Tính
đến ngày 24/2/2020, chỉ có Luật sư Ngô Anh Tuấn, thuộc công ty luật
ATN, được cơ quan an ninh cảnh sát điều tra chấp thuận là luật sư bào
chữa cho ông Lê Đình Quang, một trong những người dân Đồng Tâm bị công
an bắt giữ sau cuộc đụng độ giữa công an với người dân xã này hôm
9/1/2020 liên quan đến tranh chấp đất đai.
Trả lời RFA hôm 24/2, Luật sư Ngô Anh Tuấn, nói:
“Tôi gặp ông Quang tại trại tạm giam, ban đầu cơ quan điều tra thông báo với tôi là ông Quang từ chối luật sư, nhưng sau đó họ lại nói ông Quang không từ chối. Mới đây tôi vào gặp ông Quang là vào dự cung, nghe điều tra viên hỏi cung, chứ trao đổi với tôi thì rất ngắn.”
Theo Luật sư Ngô Anh Tuấn, rất nhiều người Đồng Tâm bị bắt có mời luật sư, và các luật sư có đăng ký thủ tục luật sư, nhưng chưa luật sư nào được cấp quyền bào chữa như ông. Ông nói tiếp:
“Sắp tới chúng tôi phải kiến nghị việc họ không cấp thủ tục luật sư cho các luật sư khác trong vụ Đồng Tâm. Ngoài ra, chúng tôi cũng nghe thông tin, họ yêu cầu Liên đoàn luật sư hoặc Đoàn luật sư thành phố Hà Nội cử nhiều luật sư chỉ định, trong khi luật sư gia đình mời thì lại không được. Điều này là trái quy định của luật, vì vậy chúng tôi sẽ có những văn bản kiến nghị tiếp với bên cơ quan an ninh điều tra công an thành phố Hà Nội.”
Vào sáng sớm ngày 9/1/2020, chính quyền Hà Nội đã huy động hàng ngàn cảnh sát cơ động có trang bị vũ khí đến thôn Hoành, xã Đồng Tâm, trấn áp, bắt giữ một số người dân bị cơ quan chức năng cho là chống đối việc giao đất quốc phòng cho chính quyền. Ông Lê Đình Kình, người được coi là thủ lĩnh tinh thần của người dân trong việc giữ đất Đồng Tâm, đã thiệt mạng trong cuộc đụng độ này.
Sau vụ tấn công, Bộ Công an cho truyền thông trong nước biết, đã có 22 người bị bắt giữ ở Đồng Tâm với các cáo buộc “giết người”, “chống người thi hành công vụ”, “sở hữu và sử dụng vũ khí trái phép”… Tuy nhiên, theo người dân Đông Tâm, chính quyền hiện vẫn giam giữ 27 người từ hôm 9/1 đến nay và gia đình họ không nhận được bất cứ thông tin nào từ người thân của mình.
Vì quá lo lắng cho thân nhân bị bắt giữ không tung tích, người dân Đồng Tâm phải tự tìm đến trại giam để gởi đồ thăm nuôi mặc dù cũng không chắc người thân mình có thể nhận.
Một người dân Đồng Tâm có thân nhân đang bị công an bắt giam, không muốn nêu tên vì lý do an ninh, nói với RFA hôm 24/2:
“Chính thức thì bên chính quyền không có bất kỳ một thông báo gì đối với gia đình những ngưới bị bắt, mà đây là các gia đình tự đi tìm địa chỉ các trại giam, tự đến gởi quà thôi, mình hỏi có người nhà mình ở đấy không thì họ nhận là có, và họ cho gởi quà 1 bộ quần áo mùa đông, 1 bộ mùa hè, mỗi một tháng được gởi tối đa là 1,5 triệu, còn người nhà mình có được nhận hay không thì cũng không biết. Khi mình gửi thì mình có ký vào một giấy xác nhận, nhưng trại giam họ giữ chứ họ không cho mình một cái giấy gì cả.”
Còn chị Bùi Hồng Minh, con gái cụ Bùi Viết Hiểu, người cũng đang bị công an bắt giam không rõ tung tích từ hôm 9/1, khi nói RFA hôm 24/2, cho biết chị nghi ngờ cách trả lời của trại giam khi đến gởi quà cho bố:
“Có thể là ở C16, trại giam số 2 Thường Tín, chắc là những người ở Đồng Tâm bị bắt hôm 9/1 giam ở đấy, hoặc không phải tất cả ở đấy. Nhưng theo tôi, nếu không có ở đấy thì người ta vẫn nhận quà, nhận tiền và nhận quần áo, vì để yên lòng dân thì họ sẽ nhận thôi. Ví dụ như Bố tôi không ở đó, mà họ nói có, mình không gặp thì biết làm sao. Hôm 25 Tết, gia đình thăm trộm thì biết họ chuyển ông từ viện 103 đi thì nghe nói ông yếu, ngồi xe lăn rồi họ đưa lên cáng chở đi… Đến hôm nay thì không biết có chuyện gì không vì Bố tôi cũng đã 78 tuổi rồi, vừa vết thương chiến tranh… vừa bị đánh, bị bắn thì không biết thế nào. Không biết có ở đấy hay không nhưng tâm lý người con vẫn gởi quà thăm nuôi, người ta nhận thì mình vẫn gửi.”
