Thư trả lời người bạn đồng nghiệp «trách móc» dân oan
Lê Hữu Khóa: Giáo sư Đại học* Giám đốc Anthropol-Asie *Chủ tịch nhóm Nghiên cứu Nhập cư Đông Nam Á *Cố vấn Chương trình chống Kỳ thị của UNESCO–Liên Hiệp Quốc *Cố vấn Trung tâm quốc tế giáo khoa Paris.*Thành viên hội đồng khoa học Viện nghiên cứu Đông Nam Á* Hội viên danh dự ban Thuyết khác biệt, Học viện nghiên cứu thế giới. Các công trình nghiên cứu của giáo sư Lê Hữu Khóa, bạn đọc có thể đọc và tải qua Facebook VÙNG KHẢ LUẬN (trang thầy Khóa).
Ghi Chú NL: Lá thư dài của giáo sư Lê Hữu Khóa ở Pháp, gửi cho một người bạn cũng là giáo sư ở Việt Nam cho người đọc thấy sự khác biệt về cái nhìn hoàn cảnh dân oan tại VN. Cái nhìn khác biệt này bởi lương tri của con người hoàn toàn khác nhau. GS Khóa nhìn vấn đề ở góc độ Nhân Bản cho nên ông lên tiếng và ông gọi đó là Lương Tri Trí Thức. Còn người giáo sư ở VN thì nhìn vấn đề qua dạng cá nhân, không muốn quan tâm đến chuyện xã hội bởi có thể làm bể nồi cơm của mình bởi mình là quan chức của cơ chế cầm quyền, phải nói theo tiếng nói của quan quyền. Cái con Ma Quyền quả thực tiêu diệt đi cái Lương Tri của Con Người. Trong cuộc sống của Con Người thì có ba con ma rất là nguy hiểm: Ma Quyền, Ma Tiền, Ma Dâm. Ba con ma này sẽ diệt đi những cái gọi là lương tri, nhân bản, nhân tính, nhân sinh, nhân đạo. Xin gửi đến độc giả lá thư chân thật, có lương tri của giáo sư Lê Hữu Khóa gửi cho người bạn giáo sư ở Việt Nam.
Thư trả lời người bạn đồng nghiệp «trách móc» dân oan
Chào bạn,
Bạn biết tôi nghiên cứu về DÂN OAN từ nhiều năm qua, tôi đã gởi tới bạn đầu sách OAN LUẬN về công trình này, nghĩ bạn muốn biết thêm về chủ đề, phạm trù, thực địa của điều tra và điền dả của tôi, nên tôi mới gởi tới bạn phóng sự : DÂN OAN BIỂU TINH, CHẶN XE QUỐC HỘI VIỆT NAM 06 – 07.06.2019, được loan truyền rộng rải trên mạng xã hội, và hôm nay, tôi nhận được lá thư này của bạn:
Chào anh,
Tôi cũng tin là họ có những uất ức bất công. Nhưng nếu là anh, anh có đi làm những điều vô ích như vậy không? Nếu có chứng cớ, có bằng chứng hẳn hoi thì cứ kiện ra toà, thuê luật sư…, làm đúng quy trình đi.
Mấy việc này có ra kêu Quốc hội thì cũng không đúng thẩm quyền, họ cũng trả về cho cấp cơ sở giải quyết theo đúng trình tự, kêu gào làm gì cho phí công, phí sức…
Họ nghe Quốc hội họp mà không hiểu QH họp về cái gì, lại muốn QH bàn về chuyện của họ… Vậy thì làm sao mà đấu tranh được?
Thực sự, tôi vẫn chưa «hoàn hồn» về ngôn từ, về diễn đạt, về nội dung của bạn trong lá thư này, tức là tôi vẫn chưa «hết hồn» về lương tâm của một công dân, lòng lương thiện của một con người, nhất là lương tri của một trí thức, nhất là vị thế trí thức của chúng ta (bạn và tôi) là phó giáo sư, giáo sư tại các đại học trong khoa học xã hội nhân văn. Cụ thể là lý do làm tôi «mất hồn» trước thư này của bạn chính là bối cảnh của một cơ chế giáo dục cấp quốc gia tin và giao cho chúng ta một nhiệm vụ: giảng-dạy-trao-truyền tới sinh viên, tới các công dân tương lai hệ thức (kiến thức, tri thức, trí thức, ý thức, nhận thức) giúp ta thường xuyên tỉnh thức trước hệ nhân (nhân loại, nhân sinh, nhân thế, nhân quần, nhân tình).
