Bất chấp những tham vọng ngày càng
tăng của mình về định hình trật tự khu vực và thậm chí là trật tự toàn
cầu, Bắc Kinh đang phải đối mặt với nhiều thách thức đối với các nỗ lực
quản lý kinh tế, hiện đại hóa quân sự và ảnh hưởng chính trị vốn có thể
hạn chế khả năng nước này đạt được các mục tiêu chính sách đối ngoại.
Trong khi Bắc Kinh tìm cách sử dụng khả năng quản lý kinh tế trong các lĩnh vực thương mại, tiền tệ và đầu tư cơ sở hạ tầng để chuyển trọng tâm của châu Á ra xa khỏi Mỹ, thì nước này đang vấp phải những thách thức vì thiếu tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong cách tiếp cận cũng như sự thiếu kinh nghiệm của mình. Trong lĩnh vực quân sự, Trung Quốc đã bắt đầu thực hiện một chương trình hiện đại hóa đầy tham vọng nhằm xây dựng cái mà nước này gọi là quân đội “đẳng cấp thế giới” vào giữa thế kỷ 21, nhưng Tổng bí thư Tập Cận Bình ấp ủ việc nghiêm túc duy trì khả năng giành ưu thế của Trung Quốc trong cuộc xung đột chống lại đối thủ có năng lực lớn. Trong những năm gần đây Bắc Kinh sử dụng Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) với tần suất ngày càng tăng nhằm đe dọa và ép buộc các nước láng giềng phải chấp nhận các yêu sách chủ quyền bành trướng của nước này và nỗ lực giành quyền lãnh đạo trong khu vực. Tuy nhiên, những quan ngại của các nhà lãnh đạo cấp cao về năng lực thực chiến của PLA khiến họ giảm bớt mong muốn kích động một cuộc xung đột quân sự mà có thể thu hút sự can thiệp trực tiếp của Mỹ, ít nhất là trong tương lai gần.
Trong khi Bắc Kinh tìm cách sử dụng khả năng quản lý kinh tế trong các lĩnh vực thương mại, tiền tệ và đầu tư cơ sở hạ tầng để chuyển trọng tâm của châu Á ra xa khỏi Mỹ, thì nước này đang vấp phải những thách thức vì thiếu tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong cách tiếp cận cũng như sự thiếu kinh nghiệm của mình. Trong lĩnh vực quân sự, Trung Quốc đã bắt đầu thực hiện một chương trình hiện đại hóa đầy tham vọng nhằm xây dựng cái mà nước này gọi là quân đội “đẳng cấp thế giới” vào giữa thế kỷ 21, nhưng Tổng bí thư Tập Cận Bình ấp ủ việc nghiêm túc duy trì khả năng giành ưu thế của Trung Quốc trong cuộc xung đột chống lại đối thủ có năng lực lớn. Trong những năm gần đây Bắc Kinh sử dụng Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) với tần suất ngày càng tăng nhằm đe dọa và ép buộc các nước láng giềng phải chấp nhận các yêu sách chủ quyền bành trướng của nước này và nỗ lực giành quyền lãnh đạo trong khu vực. Tuy nhiên, những quan ngại của các nhà lãnh đạo cấp cao về năng lực thực chiến của PLA khiến họ giảm bớt mong muốn kích động một cuộc xung đột quân sự mà có thể thu hút sự can thiệp trực tiếp của Mỹ, ít nhất là trong tương lai gần.
Cuối cùng, khi Trung Quốc ngày càng trở nên quyết đoán hơn ở bên ngoài, các nước ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và ngoài khu vực này đã bắt đầu phản đối thứ được cho là những nỗ lực đe dọa và can thiệp tùy tiện của Bắc Kinh. Trong vài năm qua, các nước này đã tăng tốc các chương trình hiện đại hóa quân sự của riêng họ, tăng cường các mối quan hệ an ninh và chia sẻ thông tin tình báo với Mỹ cũng như với nhau, đồng thời tăng cường các cuộc triển khai quân đội ở khu vực này nhằm ngăn chặn sự liều lĩnh hơn nữa của Trung Quốc.
Những thách thức đối với khả năng quản lý kinh tế của nhà nước
Thách thức đầu tiên ở bên ngoài của Bắc Kinh bắt nguồn từ những lời chỉ trích về những nỗ lực quản lý kinh tế của họ. Tại Đại hội XIX Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), Tổng Bí thư Tập Cận Bình tuyên bố rằng kinh nghiệm của Trung Quốc “đã đưa ra một lựa chọn mới cho các nước muốn tăng tốc độ phát triển của họ đồng thời vẫn duy trì sự độc lập của mình”. Theo quan điểm của Bắc Kinh, mô hình kinh tế của Trung Quốc kết hợp sự phân bổ nguồn lực hiệu quả của nền kinh tế thị trường với khả năng của nhà nước cung cấp sự ổn định kinh tế vĩ mô và các kết quả kinh tế xã hội công bằng. Trên thực tế, mô hình kinh tế của Trung phân bổ sai nguồn lực và bóp méo kinh tế toàn cầu.
Trong một bài viết cho tờ Đánh giá an ninh quốc gia Texas, chuyên gia về Trung Quốc Liza Tobin lập luận rằng Bắc Kinh coi việc mở cửa kinh tế là một quá trình “hội nhập với nền kinh tế toàn cầu cần thiết cho sự trỗi dậy của Trung Quốc - ban đầu để có được công nghệ tiên tiến và sự tinh thông về chuyên môn và sau đó, để định hình các quy tắc, tiêu chuẩn và thể chế toàn cầu phù hợp với yêu cầu chiến lược của Trung Quốc”. Bắc Kinh tìm cách định hình lại việc quản lý kinh tế toàn cầu thông qua việc tham gia các thể chế quốc tế hiện tại như Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng thế giới (WB), đồng thời thành lập và tài trợ cho các tổ chức khu vực do Trung Quốc lãnh đạo (chẳng hạn như Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á và Diễn đàn Hợp tác Trung Quốc-châu Phi) vốn mang lại không gian cho Trung Quốc phát huy vai trò lãnh đạo. Bắc Kinh cũng muốn có vai trò lớn hơn trong việc tự thiết lập các quy tắc toàn cầu, đặc biệt là trong “các lĩnh vực mới nổi như không gian mạng, biển sâu, các vùng cực, và không gian vũ trụ”.
Thúc đẩy “Mô hình Trung Quốc” thông qua sáng kiến “Vành đai và Con đường” (BRI)
Ảnh hưởng kinh tế ngày càng tăng và chính sách đối ngoại ngày càng quyết đoán của Trung Quốc đang thu hút ngày càng nhiều sự chú ý đối với khả năng quản lý kinh tế của nước này, trong đó BRI - dự án kinh tế và chính sách đối ngoại đặc trưng của Tổng Bí thư Tập Cận Bình - có lẽ là ví dụ dễ thấy nhất. Ngoài việc tìm kiếm lợi ích kinh tế, Bắc Kinh coi dự án này là phương tiện để sửa đổi trật tự chính trị và kinh tế toàn cầu sao cho phù hợp hơn với lợi ích của mình. Sáu năm sau khi BRI được thực hiện, các nước trên thế giới có phản ứng lẫn lộn. Nhiều nước chào đón sáng kiến này là do các cam kết tài chính tương đối lớn của Trung Quốc, tuy vậy có một số nước ngày càng lo ngại về tính minh bạch, tính bền vững của các khoản nợ và tác động của các dự án thuộc BRI đối với môi trường, cũng như những tác động chiến lược của nó đối với lợi ích chính trị, kinh tế và an ninh của họ. Đáng chú ý, trong năm 2018, các nhà lãnh đạo ở Malaysia, Maldives và Pakistan đã lên cầm quyền bằng cách lợi dụng sự lo ngại của công chúng về các dự án đầu tư do Trung Quốc tài trợ, và kể từ khi nhậm chức đã đình chỉ hoặc hủy bỏ một số dự án nổi bật thuộc BRI. Tuy nhiên, những thất bại này đã không khiến sáng kiến BRI bị phủ nhận hoàn toàn. Trong nhiều trường hợp, các nước chủ nhà đang trên đà tiếp tục thực hiện các dự án đã bị đình chỉ hoặc thậm chí bị hủy bỏ sau khi đàm phán lại các thỏa thuận với Bắc Kinh.
