Tôi chưa bao giờ là nạn nhân của sự kỳ thị chủng tộc ở bất cứ cấp độ nào tại Pháp.
Ở Paris lâu thành quen, trở lại luôn luôn có cảm giác về nhà. Nếu có đi Việt Nam thì cũng chỉ thoang thoảng hương đưa của một chuyến về chơi.
Xa Paris còn nhớ bánh mỳ baguette nâu giòn, nhớ nắng vàng rừng Boulogne mỗi sáng Chủ Nhật chạy jogging, tiếng hò reo trên sân 'Parc des Princes-Công viên các Hoàng tử' mà đội cầu Paris St.Germain gây nhiều thất vọng hơn hy vọng trong Champion de League.
Vì vậy tôi khá sốc khi cầm trên tay tờ Le Monde với bài viết có đề tựa "Hãy giữ chặt con virus của mày, đồ Trung Quốc bẩn thỉu".
Bài báo nêu trường hợp của Minh, một bạn gốc Việt bị một lái xe xúc phạm bằng câu nói bẩn thỉu, sau khi cố tình phóng xe qua vũng đọng trên đường làm tạt nước lên người.
Bài báo kể về một bà mẹ người Philippines dẫn con đi chợ tại siêu thị Fontenay-sous-Bois, buồn bực khi thấy một người đàn ông chỉ vào mặt con gái bà, nói với đứa con trai đi cùng, phải tránh xa hạng người này.
Elodie ở Lyon là nhân chứng cho một hành động tương tự trong một cửa hàng fromagerie, "một cặp vợ chồng đã từ chối người bán hàng phục vụ họ, vì cô ấy có gốc châu Á. Cô ấy đã khóc".
Một sinh viên Nhật xin dấu tên kể : "Ở fac, khi em ho, mọi người đều cằn nhằn là em sẽ làm lây lan dịch bệnh cho tất cả ".
Trên tầu điện ngầm, hai người gốc Châu Á ngồi khoang bốn chỗ, hai chỗ khác trống, tầu đông nhưng không ai đến ngồi.
Vincent gốc Philippines, một nhân viên hãng vận tải SNCF vốn xuề xòa, chỉ cười lúc bạn bè trêu mầu da nâu của anh, lần này nổi cáu trước câu khiêu khích: "Ê, ê, tại sao mày không đeo khẩu trang? " của một người trên sân Gare de Lyon.
Đài 'France Bleu' ngày 30/01 cho biết là tại nhiều nhà hàng, khách sạn, một số khách hàng còn từ chối để người châu Á phục vụ.
Có những nhân viên thu ngân ở siêu thị bật khóc vì bị khách sỉ nhục : "Các người hãy trở về quê nhà đi và hãy giữ lấy căn bệnh của các người ".
Khổ nhất là các em nhỏ người gốc Á, tại trường các em bị bạn bè chế giễu, réo gọi bằng cái tên 'Corona'.
Phụ huynh một gia đình Pháp-Việt đã phải nói mình là người Lebanon để tránh bị đàm tiếu cho con gái. Một giáo sư gốc Hoa dạy trong một trường ở quận 16 cảm thấy phải "thành khẩn khai báo, dù không bắt buộc" vào thứ tư với các cha mẹ học trò rằng, lâu không về thăm nhà hay đi đến các vùng phụ cận Vũ Hán thời gian gần đây và sống trong một khu phố "hoàn toàn Pháp".
Đâu cũng thấy trên mạng xã hội những lời than thở về những điều người châu Á phải gánh chịu.
Một số người gốc Á, nhất là người Trung Quốc, thậm chí không dám ra khỏi nhà vì sợ phải nghe những lời thù hằn, chế giễu, sợ bị quy là thủ phạm mang virus corona vào Pháp.
Nhà hàng, khách sạn người Hoa đều than phiền họ thất thu đến 40% lợi nhuận dịp Tết vừa rồi. Nhiều người khách đã chần chừ, bỏ đi khi thấy trong restaurant có mặt thực khách da vàng.
Chợ, siêu thị bán đồ ăn, rau quả châu Á đều gặp phải hiện tượng sụt giảm lượng khách.
Người Pháp có quá khứ song hành với Đông Dương hơn một thế kỷ. Họ hiểu, quý trọng người Việt, ít khi vơ đũa cả nắm, cho tất cả người châu Á vào chung một rọ rồi dán lên đó cái nhãn 'Made in China' hay gọi đổng.