Lương tâm dựa vào lương thiện để xây dựng lương tri
Khi quốc gia và chính quyền «bầu» ra để chúng ta trở thành trí thức đại học tức là họ tin vào hệ lương (lương tâm, lương thiện, lương tri) của chúng ta, biết dùng kiến thức để hiểu nhân loại, biết dụng tri thức để thấu nhân sinh, biết vận hành trí thức để nhập nội vào nhân thế, biết vận dụng ý thức để hướng dẫn vào nhân quần, biết mô thức hóa nhận thức để giúp nhân tình tỉnh thức! Làm sao chúng ta lại không rõ ràng về chức năng này? Làm sao chúng ta lại không rành mạch về vai trò này? Nơi mà ngày ngày chúng ta lao tác trong sự nghiêm túc của lý trí, sự nghiêm minh của trí tuệ, làm nên tuệ giác để phân tích khách quan các dữ kiện xã hội, các diễn biến nhân văn. Một trí thức khi được đào tạo qua quá trình khoa học, chưa đủ! Một trí thức phải có đạo lý hay, đẹp, tốt, lành, làm nên luân lý có bổn phận với dân tộc, có trách nhiệm với đất nước; chính đạo lý và luân lý này là gốc, rể, cội, nguồn dựng lên giáo lý để định hướng giáo khoa, giáo trình, giáo án của bạn và của tôi, làm nên giáo dục cho xã hội, cho quốc gia, cho dân tộc.
Sự thật mất lòng, đó là «lời khuyên ngoại giao» của ông bà ta, vì ông bà rất cẩn thận, dặn dò con cháu là khi muốn giữ quan hệ tốt, muốn giữ được bạn bè, thì phải nhớ: «Lời nói chẳng mất tiền mua/Lựa lời mà nới cho vừa lòng nhau». Nhưng trong môi trường giáo dục mang lý trí của khoa học qua những mô hình của kiến thức làm nên mô thức cho trí tuệ, thì chính phương trình sự thật-chân lý-lẽ phải dẫn dắt ngữ vựng, ngữ văn, ngữ pháp chớ không phải ngược lại. Nên tôi, lần này tôi phải nghe một lời khuyên khác, rất chân thật của tổ tiên: Nói gần nói xa, không qua nói thật! Khi nghe «lời xúi» chân thật này nên tôi «nghe luôn» lời thẳng thắng sau đây của tổ tiên ta So ra mới biết ngắn dài, sau lời thẳng thắng này là thái độ minh triết của tổ tiên ta. Vì mọi chuyện trong cuộc đời của một người trí thức đều là: chuyện của mức độ làm nên trình độ của bạn, của tôi trong trí giới cũng như trong giáo giới.
Trình độ can-dự-để-can-thiệp từ kiến thức tới lý trí, từ trí tuệ tới lý luận, từ đạo lý tới đạo đức. Tại đây, tôi xin tâm sự với bạn một điều là khi chúng ta nghiên cứu, khảo sát, điều tra, điền dả thực địa thì: lý thuyết luận (lấy lý thuyết mới trợ lực cho lý thuyết cũ) để hiểu thực tế của nhân sinh, với phương pháp luận (lấy phương pháp này để hổ trợ cho phương pháp kia) để thấu thực cảnh của nhân thế, rồi dụng khoa học luận (lấy khám phá khoa học để củng cố các định đề của khoa học) để thấm vào số kiếp của nhân loại. Cả ba lãnh vực tri thức này khơi lên một cách trực tiếp hay gợi ra một cách gián tiếp: sự hình thành nhân sinh quan của chúng ta trước nỗi khổ niềm đau của nhân quần, thế giới quan của ta trước các thăm trầm của nhân gian, vũ trụ quan của ta với muôn vật, muôn loài, trong đó môi trường có môi sinh được quyền sống, không những có động vật, thực vật, mà cả mọi sinh vật hữu hình hoặc vô hình trước mắt chúng ta[1].