Hôm 23/2/2020, nhiều cá nhân, tổ chức xã hội dân sự độc lập trong nước và quốc tế một lần nữa đã lên tiếng về việc chính quyền Việt Nam cho công an tấn công vào làng Đồng Tâm, đồng thời yêu cầu quốc tế điều tra về hành động mà họ gọi là tội ác này.
Tuyên bố nêu rõ, với lương tâm con người và trách nhiệm công dân Việt Nam, cực lực lên án việc tấn công, tàn sát, khủng bố người dân lương thiện xã Đồng Tâm. Mọi hành vi xâm hại, chà đạp thô bạo pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế về nhân quyền mà Việt Nam đã tham gia, phải bị trừng trị đích đáng.
Bản tuyên bố cũng yêu cầu Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, khởi tố và điều tra vụ án giết người, hành hung, bắt người, cướp đoạt tài sản,phải bị xét xử nghiêm minh trước pháp luật.
Những cá nhân và các tổ chức xã hội dân sự độc lập ký tên trong tuyên bố cũng kêu gọi Liên Hợp Quốc, Chính phủ các nước lên tiếng, chủ động cử các phái đoàn chính thức đến Việt Nam điều tra tội ác chống con người của một nhà nước.
Trả lời RFA hôm 24/2, Tiến sĩ Nguyễn Quang A, người đại diện ‘Diễn đàn Xã hội dân sự’ ký tên trong tuyên bố, nói:
“Ngay sau khi vụ Đồng Tâm xảy ra đã có một tuyên bố rồi, bây giờ là tuyên bố thứ hai. Nó nhắc lại, nhấn mạnh, cập nhật những sự kiện, sự thật… mà chúng ta ngày càng rõ ra, và nó kêu gọi mọi người lên tiếng và phản đối cuộc tàn sát này, nhằm mục đích thức tỉnh người dân biết cái quyền của mình, cũng như bản thân của sự lên tiếng của mình có một sự đóng góp nào đấy cho sự phát triển đất nước, và để cho những tai họa như thế không lập lại nữa.”
Trước đó vào ngày 13 tháng 1 năm 2020, ngay sau khi xảy ra vụ tấn công Đồng Tâm hôm 9/1, nhiều cá nhân, tổ chức xã hội dân sự độc lập trong nước và quốc tế lên tiếng về việc lực lượng chức năng Nhà nước Việt Nam được trang bị vũ khí tấn công vào làng Đồng Tâm giết chết cụ Lê Đình Kình, bắt đi nhiều người chỉ vì khu đất tranh chấp.
“Tôi gặp ông Quang tại trại tạm giam, ban đầu cơ quan điều tra thông báo với tôi là ông Quang từ chối luật sư, nhưng sau đó họ lại nói ông Quang không từ chối. Mới đây tôi vào gặp ông Quang là vào dự cung, nghe điều tra viên hỏi cung, chứ trao đổi với tôi thì rất ngắn.”
Theo Luật sư Ngô Anh Tuấn, rất nhiều người Đồng Tâm bị bắt có mời luật sư, và các luật sư có đăng ký thủ tục luật sư, nhưng chưa luật sư nào được cấp quyền bào chữa như ông. Ông nói tiếp:
“Sắp tới chúng tôi phải kiến nghị việc họ không cấp thủ tục luật sư cho các luật sư khác trong vụ Đồng Tâm. Ngoài ra, chúng tôi cũng nghe thông tin, họ yêu cầu Liên đoàn luật sư hoặc Đoàn luật sư thành phố Hà Nội cử nhiều luật sư chỉ định, trong khi luật sư gia đình mời thì lại không được. Điều này là trái quy định của luật, vì vậy chúng tôi sẽ có những văn bản kiến nghị tiếp với bên cơ quan an ninh điều tra công an thành phố Hà Nội.”
Vào sáng sớm ngày 9/1/2020, chính quyền Hà Nội đã huy động hàng ngàn cảnh sát cơ động có trang bị vũ khí đến thôn Hoành, xã Đồng Tâm, trấn áp, bắt giữ một số người dân bị cơ quan chức năng cho là chống đối việc giao đất quốc phòng cho chính quyền. Ông Lê Đình Kình, người được coi là thủ lĩnh tinh thần của người dân trong việc giữ đất Đồng Tâm, đã thiệt mạng trong cuộc đụng độ này.
Sau vụ tấn công, Bộ Công an cho truyền thông trong nước biết, đã có 22 người bị bắt giữ ở Đồng Tâm với các cáo buộc “giết người”, “chống người thi hành công vụ”, “sở hữu và sử dụng vũ khí trái phép”… Tuy nhiên, theo người dân Đông Tâm, chính quyền hiện vẫn giam giữ 27 người từ hôm 9/1 đến nay và gia đình họ không nhận được bất cứ thông tin nào từ người thân của mình.