Đặc sản phở, nem, bánh cuốn được phụ nữ Việt chạy chiến tranh, đảm đang, mang cái tần tảo, chịu khó xứ mình qua xứ người nuôi chồng, chăm con nên cái khéo, đậm đà vượt mặt 'món lính' trở thành 'linh kiệt' chốn kinh kỳ.
Người Việt vốn hội nhập tốt. Hiểu theo nghĩa lành là thế, nghĩa xấu là quên tiệt nhiều thứ, sống như Tây, lấy vợ Tây, ngày âm không rành, đi không coi giờ xuất hành tốt xấu. Được cái rèn con thì thôi rồi. Hàng xóm cứ lấy gương mấy đứa con lai ra răn con mình. Người Việt đỗ đạt lại chẳng kém ai, nên ít kẻ dám bới lỗi vặt để bĩu môi hay cạnh khóe.
Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Người Hoa ở Paris thường tổ chức đón Tết Nguyên Đán hàng năm, nhưng năm nay, các hoạt động lễ hội mừng Tết Canh Tý bị hủy (hình minh họa) |
Ở Paris lâu thành quen, trở lại luôn luôn có cảm giác về nhà. Nếu có đi Việt Nam thì cũng chỉ thoang thoảng hương đưa của một chuyến về chơi.
Xa Paris còn nhớ bánh mỳ baguette nâu giòn, nhớ nắng vàng rừng Boulogne mỗi sáng Chủ Nhật chạy jogging, tiếng hò reo trên sân 'Parc des Princes-Công viên các Hoàng tử' mà đội cầu Paris St.Germain gây nhiều thất vọng hơn hy vọng trong Champion de League.
Vì vậy tôi khá sốc khi cầm trên tay tờ Le Monde với bài viết có đề tựa "Hãy giữ chặt con virus của mày, đồ Trung Quốc bẩn thỉu".
Bài báo nêu trường hợp của Minh, một bạn gốc Việt bị một lái xe xúc phạm bằng câu nói bẩn thỉu, sau khi cố tình phóng xe qua vũng đọng trên đường làm tạt nước lên người.
Bài báo kể về một bà mẹ người Philippines dẫn con đi chợ tại siêu thị Fontenay-sous-Bois, buồn bực khi thấy một người đàn ông chỉ vào mặt con gái bà, nói với đứa con trai đi cùng, phải tránh xa hạng người này.
Elodie ở Lyon là nhân chứng cho một hành động tương tự trong một cửa hàng fromagerie, "một cặp vợ chồng đã từ chối người bán hàng phục vụ họ, vì cô ấy có gốc châu Á. Cô ấy đã khóc".
Một sinh viên Nhật xin dấu tên kể : "Ở fac, khi em ho, mọi người đều cằn nhằn là em sẽ làm lây lan dịch bệnh cho tất cả ".
Trên tầu điện ngầm, hai người gốc Châu Á ngồi khoang bốn chỗ, hai chỗ khác trống, tầu đông nhưng không ai đến ngồi.
Vincent gốc Philippines, một nhân viên hãng vận tải SNCF vốn xuề xòa, chỉ cười lúc bạn bè trêu mầu da nâu của anh, lần này nổi cáu trước câu khiêu khích: "Ê, ê, tại sao mày không đeo khẩu trang? " của một người trên sân Gare de Lyon.
Đài 'France Bleu' ngày 30/01 cho biết là tại nhiều nhà hàng, khách sạn, một số khách hàng còn từ chối để người châu Á phục vụ.
Có những nhân viên thu ngân ở siêu thị bật khóc vì bị khách sỉ nhục : "Các người hãy trở về quê nhà đi và hãy giữ lấy căn bệnh của các người ".
Khổ nhất là các em nhỏ người gốc Á, tại trường các em bị bạn bè chế giễu, réo gọi bằng cái tên 'Corona'.
Phụ huynh một gia đình Pháp-Việt đã phải nói mình là người Lebanon để tránh bị đàm tiếu cho con gái. Một giáo sư gốc Hoa dạy trong một trường ở quận 16 cảm thấy phải "thành khẩn khai báo, dù không bắt buộc" vào thứ tư với các cha mẹ học trò rằng, lâu không về thăm nhà hay đi đến các vùng phụ cận Vũ Hán thời gian gần đây và sống trong một khu phố "hoàn toàn Pháp".
