Lâu nay mỗi khi nghe những người dân, nhất là những dư luận viên, những kẻ tôi tớ và gắn bó “máu thịt” với đảng nói về việc người dân, mọi người phải biết ơn “công lao trời biển” của đảng đối với dân tộc, đất nước và đối với chính bản thân ta, gia đình ta v.v.., tôi thường có ý nghĩ, ý định phải làm rõ sự thật này. Nhưng có lẽ tôi chưa có động lực thực sự và còn vì suy nghĩ của tôi chưa thấu đáo.
Thế rồi trong một chương trình văn nghệ chào mừng 90 năm thành lập đảng cộng sản ở Việt Nam mà tình cờ tôi loáng thoáng nghe được lời bài hát có tên “Ca ngợi Tổ Quốc tôi”. Lúc đó tôi đang ngồi uống trà ở quán và thấy chương trình này tôi lập tức đứng dậy trả tiền chủ quán và đi khỏi ngay. Bỗng nhiên, ký ức vụt hiện trong tôi đau nhói như một mũi dao sắc nhọn đâm thẳng vào ngực khi tôi nhớ đến lời bài hát có đoạn “…nhớ công ơn đảng muôn đời!”. Kỷ niệm, lời bài hát này tôi vẫn nhớ như in, đó là khi còn học lớp 9 thầy chủ nhiệm đã dạy cho đội văn nghệ lớp tôi bài hát này để tham gia chương trình văn nghệ toàn trường. Tuy vậy, vẫn phải chờ đến khi một người bạn cùng học trưởng phổ thông nói rằng “không có đảng chúng ta không có ngày nay…” thì “giọt nước mới tràn ly”!
Chưa nói đến chuyện đảng có công lao gì đối với Dân tộc, Đất nước, đối với mỗi chúng ta, ở đây trước hết chúng ta hãy nói về điều rất hệ trọng mà đây mới chính là cái đảng cần: đó là đòi hỏi về lòng biết ơn đối với đảng. Đây là sự gian manh và hiểm độc. Bởi vì, nếu chỉ nợ tiền bạc, của cải, thậm chí là công lao, người ta có thể trả bằng tiền bạc, của cải, công lao, nhưng biết ơn là câu chuyện khác. Biết ơn là ràng buộc, là lệ thuộc, nhất là khi biết ơn gắn với việc cứu vớt cuộc sống hay sinh mệnh và được đặt trong quan hệ giữa kẻ thống trị và kẻ bị trị. Cho nên, duy trì lòng biết ơn là một phương cách hữu hiệu để kẻ thống trị duy trì địa vị, quyền lợi của mình. Điều này rất đúng đối với các chế độ độc tài, nhất là độc tài kiểu phương Đông-Trung Quốc, trong đó có Việt Nam.
Điều đặc biệt nhất trong các chế độ độc tài ở phương Đông-Trung Quốc là lòng biết ơn không đơn thuần được duy trì trong quan hệ giữa kẻ thống trị và bị thống trị, mà chủ yếu trong quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Các thể chế ở Trung Quốc xưa nay đều xem thể chế, cụ thể nhà vua là cha mẹ dân, còn muôn dân là những đứa con của chúng. Cho nên, nếu như lòng biết ơn của người dân, những kẻ bị trị đối với bề trên là kẻ cai trị còn có điều gì đó mà người ta dễ nhận thấy là sự khiên cưỡng, áp đặt, thì lòng biết ơn của con đối với cha mẹ là “tự nhiên”, “rất hiển nhiên”. Đây là kiểu chế độ “quân chủ gia trưởng” hay cũng có thể gọi là kiểu “thể chế kép”. Bằng cách đó chế độ này duy trì sự tồn tại, cai trị-thống trị của nó trong toàn bộ chiều dài lịch sử Trung Quốc và Việt Nam cho đến tận ngày nay.
Nhưng thời gian đã cho ta câu trả lời xác đáng về sự thật này. Người ta có thể bác bỏ rất nhiều nội dung, kể cả bản chất của quan điểm duy vật lịch sử, nhưng sự thật mà nó vạch ra sau đây là không thể chối cãi: Tất cả những thể chế chính trị đều là sản phẩm của sự vận động kinh tế, xã hội nói chung, rằng chính xã hội, nhân dân, dân tộc đã sản sinh ra những chế độ chính trị, nhà nước của mình. Nhưng cái sai, cái khiếm khuyết căn bản của quan niệm duy vật lịch sử là đã không có sự phân biệt giữa cơ sở kinh tế tự do-tự nhiên và cơ sở kinh tế không tự do-phi tự nhiên, do đó về cơ bản không có sự phân biệt giữa các chế độ, nhà nước chính danh và không chính danh. Cũng cần thấy sự thật nói trên đã từng được vạch ra trước cả quan điểm duy vật lịch sử, chẳng hạn như người Trung Quốc đã từng nói đại ý “chế độ, nhà nước là thuyền, dân là nước. Đẩy thuyền cũng là dân, lật thuyền cùng là dân” v.v...