Ba tri cách: lý thuyết luận, phương pháp luận, khoa học luận dựng lên ba nhân cách: nhân sinh quan, thế giới quan, vũ trụ quan, để xếp loại ta chỉ là người, hay ta đã thành nhân? Vì không phải sinh ra là người thì đương nhiên được thành nhân! Câu hỏi này cắm sâu vào kiếp người, câu hỏi này ngày ngày tra vấn lương tri trí thức (đây chính là trung tâm câu chuyện của chúng ta). Một trong những vòm trời cao tư tưởng về nhân quyền là Rousseau có một sự nghiệp với các tác phẩm mà ta để cả đời ra cũng chưa biết-hiểu-thấu-thấm hết được, nhưng tư tưởng gia này có để lại một câu để giúp ta song hành cùng tha nhân có lương tri, cùng nhân loại có nhân tính: Les hommes soyez humains ! (Con người ơi hãy giữ nhân tính!).[2]
Tránh «lời dặn ngoại giao» (sự thật mất lòng) gần lời khuyên thành thật (nói gần nói xa, không qua nói thật), theo lời thẳng thắng của tổ tiên (So ra mới biết ngắn dài), nên tôi không ngần ngại trả lời bạn ngay trên luận điểm của bạn, từng quan điểm một, tức là từng câu của bạn trong thư của bạn, để không «lạc đề» nói theo câu chữ của giáo dục, mà ngoài xã hội đã gắn tên để gắn lỗi là : «đánh trống lảng». Tôi xin phép bạn được dùng bốn phương pháp chủ yếu của phương pháp phân tích nội dụng, có chỗ đứng, ghế ngồi thường xuyên trong khoa học nhân văn (ngôn ngữ học, triết học, văn học) và trong khoa học xã hội (nhân học, sử học, xã hội học):
Phương pháp cấu trúc, làm nên tổng thể, trong đó mọi phần tử này ảnh hưởng chi phối phần tử kia, và quan hệ giữa các phần tử là quan hệ sống còn của một thân thể, khi tim ngừng đập thì óc, phổi và các nội tạng khác sẽ ngừng theo và thân thể sống giờ đã thành thây xác.[3] Cũng như hiện nay về mặt xã hội, hệ thống công an trị dùng bạo lực để hành hung, áp chế, tù đày… dân oan (mà bạn đã thấy trong vidéo do tôi gởi) hệ thống công an trị chỉ tồn tại với bạo quyền của ĐCSVN, khi dân chủ tới cùng nhân quyền trong đa nguyên thì hệ thống công an bất chấp công lý và pháp luật này sẽ tan biến» theo ĐCSVN.
Phương pháp trùng phương, tại đây X xuất hiện thì Y xuất hiện, nếu X là hằng số thì Y là biến số, tức là Y diễn biển rồi chuyển hóa theo X, đây là kiến thức căn bản để tổ chức các phương trình toán, mà cũng là nội chất của mọi diễn biến trong xã hội Việt Nam hiện nay: có bất công vì có bất bình đẳng (con vua thì được làm vua, nên con quan thì được làm quan, còn con sải chùa thì quét lá đa), nên hiện tượng «thái tử đảng» dù «vô tài, mất nết» nhưng vẫn «cởi đầu, cởi cổ» dân tộc, xuất hiện với phương trình trùng phương này, một loại ung thư trên toàn xã hội của Việt tộc: độc đảng sinh ra độc tài nhưng bất tài, đẻ ra độc trị nhưng không biết quản trị.
Phương pháp loại trừ, phân tích xung đột qua sự kình chống tuyệt đối, khi A xuất hiện thì A không cho B xuất hiện để thảo luận, tức là dùng tranh luận để trao luận; và B cũng vậy khi B xuất hiện thì A biến mất không có mặt để tranh cãi bằng lý luận hay lập luận. Đó là mâu thuẫn tuyệt đối giữa hai hệ: hệ độc (độc đảng, độc tài, độc quyền, độc trị, độc tôn) và hệ đa (đa đảng, đa tài, đa trí, đa năng, đa hiệu), có cái này thì không có cái kia bạn à!