Đâu cũng thấy trên mạng xã hội những lời than thở về những điều người châu Á phải gánh chịu.
Một số người gốc Á, nhất là người Trung Quốc, thậm chí không dám ra khỏi nhà vì sợ phải nghe những lời thù hằn, chế giễu, sợ bị quy là thủ phạm mang virus corona vào Pháp.
Nhà hàng, khách sạn người Hoa đều than phiền họ thất thu đến 40% lợi nhuận dịp Tết vừa rồi. Nhiều người khách đã chần chừ, bỏ đi khi thấy trong restaurant có mặt thực khách da vàng.
Chợ, siêu thị bán đồ ăn, rau quả châu Á đều gặp phải hiện tượng sụt giảm lượng khách.
Người Pháp có quá khứ song hành với Đông Dương hơn một thế kỷ. Họ hiểu, quý trọng người Việt, ít khi vơ đũa cả nắm, cho tất cả người châu Á vào chung một rọ rồi dán lên đó cái nhãn 'Made in China' hay gọi đổng.
Đặc sản phở, nem, bánh cuốn được phụ nữ Việt chạy chiến tranh, đảm đang, mang cái tần tảo, chịu khó xứ mình qua xứ người nuôi chồng, chăm con nên cái khéo, đậm đà vượt mặt 'món lính' trở thành 'linh kiệt' chốn kinh kỳ.
Người Việt vốn hội nhập tốt. Hiểu theo nghĩa lành là thế, nghĩa xấu là quên tiệt nhiều thứ, sống như Tây, lấy vợ Tây, ngày âm không rành, đi không coi giờ xuất hành tốt xấu. Được cái rèn con thì thôi rồi. Hàng xóm cứ lấy gương mấy đứa con lai ra răn con mình. Người Việt đỗ đạt lại chẳng kém ai, nên ít kẻ dám bới lỗi vặt để bĩu môi hay cạnh khóe.
Virus corona là nguyên nhân chính gây kỳ thị?
Dịch cúm không lạ, năm nào cũng đến. Chớm đông, Bộ Y tế Pháp đều đều khuyến cáo người dân đi tiêm vacxin chống căn bệnh vốn tăng đột biến khi chuyển mùa. Cúm vẫn gọi là cúm mùa, chiếm tới 15,3% dịch vụ SOS Médecins.
Từ tháng 11 đến nay có 8821 người mắc cúm mùa, 311 ca nặng, phải nhập viện. Số người thiệt mạng vì nguyên căn này là 26. Trong số 5 bệnh nhân nhiễm cúm corona, không có ca nào tử vong.
Chính chuyên (bệnh cúm mùa) thì đã ra ma, lẳng lơ (cúm corona) vẫn chưa đưa ra cánh đồng mà dân Pháp nhìn thấy dân châu Á đeo khẩu trang đi ngược là chuyển sang lề đường bên kia, rảo bước chạy, lấy tay bịt mũi, bịt miệng là sao ?
Virus corona là thủ phạm cho sự kỳ thị ?
Ở Paris, việc các hoạt động lễ hội, các cuộc diễu hành mừng Tết Canh Tý tại quảng trường Republique đã bị hủy hoàn toàn không do phía Pháp.
Phát biểu trên đài Europe 1, thị trưởng Paris Anne Hidalgo, thông báo quyết định trên được đưa ra do ý kiến của các hội đoàn người Hoa : "Chính cộng đồng người Hoa ở Paris đã muốn hủy cuộc diễu hành dự kiến diễn ra tại quảng trường Republique (…). Chúng ta không nên lùi bước trước nỗi lo sợ, nhưng cũng phải chú ý, tôn trọng quyết định của các hội đoàn Hoa kiều tại Paris".
Bộ trưởng Y Tế Agnès Buzin, giải thích quyết định loại các hoạt động Tết Nguyên Đán không phải là một biện pháp liên quan tới vấn đề vệ sinh dịch tễ.
Hay là do các biện pháp khắt khe TQ thi hành tại Vũ Hán?
Phải chăng các biện pháp khắt khe thi hành tại Vũ Hán là hệ lụy phản cảm dẫn đến cách nhìn sai lệch, phản ứng thiếu tính nhân bản của một số người Pháp ?
