Dịch corona có thể gây sợ hãi cho các nhà đầu tư ngoại quốc và các tập đoàn lớn. Tệ hơn nữa, các nhà lãnh đạo chính trị của nhiều nước cho đến nay vẫn bị Bắc Kinh đe nẹt, có thể đánh giá sức mạnh thực sự của Trung Quốc thấp hơn trước. Và trong thời điểm khó khăn này, Bắc Kinh nhận ra rằng mình chẳng có bao nhiêu bạn bè.
Được ông chủ tịch nước thúc đẩy, nhưng một Trung Quốc đang mơ thành siêu cường thách thức Hoa Kỳ, đang cay đắng phô bày sự yếu kém của mình trên trường quốc tế.
Bà Ursula von der Leyen không thể chiêm ngưỡng Tử Cấm Thành. Tân chủ tịch Ủy ban châu Âu sẽ phải chính thức công du Trung Quốc ngày 30/3, nhưng con virus corona đã ngăn trở việc tái thúc đẩy mối quan hệ giữa châu Âu và Trung Quốc. Lịch trình ngoại giao của nền kinh tế thứ nhì thế giới bị rối loạn do cuộc khủng hoảng dịch tễ chưa biết đến bao giờ mới kết thúc.
Liên hiệp châu Âu (EU) đã quyết định hoãn việc tổ chức cuộc họp thượng đỉnh EU-Trung Quốc do dịch bệnh lan rộng, đã làm cho hơn 2.400 người chết tại Hoa lục. Cuộc họp này quan trọng vì mục đích là đẩy nhanh đàm phán một hiệp ước đầu tư song phương đầy tham vọng, vào lúc Bắc Kinh cố gắng xích lại gần đối tác kinh tế hàng đầu của mình để làm giảm bớt hậu quả của cuộc tấn công thuế quan từ Donald Trump.
Nhưng sự lan tràn của con virus Covid-19 bí ẩn đã khiến các nhà lãnh đạo châu Âu phải lùi lại chuyến công du đầu tiên, làm viễn cảnh này lùi xa. Phó thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc (Liu He) cũng đã hủy chuyến thăm Bruxelles ngày 20/2 – theo thông tin của Le Figaro.
Nạn dịch corona là một thách thức khủng khiếp cho ngành ngoại giao Trung Quốc, vốn ngự trị ở trung tâm thế giới từ khi Tập Cận Bình - nhà vô địch dân tộc chủ nghĩa - lên nắm quyền năm 2013, nhưng nay đang phải gánh chịu hậu quả của dịch bệnh. Từ cuối tháng Giêng, Bắc Kinh đành chịu trận trước một loạt biện pháp của các đối tác lớn, làm mất đi hào quang trên trường quốc tế và khiến các nhà ngoại giao Trung Quốc cay cú.
Sau Hoa Kỳ, Ý, Singapore, đến lượt Nga đóng cửa biên giới đối với công dân Trung Quốc vì sợ lây nhiễm, kể từ 20/2. Biện pháp hiếm hoi này khiến Bắc Kinh vào đầu tháng Hai đã bực tức « đá xoáy » Washington. Phát ngôn viên Hoa Xuân Oánh (Hua Chunying) nói : « Tất cả những gì Hoa Kỳ đã làm là gieo rắc sợ hãi ».
Nay thì một đồng minh thân thiết đã quay lưng, Trung Quốc chưa bao giờ cô đơn như thế kể từ thời Mao. Hầu hết các hãng hàng không quốc tế đã ngưng các chuyến bay đến Hoa lục, khiến đất nước đông dân nhất thế giới thực chất đã bị cô lập. Công dân Trung Quốc coi như bị buộc phải cách ly, ngay cả đối với Hồng Kông thuộc Trung Quốc.
Nạn dịch corona đã làm nền kinh tế thứ nhì thế giới bị mất mặt. Trung Quốc cố trấn an các nhà đầu tư, vốn đã ngần ngại trước tình hình tăng trưởng chậm lại. Cuộc khủng hoảng đặt người khổng lồ châu Á vào thế yếu, phải cầu viện quốc tế như một quốc gia đang phát triển, vào lúc đang muốn tiến lên hàng siêu cường ngang ngửa với Hoa Kỳ. Một cú rờ-ve làm tức tối Tập Cận Bình, người đã từ bỏ chính sách thận trọng thời Đặng Tiểu Bình để lên gân, mơ lại sẽ trở thành trung tâm của thế giới nhờ « Con đường tơ lụa mới » đầy tham vọng.