Như thế, cả những chế độ được xem là “đặc thù” như ở phương Đông-Trung Quốc cũng không nằm ngoài quy luật lịch sử cơ bản nói trên. Nhưng có điều chúng ta cần phải xem tại sao các chế độ ở đây lại duy trì một quan hệ như vậy, tức là tại sao những người dân là cha mẹ sinh ra những đứa con của mình lại phải biết ơn con mình? Quả là điều phi lý và hết sức ngược đời, hết sức trái với tự nhiên và cả lẽ thường. Và điều chúng ta dễ thấy nhất, đó là sự lạc hậu của kinh tế-xã hội, văn hóa nói chung trong những nước phương Đông như Trung Quốc và Việt Nam, kể cả các nước phương Tây tiền tư bản. Sự lạc hậu cho phép những kẻ cai trị có thể đảo ngược quan hệ hiện thực giữa nhà nước và người dân, xã hội nói chung. Ở đây nhân dân là của nhà nước, khác với chế độ dân chủ nhà nước là của nhân dân.
Nhưng đối với các nước phương Đông-Trung Quốc và cả Việt Nam, tại sao lại có quan hệ chế độ, cụ thể là vua với dân như cha mẹ với con cái? Vê điều này cần có một hoặc những nghiên cứu cơ bản về văn hóa phương Đông, đặc biệt là văn hóa Trung Quốc và cả Việt Nam, nhưng có một thực tế khó có thể bác bỏ, đó chính là sự kéo dài, không thay đổi của “chế độ quân chủ gia trưởng” gắn chặt với hệ tư tưởng Nho giáo trong toàn bộ lịch sử. Sự quản trị-thống trị trong điều kiện cơ sở kinh tế-xã hội lạc hậu đã khiến cho những kẻ cai trị tự tách mình ra khỏi xã hội, biến thành lực lượng đứng trên xã hội, bắt toàn thể xã hội phục tùng mình, đặc biệt hơn, đã đảo lộn quan hệ hiện thực, biến kẻ “được sinh ra” thành kẻ cai trị đối với kẻ “đã sinh ra mình”, bắt “kẻ sinh ra mình” phải mang ơn mình.
Đem những điều trên đây để lý giải sự thật là ở Việt Nam dưới chế độ cai trị của đảng cộng sản, nhiều người dân, kể cả những người có học, (không nói bọn trung thành có “ăn chia” với đảng và chế độ), vẫn một mực “tin yêu” đảng chủ yếu dựa vào lòng biết ơn đối với đảng, sẽ thấy lộ ra sự phi lý và hết sức ngược đời này. Tôi đã hỏi người bạn học được nói trên kia câu hỏi: “Vậy đảng từ đâu ra, nếu không phải do dân tộc, nhân dân này sinh ra, thì đảng có không?”. Tôi chưa có câu trả lời và hôm nay tôi đã tự trả lời. Và xin bạn hãy lấy thí dụ cho tôi có người con nào bắt, thậm chí chỉ là mong muốn thôi, cha mẹ mình phải mang ơn, biết ơn mình? Tôi cũng xin trả lời luôn: đó chỉ là những nghịch tử, những quái tử, là những đứa con mất dạy, khốn nạn!
Bởi vậy, ta dễ dàng nhận ra chân tướng của những kẻ đòi hỏi người dân phải biết ơn đảng chính là những kẻ biểu hiện và đang duy trì chế độ “quân chủ gia trưởng”, một “thể chế cai trị kép” lạc hậu, phản tiến bộ, phản văn minh, tiếp tục ngăn cản Nhân dân, Dân tộc phát triển, thực chất là để bảo vệ địa vị, quyền lợi của chúng chứ hoàn toàn không có gì khác. Ngay cả việc chúng nói về dân tộc, rằng “chỉ có sự tồn tại của dân tộc mới đảm bảo cho sự tồn tại của nhà nước, của thể chế chính trị và lực lượng lãnh đạo”, “phải đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, cá nhân chẳng là gì cả” và rằng “đất nước này nhất định phải phát triển đi lên, không được phép tụt hậu so với các nước khác, không cam chịu kém người khác” (Những lời của Chủ-Bí Trọng tại cuộc gặp của BCT với các nguyên lãnh đạo đảng, nhà nước và mặt trận tổ quốc đã nghỉ hưu nhân 90 năm thành lập đảng) và rằng “đảng phải tự mình ngày càng xứng đáng trở thành dân tộc” (Nhị Lê), thì cũng thế thôi. Chẳng cần chỉ ra cái sai, ngu tối về câu chữ, sự tầm thường về tư cách như kiêu căng, tự phụ, dối trá và hoang tưởng của những ní nuận gia “lừng ranh” này. Điều cần nói là trong chế độ độc tài, dân tộc, tổ quốc chỉ có thể là của đảng, người dân vẫn là những đứa con dễ bảo của đảng khi đã mang ơn đảng, buộc phải mang ơn đảng.