Mỹ, Liên minh châu Âu (EU), Ấn Độ và Nhật Bản cũng đã bày tỏ sự quan ngại về BRI. Chẳng hạn, Ấn Độ chủ yếu phản đối BRI xoay quanh Hành lang kinh tế Trung Quốc-Pakistan chạy qua khu vực tranh chấp Kashmir. Trong bài phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức hợp tác Thượng Hải được tổ chức vào tháng 6/2019, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cho biết Ấn Độ chỉ ủng hộ các dự án kết nối vốn dựa trên sự “tôn trọng chủ quyền, sự toàn vẹn khu vực, quản lý tốt, minh bạch và đáng tin cậy”. Tháng 4/2018, một tờ báo kinh tế của Đức có tên Handelsblatt đã đưa tin rằng 27/28 đại sứ EU tại Bắc Kinh đã ký một báo cáo nội bộ của EU tuyên bố BRI “đi ngược lại chương trình nghị sự của EU về tự do hóa thương mại và thúc đẩy cán cân sức mạnh theo hướng có lợi cho công ty Trung Quốc được trợ cấp”.
Đã xuất hiện một phản ứng chính sách trên khắp EU: tháng 9/2018, EU đã công bố một chiến lược mới nhằm cải thiện các liên kết giao thông, năng lượng và kỹ thuật số giữa châu Âu và châu Á. Trong khi chiến lược của EU tìm cách phân biệt cách tiếp cận của mình với BRI thông qua việc đặt trọng tâm vào tính bền vững và tôn trọng hệ thống quốc tế dựa trên các quy tắc, nó cũng duy trì sự can dự với Trung Quốc bằng cách nêu bật sự phối hợp có thể có giữa BRI và các dự án kết nối châu Âu, phản ánh các mức độ ủng hộ khác nhau của các nước châu Âu dành cho BRI
Những quan ngại về sự can dự kinh tế quốc tế ngày càng tăng của Trung Quốc vượt ra ngoài khuôn khổ BRI. Chiến lược kết nối của EU xuất hiện ngay sau một nỗ lực riêng biệt nhằm thúc đẩy việc thông qua một khuôn khổ sàng lọc đầu tư nước ngoài của EU nhằm phản ứng trước những quan ngại xung quanh đầu tư của Trung Quốc vào các lĩnh vực chiến lược của châu Âu. Tháng 3/2019, Ủy ban châu Âu đã công bố một văn bản quan trọng về quan hệ EU-Trung Quốc, tuyên bố Trung Quốc là “đối thủ cạnh tranh kinh tế trong việc theo đuổi vị trí đứng đầu về công nghệ, và “một đối thủ mang tính hệ thống thúc đẩy các mô hình quản trị thay thế”. Văn kiện này kêu gọi các nhà lãnh đạo châu Âu tìm kiếm “mối quan hệ kinh tế cân bằng và có qua có lại hơn” với Trung Quốc bằng cách có lập trường cứng rắn hơn trong các lĩnh vực thương mại song phương then chốt đồng thời lưu ý đến các lĩnh vực hợp tác tiềm năng.
Một lĩnh vực đang ngày càng gây quan ngại là khả năng các dự án BRI khiến các nước tham gia phải gánh chịu các khoản nợ không bền vững. Nhiều nước nhận được các khoản vay từ Trung Quốc cũng nhận được tài trợ ưu đãi từ Hiệp hội phát triển quốc tế của Ngân hàng thế giới (IDA) và một số nước đã nhận được khoản giảm nợ thông qua IMF và Sáng kiến quốc gia nghèo mắc nợ cao của Ngân hàng thế giới và các chương trình Sáng kiến giảm nợ đa phương có liên quan. Tại thời điểm đàm phán về việc giảm nợ, các giám đốc điều hành của IDA quan ngại về nguy cơ “ngồi không hưởng lợi”, được định nghĩa là các tình huống trong đó các khoản giảm nợ hoặc trợ cấp của IDA có khả năng trợ cấp chéo cho những bên cho vay mà cung cấp các khoản vay không ưu đãi cho các nước nhận”, đặc biệt là ở “các nước nhận tài trợ giàu tài nguyên có thể dựa vào các khoản vay không ưu đãi được thế chấp bằng các khoản thu xuất khẩu trong tương lai”. Việc Trung Quốc thiếu minh bạch trong việc cho vay của họ làm gia tăng các mối quan ngại về việc Trung Quốc không chỉ ngồi không hưởng lợi trên các nỗ lực giảm nợ quốc tế trước đây mà còn có khả năng làm tăng nguy cơ các nước có thu nhập thấp lâm vào tình thế khó khăn về nợ, thỏa hiệp về tác động và đóng góp của các khoản cho vay ưu đãi của IDA để đạt được các mục tiêu giảm nghèo và tăng trưởng ở các nước nghèo nhất.
Để đối phó với việc đẩy lùi BRI, Bắc Kinh đã suy nghĩ lại về cách lựa chọn, thực hiện và trình bày các dự án BRI trước cử tọa ở nước ngoài. Kinh tế giảm tốc, căng thẳng thương mại đang diễn ra với Mỹ và dự trữ ngoại hối suy giảm trong những năm gần đây đang kìm hãm khả năng của Trung Quốc trong việc tài trợ cho BRI. Bắc Kinh nhận thấy họ không đủ khả năng để tiếp tục tạo ra các khoản đầu tư không khả thi về mặt tài chính và gây ra những tổn hại về uy tín. Do đó, theo tin tức truyền thông vào tháng 6/2018, Bắc Kinh đã bắt đầu đánh giá liên ngành về số lượng và điều khoản của các thỏa thuận thuộc BRI.
Tại Diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế “Vành đai và Con đường” lần thứ hai vào tháng 4/2019, Tổng Bí thư Tập Cận Bình đã tìm cách xây dựng lại hình ảnh toàn cầu mờ nhạt của BRI sau các vụ bê bối nổi bật bằng cách hứa hẹn về “các dự án mở, xanh và sạch”. Những phát ngôn chính thức tại diễn đàn đã lặp lại giọng điệu và sự phô trương của diễn đàn đầu tiên vào năm 2017, nhưng đã điều chỉnh thông điệp và nội dung để giải quyết các mối quan ngại quốc tế. Diễn đàn thứ hai đã công bố nhiều sáng kiến nhằm cải thiện tính bền vững về môi trường của các dự án thuộc BRI, gồm có chương trình đào tạo cán bộ môi trường ở các nước tham gia BRI, thiết lập khuôn khổ đánh giá bền vững nợ và các hội thảo về chống tham nhũng và liêm chính trong kinh doanh. Các cơ quan Trung Quốc cũng đã ký một số thỏa thuận song phương nhằm cải thiện tính minh bạch như hợp tác về kiểm toán giữa Bộ Tài chính Trung Quốc và các cơ quan quản lý tại Malaysia và Nhật Bản.
Tại diễn đàn BRI lần thứ hai, Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc Dịch Cương đã tìm cách giải quyết những lo ngại về rủi ro tài chính của các khoản cho vay trong BRI, nói rằng Trung Quốc cần “đánh giá một cách khách quan vấn đề nợ của các nước đang phát triển, và xem xét khả năng trả toàn bộ nợ của một nước”. Trong năm 2018, Bắc Kinh đã hỗ trợ giảm nợ cho một số nước tham gia BRI, bao gồm các khoản xóa nợ, hoãn nợ và tái cấp vốn. Giám đốc Sáng kiến nghiên cứu Trung Quốc-châu Phi Deborah Brautigam thuộc Đại học Johns Hopkins lưu ý rằng Trung Quốc chỉ xóa nợ “đối với các khoản cho vay không lãi suất của Chính phủ Trung Quốc đáo hạn vào cuối năm”, trong đó có “một phần khá khiêm tốn những khoản tài trợ của Trung Quốc ở châu Phi”. Tháng 1/2019, Trung Quốc đã đồng ý hoãn khoản nợ không lãi suất trị giá 78,4 triệu USD của Cameroon. Tháng 4/2019, Chính phủ Ethiopia tuyên bố Trung Quốc hủy các khoản cho vay không lãi suất vốn đã tới hạn vào cuối năm 2018, mà không nêu cụ thể số tiền; Trung Quốc đã đồng ý hủy các khoản vay đó vào năm 2018 để gia hạn thời gian trả nợ cho các khoản vay của Ethiopia trong một dự án đường sắt lớn.