Tin tức được truyền đến người dân Pháp qua truyền hình do AFP trích dẫn truyền thông Trung Quốc đã gây dư chấn không hay : "Những ai đến từ Hồ Bắc phải thông báo cho nhà chức trách khu vực, vì có thể những người này làm lây nhiễm bệnh. Những người được xác minh là người Hồ Bắc hoặc Vũ Hán sẽ bị theo dõi chặt chẽ, không thể tự ý ra, vào một khu phố, thậm chí còn không được đi mua thức ăn.
Bí thứ đảng ủy một khu phố ở Bắc Kinh cho biết nếu cần, khu phố sẽ cử người đi mua thực phẩm giúp.
Nhà chức trách một khu vực ở Thạch Gia Trang, phía tây nam Bắc Kinh, treo thưởng 2.000 nhân dân tệ cho bất kỳ ai cung cấp thông tin về những người đã ở Vũ Hán trong 2 tuần qua.
Tại một số vùng, người dân trở về từ tỉnh Hồ Bắc, Vũ Hán bị dân làng tẩy chay. Cư dân từ Hồ Bắc cũng nhận được các cuộc gọi điện thoại hàng ngày và phải ghi lại nhiệt độ của họ trong khoảng hai tuần".
Người Pháp bình thường sẽ không thể nào hiểu được, một nhà cầm quyền nào có thể hạ lệnh quây cả 50 triệu dân không cho tiếp xúc với thế giới bên ngoài, treo thưởng cho ai phát hiện người nào là người đến từ vùng dịch, săn như săn thú, dùng gỗ, thép chặn cửa những người bị coi là nhiễm bệnh, hoặc hình ảnh một người ngã bất tỉnh cách bệnh viện chỉ 50m mà không ai chạy đến cứu.
Điều đó trái với quy tắc ứng xử trong một xã hội văn minh.
Ở Pháp, cảnh sát không hỏi 'anh là ai ?' mà hỏi 'anh đã làm gì ?'. Cũng như nhìn thấy người hoạn nạn không giúp đỡ sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
'Điều gì xảy ra với một cường quốc đứng thứ hai thế giới?'
Một bạn phóng viên đi cùng ra đón chuyến bay công dân Pháp về từ Trung quốc, hỏi tôi : "Điều gì đã xảy ra với một cường quốc đứng thứ hai thế giới? Tuyên truyền chính thức khẳng định rằng, khoa học, chứ không phải dân chủ, sẽ cứu đất nước.
"Nhưng người ta thắc mắc về bội số dịch bệnh ở Trung Quốc trong hơn hai mươi năm: AIDS ở Hà Nam vào những năm 1990, H5N1 năm 1997, SARS năm 2003, lại H5N1 năm 2006, cúm gia cầm H7N9 năm 2013, dịch sốt lợn châu Phi 2018, bây giờ là Corona ?".
Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Khu trung tâm Bắc Kinh thường ngày nhộn nhịp, nhưng giờ vắng tanh. Hình chụp ngày 7/2
Anh nói tiếp "Giải thích cho tao, nếu tử tế, thật sự muốn diệt trừ đại dịch này, sao Trung Quốc lại cản trở Đài Loan gia nhập Tổ chức Y Tế Thế Giới - WHO ? Lãnh đạo Canada, Nhật Bản đã lên án cách hành xử đó.
"Đài Loan có đội ngũ y tế giỏi, cũng có nhiều ca nhiễm 'virus Vũ Hán' nhưng TQ không công nhận độc lập của hòn đảo nên chơi vậy. Họ chỉ muốn phô trương cơ bắp, không có một sự hợp tác thật sự nào. Cơ bắp có chống được virus không? Dập một chỗ, chỗ khác không dập thì gọi gì là dập đại dịch? ".
Anh tìm trên Iphone cho tôi xem phân tích của nhà tội phạm học Claremont McKenna tại Đại học California:
"Khi các nhà lãnh đạo Trung Quốc tuyên bố chiến thắng chống lại virus, họ sẽ cảm ơn Đảng Cộng sản Trung Quốc và nhà lãnh đạo Tập Cận Bình. Một khi sự thật là ngược lại: Đảng Cộng sản là người chịu trách nhiệm chính tai họa này ".
