Chiếc ghế của Bí thư Thành ủy tại Hà
Nội có thể coi là một chiếc ghế nóng 'có gai', một khách mời nói với hội
luận trực tuyến hàng tuần của BBC News Tiếng Việt tuần này, nhân sự
kiện Hà Nội có tân bí thư, sau khi Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ được Bộ
Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam điều động về thay thế ông Hoàng Trung
Hải.
Ông Vương Đình Huệ tiếp Hoàng hậu Hà Lan Maxima khi bà thăm Việt Nam hồi 2017 |
Bình
luận với Bàn tròn Thứ Năm hôm 13/02/2020, PGS. TS. Nguyễn Hoàng Ánh,
người tự giới thiệu là quen biết ông Vương Đình Huệ khi còn là du học
sinh ở một quốc gia tại Đông Âu trước đây và có sinh hoạt chung trong
một hội hữu nghị, nói:
"Tôi
cũng có một chút quan tâm đến ông Vương Đình Huệ, vì ông Huệ từng học ở
Bratislava và tôi trước đây thì học ở Czech. Chúng tôi sinh hoạt chung
một hội gọi là Hội hữu nghị của những sinh viên, cựu sinh viên đi Tiệp
Khắc ngày xưa về.
"Tôi
có một vài dịp gặp vợ anh Huệ ở đó và cũng có nghe nhiều chuyện về anh
Huệ. Tôi được biết anh Huệ thực tế là một người học giỏi, tuy nhiên đấy
cũng là một điều đáng tiếc nữa, vì kinh nghiệm của tôi đã nhìn thấy
nhiều lần là những người học giỏi mà đi vào con đường quan trường thì
nhiều khi cũng không được may mắn, thông đồng bén giọt lắm.
"Và
tôi có kiểm tra lại CV (sơ yếu lý lịch) của anh Huệ, thì tôi phát hiện
ra là mặc dù con đường quan lộ của anh có vẻ rất rực rỡ, nhưng mà anh
không bao giờ ở một chỗ nào đó lâu được hơn hai năm.
"Cho
nên tôi cũng nghiêng về ý kiến như là mọi người nói ở đây, đó là có đây
là một bước chuẩn bị để hy vọng là anh Huệ có thể vào được tứ trụ.
Trong trường hợp anh Huệ vào được tứ trụ, thì có lẽ cũng là một tin tốt
vì đây cũng là một trong số hiếm hoi những trường hợp một người được học
hành tử tế, tức là anh làm Tiến sỹ ở Đại học Kinh tế của Bratislava, có
thể nắm được một chức vụ quan trọng trong chính quyền."
'Chiếc ghế trong tranh biếm họa'
Về
viễn kiến, sau khi ông Vương Đình Huệ, đang đảm nhiệm chức vụ Phó Thủ
tướng Chính phủ được điều chuyển về Hà Nội làm Bí thư Thành ủy thay ông
Hoàng Trung Hải, khách mời đang làm việc tại một Đại học tài Hà Nội,
bình luận:
"Tuy
nhiên, chúng ta cũng biết rằng là như nhìn vào CV của anh Huệ, chúng ta
cũng thấy câu chuyện này cũng chưa có gì là chắc chắn và nếu trong
trường hợp anh Huệ ở lại Hà Nội, thì cá nhân tôi cũng chưa nhìn thấy một
hy vọng nào cho đổi mới của Hà Nội cả.
"Tại
vì chúng ta cũng biết rằng dân chúng từng rất kỳ vọng vào đồng chí
Nguyễn Thiện Nhân, một người cũng có một lý lịch học hành cũng rất hoành
tráng, nhưng thực tế thì ở cương vị Bộ trưởng (Giáo dục & Đào tạo),
cũng như ở cương vị Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh hiện tại, đồng chí
đều có vẻ chưa có gì nổi bật cả.
Cái
ghế của Bí thư Thành ủy trong trường hợp này có vẻ giống như cái ghế có
gai mà chúng ta vẫn thường nhìn thấy trong các tranh biếm họa về những
quan lớn, người mới nhậm chức
PGS. TS. Nguyễn Hoàng Ánh
"Tình
hình bây giờ, nếu anh Huệ ở lại lâu dài, thì sẽ có nhiều vấn đề rắc rối
hơn nữa so với của bên (TPHCM của) ông Nguyễn Thiện Nhân. Chúng ta cũng
biết rằng gần đây nhất vụ Đồng Tâm vẫn là một câu hỏi để ngỏ.