Trong nỗ lực chống tham nhũng đối với các dự án thuộc BRI, vào tháng 7/2019, Ủy ban Kiểm tra kỷ luật Trung ương Trung Quốc đã công bố kế hoạch đưa các sĩ quan của mình đến các nước có các dự án lớn thuộc BRI để theo dõi hoạt động của các công ty Trung Quốc ở nước ngoài. Hành động này diễn ra sau khi xuất hiện những thông báo của Cơ quan quản lý tài sản sở hữu nhà nước vào tháng 7/2018 và tháng 6/2019 yêu cầu các doanh nghiệp nhà nước tăng cường giám sát các đơn vị và nhân viên ở nước ngoài. Vẫn còn phải xem liệu việc các quan chức Trung Quốc lại đặt trọng tâm vào tính minh bạch, tính bền vững của nợ và tính bền vững về môi trường có dẫn đến một sự điều chỉnh tiến trình đáng kể hay không. Tuy nhiên, xét tới những lợi ích chiến lược của mình trong BRI, Bắc Kinh dường như không thể tiến xa hơn các điều chỉnh chiến thuật đối với sáng kiến này.
Những hạn chế đối với việc định hình các quy tắc thương mại đa phương và thúc đẩy đồng nhân dân tệ
Ngoài đầu tư cơ sở hạ tầng, Trung Quốc tìm cách tận dụng ảnh hưởng kinh tế trong các lĩnh vực thương mại, tiền tệ và thanh toán để thách thức tính ưu thế của các hệ thống tài chính mà Mỹ chi phối. Trong lĩnh vực thương mại, Bắc Kinh đã tìm cách định hình các quy tắc thương mại đa phương, nhưng việc các nước khác tham gia các diễn đàn đa phương đã làm giảm khả năng của Trung Quốc tạo ra các ưu đãi thương mại. Trong phiên điều trần trước ủy ban, Giám đốc Sáng kiến chiến lược Trung Quốc thuộc Viện Brookings Rush Doshi đã mô tả cách Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) minh họa cho “cả tham vọng xây dựng trật tự Trung Quốc lẫn sự kháng cự của châu Á, cũng như cách chương trình nghị sự của Trung Quốc có thể bị ngừng lại khi nó được đa phương hóa”. Tham vọng lãnh đạo RCEP của Trung Quốc đã gặp phải những trở ngại từ các nước trong khu vực, đặc biệt là Úc, Ấn Độ và Nhật Bản. Chẳng hạn, Ấn Độ đã miễn cưỡng cấp cho Trung Quốc các điều khoản nhập khẩu giống như các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, vì lo ngại hàng hóa Trung Quốc ồ ạt chảy vào làm gia tăng thâm hụt thương mại đáng kể với Trung Quốc.
Chính phủ Trung Quốc tiếp tục thúc đẩy việc quốc tế hóa đồng nhân dân tệ để giảm sự phụ thuộc vào đồng USD đồng thời tăng cường ảnh hưởng kinh tế của mình, nhưng những nỗ lực này cho đến nay đã có những kết quả hạn chế bởi Bắc Kinh không sẵn sàng tự do hóa tài khoản vốn của nước này. Theo Hiệp hội viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT), mặc dù đã trở thành một đồng tiền dự trữ của thế giới vào năm 2016, nhưng việc đồng nhân dân tệ được sử dụng ở phạm vi quốc tế vẫn còn hạn chế; tính đến tháng 4/2019, đồng nhân dân tệ chiếm chưa đến 2% trong tất cả các khoản thanh toán toàn cầu. Trung Quốc đã thực hiện các cuộc xâm nhập lớn hơn cấp khu vực - vào năm 2017, 40% thanh toán giữa Trung Quốc và các nước ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương đã được thực hiện bằng đồng nhân dân tệ, tăng từ chỉ 7% trong năm 2012.
Trung Quốc đã tìm cách tăng cường quốc tế hóa đồng nhân dân tệ thông qua BRI, các cuộc hoán đổi tiền tệ song phương, những thỏa thuận với các ngân hàng trung ương nước ngoài và sử dụng Hong Kong làm trung tâm trao đổi đồng nhân dân tệ. Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc quốc tế hóa đồng nhân dân tệ và tạo ra một hệ thống thay thế SWIFT, năm 2015 Bắc Kinh đã ra mắt Hệ thống thanh toán quốc tế xuyên biên giới (CIPS), hệ thống nhắn tin và thanh toán liên ngân hàng của riêng mình. Trong khi các giao dịch CIPS đang gia tăng nhanh chóng (tăng 80% so với năm 2017 lên 3.770 tỷ USD trong năm 2018), nhưng nó không thể cạnh tranh được với SWIFT, hàng ngày vốn xử lý các giao dịch trị giá 5.000-6.000 tỷ USD. Tuy nhiên, tiến sĩ Doshi đánh giá CIPS “không chỉ bảo vệ Trung Quốc khỏi sức ép về tài chính mà còn tăng quyền tự chủ, giúp nước này kiểm soát tất cả các thông tin truyền qua mạng lưới của mình, sức mạnh để giúp các nước khác né tránh các biện pháp trừng phạt và khả năng một ngày nào đó sẽ cắt đứt khỏi hệ thống sử dụng đồng nhân dân tệ”. CIPS đã hấp dẫn các ngân hàng ở các nước bị Mỹ trừng phạt, chẳng hạn như Nga và Thổ Nhĩ Kỳ, những nước đã tìm cách giảm sự phụ thuộc vào đồng USD.
Những nỗi lo sợ về một quân đội chưa được thử thách
Thách thức lớn thứ hai mà Bắc Kinh phải đối mặt để đạt được các mục tiêu chính sách đối ngoại xuất phát từ những mối quan ngại của các nhà lãnh đạo về năng lực của quân đội chưa được thử thách của Trung Quốc. Trung Quốc đã không tham gia các hoạt động quân sự có quy mô kể từ cuộc xâm lược Việt Nam năm 1979 và các nhà lãnh đạo Trung Quốc kể từ thời điểm đó đã bày tỏ quan ngại về khả năng PLA có thể thắng một kẻ thù trong cuộc xung đột quân sự hiện đại. Bốn thập kỷ nỗ lực hiện đại hóa PLA đã tạo ra một kho vũ khí ấn tượng gồm các tàu, máy bay, tên lửa tiên tiến, các năng lực không gian và không gian mạng mà trong một số trường hợp cạnh tranh được với các năng lực của Mỹ.
Tuy nhiên, các thế hệ lãnh đạo Trung Quốc kế tiếp nhau đã lưu ý một số khiếm khuyết trong năng lực tác chiến của PLA, nhiều trong số đó dường như không được cải thiện đáng kể so với Mỹ hoặc thậm chí là so với các đối thủ cạnh tranh trong khu vực của Trung Quốc. Tổng Bí thư Tập Cận Bình là người chỉ trích năng lực chiến đấu của PLA hơn bất cứ nhà lãnh đạo Trung Quốc nào gần đây, công khai chỉ trích các nhà lãnh đạo quân sự vì một loạt khiếm khuyết làm suy yếu năng lực chiến đấu và giành chiến thắng của PLA trong một cuộc chiến tranh hiện đại. Dù PLA dường như tăng cường nỗ lực cải thiện các khả năng và năng lực của mình, nhưng sau 6 năm nỗ lực, nhiều khiếm khuyết vẫn còn đó, với một số có khả năng còn trầm trọng hơn bởi việc Tổng Bí thư Tập Cận Bình tiến hành tái cơ cấu PLA. Đặc biệt, những vấn đề này tập trung vào những điểm yếu trong các năng lực chiến đấu chung của PLA và khả năng tạo ra một đội ngũ sĩ quan có năng lực thông qua hệ thống đào tạo và huấn luyện quân sự.