Lãnh đạo độc tài nhất kể từ thời Mao đã công khai cám ơn Pháp, châu Âu và Hoa Kỳ vì đã viện trợ y tế, và 160 nhà lãnh đạo trên toàn thế giới vì đã lên tiếng ủng hộ - Bắc Kinh khẳng định như thế. Nhưng trong hậu trường, các nhà ngoại giao Trung Quốc khó giấu được cay đắng đối với nhiều đối tác trong đó có châu Âu, mà công dân các nước này đã ồ ạt chạy khỏi Hoa lục. Những phát biểu nghi ngại hoặc bài Hoa nổi lên từ khắp nơi trên hành tinh, càng làm không khí thêm nặng nề. Chế độ đã thọc gậy bánh xe, làm công dân ngoại quốc muốn được di tản đôi khi bị kẹt lâu hơn tại tâm dịch Hồ Bắc – theo tin tức mà Le Figaro có được.
Bắc Kinh còn trục xuất ba phóng viên của « Wall Street Journal » để trả thù bài viết của một giảng viên đại học mang tựa đề « Trung Quốc là kẻ bệnh hoạn của châu Á ». Bài báo chỉ ra những điểm yếu nhất là về kinh tế của người khổng lồ châu Á. Một biện pháp chưa từng thấy kể từ 1998, chứng tỏ sự tức tối của một chính quyền đang cố dùng lá bài dân tộc chủ nghĩa khi những chỉ trích trong nội bộ đang nở rộ trên mạng tại Hoa lục.
Ngoại trưởng Vương Nghị (Wang Yi) trong cuộc trả lời phỏng vấn Reuters hôm 15/2 tuyên bố một số nước đã « phản ứng quá đáng ». Động thái truyền thông hiếm hoi này của một chế độ luôn thích bí mật đánh dấu cuộc phản công, và biểu thị sự bối rối của người khổng lồ mới nổi ; khi mọi chỉ trích nhắm vào sự phản ứng chậm chạp của Bắc Kinh, đã trấn áp các bác sĩ lên tiếng cảnh báo.
« Chính trong những thời điểm khó khăn mà người ta biết được ai là bạn thực sự. Và Trung Quốc nhận ra rằng họ chẳng có bao nhiêu bạn bè » - một nhà ngoại giao cấp cao tại Bắc Kinh kết luận. Chỉ có cựu Khmer Đỏ Hun Sen đang trị vì Cam Bốt, nước chư hầu của Trung Quốc đến Bắc Kinh ngay trong khủng hoảng để bắt tay Tập chủ tịch. Nhà độc tài này còn cho biết sẵn sàng đến tuyến đầu Vũ Hán.
Không chỉ dễ tổn thương trên mặt trận ngoại giao, mà còn trong nội bộ đối với Tập Cận Bình – người đã hứa hẹn « Giấc mơ Trung Hoa », mà ngày nay đang rơi rụng.
Cuộc khủng hoảng dịch tễ trầm trọng nhất kể từ khi chế độ cộng sản Trung Quốc được khai sinh năm 1949, theo lời Tập Cận Bình hôm Chủ nhật 23/2, « gây tác động mạnh không thể tránh khỏi lên kinh tế và xã hội », nhưng có thể quản lý được. Tuy ông Tập vẫn nắm vững quyền lực ở Bắc Kinh, nhưng hình ảnh Trung Quốc tại nước ngoài đã yếu hẳn đi, trái ngược với những phát biểu kêu như sấm động để tuyên truyền từ khi ông lên ngôi năm 2013.
Trần Đạo Anh (Chen Daoyin), nhà chính trị học độc lập giải thích: « Thách thức thực sự cho Tập Cận Bình sau nạn dịch này sẽ đến từ bên ngoài. Năm 2017, Đại hội đảng lần thứ 19 tuyên bố Trung Quốc đã bước vào một kỷ nguyên mới, sẽ khẳng định tư cách siêu cường. Nhưng dịch corona đã bẻ gãy tiến trình ».
Cuộc khủng hoảng đã phơi bày trước mắt toàn thế giới sự lạc hậu khủng khiếp của hệ thống y tế Trung Quốc, cũng như thái độ luôn mập mờ của chế độ độc đoán, có thể giáng một đòn nặng vào quyền lực mềm Trung Quốc vốn đã lung lay.
Dịch corona có thể gây sợ hãi cho các nhà đầu tư ngoại quốc và các tập đoàn lớn, vốn đã kêu ca về nhiều trở ngại tại thị trường Hoa lục, với chi phí luôn tăng lên. Tệ hơn nữa, các nhà lãnh đạo chính trị của nhiều nước cho đến nay vẫn bị Bắc Kinh đe nẹt, có thể đánh giá sức mạnh thực sự của Trung Quốc thấp hơn trước. Theo ông Trần Đạo Anh, « thế giới sẽ xem xét lại cách nhìn Trung Quốc của mình ».
