũng như một sự hiện diện lâu dài của nước Mỹ.
Trong thời gian này, dù cũng có nhiều người nêu ý kiến Mỹ đang trên đà đi xuống, đặc biệt với chiến tranh Iraq, một cuộc chiến làm hại nước Mỹ mà nước Úc của chúng tôi cũng có tham gia, tôi vẫn không cho là nước Mỹ đi xuống. Tôi đã chỉ ra những sức mạnh dài hơi của nước Mỹ, trong đó có địa lý thích hợp, phân bố dân số lành mạnh, nền kinh tế thị trường và quân sự đáng gờm.
Và tôi vẫn tin tưởng, cũng quan trọng như sức mạnh của nước Mỹ, vào sự suy nghĩ của nước Mỹ: một siêu cường dân chủ, một quốc gia có những khiếm khuyết nhưng vẫn tự luôn sửa chữa để hoàn thiện, một quốc gia có những sức mạnh đáng nể nhưng vẫn giữ sự cao thượng và tự kiềm chế, một quốc gia cộng hòa với những giá trị cộng hòa.
Nhưng nước Mỹ cũng luôn còn có một khía cạnh xấu xí. Tháng 06/2015, khi Trump từ cầu thang dát vàng ở Trump Tower, đi xuống đại sảnh loan báo sẽ ra tranh cứ Tồng thống, ông ta cũng mang bộ mặt xấu xí kia của nước Mỹ đi theo với ông ta - những luật sư gian tà biện hộ cho xã hội đen, những ngôi sao phim khiêu dâm, những màn truyền hình đời thường. Khi ông ta đắc cử Tổng Thống, ông ta cũng khởi đầu cho một giai đoan bất định của nước Mỹ.
Trong nước Mỹ, những lời nói việc làm của Trump đã bào mòn những định chế của Mỹ. Những lời nói trâng tráo của ông đã làm giảm thiểu sự tự tin của quốc gia và làm những tuyên bố của Moscow và Bắc Kinh là nền dân chủ (của Mỹ) chỉ là trò hề, trở thành có giá trị hơn.
Tác động lên thế giới bên ngoài cũng không khá hơn. Những định kiến của Trump làm suy giảm lợi ích của nước Mỹ. Ông ta không tin rằng nước Mỹ sẽ khá hơn khi các nước khác (đồng minh) khá hơn. Ông ta thích các nước khác nghèo hơn, khổ hơn. Ông ta tin vào việc bào vệ mậu dịch hơn là tin vào sự thỏa hiệp. Mặc dù nước Mỹ là một siêu cường về buôn bán trao đổi, ông ta thù nghịch với tự do mậu dịch. Sự ái mộ kỳ dị của ông với những lãnh tụ độc tài và sự im lặng của ông ta trước những tội ác cúa họ, đã làm các nhà độc tài khắp nơi trên thế giới phấn khởi.
Chính sách thiên tài của nước Mỹ sau Thế Chiến 2 nằm ở chỗ, như quan sát của sử gia John Lewis Gaddis: “Washington thiết lập vị trí siêu cường lãnh đạo thế giới bằng đồng thuận”. Nhưng nếu nước Mỹ quyết ép mọi đồng mình và đối tác trong tất cả mọi thương thuyết và đưa ra bộ mặt xấu xí nhất của nước Mỹ, sự đồng thuận này sẽ tan biến.
Những Tổng Thống tiền nhiệm đã định nghĩa lợi ích của nước Mỹ khá rộng rãi. Nhưng với thời đại Trump, làm sao phần còn lại của thế giới có thể thấy chỗ đứng của mình trong quan điểm “nước Mỹ trên hết”? Nếu Trump không động lòng trước việc phanh thây một ký mục gia báo Washington Post ở ngay trong lãnh sự quán Saudi Arabia hay trước sự giam cầm có thể tới 1 triệu người Duy Ngô Nhĩ trong các trại cải tạo (của Trung Quốc), làm sao ai có thể thực sự tin là ông ta sẽ quan tâm tới một vài hòn đảo tại Biển Đông?
Việc đọc Thông Điệp Hiện Tình Đất Nước tuần trước – một phiên bản truyền hình đời thường, những điều xuyên tạc hài hước và thô lỗ khi nói về Lực Lượng Không Gian, bi hài kịch Rush Limbaugh – rất phản cảm. Việc chủ tịch Hạ Viện Nancy Pelosi xé bài diễn văn của Tổng thống cũng vậy. Tôi rất buồn khi một lãnh tụ nổi trội như bà ấy lại tự để cuốn hút vào khung cảnh điên cuồng này.
Và điều còn đáng buồn hơn là cảnh đảng Cộng Hòa, đảng của Abraham Lincoln, của Dwight Eisenhower, của Ronald Reagan, đảng của những giá trị gia đình, của liên kết đồng mình, của tự do thương mại, đã quyết định tha bổng Trump trong phiên tòa đàn hặc này.
Chỉ còn có một điểm son là bài diễn văn của Thượng Nghị Sĩ Mitt Romney trong đó ông ta tuyên bố ông sẽ là Thượng Nghị Sĩ Cộng Hòa (duy nhất) bỏ phiếu kết tội Tổng Thống.
Trong lời kết thúc bài diễn văn, Romney nói: “Tôi sẽ chỉ là một cái tên - không hơn không kém - mà thế hệ tương lai của nước Mỹ nhìn vào khi họ xem xét lại những gì xẩy ra tại phiên tòa này, Họ sẽ ghi nhận rằng tôi là một trong những Thượng Nghị Sĩ cho rằng những gì Tổng Thống làm là sai, sai một cách nghiêm trọng. Tất cả chúng ta cao lắm sẽ chỉ là những dòng ghi chú nhỏ của lịch sử nhưng trong một quốc gia mạnh nhất trên trái đất, xây dựng từ tự do và công lý, thì sự phân biệt này là đủ cho bất kỳ mọi công dân nào”.
Trong bài diễn văn này, Romney cũng tuyên bố Hiến Pháp nước Mỹ được gợi ra từ Thiên Ý. Nhưng Thiên Ý chỉ trọng những người tự họ đứng vững được. Và những biến cố ở Iowa cho thấy rằng nước Mỷ có thể vẫn chưa chuẩn bị thay thế Trump. Một đoàn những ứng cử viên Dân Chủ tẻ nhạt đã không lôi kéo nổi nhiều người đi bầu trong cuôc bầu cử sơ bộ. Và chúng ta cũng biết rằng đảng Dân Chủ ở Iowa còn chưa biết cách đếm phiếu!
Tôi không tin nước Mỹ đã cáo chung. Nếu Trump được thay thế bằng một tổng thống bình thường hơn, nước Mỹ vẫn còn có cơ hội phục hồi, tự điều chỉnh. Nhưng nếu đến tháng 11 này, cử tri Mỹ lại kêu: “Nữa đi, làm ơn”? Bạo động nào Trump sẽ mang lại thêm cho nước Mỹ và thế giới? Phần còn lại của thế giới sẽ rút ra thông điệp nào nếu chuyện này xẩy ra?
Thế giới vẫn còn muốn tin tưởng vào nước Mỹ. Nhưng chứng tôi cần nước Mỹ giúp chúng tôi tin tưởng như vậy.
Michael Fullilove
Mặc Lý (dịch)
(Viet-studies)
Không có nhận xét nào