Dịch viêm phổi ở Vũ Hán đang hoành
hành vô cùng nghiêm trọng, chính quyền Trung Quốc tìm cách che đậy tình
hình bệnh dịch và đó cũng là nguyên nhân khiến virus phát tán khắp nơi.
Còn chính quyền Hồng Kông thì chần chừ không chịu đóng cửa biên giới, bị
chê trách là phản ứng chậm chạp.
Bộ Chính trị ĐCSTQ lo lắng dịch bệnh có thể khiến “Đảng vong”? |
Ông
Tiêu Nhược Nguyên, nhà bình luận nổi tiếng về các vấn đề thời sự nóng
của Hồng Kông đã chỉ ra rằng, mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh hiện nay
có thể so sánh với vụ nổ hạt nhân ở Chernobyl trong lịch sử và có thể
giết hàng triệu người.
Theo
ông Tiêu được biết, trong cuộc họp gần đây, Bộ chính trị ĐCSTQ biết
rằng tình hình dịch bệnh thách thức, ảnh hưởng tới quyền chấp chính của
họ, và có lẽ ĐCSTQ đã đến giai đoạn diệt vong. Trọng điểm hiện tại là
phải bảo vệ 11 thành phố, trong đó có Hồng Kông. Điểm mấu chốt nhất
trong vài ngày tới khi dịch bệnh càng lan nhanh chính là kêu gọi người
dân tự cứu mình.
Quan chức nhào nặn số liệu của dịch bệnh
Sau
khi trường hợp viêm phổi Vũ Hán đầu tiên được phát hiện vào tháng 12
năm ngoái, chính quyền luôn tuyên bố rằng dịch bệnh đã được kiểm soát.
Chỉ sau khi ông Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường công khai phát biểu vào
ngày 20/1 năm nay, số liệu do chính quyền ĐCSTQ công bố mới tăng lên
theo đường thẳng đứng, đồng thời nhanh chóng phong tỏa nhiều tỉnh như Hồ
Bắc, Bắc Kinh.
Thế
giới đang nghi ngờ ĐCSTQ luôn che dấu tình hình dịch bệnh và những số
liệu về tình hình lây nhiễm dịch bệnh chính quyền Trung Quốc công bố đều
có thể là giả. Ông Tiêu Nhược Nguyên – một bình luận gia luôn quan tâm
theo dõi tình hình bệnh dịch kể từ khi được truyền thông công khai vào
ngày 28/1 đã trả lời phỏng vấn với Epoch Times rằng, căn cứ theo báo cáo
nghiên cứu của ông Lương Trác Vĩ (Gabriel Leung) – Giám đốc Học viện Y –
Đại học Hồng Kông, ước tính có hơn 25.000 người bị nhiễm bệnh ở thành
phố Vũ Hán. Cộng thêm khoảng 15.000 người tiềm ẩn nguy cơ, tương đương
khoảng 40.000 người mắc bệnh. Theo hệ số lan tỏa của dịch bệnh, ước tính
trên toàn thế giới có khoảng 25.000 đến 38.000 người mắc bệnh, con số
tính toán có thể thấp hơn vào khoảng 22.000 người. Nếu không có sự can
thiệp mạnh mẽ, con số này sẽ tăng gấp đôi cứ sau 6,2 ngày.
Ước
tính số bệnh nhân bị nhiễm bệnh ở Vũ Hán vào tháng Tư sẽ đạt đến đỉnh
điểm. Tháng tiếp theo, tháng 5, đạt đến đỉnh điểm tại Trùng Khánh, Quảng
Châu, Thâm Quyến và những nơi khác, nghĩa là số người mắc bệnh hàng
ngày sẽ lên tới 200.000. Theo tính toán của ông, trong ba tháng trước và
sau đó, có khoảng 100.000 người mắc mỗi ngày, tức là khoảng 18 triệu
người mắc bệnh trên toàn quốc. Trừ đi 1/3 ba trong số họ là không có
triệu chứng, và khoảng 12 triệu người đến bệnh viện, theo tính toán số
người tử vong e rằng sẽ vào khoảng từ 1 triệu đến 2 triệu.
ĐCSTQ lấp liếm tình hình, ẩn chứa nguy cơ thảm họa
Ông
Tiêu bình luận: “Điều này tương đương với vụ tai nạn Chernobyl của Liên
Xô.” Ông bày tỏ, kể từ dịch cúm ở Tây Ban Nha vào năm 1918, chưa bao
giờ có một căn bệnh truyền nhiễm quy mô lớn và có thể giết chết nhiều
người như vậy trên toàn thế giới. Nguyên nhân của thảm họa lần này của
nhân loại là dó “thông tin không được công bố”.
Thị
trưởng thành phố Vũ Hán Chu Tiên Vượng công bố trước đó, theo quy chế
kiểm soát bệnh truyền nhiễm, chính quyền địa phương Vũ Hán phải được
“cho phép” mới được tiết lộ thông tin. Ông Tiêu phân tích và tin rằng,
tình hình dịch bệnh đã được báo cáo cho ông Tập Cận Bình, nhưng có thể
bị trì hoãn (hoặc “quên”) công bố vì rơi đúng kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.
Tuy nhiên, sai lầm nghiêm trọng nhất đó là: “Ca nhiễm bệnh đầu tiên là
vào tháng 12, nhưng đến cuối tháng 12 ông Tập vẫn chưa cho đóng của chợ
hải sản Hoa Nam. Vài ngày trước khi dịch bệnh bắt đầu lan rộng khắp đất
nước mới bắt đầu có lệnh cấm.”