Thuỵ My Blog
Tàn giấc mơ hoa cho Trung Quốc của Tập Cận Bình |
Được ông chủ tịch nước thúc đẩy, nhưng một Trung Quốc đang mơ thành siêu cường thách thức Hoa Kỳ, đang cay đắng phô bày sự yếu kém của mình trên trường quốc tế.
Bà Ursula von der Leyen không thể chiêm ngưỡng Tử Cấm Thành. Tân chủ tịch Ủy ban châu Âu sẽ phải chính thức công du Trung Quốc ngày 30/3, nhưng con virus corona đã ngăn trở việc tái thúc đẩy mối quan hệ giữa châu Âu và Trung Quốc. Lịch trình ngoại giao của nền kinh tế thứ nhì thế giới bị rối loạn do cuộc khủng hoảng dịch tễ chưa biết đến bao giờ mới kết thúc.
Liên hiệp châu Âu (EU) đã quyết định hoãn việc tổ chức cuộc họp thượng đỉnh EU-Trung Quốc do dịch bệnh lan rộng, đã làm cho hơn 2.400 người chết tại Hoa lục. Cuộc họp này quan trọng vì mục đích là đẩy nhanh đàm phán một hiệp ước đầu tư song phương đầy tham vọng, vào lúc Bắc Kinh cố gắng xích lại gần đối tác kinh tế hàng đầu của mình để làm giảm bớt hậu quả của cuộc tấn công thuế quan từ Donald Trump.
Nhưng sự lan tràn của con virus Covid-19 bí ẩn đã khiến các nhà lãnh đạo châu Âu phải lùi lại chuyến công du đầu tiên, làm viễn cảnh này lùi xa. Phó thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc (Liu He) cũng đã hủy chuyến thăm Bruxelles ngày 20/2 – theo thông tin của Le Figaro.
Nạn dịch corona là một thách thức khủng khiếp cho ngành ngoại giao Trung Quốc, vốn ngự trị ở trung tâm thế giới từ khi Tập Cận Bình - nhà vô địch dân tộc chủ nghĩa - lên nắm quyền năm 2013, nhưng nay đang phải gánh chịu hậu quả của dịch bệnh. Từ cuối tháng Giêng, Bắc Kinh đành chịu trận trước một loạt biện pháp của các đối tác lớn, làm mất đi hào quang trên trường quốc tế và khiến các nhà ngoại giao Trung Quốc cay cú.
Sau Hoa Kỳ, Ý, Singapore, đến lượt Nga đóng cửa biên giới đối với công dân Trung Quốc vì sợ lây nhiễm, kể từ 20/2. Biện pháp hiếm hoi này khiến Bắc Kinh vào đầu tháng Hai đã bực tức « đá xoáy » Washington. Phát ngôn viên Hoa Xuân Oánh (Hua Chunying) nói : « Tất cả những gì Hoa Kỳ đã làm là gieo rắc sợ hãi ».
Nay thì một đồng minh thân thiết đã quay lưng, Trung Quốc chưa bao giờ cô đơn như thế kể từ thời Mao. Hầu hết các hãng hàng không quốc tế đã ngưng các chuyến bay đến Hoa lục, khiến đất nước đông dân nhất thế giới thực chất đã bị cô lập. Công dân Trung Quốc coi như bị buộc phải cách ly, ngay cả đối với Hồng Kông thuộc Trung Quốc.
Nạn dịch corona đã làm nền kinh tế thứ nhì thế giới bị mất mặt. Trung Quốc cố trấn an các nhà đầu tư, vốn đã ngần ngại trước tình hình tăng trưởng chậm lại. Cuộc khủng hoảng đặt người khổng lồ châu Á vào thế yếu, phải cầu viện quốc tế như một quốc gia đang phát triển, vào lúc đang muốn tiến lên hàng siêu cường ngang ngửa với Hoa Kỳ. Một cú rờ-ve làm tức tối Tập Cận Bình, người đã từ bỏ chính sách thận trọng thời Đặng Tiểu Bình để lên gân, mơ lại sẽ trở thành trung tâm của thế giới nhờ « Con đường tơ lụa mới » đầy tham vọng.
