Sự kiện ông Vladimir Putin đầu năm
2020 sa thải nội các Dmitry Medvedev được cho là bước chuẩn bị cho vai
trò của chính ông khi hết nhiệm kỳ tổng thống.
Con số thanh thiếu niên Nga ngưỡng mộ ông Putin không phải là ít, nhưng 38% dân Nga cho rằng ông nên rời nhiệm sở sau 2024 |
Tuy
thế, các nhà bình luận quốc tế và Nga đều vẫn chưa kết luận được ông
Putin sẽ chọn phương án nào, để tiếp tục cầm quyền, hay chỉ để giữ quyền
không chính thức sau 2024.
Cho đến nay, các phương án dành cho ông cũng không có nhiều, và báo chí nói về ba mô hình.
Cụ
thể, theo Leonid Bershidsky, nhà phân tích từ Moscow, ông Putin có thể
chọn phương án 'kế nhiệm' kiểu Belarus, Kazakhstan hoặc theo mô hình
Trung Quốc.
Mô hình Trung Á
Tại
Kazakhstan, ông Nursultan Nazarbayev đã tự thôi chức tổng thống nước
cộng hòa vào tháng 3/2019, khi ông đã 78 tuổi, sau ba thập niên cầm
quyền.
Tuy
thế, ông đã không rời chính trường để trở thành một vị 'tổng thống hưu
trí' (president emeritus), mà vẫn nắm chức tổng bí thư đảng cầm quyền.
Ông cũng chọn ra người kế nhiệm thân tín Kassym-Jomart Tokayev vốn đã làm chủ tịch quốc hội.
Chưa kể ông Nazarbayev còn để Nhà nước Kazakhstan phong ông làm Lãnh tụ Dân tộc Kazakh, một chức danh không có nhiệm kỳ.
Khu vực Liên Xô cũ từng có ví dụ việc chuyển quyền 'trong nhà'.
Năm
2017, Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev bổ nhiệm vợ, Mehriban
Aliyeva, vào chức Phó Tổng thống, trong động thái nói là để chuẩn bị
cho con họ kế tục sự nghiệp chính trị.
Còn
ở Đông Á có Singapore, nơi ông Lý Quang Diệu tiếp tục giữ chức Bộ
trưởng Cố vấn (2004-2015) khi con ông, Lý Hiển Long đã lên làm thủ
tướng.
Mô hình Belarus
Các báo Nga cũng gợi ý rằng ông Putin từng suy tính đến việc cầm quyền lâu dài qua mô hình Belarus.
Không
phải Putin muốn bắt chước ông Aleksandr Lukashenko, - nắm quyền từ 1994
- mà muốn Nga và Belarus hợp nhất, để ông làm tân tổng thống của quốc
gia mới.
Ý
tưởng về liên minh hai nước (union state) của Nga với Belarus đã được
nói đến công khai nhiều lần, nhưng lãnh đạo mỗi bên hiểu một kiểu.
Hồi
đầu 2019, Tổng thống Putin nhắc lại ý tưởng này rằng: "Trên thế giới
không hề có các quốc gia hoàn toàn độc lập, là chỉ có các nhà nước
liên thuộc (independent states),"
Tổng thống Nga cũng nhắc lại giá trị của quốc gia thống nhất Nga - Belarus.
Điều
thú vị là ông Lukashenko hoàn toàn ủng hộ cho một thỏa thuận về
'union state' với Nga nhưng "phải do người Belarus đồng ý".
Tass từng trích lời ông Lukashenko nói:
"Nguyện
vọng của người Belarus và người Nga về sự thống nhất là làm sao tạo ra
nền tảng vững chắc để liên kết, hợp tác đa dạng, tạo lập ra một trang
sử mới."
Thế nhưng ông Lukashenko chưa bao giờ nêu ra một ngày tháng 'thống nhất' cụ thể.
Điều này khiến dư luận đặt câu hỏi có phải chính ông muốn chờ để làm tổng thống quốc gia liên hiệp đó?
Chưa
kể, một mặt ông ca ngợi tương lai thống nhất hai nước cùng ngôn ngữ
tiếng Nga, mặt khác, ông lại nhấn mạnh "chủ quyền của Belarus là thiêng
liêng".
Ngày Nga và Belarus hợp nhất có vẻ không biết bao giờ mới tới.
Mô
hình Belarus như thế không giải quyết được vấn đề hạn chót 2024 của ông
Putin khi ông kết thúc hai nhiệm kỳ tổng thống liên tục.
Ngoài
ra, với quốc tế, việc Nga "nuốt trọn" Belarus, sẽ gây căng thẳng
nghiêm trọng với Nato, Hoa Kỳ và EU, theo một đánh giá của Fabian
Burkhardt.
Phương
án đó cũng đem lại những hệ quả sâu rộng cho kinh tế Nga, vốn đã gặp
khó khăn sau khi sáp nhập Crimea bằng vũ lực năm 2014.