Những mối quan ngại về năng lực của PLA
Những mối quan ngại của các nhà lãnh đạo ĐCSTQ về năng lực chiến đấu của PLA tập trung vào việc thiếu kinh nghiệm chiến đấu gần đây của lực lượng này. Năm 2009, không lâu trước khi được thăng cấp vào Quân ủy trung ương, Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương hiện tại Trương Hựu Hiệp - bản thân ông là một cựu chiến binh từng tham gia cuộc chiến xâm lược Việt Nam - đã lưu ý rằng PLA thiếu kinh nghiệm chiến đấu và có khả năng đã tụt hậu so với các đối thủ cạnh tranh, cảnh báo rằng “khoảng cách giữa PLA và các quân đội nước ngoài đang tăng lên từng ngày”. Trong phiên điều trần trước ủy ban kiểm tra kinh tế và an ninh Mỹ-Trung của Quốc hội Mỹ, Dennis Blasko, cựu tùy viên quân sự Mỹ ở Bắc Kinh, đã lập luận rằng trong những năm gần đây, tần suất chỉ trích PLA thiếu kinh nghiệm tác chiến và tư duy chiến đấu đã tăng lên. Chẳng hạn, trong khi thuật ngữ “căn bệnh thời bình” đã được sử dụng trong các phương tiện truyền thông Trung Quốc ngay từ đầu những năm 1980, thì các tài liệu tham khảo về nó và các thuật ngữ liên quan như “thói quen xấu thời bình” đã tăng vọt trong những năm gần đây, với các thuật ngữ xuất hiện khoảng 565 lần trên tờ Nhật báo Quân giải phóng nhân dân trong giai đoạn từ năm 2012 đến giữa năm 2018. Năm 2018, có thể một phần để nhấn mạnh sự nghiêm túc của ông trong việc loại bỏ các thông lệ này khỏi PLA, Tổng Bí thư Tập Cận Bình đã ban hành lệnh hàng năm của PLA chỉ đạo bắt đầu chu kỳ huấn luyện quân sự trong năm đó - lần đầu tiên một Chủ tịch Quân ủy trung ương trực tiếp ban hành lệnh kể từ khi thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Sử dụng ngôn ngữ tương tự như bài diễn văn năm 2018 của mình, năm 2019 Tổng Bí thư Tập Cận Bình đã chỉ thị cho PLA “sửa chữa những sai lầm thời bình” trong nỗ lực đào tạo của mình, cho thấy bản chất dai dẳng của các vấn đề đã tồn tại 6 năm trong nhiệm kỳ Chủ tịch Quân ủy trung ương của ông.
Các mối quan tâm của Bắc Kinh về năng lực của PLA cũng đã được thể hiện trong những lời phê bình gay gắt mà Tổng Bí thư Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo quân sự cấp cao đã nhắm vào khả năng sẵn sàng chiến đấu của PLA và khả năng chỉ huy của đội ngũ sĩ quan thuộc lực lượng này. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc kể từ Đặng Tiểu Bình đã chỉ trích PLA vì không chuẩn bị đầy đủ để chiến đấu trong một cuộc chiến tranh hiện đại, với các nhà lãnh đạo hàng đầu không tán thành “2 hạn chế năng lực” của lực lượng, mà cho rằng PLA không đủ năng lực chiến đấu và các sĩ quan của họ không đủ khả năng chỉ huy trong một cuộc chiến hiện đại. Kể từ khi Tổng Bí thư Tập Cận Bình đảm nhận chức Chủ tịch Quân ủy trung ương, ông đã dùng một số cách thức mới để gia tăng sự chỉ trích trước đó đối với PLA mà gây nghi vấn về năng lực chiến đấu và giành chiến thắng của PLA trong một cuộc xung đột chống lại kẻ thù hiện đại, có năng lực. Nổi bật nhất trong những chỉ trích này là cái gọi là “5 hạn chế năng lực” – đề cập đến việc có quá nhiều sĩ quan PLA thiếu năng lực đánh giá hiệu quả tình hình quân sự, hiểu về mệnh lệnh, đưa ra các quyết định tác chiến, chỉ đạo quân chiến đấu và xử lý các diễn biến không lường trước được trên chiến trường.
Những nỗ lực của PLA nhằm cải thiện nội dung và thực tế của các cuộc tập trận và đào tạo sĩ quan dường như không giải quyết được các vấn đề này. Trong phiên bản đường lối chỉ đạo huấn luyện chính thức gần đây nhất, được ban hành vào năm 2018, PLA nhấn mạnh đến việc chiến đấu thực tế và huấn luyện chung trong tất cả các lĩnh vực chiến tranh trong khi nêu rõ những thiếu sót về chỉ huy có đặc trưng là “căn bệnh thời bình” và “5 hạn chế năng lực”. Sau khi triển khai những đường lối chỉ đạo mới này, mỗi quân chủng tổ chức các sự kiện luấn luyện tập trung vào việc khắc phục những khiếm khuyết này và kiểm tra kiến thức của các sĩ quan về nhiệm vụ, kịch bản tác chiến và mức độ hiểu được ý định của cấp trên.
Theo tính toán của Alastair Iain Johnston, giáo sư nghiên cứu về chính phủ thuộc Đại học Harvard, bất chấp những nỗ lực này, những đề cập đến “5 hạn chế năng lực” trên báo chí PLA đã tăng vọt kể từ khi cụm từ này lần đầu xuất hiện vào năm 2015, tăng gấp đôi từ 40 lần đề cập đến trên tờ Nhật báo Quân giải phóng nhân dân trong năm 2016 lên gần 80 lần trong năm 2018. Đề cập chung chung của cụm từ chỉ trích năng lực của PLA đã tăng từ dưới 20 lần trong năm 2012 lên gần 150 lần trong năm 2018. Theo Blasko, một chức năng tự phê bình quan trọng của PLA - chức năng xác định các vấn đề - là một phần của các nỗ lực hiện đại hóa lực lượng trong dài hạn. Tuy nhiên, ông lưu ý rằng phạm vi và tần suất ngày càng tăng của các bài phê bình này dưới thời Tổng Bí thư Tập Cận Bình thực sự “khiến người ta nghi ngờ về việc các nhà lãnh đạo cấp cao của đảng và quân đội tin tưởng vào khả năng thắng thế của PLA trong cuộc chiến chống lại kẻ thù hiện đại”.
Sự phản đối các hoạt động can thiệp của Trung Quốc
Thách thức thứ ba đối với tham vọng của Trung Quốc ở nước ngoài xuất phát từ việc cộng đồng quốc tế ngày càng phản đối các hoạt động can thiệp và gây ảnh hưởng của Trung Quốc. Trong những năm gần đây, một số nước từ châu Á đến châu Âu và Tây bán cầu đã nhận ra bản chất cưỡng chế của các hoạt động gây ảnh hưởng cũng như những nỗ lực “sức mạnh cứng” khác của Trung Quốc và đã bắt đầu thực hiện những bước đi để chống lại điều mà họ coi là các yếu tố đe dọa của các hoạt động này. Các thành viên của EU và Liên hợp quốc cũng đã thực hiện các bước đi tương tự để hạn chế nỗ lực của Trung Quốc nhằm thay đổi các tiêu chuẩn quốc tế.
Sự gia tăng phối hợp giữa các đồng minh Mỹ
Trong vài năm qua, các đồng minh và đối tác của Mỹ trên toàn cầu đã thực hiện những bước đi quan trọng để vạch trần và chống lại các hoạt động gây ảnh hưởng của Trung Quốc. Giám đốc phụ trách các vấn đề an ninh chính trị tại Viện Chính sách xã hội châu Á Lindsey Ford đã trình bày trước Ủy ban kiểm tra kinh tế và an ninh Mỹ-Trung của Quốc hội Mỹ rằng “các nước như Úc và New Zealand bày tỏ quan ngại về việc Trung Quốc sử dụng các mối quan hệ để tạo ảnh hưởng đòn bẩy cho các cộng đồng tinh hoa chính sách, chuyên gia và cộng đồng doanh nghiệp gây sức ép chính trị và định hình các cuộc tranh luận về chính sách trong nước”. Một thành phần chính trong phản ứng của các nước này là hành động của nhóm các nước chia sẻ thông tin tình báo “Five Eyes” - gồm Mỹ, Úc, Canada, Anh và New Zealand - chống lại các nỗ lực gây ảnh hưởng của Trung Quốc thông qua việc tăng cường chia sẻ thông tin tình báo, cải thiện giao tiếp với công dân của họ về các hoạt động gây ảnh hưởng của Trung Quốc và tăng cường chia sẻ thông tin với các đối tác không thuộc nhóm “Five Eyes”. Vào tháng 8/2018, trong một sự ám chỉ rõ ràng liên quan đến Trung Quốc, các nước “Five Eyes” đã đưa ra một tuyên bố lên án “các hoạt động cưỡng chế, lừa đảo và bí mật của các chính phủ, các bên tham gia nước ngoài và các bên ủy nhiệm của họ để gây bất hòa, thao túng dư luận, gây ảnh hưởng đến việc phát triển chính sách, hoặc phá vỡ các thị trường với mục đích làm suy yếu các quốc gia và đồng minh của chúng ta”. Đầu năm 2018, các nước “Five Eyes” đã bắt đầu chia sẻ thông tin về các hoạt động gây ảnh hưởng của Trung Quốc với Nhật Bản, Đức và Pháp để thúc đẩy hợp tác lớn hơn. Các nước EU cũng đã bắt đầu bày tỏ mối quan ngại về những nỗ lực của Trung Quốc.