"Rồi
những vấn đề tồn đọng lâu dài làm dân chúng bức xúc, như là đường sắt
Cát Linh - Hà Đông, thì cũng chưa có một giải pháp nào cả.
"Cho
nên tôi nghĩ rằng cái ghế của Bí thư Thành ủy trong trường hợp này có
vẻ giống như cái ghế có gai mà chúng ta vẫn thường nhìn thấy trong các
tranh biếm họa về những quan lớn, người mới nhậm chức," PGS. TS. Nguyễn
Hoàng Ánh nói với BBC.
Ngay
trước đó, cũng tại Bàn tròn Thứ Năm, từ Viện Nghiên cứu Chính sách,
Pháp luật và Phát triển thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật
Việt Nam, PGS. TS. Hoàng Ngọc Giao, một nhà quan sát thời sự chính trị,
xã hội Việt Nam nói với BBC:
"Về
sự kiện có việc bổ nhiệm Bí thư thành ủy Hà Nội mới, tức là ông Vương
Đình Huệ, thì câu chuyện này diễn ra như chúng ta đã biết ở giai đoạn mà
đang chuẩn bị Đại hội Đảng sắp tới.
"Và
câu chuyện đầu tiên quan trọng nhất ở Đại hội Đảng là câu chuyện nhân
sự. Do đó, đối với nhiều nhà quan sát, cũng như giới nghiên cứu ở Hà
Nội, việc bổ nhiệm ông Vương Đình Huệ về làm Bí thư ở Hà Nội không gây
ra nhiều ngạc nhiên.
"Đặc
biệt là trong bối cảnh khi ông Hoàng Trung Hải, (cựu) Bí thư Hà Nội đã
phạm một số các khuyết điểm mà theo như kết luận của Ủy ban Kiểm tra
Trung ương, như vậy ở đây là một sự sắp xếp nhân sự ban đầu để chuẩn bị
cho việc công tác nhân sự cao cấp, hay là như cách nói của bên đảng
(Cộng sản Việt Nam) là nhân sự chiến lược, đó là nhận xét đầu tiên của
tôi.
"Thứ
hai, nếu như chúng ta chỉ kỳ vọng ông Huệ được bổ nhiệm vào chức Bí thư
Hà Nội, rồi sau đó, theo như thông tin đại chúng suy đoán, ông sẽ tiếp
tục giữ một vị trí cao hơn, một trong tứ trụ chẳng hạn, thì rõ ràng câu
chuyện này chỉ là tạm thời và không có hy vọng gì nhiều ở việc là ông
Huệ sẽ có những hành động để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở thủ
đô."
'Làm nhân sự khép kín hay công khai, minh bạch'?
Nhân
sự kiện Bộ Chính trị thay đổi nhân sự cấp cao ở thành ủy Hà Nội, một
trong ba thành phố hàng đầu của nhà nước, thay đổi Bí thư Thành ủy,
trong đó còn có TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, khi chưa xong nhiệm kỳ của Đại
hội toàn quốc khóa XII của đảng Cộng sản, nhà nghiên cứu và luật gia từ
Hà Nội đề cập khía cạnh công khai, minh bạch của công tác nhân sự chiến
lược của đảng:
"Liên
quan câu chuyện về nhân sự này thì hiện nay, tất cả tình hình nhân sự
của Đại hội đảng chưa được rõ ràng cho lắm, mặc dù về phía đảng thì, như
thông tin cho biết đã quy hoạch được khoảng 200 nhân sự, gọi là cán bộ
chiến lược, thế nhưng trong nhân dân mà nói, cũng rất mong muốn giá như
các vị mà được quy hoạch, mà danh sách được công khai, minh bạch cho
người dân được biết, thì sẽ tốt biết bao.
"Bởi
lẽ từ góc nhìn của người dân, từ việc người dân biết cụ thể những nhân
sự nào được quy hoạch là chiến lược, thì chắc chắn người ta sẽ có những
đánh giá - một thông tin nữa để cho về phía đảng (CSVN) có thể lựa chọn
được những người xứng đáng theo những tiêu chí như là Tổng Bí thư mong
muốn là không có ham muốn quyền lực, tận tâm với người dân và gương mẫu
đảng viên.