Vì quá lo lắng cho thân nhân bị bắt giữ không tung tích, người dân Đồng Tâm phải tự tìm đến trại giam để gởi đồ thăm nuôi mặc dù cũng không chắc người thân mình có thể nhận.
Một người dân Đồng Tâm có thân nhân đang bị công an bắt giam, không muốn nêu tên vì lý do an ninh, nói với RFA hôm 24/2:
“Chính thức thì bên chính quyền không có bất kỳ một thông báo gì đối với gia đình những ngưới bị bắt, mà đây là các gia đình tự đi tìm địa chỉ các trại giam, tự đến gởi quà thôi, mình hỏi có người nhà mình ở đấy không thì họ nhận là có, và họ cho gởi quà 1 bộ quần áo mùa đông, 1 bộ mùa hè, mỗi một tháng được gởi tối đa là 1,5 triệu, còn người nhà mình có được nhận hay không thì cũng không biết. Khi mình gửi thì mình có ký vào một giấy xác nhận, nhưng trại giam họ giữ chứ họ không cho mình một cái giấy gì cả.”
Còn chị Bùi Hồng Minh, con gái cụ Bùi Viết Hiểu, người cũng đang bị công an bắt giam không rõ tung tích từ hôm 9/1, khi nói RFA hôm 24/2, cho biết chị nghi ngờ cách trả lời của trại giam khi đến gởi quà cho bố:
“Có thể là ở C16, trại giam số 2 Thường Tín, chắc là những người ở Đồng Tâm bị bắt hôm 9/1 giam ở đấy, hoặc không phải tất cả ở đấy. Nhưng theo tôi, nếu không có ở đấy thì người ta vẫn nhận quà, nhận tiền và nhận quần áo, vì để yên lòng dân thì họ sẽ nhận thôi. Ví dụ như Bố tôi không ở đó, mà họ nói có, mình không gặp thì biết làm sao. Hôm 25 Tết, gia đình thăm trộm thì biết họ chuyển ông từ viện 103 đi thì nghe nói ông yếu, ngồi xe lăn rồi họ đưa lên cáng chở đi… Đến hôm nay thì không biết có chuyện gì không vì Bố tôi cũng đã 78 tuổi rồi, vừa vết thương chiến tranh… vừa bị đánh, bị bắn thì không biết thế nào. Không biết có ở đấy hay không nhưng tâm lý người con vẫn gởi quà thăm nuôi, người ta nhận thì mình vẫn gửi.”
Hôm 23/2/2020, nhiều cá nhân, tổ chức xã hội dân sự độc lập trong nước và quốc tế một lần nữa đã lên tiếng về việc chính quyền Việt Nam cho công an tấn công vào làng Đồng Tâm, đồng thời yêu cầu quốc tế điều tra về hành động mà họ gọi là tội ác này.
Tuyên bố nêu rõ, với lương tâm con người và trách nhiệm công dân Việt Nam, cực lực lên án việc tấn công, tàn sát, khủng bố người dân lương thiện xã Đồng Tâm. Mọi hành vi xâm hại, chà đạp thô bạo pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế về nhân quyền mà Việt Nam đã tham gia, phải bị trừng trị đích đáng.
Bản tuyên bố cũng yêu cầu Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, khởi tố và điều tra vụ án giết người, hành hung, bắt người, cướp đoạt tài sản,phải bị xét xử nghiêm minh trước pháp luật.
Những cá nhân và các tổ chức xã hội dân sự độc lập ký tên trong tuyên bố cũng kêu gọi Liên Hợp Quốc, Chính phủ các nước lên tiếng, chủ động cử các phái đoàn chính thức đến Việt Nam điều tra tội ác chống con người của một nhà nước.
Trả lời RFA hôm 24/2, Tiến sĩ Nguyễn Quang A, người đại diện ‘Diễn đàn Xã hội dân sự’ ký tên trong tuyên bố, nói:
“Ngay sau khi vụ Đồng Tâm xảy ra đã có một tuyên bố rồi, bây giờ là tuyên bố thứ hai. Nó nhắc lại, nhấn mạnh, cập nhật những sự kiện, sự thật… mà chúng ta ngày càng rõ ra, và nó kêu gọi mọi người lên tiếng và phản đối cuộc tàn sát này, nhằm mục đích thức tỉnh người dân biết cái quyền của mình, cũng như bản thân của sự lên tiếng của mình có một sự đóng góp nào đấy cho sự phát triển đất nước, và để cho những tai họa như thế không lập lại nữa.”
Trước đó vào ngày 13 tháng 1 năm 2020, ngay sau khi xảy ra vụ tấn công Đồng Tâm hôm 9/1, nhiều cá nhân, tổ chức xã hội dân sự độc lập trong nước và quốc tế lên tiếng về việc lực lượng chức năng Nhà nước Việt Nam được trang bị vũ khí tấn công vào làng Đồng Tâm giết chết cụ Lê Đình Kình, bắt đi nhiều người chỉ vì khu đất tranh chấp.
(RFA)
Không có nhận xét nào