Nhân đây xin được nói rộng thêm một chút. Hiệp định thương mại tự do (EVFTA) đã được ký giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam ngày 12 tháng 2 năm 2010. Với sự kiện này, có kẻ vui mừng, có người phản đối, lo lắng. “Vui nhất” là chế độ cộng sản toàn trị. Cần khẳng định rằng tương tác-hội nhập giữa các nền kinh tê, xã hội và văn hóa trên thế giới là điều tất nhiên hiện nay. Nhưng chế độ độc tài toàn trị cộng sản ở Việt Nam có thể hý hửng là “uy tín”, “vị thể” của đất nước (thực ra là của thể chế chính trị) đã được “khẳng định”, sẽ tiếp tục ngăn cản quá trình phát triển đất nước hoặc lái đất nước theo hướng lệch lạc, phản giá trị, phản nhân văn. Hy vọng chỉ có chúng ta, những người đấu tranh cho nền Tự do - Dân chủ, chỉ có Nhân dân, những con người muốn tự khẳng định mình, quyết vượt ra ngoài sự ôm bế, cai trị của đảng, của chế độ này mới tận dụng được các cơ hội, đem lại cho Đất nước, Dân tộc sự phát triển thực sự.
Lưu ý: Sau bài viết cho Dân làm báo cách đây ít lâu, cụ thể là trong bài “90 năm tồn tại của đảng cộng sản ở Việt Nam và 75 năm chế độ của nó. Phần 1. Vì sao Trọng và đồng đảng không muốn và không thể thay đổi chế độ?” tôi định viết tiếp “Phần 2. 90 năm và 75 năm: công hay tội?” nhưng tôi chưa và có lẽ không thực hiện được. Vì thế, phần nào đó tôi thay nó bằng bài viết này.
Ngày 14 tháng 2 năm 2020
Điều phi lý và hết sức ngược đời |
Thế rồi trong một chương trình văn nghệ chào mừng 90 năm thành lập đảng cộng sản ở Việt Nam mà tình cờ tôi loáng thoáng nghe được lời bài hát có tên “Ca ngợi Tổ Quốc tôi”. Lúc đó tôi đang ngồi uống trà ở quán và thấy chương trình này tôi lập tức đứng dậy trả tiền chủ quán và đi khỏi ngay. Bỗng nhiên, ký ức vụt hiện trong tôi đau nhói như một mũi dao sắc nhọn đâm thẳng vào ngực khi tôi nhớ đến lời bài hát có đoạn “…nhớ công ơn đảng muôn đời!”. Kỷ niệm, lời bài hát này tôi vẫn nhớ như in, đó là khi còn học lớp 9 thầy chủ nhiệm đã dạy cho đội văn nghệ lớp tôi bài hát này để tham gia chương trình văn nghệ toàn trường. Tuy vậy, vẫn phải chờ đến khi một người bạn cùng học trưởng phổ thông nói rằng “không có đảng chúng ta không có ngày nay…” thì “giọt nước mới tràn ly”!
Chưa nói đến chuyện đảng có công lao gì đối với Dân tộc, Đất nước, đối với mỗi chúng ta, ở đây trước hết chúng ta hãy nói về điều rất hệ trọng mà đây mới chính là cái đảng cần: đó là đòi hỏi về lòng biết ơn đối với đảng. Đây là sự gian manh và hiểm độc. Bởi vì, nếu chỉ nợ tiền bạc, của cải, thậm chí là công lao, người ta có thể trả bằng tiền bạc, của cải, công lao, nhưng biết ơn là câu chuyện khác. Biết ơn là ràng buộc, là lệ thuộc, nhất là khi biết ơn gắn với việc cứu vớt cuộc sống hay sinh mệnh và được đặt trong quan hệ giữa kẻ thống trị và kẻ bị trị. Cho nên, duy trì lòng biết ơn là một phương cách hữu hiệu để kẻ thống trị duy trì địa vị, quyền lợi của mình. Điều này rất đúng đối với các chế độ độc tài, nhất là độc tài kiểu phương Đông-Trung Quốc, trong đó có Việt Nam.