Theo Minxin Pei, không còn nghi ngờ gì nữa, "coronavirus là một căn bệnh của chế độ chuyên chế Trung Quốc".
"Về mặt tổ chức, hệ thống độc đảng, dựa trên bí mật, sự mờ ám, kiểm duyệt và kiểm soát xã hội đối với dân số của nó, tạo ra tất cả những thảm họa này. "
Tôi im lặng không trả lời anh, suy nghĩ của tôi đến với 58 triệu người dân Hồ Bắc vô tội.
Nạn kỳ thị ở đây, ở nước Pháp này, lối nào tuồn ra?
Phải chăng nhà cầm quyền Trung Quốc tráo trở quá nhiều nên chẳng còn ai tin? Hậu quả, thần dân của họ phải gánh chịu bài xích ở khắp mọi nơi?
*Bài viết thể hiện quan điểm riêng của nhà báo tự do Phạm Cao Phong, hiện sống và làm việc tại Paris, Pháp.
Phạm Cao Phong Gửi tới BBC Tiếng Việt từ Paris
Dịch cúm không lạ, năm nào cũng đến. Chớm đông, Bộ Y tế Pháp đều đều khuyến cáo người dân đi tiêm vacxin chống căn bệnh vốn tăng đột biến khi chuyển mùa. Cúm vẫn gọi là cúm mùa, chiếm tới 15,3% dịch vụ SOS Médecins.
Từ tháng 11 đến nay có 8821 người mắc cúm mùa, 311 ca nặng, phải nhập viện. Số người thiệt mạng vì nguyên căn này là 26. Trong số 5 bệnh nhân nhiễm cúm corona, không có ca nào tử vong.
Chính chuyên (bệnh cúm mùa) thì đã ra ma, lẳng lơ (cúm corona) vẫn chưa đưa ra cánh đồng mà dân Pháp nhìn thấy dân châu Á đeo khẩu trang đi ngược là chuyển sang lề đường bên kia, rảo bước chạy, lấy tay bịt mũi, bịt miệng là sao ?
Virus corona là thủ phạm cho sự kỳ thị ?
Ở Paris, việc các hoạt động lễ hội, các cuộc diễu hành mừng Tết Canh Tý tại quảng trường Republique đã bị hủy hoàn toàn không do phía Pháp.
Phát biểu trên đài Europe 1, thị trưởng Paris Anne Hidalgo, thông báo quyết định trên được đưa ra do ý kiến của các hội đoàn người Hoa : "Chính cộng đồng người Hoa ở Paris đã muốn hủy cuộc diễu hành dự kiến diễn ra tại quảng trường Republique (…). Chúng ta không nên lùi bước trước nỗi lo sợ, nhưng cũng phải chú ý, tôn trọng quyết định của các hội đoàn Hoa kiều tại Paris".
Bộ trưởng Y Tế Agnès Buzin, giải thích quyết định loại các hoạt động Tết Nguyên Đán không phải là một biện pháp liên quan tới vấn đề vệ sinh dịch tễ.
Hay là do các biện pháp khắt khe TQ thi hành tại Vũ Hán?
Phải chăng các biện pháp khắt khe thi hành tại Vũ Hán là hệ lụy phản cảm dẫn đến cách nhìn sai lệch, phản ứng thiếu tính nhân bản của một số người Pháp ?
Tin tức được truyền đến người dân Pháp qua truyền hình do AFP trích dẫn truyền thông Trung Quốc đã gây dư chấn không hay : "Những ai đến từ Hồ Bắc phải thông báo cho nhà chức trách khu vực, vì có thể những người này làm lây nhiễm bệnh. Những người được xác minh là người Hồ Bắc hoặc Vũ Hán sẽ bị theo dõi chặt chẽ, không thể tự ý ra, vào một khu phố, thậm chí còn không được đi mua thức ăn.
Bí thứ đảng ủy một khu phố ở Bắc Kinh cho biết nếu cần, khu phố sẽ cử người đi mua thực phẩm giúp.
Nhà chức trách một khu vực ở Thạch Gia Trang, phía tây nam Bắc Kinh, treo thưởng 2.000 nhân dân tệ cho bất kỳ ai cung cấp thông tin về những người đã ở Vũ Hán trong 2 tuần qua.