Chống lại sức mạnh cứng
Cuối cùng, các hoạt động quân sự quyết đoán của Trung Quốc ở biển Hoa Đông và Biển Đông đã gây ra phản ứng dữ dội ở các nước trong khu vực. Nhiều quốc gia Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương đã nỗ lực chống lại các hoạt động của Trung Quốc trong khu vực thông qua tăng cường xây dựng quan hệ đối tác, hiện đại hóa quân sự và tăng cường hợp tác quân sự với các nước ngoài khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Tăng cường xây dựng quan hệ đối tác
Trong bài phát biểu vào tháng 11/2018, Tư lệnh Bộ chỉ huy Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương Philip Davidson xác định xây dựng quan hệ đối tác hàng hải là một cách để đảm bảo một Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và cởi mở đồng thời giúp các nước chống lại những hoạt động và ảnh hưởng xấu của Trung Quốc ở khu vực này. Úc, Singapore, Nhật Bản, Việt Nam và Ấn Độ là một vài trong số các nước trong khu vực đã thực hiện các bước đi mở rộng quan hệ đối tác và đối trọng lại sự hiện diện đang ngày càng mở rộng của Trung Quốc.
Úc: Để chống lại sự hiện diện khu vực ngày càng tăng của Trung Quốc, đặc biệt là ở châu Đại Dương, Úc đã tìm cách tăng cường các mối quan hệ an ninh. Tháng 7/2019, Bộ trưởng Quốc phòng Úc Linda Reynolds đã chỉ ra rằng Canberra sẽ tăng cường các kế hoạch chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực bằng cách lập ra một đơn vị quân sự mà sẽ tăng cường năng lực, khả năng phục hồi và khả năng tương tác với các đối tác của Úc ở Thái Bình Dương. Đơn vị này sẽ tập trung vào việc tiến hành các hoạt động an ninh, hỗ trợ nhân đạo, cứu trợ thảm họa và gìn giữ hòa bình trong khu vực. Ngoài việc thiết lập đơn vị này, Úc cũng đang theo đuổi và duy trì mối quan hệ an ninh với một số nước láng giềng ở Thái Bình Dương, trong đó có Vanuatu, Fiji và Quần đảo Solomon. Ngoài ra, Canberra đã hợp tác với Washington để xây dựng một căn cứ hải quân ở Papua New Guinea như nỗ lực một phần làm suy giảm ảnh hưởng đang gia tăng của Bắc Kinh ở nước này và là một cách ứng phó với việc Bắc Kinh theo đuổi xây dựng một căn cứ ở Vanuatu.
Singapore: Singapore tìm kiếm sự ổn định ở Biển Đông và ủng hộ chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và cởi mở của Mỹ. Dù duy trì mối quan hệ cân bằng với Trung Quốc và đã thực hiện các hoạt động huấn luyện với PLA, nhưng Singapore đã cho phép Mỹ, Úc và New Zealand duy trì sự hiện diện hải quân thường xuyên ở nước này. Singapore cũng có mối quan hệ an ninh mạnh mẽ với Ấn Độ và ủng hộ Ấn Độ can dự vào Đông Nam Á, đặc biệt liên quan đến việc Ấn Độ ủng hộ chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và cởi mở và cam kết duy trì các tuyến liên lạc trên biển an toàn giữa Ấn Độ Dương và Biển Đông. Các thỏa thuận gần đây giữa Singapore và Ấn Độ nhằm mục đích tăng cường mối quan hệ này bao gồm việc gia hạn một hiệp ước huấn luyện 5 năm vào năm 2017 cho phép không quân Singapore tập luyện ở Ấn Độ và một thỏa thuận năm 2018 liên quan đến việc phối hợp hải quân, hậu cần và hỗ trợ các quân chủng trong các chuyến thăm cảng và tập trận quân sự.
Nhật Bản: Nhật Bản duy trì liên minh mạnh mẽ với Mỹ, đồng thời tăng cường ảnh hưởng khu vực của mình bằng cách tăng cường hoạt động ra nước ngoài thông qua việc cung cấp hỗ trợ ngoại giao, kinh tế và an ninh. Nhật Bản đặc biệt tìm cách tăng cường quan hệ quân sự với nhiều nước Đông Nam Á, tài trợ các tàu tuần tra, máy bay giám sát hàng hải và các linh kiện máy bay trực thăng dự phòng cho Philippines, các tàu tuần tra cho Việt Nam và máy bay chống ngầm P-3 Orion đã hết thời gian phiên chế cho Malaysia.
Việt Nam: Trong khi tìm cách ổn định mối quan hệ với Trung Quốc, Việt Nam đang tăng cường quan hệ đối tác với Mỹ, Úc, Ấn Độ, Nhật Bản và New Zealand. Năm 2018, Việt Nam và Ấn Độ hứa hẹn tiếp tục hợp tác quốc phòng bao gồm các cuộc đối thoại cấp cao, mua sắm vũ khí và các chuyến thăm cảng của các tàu hải quân và bảo vệ bờ biển, cũng như tái khẳng định tầm quan trọng của việc bảo vệ quyền tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông. Cũng trong năm 2018, Việt Nam và Mỹ đã làm việc để tăng cường quan hệ an ninh thông qua một loạt trao đổi giữa các lực lượng bảo vệ bờ biển của họ, chuyến thăm cảng đầu tiên của một tàu sân bay Mỹ kể từ khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc, và việc Việt Nam tham gia cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương hai năm một lần do Mỹ tổ chức.
Ấn Độ: Những quan ngại của Ấn Độ về sự hiện diện ngày càng tăng của Trung Quốc tại khu vực Ấn Độ Dương đã thúc đẩy nước này quan tâm đến việc tăng cường quan hệ đối tác an ninh với Nhật Bản và Mỹ. Ấn Độ và Mỹ đã thiết lập một đường dây nóng trực tiếp và ký Thỏa thuận về khả năng tương thích thông tin liên lạc và an ninh trong năm 2018, cho phép hai nước trao đổi những thông tin nhạy cảm một cách nhanh chóng và an toàn. Ấn Độ và Nhật Bản tiếp tục củng cố mối quan hệ kinh tế và an ninh, với việc năm 2015 Nhật Bản đã trở thành thành viên thường trực của cuộc tập trận hải quân Malabar hàng năm giữa Mỹ và Ấn Độ. Hai nước cũng đã đồng ý thiết lập cơ chế Đối thoại Bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng mới để tăng cường hợp tác an ninh song phương và sẽ tiến hành các cuộc tập trận vào năm 2019 giữa các lực lượng không quân và mặt đất của họ. Ấn Độ cũng đã tăng cường sự hiện diện hải quân ở Biển Đông, tiến hành một số cuộc tập trận tại khu vực này trong năm 2019, bao gồm cuộc tập trận hải quân song phương lần thứ hai với Việt Nam, một cuộc tập trận kéo dài 6 ngày với Mỹ, Nhật Bản và Philippines; và một cuộc tập trận riêng với Pháp.
Hiện đại hóa quân sự khu vực như một cách ứng phó với sự quyết đoán ngày càng tăng của Trung Quốc
Nỗ lực kéo dài hơn 4 thập kỷ của Trung Quốc nhằm hiện đại hóa quân đội đã thúc đẩy các nước khác trong khu vực tăng cường các nỗ lực hiện đại hóa quân sự của chính họ. Nhật Bản đã thực hiện các bước đi để đạt được những năng lực viễn chinh mà họ chưa có kể từ Chiến tranh thế giới thứ hai, và Việt Nam đã mua thiết bị quân sự cao cấp của Nga để phát triển khả năng răn đe chống tiếp cận ở Biển Đông. Cuối cùng, Ấn Độ đã tăng cường nỗ lực xây dựng một quân đội có khả năng chiến đấu với cả Pakistan lẫn Trung Quốc.