Phương pháp lợi luận, trong đó mọi quan điểm đều xuất phát từ các con tính về quyền lợi làm nên tư lợi, dùng quyền lực để giữ quyền lợi, hòa tan quyền lực và quyền lợi làm một bằng ích kỷ, thậm chí lấy cái chung làm cái riêng cái chung, tạo nên ung thư xã hội qua hệ tham (tham quan để tham ô, tham nhũng vì tham tiền). Tồi hơn nữa là tái tạo hệ tham qua tiền tệ-hâu duệ-quan hệ để diệt trí tuệ. Tôi xin thành thật hỏi bạn, không biết bạn sinh ra và lớn lên, giờ lại có chức quyền, bạn có thoát được vòng lợi luận này không?
Tôi biết bạn không tham ô, tham nhũng (nên chúng ta mới thành bạn nhau), nhưng bạn tiến thân nhờ gia đình mà cha mẹ là đảng viên, giờ bạn lại là đảng viên nồng cốt, có mọi bổng lộc của chế độ «đảng viên quan». Bạn có «lo ra» là các cuộc đấu tranh cho công bằng, tự do, dân chủ, nhân quyền sẽ thực sự làm được chuyện «vật đổi sao dời» ngay trong tiện nghi từ vật chất tới chức tước của bạn không? Hãy trả lời tôi câu hỏi này, vì tình bạn từ bao năm qua, và nên trả lời thành thật như ông cha khuyên nhé (nói gần nói xa, không qua nói thật), vì có (sự) thực mới vực được đạo (lý) mà.
GS Lê Hữu Khóa
*******
[1] Lý thuyết luận, phương pháp luận, khoa học luận, Anthropol-Asie xuất bản, facebook Vùng Khả Luận (trang thầy Khóa).
[2] Nhân luận và nhân Việt, Anthropol-Asie xuất bản, facebook Vùng Khả Luận (trang thầy Khóa).
[3] Các phương pháp tiếp cận của khoa học xã hội và nhân văn, Anthropol-Asie xuất bản, facebook Vùng Khả Luận (trang thầy Khóa)
Ngàn Lau
Lương Tri Trí Thức |
Lê Hữu Khóa: Giáo sư Đại học* Giám đốc Anthropol-Asie *Chủ tịch nhóm Nghiên cứu Nhập cư Đông Nam Á *Cố vấn Chương trình chống Kỳ thị của UNESCO–Liên Hiệp Quốc *Cố vấn Trung tâm quốc tế giáo khoa Paris.*Thành viên hội đồng khoa học Viện nghiên cứu Đông Nam Á* Hội viên danh dự ban Thuyết khác biệt, Học viện nghiên cứu thế giới. Các công trình nghiên cứu của giáo sư Lê Hữu Khóa, bạn đọc có thể đọc và tải qua Facebook VÙNG KHẢ LUẬN (trang thầy Khóa).
Ghi Chú NL: Lá thư dài của giáo sư Lê Hữu Khóa ở Pháp, gửi cho một người bạn cũng là giáo sư ở Việt Nam cho người đọc thấy sự khác biệt về cái nhìn hoàn cảnh dân oan tại VN. Cái nhìn khác biệt này bởi lương tri của con người hoàn toàn khác nhau. GS Khóa nhìn vấn đề ở góc độ Nhân Bản cho nên ông lên tiếng và ông gọi đó là Lương Tri Trí Thức. Còn người giáo sư ở VN thì nhìn vấn đề qua dạng cá nhân, không muốn quan tâm đến chuyện xã hội bởi có thể làm bể nồi cơm của mình bởi mình là quan chức của cơ chế cầm quyền, phải nói theo tiếng nói của quan quyền. Cái con Ma Quyền quả thực tiêu diệt đi cái Lương Tri của Con Người. Trong cuộc sống của Con Người thì có ba con ma rất là nguy hiểm: Ma Quyền, Ma Tiền, Ma Dâm. Ba con ma này sẽ diệt đi những cái gọi là lương tri, nhân bản, nhân tính, nhân sinh, nhân đạo. Xin gửi đến độc giả lá thư chân thật, có lương tri của giáo sư Lê Hữu Khóa gửi cho người bạn giáo sư ở Việt Nam.