Điều đặc biệt nhất trong các chế độ độc tài ở phương Đông-Trung Quốc là lòng biết ơn không đơn thuần được duy trì trong quan hệ giữa kẻ thống trị và bị thống trị, mà chủ yếu trong quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Các thể chế ở Trung Quốc xưa nay đều xem thể chế, cụ thể nhà vua là cha mẹ dân, còn muôn dân là những đứa con của chúng. Cho nên, nếu như lòng biết ơn của người dân, những kẻ bị trị đối với bề trên là kẻ cai trị còn có điều gì đó mà người ta dễ nhận thấy là sự khiên cưỡng, áp đặt, thì lòng biết ơn của con đối với cha mẹ là “tự nhiên”, “rất hiển nhiên”. Đây là kiểu chế độ “quân chủ gia trưởng” hay cũng có thể gọi là kiểu “thể chế kép”. Bằng cách đó chế độ này duy trì sự tồn tại, cai trị-thống trị của nó trong toàn bộ chiều dài lịch sử Trung Quốc và Việt Nam cho đến tận ngày nay.
Nhưng thời gian đã cho ta câu trả lời xác đáng về sự thật này. Người ta có thể bác bỏ rất nhiều nội dung, kể cả bản chất của quan điểm duy vật lịch sử, nhưng sự thật mà nó vạch ra sau đây là không thể chối cãi: Tất cả những thể chế chính trị đều là sản phẩm của sự vận động kinh tế, xã hội nói chung, rằng chính xã hội, nhân dân, dân tộc đã sản sinh ra những chế độ chính trị, nhà nước của mình. Nhưng cái sai, cái khiếm khuyết căn bản của quan niệm duy vật lịch sử là đã không có sự phân biệt giữa cơ sở kinh tế tự do-tự nhiên và cơ sở kinh tế không tự do-phi tự nhiên, do đó về cơ bản không có sự phân biệt giữa các chế độ, nhà nước chính danh và không chính danh. Cũng cần thấy sự thật nói trên đã từng được vạch ra trước cả quan điểm duy vật lịch sử, chẳng hạn như người Trung Quốc đã từng nói đại ý “chế độ, nhà nước là thuyền, dân là nước. Đẩy thuyền cũng là dân, lật thuyền cùng là dân” v.v...
Như thế, cả những chế độ được xem là “đặc thù” như ở phương Đông-Trung Quốc cũng không nằm ngoài quy luật lịch sử cơ bản nói trên. Nhưng có điều chúng ta cần phải xem tại sao các chế độ ở đây lại duy trì một quan hệ như vậy, tức là tại sao những người dân là cha mẹ sinh ra những đứa con của mình lại phải biết ơn con mình? Quả là điều phi lý và hết sức ngược đời, hết sức trái với tự nhiên và cả lẽ thường. Và điều chúng ta dễ thấy nhất, đó là sự lạc hậu của kinh tế-xã hội, văn hóa nói chung trong những nước phương Đông như Trung Quốc và Việt Nam, kể cả các nước phương Tây tiền tư bản. Sự lạc hậu cho phép những kẻ cai trị có thể đảo ngược quan hệ hiện thực giữa nhà nước và người dân, xã hội nói chung. Ở đây nhân dân là của nhà nước, khác với chế độ dân chủ nhà nước là của nhân dân.
Nhưng đối với các nước phương Đông-Trung Quốc và cả Việt Nam, tại sao lại có quan hệ chế độ, cụ thể là vua với dân như cha mẹ với con cái? Vê điều này cần có một hoặc những nghiên cứu cơ bản về văn hóa phương Đông, đặc biệt là văn hóa Trung Quốc và cả Việt Nam, nhưng có một thực tế khó có thể bác bỏ, đó chính là sự kéo dài, không thay đổi của “chế độ quân chủ gia trưởng” gắn chặt với hệ tư tưởng Nho giáo trong toàn bộ lịch sử. Sự quản trị-thống trị trong điều kiện cơ sở kinh tế-xã hội lạc hậu đã khiến cho những kẻ cai trị tự tách mình ra khỏi xã hội, biến thành lực lượng đứng trên xã hội, bắt toàn thể xã hội phục tùng mình, đặc biệt hơn, đã đảo lộn quan hệ hiện thực, biến kẻ “được sinh ra” thành kẻ cai trị đối với kẻ “đã sinh ra mình”, bắt “kẻ sinh ra mình” phải mang ơn mình.