"Thế
thì nếu như việc đó làm được, tôi nghĩ có lẽ là lực lượng cán bộ mà
đảng quy hoạch sẽ được sàng lọc, thì sẽ rất tốt. Bởi vì người dân sẽ
biết là anh nào được nằm trong quy hoạch, anh ấy có tham nhũng không,
tài sản của anh có không? Thì người dân sẽ sẵn sàng có ý kiến.
"Thế
nhưng rất tiếc cho đến nay chưa làm được việc đó. Cái đó, nếu như về
phía đảng cần có một lực lượng cán bộ chiến lược của đảng và tương lai
là lãnh đạo ở trong nhiệm kỳ tới đối với chính quyền mà làm được việc
đó, thì tôi tin rằng sẽ sàng lọc được những người rất tốt và nó cũng góp
phần cho cuộc đấu tranh chống tham nhũng.
"Bởi
vì tham nhũng là con người, nếu như đảng vẫn cứ làm theo cách xưa, là
làm nhân sự khép kín, thì khó có thể giải quyết một cách rốt ráo câu
chuyện chống tham nhũng, cũng như nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ
lãnh đạo đảng và chính quyền," ông Hoàng Ngọc Giao nói.
Liệu có làm yên lòng dân về đất đai?
Ngay
trước Bàn Tròn hôm thứ Năm, 13/02, từ Hà Nội, Tiến sỹ Khoa học Nguyễn
Quang A, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu, phản biện chính sách độc
lập (IDS đã tự giải thể), đưa ra bình luận với BBC về thách thức chính
mà tân Bí thư Thành ủy Hà Nội có thể đối diện:
"Tôi
nghĩ có nhiều thách thức lắm, nhưng mà việc nổi cộm nhất ở trong phạm
vi Hà Nội, đấy là việc Đồng Tâm, không biết là ông Bí thư mới của Thành
ủy Hà Nội có giải quyết được hay không? Và tất nhiên là những việc khác
mà rất nổi cộm, tôi nói thí dụ như chuyện đường sắt trên cao Cát Linh -
Hà Đông ở Hà Nội.
"Liệu ông có giải quyết được không? Đấy là những vấn đề nhức nhối trong dư luận xã hội.
"Tôi
nghĩ là nhiệm kỳ của ông chỉ còn độ một năm nữa, thực sự là rất là
ngắn, thay thế ông Hoàng Trung Hải và rất có nhiều khả năng đây cũng chỉ
là một bước đệm, để cho nó đủ tiêu chuẩn là đã kinh qua những bước này,
bước kia, để có thể ông bước sang một vị trí mới có thể là cao hơn."
Từ
Đại học Quốc gia Hà Nội, cũng trước cuộc Hội luận, hôm 12/02, Tiến sỹ
Nghiêm Thúy Hằng, một nhà quan sát chính trị, xã hội và nhà nghiên cứu
Đông phương học, đưa ra góc nhìn và kỳ vọng của mình:
"Là
một công dân của thủ đô Hà Nội, tôi thực sự rất vui mừng khi mà ông
Vương Đình Huệ làm Bí thư Thành ủy Hà Nội thay cho ông Hoàng Trung Hải
và cũng giống như những người dân ở Hà Nội khác, tôi rất kỳ vọng ông
Vương Đình Huệ sẽ có những dấu ấn quan trọng khi mà nhận chức Bí thư
thành ủy Hà Nội và sẽ giải quyết được những vấn đề đang tồn đọng ở Hà
Nội...
"Như
là đường sắt Cát Linh - Hà Đông, hay là những vấn đề làm yên lòng người
dân trong các việc đất đai, các tranh chấp đất đai, nhất là đất đai
nông nghiệp và tôi cũng mong muốn là sắp tới đây sẽ có những thay đổi về
vấn đề công nhận một phần những đa sở hữu đối với đất đai.
"Bởi
vì thực ra thì đối với các quốc gia phương Đông, mặc dù trên bề mặt là
công hữu về đất đai, nhưng trên thực chất thể chế vẫn là thể chế đa sở
hữu. Thế thì những gì mà đã là truyền thống của phương Đông, tôi nghĩ là
nên tiếp tục và nên có những sự điều hòa, sự lý giải cho phù hợp để vừa
vẫn giữ được công hữu về đất đai, nhưng cũng vẫn vừa đảm bảo được quyền
lợi cho người dân.