Thư trả lời người bạn đồng nghiệp «trách móc» dân oan
Chào bạn,
Bạn biết tôi nghiên cứu về DÂN OAN từ nhiều năm qua, tôi đã gởi tới bạn đầu sách OAN LUẬN về công trình này, nghĩ bạn muốn biết thêm về chủ đề, phạm trù, thực địa của điều tra và điền dả của tôi, nên tôi mới gởi tới bạn phóng sự : DÂN OAN BIỂU TINH, CHẶN XE QUỐC HỘI VIỆT NAM 06 – 07.06.2019, được loan truyền rộng rải trên mạng xã hội, và hôm nay, tôi nhận được lá thư này của bạn:
Chào anh,
Tôi cũng tin là họ có những uất ức bất công. Nhưng nếu là anh, anh có đi làm những điều vô ích như vậy không? Nếu có chứng cớ, có bằng chứng hẳn hoi thì cứ kiện ra toà, thuê luật sư…, làm đúng quy trình đi.
Mấy việc này có ra kêu Quốc hội thì cũng không đúng thẩm quyền, họ cũng trả về cho cấp cơ sở giải quyết theo đúng trình tự, kêu gào làm gì cho phí công, phí sức…
Họ nghe Quốc hội họp mà không hiểu QH họp về cái gì, lại muốn QH bàn về chuyện của họ… Vậy thì làm sao mà đấu tranh được?
Thực sự, tôi vẫn chưa «hoàn hồn» về ngôn từ, về diễn đạt, về nội dung của bạn trong lá thư này, tức là tôi vẫn chưa «hết hồn» về lương tâm của một công dân, lòng lương thiện của một con người, nhất là lương tri của một trí thức, nhất là vị thế trí thức của chúng ta (bạn và tôi) là phó giáo sư, giáo sư tại các đại học trong khoa học xã hội nhân văn. Cụ thể là lý do làm tôi «mất hồn» trước thư này của bạn chính là bối cảnh của một cơ chế giáo dục cấp quốc gia tin và giao cho chúng ta một nhiệm vụ: giảng-dạy-trao-truyền tới sinh viên, tới các công dân tương lai hệ thức (kiến thức, tri thức, trí thức, ý thức, nhận thức) giúp ta thường xuyên tỉnh thức trước hệ nhân (nhân loại, nhân sinh, nhân thế, nhân quần, nhân tình).
Lương tâm dựa vào lương thiện để xây dựng lương tri
Khi quốc gia và chính quyền «bầu» ra để chúng ta trở thành trí thức đại học tức là họ tin vào hệ lương (lương tâm, lương thiện, lương tri) của chúng ta, biết dùng kiến thức để hiểu nhân loại, biết dụng tri thức để thấu nhân sinh, biết vận hành trí thức để nhập nội vào nhân thế, biết vận dụng ý thức để hướng dẫn vào nhân quần, biết mô thức hóa nhận thức để giúp nhân tình tỉnh thức! Làm sao chúng ta lại không rõ ràng về chức năng này? Làm sao chúng ta lại không rành mạch về vai trò này? Nơi mà ngày ngày chúng ta lao tác trong sự nghiêm túc của lý trí, sự nghiêm minh của trí tuệ, làm nên tuệ giác để phân tích khách quan các dữ kiện xã hội, các diễn biến nhân văn. Một trí thức khi được đào tạo qua quá trình khoa học, chưa đủ! Một trí thức phải có đạo lý hay, đẹp, tốt, lành, làm nên luân lý có bổn phận với dân tộc, có trách nhiệm với đất nước; chính đạo lý và luân lý này là gốc, rể, cội, nguồn dựng lên giáo lý để định hướng giáo khoa, giáo trình, giáo án của bạn và của tôi, làm nên giáo dục cho xã hội, cho quốc gia, cho dân tộc.