Năng lực viễn chinh mới nổi của Nhật Bản: Nhật Bản đang hiện đại hóa quân đội để chống lại áp lực ngày càng tăng từ Trung Quốc trong các lĩnh vực hàng không và hàng hải, cũng như cải thiện năng lực phòng thủ của các đảo phía Tây Nam nước này. Tokyo đặc biệt tập trung vào việc thành lập một lữ đoàn đổ bộ triển khai nhanh chóng để cải thiện năng lực viễn chinh của Lực lượng phòng vệ mặt đất, mua một số lượng lớn máy bay chiến đấu F-35B, sửa chữa tàu khu trục chở trực thăng lớp Izumo để hỗ trợ các hoạt động của F-35B và cải thiện năng lực phòng thủ của các đảo phía Tây Nam bằng cách triển khai các tên lửa hành trình chống hạm được đặt ở bờ biển đến một số địa điểm then chốt trong chuỗi đảo Ryukyu. Kể từ khi việc cho phép quân đội Nhật Bản tham gia phòng vệ tập thể được thông qua thành luật năm 2015, Tokyo đã triển khai các tàu của mình tham gia các hoạt động hộ tống của các tàu và máy bay Mỹ ở biển Hoa Đông và Biển Đông, và đã tham gia các cuộc tập trận song phương ở Biển Đông. Chính quyền của Thủ tướng Shinzo Abe có thể tìm cách tổ chức một cuộc bỏ phiếu vào năm 2020 về việc sửa đổi Điều 9 trong Hiến pháp Nhật Bản để cho phép phát triển các năng lực tấn công, dù đã thất bại trong việc duy trì sự ủng hộ đủ để thông qua biện pháp này sau cuộc bầu cử Quốc hội vào tháng 7/2019.
Việt Nam xây dựng năng lực chống xâm nhập khu vực của riêng mình: Để giải quyết những bất lợi hiện tại của mình so với Trung Quốc trong lĩnh vực hàng hải, Việt Nam đã tìm cách tăng cường năng lực chống xâm nhập khu vực của mình bằng cách mua các thiết bị quân sự tối tân từ Nga, gồm có 36 máy bay tấn công Su-30MKK, 6 tàu ngầm tấn công lớp Kilo và 2 hệ thống tên lửa đất đối không (SAM) S-300. Năm 2019, Việt Nam cũng cho thấy họ quan tâm đến việc mua các hệ thống S-400 SAM tối tân của Nga.
Ấn Độ tái cấp vốn tài trợ cho các năng lực hàng không và hàng hải: Kể từ năm 2015, Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã ký 188 hợp đồng mua vũ khí, bao gồm một hợp đồng mua các hệ thống SAM S-400 của Nga vào tháng 10/2018 và một hợp đồng khác mua các hệ thống SAM tối tân của Israel được lắp đặt trên các tàu chiến Ấn Độ. Năm 2019, Ấn Độ dự kiến sẽ nhận được một nửa trong số 36 máy bay ném bom chiến đấu do Pháp chế tạo mà nước này đã đặt hàng năm 2015 và đã bắt đầu nhận được 22 máy bay trực thăng tấn công AH-64E Apache đầu tiên cùng với 15 máy bay trực thăng hạng nặng Chinook do hãng Boeing chế tạo. Hải quân Ấn Độ dự kiến sẽ đưa vào hoạt động 6 tàu ngầm lớp Scorpene mới và một tàu sân bay mới do chính nước này chế tạo trong khoảng thời gian từ năm 2020 đến năm 2021.
Các cường quốc toàn cầu gia tăng sự hiện diện quân sự ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương
Một số đồng minh và đối tác của Mỹ, trong đó có cả các đồng minh châu Âu, cũng đã thể hiện sự sẵn sàng gia tăng hiện diện quân sự của họ một cách công khai hơn ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương khi họ ngày càng sẵn sàng chống lại Trung Quốc.
Sự hiện diện quân sự quốc tế ngày càng tăng ở Biển Đông: Một số nước đã tiến hành các cuộc tuần tra ở Biển Đông song song với hoặc bên cạnh các hoạt động tự do hàng hải của Mỹ trong khu vực - mặc dù chưa có nước nào khác cùng với Mỹ đi vào khu vực 12 hải lý có các cấu trúc địa hình đang bị tranh chấp. Hải quân của Úc thường xuyên tiến hành các cuộc tuần tra hiện diện ở Biển Đông và vào tháng 8/2018, Anh đã cử một tàu tấn công đổ bộ đi qua Biển Đông ở gần quần đảo Hoàng Sa. Nhật Bản, Pháp và Canada cũng đã tăng cường các hoạt động quân sự của họ ở Biển Đông.
Các cuộc tập trận đa phương ngày càng phức tạp: Vào tháng 5/2019, Hải quân Mỹ, Lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản, Hải quân Philippines và Hải quân Ấn Độ lần đầu tiên đã thực hiện cuộc tập trận hải quân chung ở Biển Đôngtrong một sự kiện kéo dài 4 ngày nhằm thể hiện sự hiện diện và hợp tác quân sự. Cũng trong tháng 5/2019, Hải quân Mỹ đã điều một tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường đến Ấn Độ Dương để tham gia một cuộc tập trận quy mô lớn cùng với các tàu của Pháp, Nhật Bản và Úc - tập trung vào tập trận bắn đạn thật và các cuộc tập trận chiến đấu khác. Lục quân Mỹ cũng đã công bố kế hoạch tiến hành một cuộc tập trận mới được gọi là “Đội người bảo vệ Thái Bình Dương” vào năm 2020, tập trung vào kịch bản ở Biển Đôngvà có sự tham gia của Philippines, Thái Lan, Malaysia, Indonesia và Brunei.
Tác động đối với Mỹ
Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã tự quảng bá ở bên ngoài như một mô hình thay thế cho các nước khác làm theo trong khi nỗ lực đạt được vai trò lãnh đạo khu vực và thậm chí là trên toàn cầu. Trên thực tế, so với bề ngoài, triển vọng về khả năng Bắc Kinh đạt được mục tiêu của mình ít hơn nhiều. ĐCSTQ phải đối mặt với những thách thức đáng kể ở trong và ngoài nước vốn hạn chế khả năng duy trì tăng trưởng kinh tế, triển khai sức mạnh và mở rộng phạm vi ảnh hưởng trên toàn cầu. Ban lãnh đạo Trung Quốc hiểu rõ những thách thức này và đang nỗ lực phối hợp để giải quyết chúng. Cuối cùng, mức độ mà Trung Quốc có thể giải quyết các điểm dễ bị tổn hại này - một cách từng phần, thành công, hay không hiệu quả - ảnh hưởng đến khả năng của nước này giành lấy quyền lãnh đạo và lợi ích của Mỹ.
Trong lĩnh vực kinh tế, các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc tin rằng mô hình kinh tế do nhà nước lãnh đạo của họ đã mang lại tăng trưởng nhanh chóng cho nước này và coi đó là điều quan trọng để Trung Quốc duy trì sự thịnh vượng của mình. Việc Trung Quốc tiếp tục duy trì mô hình kinh tế của mình có thể sẽ kéo dài xích mích thương mại Mỹ-Trung. Khi căng thẳng thương mại kéo dài, các công ty của Mỹ có thể cần đánh giá lại vị trí của họ.
Các động thái của Mỹ và các đồng minh cũng như đối tác của mình nhằm ngăn chặn Trung Quốc tiếp cận các công nghệ quan trọng có thể có tác dụng không mong muốn là thúc đẩy nỗ lực đổi mới của Trung Quốc, do Bắc Kinh đánh giá rằng sự tự lực và thống trị công nghệ là nền tảng cho năng lực cạnh tranh kinh tế và quân sự trong tương lai của Trung Quốc. Chiến lược hợp nhất quân sự-dân sự của Trung Quốc, kết hợp nghiên cứu và phát triển về quân sự, dân sự và học thuật có thể khiến các ngành công nghiệp của Mỹ gặp nguy hiểm. Các công ty của Mỹ và nước ngoài hợp tác với các tổ chức của Trung Quốc có thể là các bên tham gia hệ thống hợp nhất dân sự-quân sự Trung Quốc.