Mô hình Trung Quốc
Với
việc sắp xếp lại một số chức vụ tại Nga gần đây của ông Putin, người
ta tin rằng ông vẫn muốn giữa ảnh hưởng lâu dài sau khi rời chức vụ,
giống một số lãnh đạo Trung Quốc.
Ông
Đặng Tiểu Bình sau khi "về hưu" vẫn giữ chức chủ tịch quân ủy trung
ương của Đảng cộng sản (1981-89), để kiểm soát quân đội.
Sau
ông, truyền thống giữ chức chủ tịch quân ủy trung ương được duy trì hai
năm thời Giang Trạch Dân sau khi ông Giang thôi chức Chủ tịch nước năm
2002.
Tuy thế, đây là một mô hình đã cũ và bị Trung Quốc xóa bỏ thời Tập Cận Bình.
Ông Tập nắm trọn cả hai chức vụ Tổng bí thư đảng cộng sản và Chủ tịch nước, không chia sẻ, không còn hạn chế nhiệm kỳ.
Điều kiện ở Nga khác Trung Quốc
Cho dù có "học hỏi" Trung Quốc thời Đặng Tiểu Bình thì mô hình của Nga không thể giống như vậy.
TT Putin trong diễn văn quốc gia tháng 1 nói ông muốn để cho người nắm Hội đồng Nhà nước có quyền lực thực.
Nhà
báo Leonid Bershidsky trong bài 'Putin's Biggest Surprise: Seeking a
Strong Successor' trên Moscow Times cho rằng ông Putin muốn tổng thống
kế nhiệm có quyền lực lớn.
Vì ông tin rằng Nga cần bàn tay mạnh mẽ để điều hành quốc gia.
Vậy chức vụ nào sẽ có sức nặng hơn ở Nga sau 2024? Tổng thống hay chủ tịch Hội đồng Quốc gia? Đây hiện còn là ẩn số.
Có vẻ như ông Putin rơi vào tình thế hệt như TT Boris Yeltsin trước đây.
Ông Yeltsin đã mất gần ba năm cuối nhiệm kỳ tổng thống để tìm người kế vị, theo bình luận của Bershidsky.
Với
ông Putin (cầm quyền từ cuối 1999), quá trình này sẽ ổn định hơn thời
Yeltsin nhưng cũng sẽ không không thiếu trò chơi chính trị, va chạm tính
cách trong các ứng viên.
Vấn
đề lớn nhất cho Putin chính là tư duy của ông bị hạn chế bởi trải
nghiệm Liên Xô tan rã và sự trù phú ban đầu của Đông Âu sau thay đổi,
đầu thập niên 1990.
Nay
thì Nga đã có tất cả những thứ đó - kinh tế hàng hóa, đi lại tự do,
nhưng lại mắc kẹt trong mô hình 'hậu cộng sản' với nhiều bất công xã
hội.
Bbáo
Nga trích World Inequality Index nói 1% người Nga siêu giàu nắm 43% tài
sản cả nước, còn 50% dân dưới thu nhập trung bình chỉ nắm đúng 3,5%.
Các
quốc gia Đông Âu đã trải qua giai đoạn đó để tiến lên mô hình khác, ở
đẳng cấp khác, thu nhập cao hơn, còn Nga vẫn chững lại ở thời kỳ coi ổn
định (trì trệ) là ưu tiên.
Cầm quyền quá lâu, ông Putin hiểu rất rõ các vấn đề của Nga, nhưng thiếu một giải pháp vì chính hạn chế trong suy nghĩ của ông.
Mặt
khác, hồi tháng 7/2018, một điều tra dư luận cho thấy 38% dân Nga
muốn ông rời chức tổng thống, rời hẳn không lưu luyến, sau 2024.
Họ nói họ sẵn sàng biểu tình phản đối nếu ông kéo dài nhiệm kỳ.
Bài
toán 'đi mà như không đi' cho phép ông Putin bàn giao chức tổng thống
cho người thân tín mà vẫn giữ quyền lực ở hậu trường, sẽ không dễ qua
mắt ít ra là 1/3 dân Nga.
Tựu
trung lại, theo Fabian Burkhardt thì ở không gia hậu Xô Viết, chỉ có
1/3 việc chuyển giao quyền lực theo mô hình phi dân chủ là tương đối
thành công.
Nhìn
rộng ra, các phương án chuyển giao quyền lực không qua bầu cử dân chủ
đều mang rủi ro, như ví dụ ở Bắc Phi, Ai Cập cho thấy.
Tính
toán của lãnh đạo có giỏi cũng chỉ phần nào tác động đến tình hình, vì
như văn hào Nga Leo Tolstoy từng nói "đời người là đối tượng của lịch
sử", chứ không phải ngược lại.
(BBC)
Không có nhận xét nào