Sự thật mất lòng, đó là «lời khuyên ngoại giao» của ông bà ta, vì ông bà rất cẩn thận, dặn dò con cháu là khi muốn giữ quan hệ tốt, muốn giữ được bạn bè, thì phải nhớ: «Lời nói chẳng mất tiền mua/Lựa lời mà nới cho vừa lòng nhau». Nhưng trong môi trường giáo dục mang lý trí của khoa học qua những mô hình của kiến thức làm nên mô thức cho trí tuệ, thì chính phương trình sự thật-chân lý-lẽ phải dẫn dắt ngữ vựng, ngữ văn, ngữ pháp chớ không phải ngược lại. Nên tôi, lần này tôi phải nghe một lời khuyên khác, rất chân thật của tổ tiên: Nói gần nói xa, không qua nói thật! Khi nghe «lời xúi» chân thật này nên tôi «nghe luôn» lời thẳng thắng sau đây của tổ tiên ta So ra mới biết ngắn dài, sau lời thẳng thắng này là thái độ minh triết của tổ tiên ta. Vì mọi chuyện trong cuộc đời của một người trí thức đều là: chuyện của mức độ làm nên trình độ của bạn, của tôi trong trí giới cũng như trong giáo giới.
Trình độ can-dự-để-can-thiệp từ kiến thức tới lý trí, từ trí tuệ tới lý luận, từ đạo lý tới đạo đức. Tại đây, tôi xin tâm sự với bạn một điều là khi chúng ta nghiên cứu, khảo sát, điều tra, điền dả thực địa thì: lý thuyết luận (lấy lý thuyết mới trợ lực cho lý thuyết cũ) để hiểu thực tế của nhân sinh, với phương pháp luận (lấy phương pháp này để hổ trợ cho phương pháp kia) để thấu thực cảnh của nhân thế, rồi dụng khoa học luận (lấy khám phá khoa học để củng cố các định đề của khoa học) để thấm vào số kiếp của nhân loại. Cả ba lãnh vực tri thức này khơi lên một cách trực tiếp hay gợi ra một cách gián tiếp: sự hình thành nhân sinh quan của chúng ta trước nỗi khổ niềm đau của nhân quần, thế giới quan của ta trước các thăm trầm của nhân gian, vũ trụ quan của ta với muôn vật, muôn loài, trong đó môi trường có môi sinh được quyền sống, không những có động vật, thực vật, mà cả mọi sinh vật hữu hình hoặc vô hình trước mắt chúng ta[1].
Ba tri cách: lý thuyết luận, phương pháp luận, khoa học luận dựng lên ba nhân cách: nhân sinh quan, thế giới quan, vũ trụ quan, để xếp loại ta chỉ là người, hay ta đã thành nhân? Vì không phải sinh ra là người thì đương nhiên được thành nhân! Câu hỏi này cắm sâu vào kiếp người, câu hỏi này ngày ngày tra vấn lương tri trí thức (đây chính là trung tâm câu chuyện của chúng ta). Một trong những vòm trời cao tư tưởng về nhân quyền là Rousseau có một sự nghiệp với các tác phẩm mà ta để cả đời ra cũng chưa biết-hiểu-thấu-thấm hết được, nhưng tư tưởng gia này có để lại một câu để giúp ta song hành cùng tha nhân có lương tri, cùng nhân loại có nhân tính: Les hommes soyez humains ! (Con người ơi hãy giữ nhân tính!).[2]
Tránh «lời dặn ngoại giao» (sự thật mất lòng) gần lời khuyên thành thật (nói gần nói xa, không qua nói thật), theo lời thẳng thắng của tổ tiên (So ra mới biết ngắn dài), nên tôi không ngần ngại trả lời bạn ngay trên luận điểm của bạn, từng quan điểm một, tức là từng câu của bạn trong thư của bạn, để không «lạc đề» nói theo câu chữ của giáo dục, mà ngoài xã hội đã gắn tên để gắn lỗi là : «đánh trống lảng». Tôi xin phép bạn được dùng bốn phương pháp chủ yếu của phương pháp phân tích nội dụng, có chỗ đứng, ghế ngồi thường xuyên trong khoa học nhân văn (ngôn ngữ học, triết học, văn học) và trong khoa học xã hội (nhân học, sử học, xã hội học):
Phương pháp cấu trúc, làm nên tổng thể, trong đó mọi phần tử này ảnh hưởng chi phối phần tử kia, và quan hệ giữa các phần tử là quan hệ sống còn của một thân thể, khi tim ngừng đập thì óc, phổi và các nội tạng khác sẽ ngừng theo và thân thể sống giờ đã thành thây xác.[3] Cũng như hiện nay về mặt xã hội, hệ thống công an trị dùng bạo lực để hành hung, áp chế, tù đày… dân oan (mà bạn đã thấy trong vidéo do tôi gởi) hệ thống công an trị chỉ tồn tại với bạo quyền của ĐCSVN, khi dân chủ tới cùng nhân quyền trong đa nguyên thì hệ thống công an bất chấp công lý và pháp luật này sẽ tan biến» theo ĐCSVN.