Lãnh đạo độc tài nhất kể từ thời Mao đã công khai cám ơn Pháp, châu Âu và Hoa Kỳ vì đã viện trợ y tế, và 160 nhà lãnh đạo trên toàn thế giới vì đã lên tiếng ủng hộ - Bắc Kinh khẳng định như thế. Nhưng trong hậu trường, các nhà ngoại giao Trung Quốc khó giấu được cay đắng đối với nhiều đối tác trong đó có châu Âu, mà công dân các nước này đã ồ ạt chạy khỏi Hoa lục. Những phát biểu nghi ngại hoặc bài Hoa nổi lên từ khắp nơi trên hành tinh, càng làm không khí thêm nặng nề. Chế độ đã thọc gậy bánh xe, làm công dân ngoại quốc muốn được di tản đôi khi bị kẹt lâu hơn tại tâm dịch Hồ Bắc – theo tin tức mà Le Figaro có được.
Bắc Kinh còn trục xuất ba phóng viên của « Wall Street Journal » để trả thù bài viết của một giảng viên đại học mang tựa đề « Trung Quốc là kẻ bệnh hoạn của châu Á ». Bài báo chỉ ra những điểm yếu nhất là về kinh tế của người khổng lồ châu Á. Một biện pháp chưa từng thấy kể từ 1998, chứng tỏ sự tức tối của một chính quyền đang cố dùng lá bài dân tộc chủ nghĩa khi những chỉ trích trong nội bộ đang nở rộ trên mạng tại Hoa lục.
Ngoại trưởng Vương Nghị (Wang Yi) trong cuộc trả lời phỏng vấn Reuters hôm 15/2 tuyên bố một số nước đã « phản ứng quá đáng ». Động thái truyền thông hiếm hoi này của một chế độ luôn thích bí mật đánh dấu cuộc phản công, và biểu thị sự bối rối của người khổng lồ mới nổi ; khi mọi chỉ trích nhắm vào sự phản ứng chậm chạp của Bắc Kinh, đã trấn áp các bác sĩ lên tiếng cảnh báo.
« Chính trong những thời điểm khó khăn mà người ta biết được ai là bạn thực sự. Và Trung Quốc nhận ra rằng họ chẳng có bao nhiêu bạn bè » - một nhà ngoại giao cấp cao tại Bắc Kinh kết luận. Chỉ có cựu Khmer Đỏ Hun Sen đang trị vì Cam Bốt, nước chư hầu của Trung Quốc đến Bắc Kinh ngay trong khủng hoảng để bắt tay Tập chủ tịch. Nhà độc tài này còn cho biết sẵn sàng đến tuyến đầu Vũ Hán.
Không chỉ dễ tổn thương trên mặt trận ngoại giao, mà còn trong nội bộ đối với Tập Cận Bình – người đã hứa hẹn « Giấc mơ Trung Hoa », mà ngày nay đang rơi rụng.
Cuộc khủng hoảng dịch tễ trầm trọng nhất kể từ khi chế độ cộng sản Trung Quốc được khai sinh năm 1949, theo lời Tập Cận Bình hôm Chủ nhật 23/2, « gây tác động mạnh không thể tránh khỏi lên kinh tế và xã hội », nhưng có thể quản lý được. Tuy ông Tập vẫn nắm vững quyền lực ở Bắc Kinh, nhưng hình ảnh Trung Quốc tại nước ngoài đã yếu hẳn đi, trái ngược với những phát biểu kêu như sấm động để tuyên truyền từ khi ông lên ngôi năm 2013.
Trần Đạo Anh (Chen Daoyin), nhà chính trị học độc lập giải thích: « Thách thức thực sự cho Tập Cận Bình sau nạn dịch này sẽ đến từ bên ngoài. Năm 2017, Đại hội đảng lần thứ 19 tuyên bố Trung Quốc đã bước vào một kỷ nguyên mới, sẽ khẳng định tư cách siêu cường. Nhưng dịch corona đã bẻ gãy tiến trình ».
Cuộc khủng hoảng đã phơi bày trước mắt toàn thế giới sự lạc hậu khủng khiếp của hệ thống y tế Trung Quốc, cũng như thái độ luôn mập mờ của chế độ độc đoán, có thể giáng một đòn nặng vào quyền lực mềm Trung Quốc vốn đã lung lay.
Dịch corona có thể gây sợ hãi cho các nhà đầu tư ngoại quốc và các tập đoàn lớn, vốn đã kêu ca về nhiều trở ngại tại thị trường Hoa lục, với chi phí luôn tăng lên. Tệ hơn nữa, các nhà lãnh đạo chính trị của nhiều nước cho đến nay vẫn bị Bắc Kinh đe nẹt, có thể đánh giá sức mạnh thực sự của Trung Quốc thấp hơn trước. Theo ông Trần Đạo Anh, « thế giới sẽ xem xét lại cách nhìn Trung Quốc của mình ».
Thuỵ My Blog
Không có nhận xét nào