"Tức
là, nếu không thể tốt hơn được so với thời kỳ phong kiến, thì ít nhất
cũng đảm bảo quyền lợi cho người dân ngang với thời kỳ đó và thậm chí là
phát huy những mặt ưu việt của tư hữu về đất đai.
"Tôi
nghĩ là với truyền thống vốn rất khác biệt với phương Tây và những
người dân rất thông minh, rất nhân văn của Việt Nam, thì sẽ tìm được
những tiếng nói để mà tháo gỡ các vấn đề hiện tại và vẫn tiếp tục phát
triển trên nền của văn minh phương Đông rất là rực rỡ và rất lâu đời.
"Những
gì đã xuất hiện ở dưới ánh mặt trời và đã tồn tại được hàng nghìn năm,
thì bao giờ cũng có cái lý của nó, thế thì những gì chưa tốt, chúng ta
nên gạn đục khơi trong, những gì mà chưa tốt thì chỉnh sửa, còn những gì
mà là truyền thống tốt đẹp, thì nên tiếp tục và chỉ nền cái nền rất lâu
đời như thế, mới có thể thành công."
Khả năng nào ở Đại hội 13?
Hôm
thứ Bảy, 15/02, một nhà phân tích chính trị Việt Nam và quan sát đảng
cộng sản trước đại hội lần thứ 13 của đảng này, đua bình luận với BBC về
khả năng nào tiếp đây có thể chờ đợi hay diễn ra với ông Tân bí thư
thành ủy Hà Nội và một số đồng chí của ông.
"Tôi nghĩ là có một phương án là ông Vương Đình Huệ có thể sẽ ngồi lại ghế Bí thư Thành ủy đó tới năm 2022, tức là hai năm.
"Việc
điều động này, theo tôi là do Tổng Bí thư của đảng Cộng sản. Nhưng một
năm chưa thể gọi là kinh nghiệm, mà ít nhất phải là hai năm.
"Hiện có thể đang có hai ứng viên cho chiếc ghế Thủ tướng Chính phủ, bên cạnh phương án ông Huệ.
"Tôi
chưa thấy có cơ sở nào cho một khách mời của Bàn tròn thứ Năm nói là vị
quan chức cao cấp nào đó của Hà Nội hiện nay từng là người có học lực
cụ thể như vậy, như thế, vì cũng có nhiều người khác cũng có tiếp xúc cá
nhân và hiểu biết nhân thân vẫn còn đó.
"Về
ứng cử viên cho ghế Thủ tướng Chính phủ ở Đại hội 13, thì Chỉ thị 214
vừa rồi đã mở ra cơ hội cho nhiều người có thể thành ứng cử viên, trong
đó dường như các ứng viên cho các ghế Tổng Bí thư, Thủ tướng Chính phủ,
Chủ tịch Quốc hội bước đầu đã có một số chỉ dấu gợi ý nhân sự.
"Các chỉ dấu tương tự cho ghế Chủ tịch nước, hiện có vẻ vẫn chưa rõ ràng bằng cho các vị trí kia."
Và ý kíến quan sát này nhận định thêm:
"Một
điểm mạnh giúp cho ông Vương Đình Huệ, theo giới quan sát là ông dường
như thuộc một phân nhánh quyền lực được tạm xếp loại theo tiêu chí 'địa
phương', 'vùng miền', và dường như địa phương đó ở miền Trung của Việt
Nam, là nơi có sự kết hợp giữa hai địa phương ở cơ sở, đang ngày càng có
uy thế.
"Nhân
sự có nguồn gốc từ địa bàn này dường như đã có sự phát triển và chiếm
lĩnh các vị trí, tạo lập vị thế chính trị ở cấp trung ương ngày một sâu
rộng và mạnh mẽ, các nhân sự đã hiện diện rộng khắp ở cả Ban chấp hành
Trung ương đảng, các ủy ban từ kiểm tra trung ương đến nội chính, trong
các ngành, các cấp, cách nhánh quyền lực đảng và chính quyền, và đặc
biệt tới cả cấp thành viên trong Bộ Chính trị đầy quyền lực...
"Gần
đây nhất hiện diện trong một thay thế nhân sự chỉ một năm trước khi
bước vào Đại hội 13, ở thành ủy của thủ đô Hà Nội chính là một thí dụ rõ
ràng như chỉ dấu," ý kiến quan sát từ góc độ quan điểm riêng và không
muốn tiết lộ danh tính này, cho BBC hay.
(BBC)
Không có nhận xét nào