Phương pháp trùng phương, tại đây X xuất hiện thì Y xuất hiện, nếu X là hằng số thì Y là biến số, tức là Y diễn biển rồi chuyển hóa theo X, đây là kiến thức căn bản để tổ chức các phương trình toán, mà cũng là nội chất của mọi diễn biến trong xã hội Việt Nam hiện nay: có bất công vì có bất bình đẳng (con vua thì được làm vua, nên con quan thì được làm quan, còn con sải chùa thì quét lá đa), nên hiện tượng «thái tử đảng» dù «vô tài, mất nết» nhưng vẫn «cởi đầu, cởi cổ» dân tộc, xuất hiện với phương trình trùng phương này, một loại ung thư trên toàn xã hội của Việt tộc: độc đảng sinh ra độc tài nhưng bất tài, đẻ ra độc trị nhưng không biết quản trị.
Phương pháp loại trừ, phân tích xung đột qua sự kình chống tuyệt đối, khi A xuất hiện thì A không cho B xuất hiện để thảo luận, tức là dùng tranh luận để trao luận; và B cũng vậy khi B xuất hiện thì A biến mất không có mặt để tranh cãi bằng lý luận hay lập luận. Đó là mâu thuẫn tuyệt đối giữa hai hệ: hệ độc (độc đảng, độc tài, độc quyền, độc trị, độc tôn) và hệ đa (đa đảng, đa tài, đa trí, đa năng, đa hiệu), có cái này thì không có cái kia bạn à!
Phương pháp lợi luận, trong đó mọi quan điểm đều xuất phát từ các con tính về quyền lợi làm nên tư lợi, dùng quyền lực để giữ quyền lợi, hòa tan quyền lực và quyền lợi làm một bằng ích kỷ, thậm chí lấy cái chung làm cái riêng cái chung, tạo nên ung thư xã hội qua hệ tham (tham quan để tham ô, tham nhũng vì tham tiền). Tồi hơn nữa là tái tạo hệ tham qua tiền tệ-hâu duệ-quan hệ để diệt trí tuệ. Tôi xin thành thật hỏi bạn, không biết bạn sinh ra và lớn lên, giờ lại có chức quyền, bạn có thoát được vòng lợi luận này không?
Tôi biết bạn không tham ô, tham nhũng (nên chúng ta mới thành bạn nhau), nhưng bạn tiến thân nhờ gia đình mà cha mẹ là đảng viên, giờ bạn lại là đảng viên nồng cốt, có mọi bổng lộc của chế độ «đảng viên quan». Bạn có «lo ra» là các cuộc đấu tranh cho công bằng, tự do, dân chủ, nhân quyền sẽ thực sự làm được chuyện «vật đổi sao dời» ngay trong tiện nghi từ vật chất tới chức tước của bạn không? Hãy trả lời tôi câu hỏi này, vì tình bạn từ bao năm qua, và nên trả lời thành thật như ông cha khuyên nhé (nói gần nói xa, không qua nói thật), vì có (sự) thực mới vực được đạo (lý) mà.
GS Lê Hữu Khóa
*******
[1] Lý thuyết luận, phương pháp luận, khoa học luận, Anthropol-Asie xuất bản, facebook Vùng Khả Luận (trang thầy Khóa).
[2] Nhân luận và nhân Việt, Anthropol-Asie xuất bản, facebook Vùng Khả Luận (trang thầy Khóa).
[3] Các phương pháp tiếp cận của khoa học xã hội và nhân văn, Anthropol-Asie xuất bản, facebook Vùng Khả Luận (trang thầy Khóa)
Ngàn Lau
Không có nhận xét nào