Về
việc ông Tập Cận Bình không đứng đầu Tiểu ban ứng phó dịch bệnh, mà
thay vào đó là ông Lý Khắc Cường, ông Tiêu phân tích, nguyên nhân thứ
nhất vì tình hình dịch bệnh sẽ làm rất nhiều người tử vong và ông Tập
không muốn hứng chịu tiếng xấu này; thứ hai khi suy nghĩ lựa chọn ông Lý
khắc Cường và bà Tôn Xuân Lan, thì bà Tôn Xuân Lan lo lắng sẽ không thể
kiểm soát được tình hình, nên để ông Lý Khắc Cường thay thế.
Bộ Chính trị ĐCSTQ biết rằng tình hình dịch bệnh có thể làm mất đảng?
Hiện
tại, dịch bệnh viêm phổi ở Vũ Hán đã vô phương khống chế. Mọi người
đang tự cứu mình và trút sự phẫn nộ về phía ĐCSTQ. Theo ông Tiêu, sau
khi nhận được tin này khi Ủy ban Thường vụ của Bộ Chính trị đã họp vào
ngày đầu tiên của năm, các quan chức cấp cao của Đảng Cộng sản đã cảm
thấy rằng dịch bệnh sẽ thách thức sự chấp pháp của đảng và biết rằng đó
là giai đoạn mất đảng.
Tin
tức mới nhất chỉ rõ, ĐCSTQ sẽ bảo vệ 11 thành phố lớn bao gồm Tây An, Ô
Lỗ Mộc Tề (Urumqi), Thẩm Dương, Cáp Nhĩ Tân, Bắc Kinh, Thiên Tân,
Thượng Hải, Hàng Châu, Quảng Châu, Thâm Quyến và Hồng Kông bằng mọi giá.
Mặc dù chính phủ Hồng Kông tuyên bố đóng cửa thành phố một cách chậm
trễ, có thể do chưa nhận được sự chỉ dẫn từ Bắc Kinh, nhưng Thâm Quyến
dự kiến sẽ đóng cửa thành phố sớm, “nguyên nhân vì rất nhiều công nghệ
cao đang ở Thâm Quyến”.
Nói
về tác động của bệnh viêm phổi Vũ Hán đối với nền kinh tế, Ông Tiêu mô
tả nó là “đòn chí mạng” vì hơn một nửa Trung Quốc đã bị đình trệ và GDP
ngừng lại, Hồng Kông cũng sẽ bị liên lụy.
ĐCSTQ đã phạm ba sai lầm lớn
Theo
ông Tiêu, ĐCSTQ đã phạm phải ba sai lầm lớn trong cuộc chiến chống lại
dịch bệnh: (1) Khi phát hiện dịch bệnh đang manh nha, đã không nhanh
chóng thực hiện cách ly; (2) Âm thầm che giấu tình hình dịch bệnh, sau
này dù phong tỏa thành phố, nhưng trong các bệnh viện ở Vũ Hán xác người
chết vẫn tùy tiện để ở mọi nơi, người bệnh vẫn tùy tiện khạc nhổ… Chính
phủ không lập tức huy động nhân lực và vật lực đến hỗ trợ Vũ Hán; (3)
Trước Tết đã để cho hơn 5 triệu người rời khỏi Vũ Hán về quê.
Ông
cho rằng, đến tháng 9 dịch bệnh mới có thể lắng xuống và dự kiến sẽ
làm lung lay tính hợp pháp của chính quyền ĐCSTQ. “Bởi vì mọi người đều
đặt câu hỏi: Tại sao điều này xảy ra? Bạn có biết ngay cả Ấn Độ và Châu
Phi đều chưa từng xảy ra điều này. Virus Ebola chỉ lây nhiễm hơn 20.000
người và ngay lập tức được kiểm soát.”
Tại
Hồng Kông, các quan chức y tế Hồng Kông cho biết trước đó rằng nếu
những người không phải là người bản địa khi ra trình báo khi mắc các
triệu chứng bệnh viêm phổi ở Vũ Hán, sẽ được miễn các khoản phí khi họ
bị cách ly. Ông Tiêu bày tỏ, điều này sẽ tăng thêm căng thẳng cho hệ
thống y tế của Hồng Kông.
Cách để cư dân thành thị tự cứu mình
Ông
Tiêu đề nghị các quan chức chính phủ Hồng Kông nên xem xét việc chống
lại dịch bệnh từ ba khía cạnh. Thứ nhất, người Hồng Kông trở về từ Đại
lục nên giữ lại ở các trạm kiểm dịch gần Hồng Kông 14 ngày. Thứ hai, tất
cả hàng hóa phải được chuyển giao ở biên giới. Người Hồng Kông trở về
bằng ô tô. Thứ ba, những người có hộ chiếu Trung Quốc và rời Trung Quốc
chưa đầy một tháng không được phép đến Hồng Kông và không cho lên máy
bay.
Đối
với các phương pháp tự cứu hộ của công dân, ông Tiêu đề xuất, mọi người
phải đeo khẩu trang khi ra ngoài. Khẩu trang ngoại khoa thông thường
cũng có thể dùng, không nhất thiết phải dùng loại N95. Thứ hai, cần phải
rửa tay thường xuyên bằng dung dịch diệt khuẩn. Người già và người ốm
yếu không được ra ngoài. Ông cũng nhắc nhở rằng Hồng Kông có thể trở
thành ổ dịch bệnh bất cứ lúc nào. Nếu có người Hồng Kông cần ra ngoài
thành phố, cần phải sắp xếp hành trình an toàn, nếu không sẽ không được
rời khỏi thành phố.
Kiên Định (Theo ET)
(Trí thức VN)
Không có nhận xét nào