Tại một số vùng, người dân trở về từ tỉnh Hồ Bắc, Vũ Hán bị dân làng tẩy chay. Cư dân từ Hồ Bắc cũng nhận được các cuộc gọi điện thoại hàng ngày và phải ghi lại nhiệt độ của họ trong khoảng hai tuần".
Người Pháp bình thường sẽ không thể nào hiểu được, một nhà cầm quyền nào có thể hạ lệnh quây cả 50 triệu dân không cho tiếp xúc với thế giới bên ngoài, treo thưởng cho ai phát hiện người nào là người đến từ vùng dịch, săn như săn thú, dùng gỗ, thép chặn cửa những người bị coi là nhiễm bệnh, hoặc hình ảnh một người ngã bất tỉnh cách bệnh viện chỉ 50m mà không ai chạy đến cứu.
Điều đó trái với quy tắc ứng xử trong một xã hội văn minh.
Ở Pháp, cảnh sát không hỏi 'anh là ai ?' mà hỏi 'anh đã làm gì ?'. Cũng như nhìn thấy người hoạn nạn không giúp đỡ sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
'Điều gì xảy ra với một cường quốc đứng thứ hai thế giới?'
Một bạn phóng viên đi cùng ra đón chuyến bay công dân Pháp về từ Trung quốc, hỏi tôi : "Điều gì đã xảy ra với một cường quốc đứng thứ hai thế giới? Tuyên truyền chính thức khẳng định rằng, khoa học, chứ không phải dân chủ, sẽ cứu đất nước.
"Nhưng người ta thắc mắc về bội số dịch bệnh ở Trung Quốc trong hơn hai mươi năm: AIDS ở Hà Nam vào những năm 1990, H5N1 năm 1997, SARS năm 2003, lại H5N1 năm 2006, cúm gia cầm H7N9 năm 2013, dịch sốt lợn châu Phi 2018, bây giờ là Corona ?".
Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Khu trung tâm Bắc Kinh thường ngày nhộn nhịp, nhưng giờ vắng tanh. Hình chụp ngày 7/2
Anh nói tiếp "Giải thích cho tao, nếu tử tế, thật sự muốn diệt trừ đại dịch này, sao Trung Quốc lại cản trở Đài Loan gia nhập Tổ chức Y Tế Thế Giới - WHO ? Lãnh đạo Canada, Nhật Bản đã lên án cách hành xử đó.
"Đài Loan có đội ngũ y tế giỏi, cũng có nhiều ca nhiễm 'virus Vũ Hán' nhưng TQ không công nhận độc lập của hòn đảo nên chơi vậy. Họ chỉ muốn phô trương cơ bắp, không có một sự hợp tác thật sự nào. Cơ bắp có chống được virus không? Dập một chỗ, chỗ khác không dập thì gọi gì là dập đại dịch? ".
Anh tìm trên Iphone cho tôi xem phân tích của nhà tội phạm học Claremont McKenna tại Đại học California:
"Khi các nhà lãnh đạo Trung Quốc tuyên bố chiến thắng chống lại virus, họ sẽ cảm ơn Đảng Cộng sản Trung Quốc và nhà lãnh đạo Tập Cận Bình. Một khi sự thật là ngược lại: Đảng Cộng sản là người chịu trách nhiệm chính tai họa này ".
Theo Minxin Pei, không còn nghi ngờ gì nữa, "coronavirus là một căn bệnh của chế độ chuyên chế Trung Quốc".
"Về mặt tổ chức, hệ thống độc đảng, dựa trên bí mật, sự mờ ám, kiểm duyệt và kiểm soát xã hội đối với dân số của nó, tạo ra tất cả những thảm họa này. "
Tôi im lặng không trả lời anh, suy nghĩ của tôi đến với 58 triệu người dân Hồ Bắc vô tội.
Nạn kỳ thị ở đây, ở nước Pháp này, lối nào tuồn ra?
Phải chăng nhà cầm quyền Trung Quốc tráo trở quá nhiều nên chẳng còn ai tin? Hậu quả, thần dân của họ phải gánh chịu bài xích ở khắp mọi nơi?
*Bài viết thể hiện quan điểm riêng của nhà báo tự do Phạm Cao Phong, hiện sống và làm việc tại Paris, Pháp.
Phạm Cao Phong Gửi tới BBC Tiếng Việt từ Paris
Không có nhận xét nào