Đem những điều trên đây để lý giải sự thật là ở Việt Nam dưới chế độ cai trị của đảng cộng sản, nhiều người dân, kể cả những người có học, (không nói bọn trung thành có “ăn chia” với đảng và chế độ), vẫn một mực “tin yêu” đảng chủ yếu dựa vào lòng biết ơn đối với đảng, sẽ thấy lộ ra sự phi lý và hết sức ngược đời này. Tôi đã hỏi người bạn học được nói trên kia câu hỏi: “Vậy đảng từ đâu ra, nếu không phải do dân tộc, nhân dân này sinh ra, thì đảng có không?”. Tôi chưa có câu trả lời và hôm nay tôi đã tự trả lời. Và xin bạn hãy lấy thí dụ cho tôi có người con nào bắt, thậm chí chỉ là mong muốn thôi, cha mẹ mình phải mang ơn, biết ơn mình? Tôi cũng xin trả lời luôn: đó chỉ là những nghịch tử, những quái tử, là những đứa con mất dạy, khốn nạn!
Bởi vậy, ta dễ dàng nhận ra chân tướng của những kẻ đòi hỏi người dân phải biết ơn đảng chính là những kẻ biểu hiện và đang duy trì chế độ “quân chủ gia trưởng”, một “thể chế cai trị kép” lạc hậu, phản tiến bộ, phản văn minh, tiếp tục ngăn cản Nhân dân, Dân tộc phát triển, thực chất là để bảo vệ địa vị, quyền lợi của chúng chứ hoàn toàn không có gì khác. Ngay cả việc chúng nói về dân tộc, rằng “chỉ có sự tồn tại của dân tộc mới đảm bảo cho sự tồn tại của nhà nước, của thể chế chính trị và lực lượng lãnh đạo”, “phải đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, cá nhân chẳng là gì cả” và rằng “đất nước này nhất định phải phát triển đi lên, không được phép tụt hậu so với các nước khác, không cam chịu kém người khác” (Những lời của Chủ-Bí Trọng tại cuộc gặp của BCT với các nguyên lãnh đạo đảng, nhà nước và mặt trận tổ quốc đã nghỉ hưu nhân 90 năm thành lập đảng) và rằng “đảng phải tự mình ngày càng xứng đáng trở thành dân tộc” (Nhị Lê), thì cũng thế thôi. Chẳng cần chỉ ra cái sai, ngu tối về câu chữ, sự tầm thường về tư cách như kiêu căng, tự phụ, dối trá và hoang tưởng của những ní nuận gia “lừng ranh” này. Điều cần nói là trong chế độ độc tài, dân tộc, tổ quốc chỉ có thể là của đảng, người dân vẫn là những đứa con dễ bảo của đảng khi đã mang ơn đảng, buộc phải mang ơn đảng.
Nhân đây xin được nói rộng thêm một chút. Hiệp định thương mại tự do (EVFTA) đã được ký giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam ngày 12 tháng 2 năm 2010. Với sự kiện này, có kẻ vui mừng, có người phản đối, lo lắng. “Vui nhất” là chế độ cộng sản toàn trị. Cần khẳng định rằng tương tác-hội nhập giữa các nền kinh tê, xã hội và văn hóa trên thế giới là điều tất nhiên hiện nay. Nhưng chế độ độc tài toàn trị cộng sản ở Việt Nam có thể hý hửng là “uy tín”, “vị thể” của đất nước (thực ra là của thể chế chính trị) đã được “khẳng định”, sẽ tiếp tục ngăn cản quá trình phát triển đất nước hoặc lái đất nước theo hướng lệch lạc, phản giá trị, phản nhân văn. Hy vọng chỉ có chúng ta, những người đấu tranh cho nền Tự do - Dân chủ, chỉ có Nhân dân, những con người muốn tự khẳng định mình, quyết vượt ra ngoài sự ôm bế, cai trị của đảng, của chế độ này mới tận dụng được các cơ hội, đem lại cho Đất nước, Dân tộc sự phát triển thực sự.
Lưu ý: Sau bài viết cho Dân làm báo cách đây ít lâu, cụ thể là trong bài “90 năm tồn tại của đảng cộng sản ở Việt Nam và 75 năm chế độ của nó. Phần 1. Vì sao Trọng và đồng đảng không muốn và không thể thay đổi chế độ?” tôi định viết tiếp “Phần 2. 90 năm và 75 năm: công hay tội?” nhưng tôi chưa và có lẽ không thực hiện được. Vì thế, phần nào đó tôi thay nó bằng bài viết này.
Ngày 14 tháng 2 năm 2020
Không có nhận xét nào