Trong khi khả năng quản lý kinh tế của Bắc Kinh chỉ mang lại thành công hạn chế, thì Trung Quốc lại đang học hỏi và đi theo những gì Tiến sĩ Doshi mô tả là “đường cong học tập của siêu cường”. Đáng chú ý là trong bối cảnh có những chỉ trích về BRI, Bắc Kinh đang suy nghĩ lại về cách lựa chọn và thực hiện các dự án cũng như cách trình bày sáng kiến này với bên ngoài. Danh sách các dự án trong BRI tiếp tục gia tăng vì vẫn còn tồn tại khoảng cách đáng kể về cơ sở hạ tầng trên toàn cầu và Bắc Kinh phải đối mặt với ít đối thủ cạnh tranh trong khi tài trợ cho xây dựng cơ sở hạ tầng. Việc Trung Quốc thiếu minh bạch trong việc cho vay làm tăng mối lo ngại không chỉ về việc nước này ngồi không hưởng lợi trong các nỗ lực giảm nợ quốc tế trước đây, mà còn về khả năng gia tăng nguy cơ các nước có thu nhập thấp vướng vào tình trạng nợ nần. Là một chiến lược địa chính trị, quy mô và sự mơ hồ của BRI đồng nghĩa với việc nó không nhất thiết phải thành công trong việc phá hoại trật tự quốc tế dựa trên quy tắc ở khắp mọi nơi. BRI tiếp tục khiến Trung Quốc trở thành chủ nợ lớn ở các khu vực có tầm quan trọng chiến lược đối với Mỹ, giúp Bắc Kinh gia tăng ảnh hưởng chính trị của mình.
Cuối cùng, việc Trung Quốc thường xuyên triển khai PLA và các lực lượng bán quân sự để hỗ trợ các yêu sách chủ quyền khu vực của mình có thể cho thấy họ đang ngày càng sẵn sàng sử dụng lực lượng quân sự - đặc biệt là chống lại một đối thủ có năng lực yếu hơn trong một cuộc xung đột hạn chế - nếu Bắc Kinh tin chắc rằng Washington sẽ không can thiệp. Tuy nhiên, những mối quan ngại của Trung Quốc về khả năng chiến đấu của PLA có thể khiến các nhà lãnh đạo cấp cao nước này ít sẵn sàng hơn trong việc khởi xướng một cuộc xung đột có thể thúc đẩy sự can thiệp của một kẻ thù hiện đại, có năng lực như Mỹ, ít nhất là trong thời gian tới. Thay vào đó, Bắc Kinh có khả năng sẽ tiếp tục dựa vào các hành động ép buộc nhưng chưa tới mức xung đột vũ trang của các lực lượng bảo vệ bờ biển, dân quân biển và lực lượng hải quân để tránh mạo hiểm gây ra một cuộc đối đầu quân sự trực tiếp. Tính toán của Bắc Kinh về sử dụng vũ lực có thể thay đổi khi PLA tiếp tục nỗ lực hiện đại hóa. Tuy nhiên, trong tương lai có thể thấy trước, hiện trạng không mấy dễ chịu về sự ép buộc ở mức thấp của Trung Quốc và nguy cơ kéo theo các sự cố và tính toán sai lầm có thể nằm trong số những thách thức cấp bách nhất đối với Mỹ và các đồng minh của nước này
Minh Anh
Theo Nghiên Cứu Biển Đông
Báo cáo trước Quốc hội Mỹ về đánh giá kinh tế và an ninh Mỹ- Trung |
Trong khi Bắc Kinh tìm cách sử dụng khả năng quản lý kinh tế trong các lĩnh vực thương mại, tiền tệ và đầu tư cơ sở hạ tầng để chuyển trọng tâm của châu Á ra xa khỏi Mỹ, thì nước này đang vấp phải những thách thức vì thiếu tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong cách tiếp cận cũng như sự thiếu kinh nghiệm của mình. Trong lĩnh vực quân sự, Trung Quốc đã bắt đầu thực hiện một chương trình hiện đại hóa đầy tham vọng nhằm xây dựng cái mà nước này gọi là quân đội “đẳng cấp thế giới” vào giữa thế kỷ 21, nhưng Tổng bí thư Tập Cận Bình ấp ủ việc nghiêm túc duy trì khả năng giành ưu thế của Trung Quốc trong cuộc xung đột chống lại đối thủ có năng lực lớn. Trong những năm gần đây Bắc Kinh sử dụng Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) với tần suất ngày càng tăng nhằm đe dọa và ép buộc các nước láng giềng phải chấp nhận các yêu sách chủ quyền bành trướng của nước này và nỗ lực giành quyền lãnh đạo trong khu vực. Tuy nhiên, những quan ngại của các nhà lãnh đạo cấp cao về năng lực thực chiến của PLA khiến họ giảm bớt mong muốn kích động một cuộc xung đột quân sự mà có thể thu hút sự can thiệp trực tiếp của Mỹ, ít nhất là trong tương lai gần.
Trong khi Bắc Kinh tìm cách sử dụng khả năng quản lý kinh tế trong các lĩnh vực thương mại, tiền tệ và đầu tư cơ sở hạ tầng để chuyển trọng tâm của châu Á ra xa khỏi Mỹ, thì nước này đang vấp phải những thách thức vì thiếu tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong cách tiếp cận cũng như sự thiếu kinh nghiệm của mình. Trong lĩnh vực quân sự, Trung Quốc đã bắt đầu thực hiện một chương trình hiện đại hóa đầy tham vọng nhằm xây dựng cái mà nước này gọi là quân đội “đẳng cấp thế giới” vào giữa thế kỷ 21, nhưng Tổng bí thư Tập Cận Bình ấp ủ việc nghiêm túc duy trì khả năng giành ưu thế của Trung Quốc trong cuộc xung đột chống lại đối thủ có năng lực lớn. Trong những năm gần đây Bắc Kinh sử dụng Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) với tần suất ngày càng tăng nhằm đe dọa và ép buộc các nước láng giềng phải chấp nhận các yêu sách chủ quyền bành trướng của nước này và nỗ lực giành quyền lãnh đạo trong khu vực. Tuy nhiên, những quan ngại của các nhà lãnh đạo cấp cao về năng lực thực chiến của PLA khiến họ giảm bớt mong muốn kích động một cuộc xung đột quân sự mà có thể thu hút sự can thiệp trực tiếp của Mỹ, ít nhất là trong tương lai gần.
Cuối cùng, khi Trung Quốc ngày càng trở nên quyết đoán hơn ở bên ngoài, các nước ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và ngoài khu vực này đã bắt đầu phản đối thứ được cho là những nỗ lực đe dọa và can thiệp tùy tiện của Bắc Kinh. Trong vài năm qua, các nước này đã tăng tốc các chương trình hiện đại hóa quân sự của riêng họ, tăng cường các mối quan hệ an ninh và chia sẻ thông tin tình báo với Mỹ cũng như với nhau, đồng thời tăng cường các cuộc triển khai quân đội ở khu vực này nhằm ngăn chặn sự liều lĩnh hơn nữa của Trung Quốc.
Những thách thức đối với khả năng quản lý kinh tế của nhà nước
Thách thức đầu tiên ở bên ngoài của Bắc Kinh bắt nguồn từ những lời chỉ trích về những nỗ lực quản lý kinh tế của họ. Tại Đại hội XIX Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), Tổng Bí thư Tập Cận Bình tuyên bố rằng kinh nghiệm của Trung Quốc “đã đưa ra một lựa chọn mới cho các nước muốn tăng tốc độ phát triển của họ đồng thời vẫn duy trì sự độc lập của mình”. Theo quan điểm của Bắc Kinh, mô hình kinh tế của Trung Quốc kết hợp sự phân bổ nguồn lực hiệu quả của nền kinh tế thị trường với khả năng của nhà nước cung cấp sự ổn định kinh tế vĩ mô và các kết quả kinh tế xã hội công bằng. Trên thực tế, mô hình kinh tế của Trung phân bổ sai nguồn lực và bóp méo kinh tế toàn cầu.
Trong một bài viết cho tờ Đánh giá an ninh quốc gia Texas, chuyên gia về Trung Quốc Liza Tobin lập luận rằng Bắc Kinh coi việc mở cửa kinh tế là một quá trình “hội nhập với nền kinh tế toàn cầu cần thiết cho sự trỗi dậy của Trung Quốc - ban đầu để có được công nghệ tiên tiến và sự tinh thông về chuyên môn và sau đó, để định hình các quy tắc, tiêu chuẩn và thể chế toàn cầu phù hợp với yêu cầu chiến lược của Trung Quốc”. Bắc Kinh tìm cách định hình lại việc quản lý kinh tế toàn cầu thông qua việc tham gia các thể chế quốc tế hiện tại như Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng thế giới (WB), đồng thời thành lập và tài trợ cho các tổ chức khu vực do Trung Quốc lãnh đạo (chẳng hạn như Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á và Diễn đàn Hợp tác Trung Quốc-châu Phi) vốn mang lại không gian cho Trung Quốc phát huy vai trò lãnh đạo. Bắc Kinh cũng muốn có vai trò lớn hơn trong việc tự thiết lập các quy tắc toàn cầu, đặc biệt là trong “các lĩnh vực mới nổi như không gian mạng, biển sâu, các vùng cực, và không gian vũ trụ”.
Thúc đẩy “Mô hình Trung Quốc” thông qua sáng kiến “Vành đai và Con đường” (BRI)
Ảnh hưởng kinh tế ngày càng tăng và chính sách đối ngoại ngày càng quyết đoán của Trung Quốc đang thu hút ngày càng nhiều sự chú ý đối với khả năng quản lý kinh tế của nước này, trong đó BRI - dự án kinh tế và chính sách đối ngoại đặc trưng của Tổng Bí thư Tập Cận Bình - có lẽ là ví dụ dễ thấy nhất. Ngoài việc tìm kiếm lợi ích kinh tế, Bắc Kinh coi dự án này là phương tiện để sửa đổi trật tự chính trị và kinh tế toàn cầu sao cho phù hợp hơn với lợi ích của mình. Sáu năm sau khi BRI được thực hiện, các nước trên thế giới có phản ứng lẫn lộn. Nhiều nước chào đón sáng kiến này là do các cam kết tài chính tương đối lớn của Trung Quốc, tuy vậy có một số nước ngày càng lo ngại về tính minh bạch, tính bền vững của các khoản nợ và tác động của các dự án thuộc BRI đối với môi trường, cũng như những tác động chiến lược của nó đối với lợi ích chính trị, kinh tế và an ninh của họ. Đáng chú ý, trong năm 2018, các nhà lãnh đạo ở Malaysia, Maldives và Pakistan đã lên cầm quyền bằng cách lợi dụng sự lo ngại của công chúng về các dự án đầu tư do Trung Quốc tài trợ, và kể từ khi nhậm chức đã đình chỉ hoặc hủy bỏ một số dự án nổi bật thuộc BRI. Tuy nhiên, những thất bại này đã không khiến sáng kiến BRI bị phủ nhận hoàn toàn. Trong nhiều trường hợp, các nước chủ nhà đang trên đà tiếp tục thực hiện các dự án đã bị đình chỉ hoặc thậm chí bị hủy bỏ sau khi đàm phán lại các thỏa thuận với Bắc Kinh.
Mỹ, Liên minh châu Âu (EU), Ấn Độ và Nhật Bản cũng đã bày tỏ sự quan ngại về BRI. Chẳng hạn, Ấn Độ chủ yếu phản đối BRI xoay quanh Hành lang kinh tế Trung Quốc-Pakistan chạy qua khu vực tranh chấp Kashmir. Trong bài phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức hợp tác Thượng Hải được tổ chức vào tháng 6/2019, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cho biết Ấn Độ chỉ ủng hộ các dự án kết nối vốn dựa trên sự “tôn trọng chủ quyền, sự toàn vẹn khu vực, quản lý tốt, minh bạch và đáng tin cậy”. Tháng 4/2018, một tờ báo kinh tế của Đức có tên Handelsblatt đã đưa tin rằng 27/28 đại sứ EU tại Bắc Kinh đã ký một báo cáo nội bộ của EU tuyên bố BRI “đi ngược lại chương trình nghị sự của EU về tự do hóa thương mại và thúc đẩy cán cân sức mạnh theo hướng có lợi cho công ty Trung Quốc được trợ cấp”.
Đã xuất hiện một phản ứng chính sách trên khắp EU: tháng 9/2018, EU đã công bố một chiến lược mới nhằm cải thiện các liên kết giao thông, năng lượng và kỹ thuật số giữa châu Âu và châu Á. Trong khi chiến lược của EU tìm cách phân biệt cách tiếp cận của mình với BRI thông qua việc đặt trọng tâm vào tính bền vững và tôn trọng hệ thống quốc tế dựa trên các quy tắc, nó cũng duy trì sự can dự với Trung Quốc bằng cách nêu bật sự phối hợp có thể có giữa BRI và các dự án kết nối châu Âu, phản ánh các mức độ ủng hộ khác nhau của các nước châu Âu dành cho BRI
Những quan ngại về sự can dự kinh tế quốc tế ngày càng tăng của Trung Quốc vượt ra ngoài khuôn khổ BRI. Chiến lược kết nối của EU xuất hiện ngay sau một nỗ lực riêng biệt nhằm thúc đẩy việc thông qua một khuôn khổ sàng lọc đầu tư nước ngoài của EU nhằm phản ứng trước những quan ngại xung quanh đầu tư của Trung Quốc vào các lĩnh vực chiến lược của châu Âu. Tháng 3/2019, Ủy ban châu Âu đã công bố một văn bản quan trọng về quan hệ EU-Trung Quốc, tuyên bố Trung Quốc là “đối thủ cạnh tranh kinh tế trong việc theo đuổi vị trí đứng đầu về công nghệ, và “một đối thủ mang tính hệ thống thúc đẩy các mô hình quản trị thay thế”. Văn kiện này kêu gọi các nhà lãnh đạo châu Âu tìm kiếm “mối quan hệ kinh tế cân bằng và có qua có lại hơn” với Trung Quốc bằng cách có lập trường cứng rắn hơn trong các lĩnh vực thương mại song phương then chốt đồng thời lưu ý đến các lĩnh vực hợp tác tiềm năng.
Một lĩnh vực đang ngày càng gây quan ngại là khả năng các dự án BRI khiến các nước tham gia phải gánh chịu các khoản nợ không bền vững. Nhiều nước nhận được các khoản vay từ Trung Quốc cũng nhận được tài trợ ưu đãi từ Hiệp hội phát triển quốc tế của Ngân hàng thế giới (IDA) và một số nước đã nhận được khoản giảm nợ thông qua IMF và Sáng kiến quốc gia nghèo mắc nợ cao của Ngân hàng thế giới và các chương trình Sáng kiến giảm nợ đa phương có liên quan. Tại thời điểm đàm phán về việc giảm nợ, các giám đốc điều hành của IDA quan ngại về nguy cơ “ngồi không hưởng lợi”, được định nghĩa là các tình huống trong đó các khoản giảm nợ hoặc trợ cấp của IDA có khả năng trợ cấp chéo cho những bên cho vay mà cung cấp các khoản vay không ưu đãi cho các nước nhận”, đặc biệt là ở “các nước nhận tài trợ giàu tài nguyên có thể dựa vào các khoản vay không ưu đãi được thế chấp bằng các khoản thu xuất khẩu trong tương lai”. Việc Trung Quốc thiếu minh bạch trong việc cho vay của họ làm gia tăng các mối quan ngại về việc Trung Quốc không chỉ ngồi không hưởng lợi trên các nỗ lực giảm nợ quốc tế trước đây mà còn có khả năng làm tăng nguy cơ các nước có thu nhập thấp lâm vào tình thế khó khăn về nợ, thỏa hiệp về tác động và đóng góp của các khoản cho vay ưu đãi của IDA để đạt được các mục tiêu giảm nghèo và tăng trưởng ở các nước nghèo nhất.
Để đối phó với việc đẩy lùi BRI, Bắc Kinh đã suy nghĩ lại về cách lựa chọn, thực hiện và trình bày các dự án BRI trước cử tọa ở nước ngoài. Kinh tế giảm tốc, căng thẳng thương mại đang diễn ra với Mỹ và dự trữ ngoại hối suy giảm trong những năm gần đây đang kìm hãm khả năng của Trung Quốc trong việc tài trợ cho BRI. Bắc Kinh nhận thấy họ không đủ khả năng để tiếp tục tạo ra các khoản đầu tư không khả thi về mặt tài chính và gây ra những tổn hại về uy tín. Do đó, theo tin tức truyền thông vào tháng 6/2018, Bắc Kinh đã bắt đầu đánh giá liên ngành về số lượng và điều khoản của các thỏa thuận thuộc BRI.
Tại Diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế “Vành đai và Con đường” lần thứ hai vào tháng 4/2019, Tổng Bí thư Tập Cận Bình đã tìm cách xây dựng lại hình ảnh toàn cầu mờ nhạt của BRI sau các vụ bê bối nổi bật bằng cách hứa hẹn về “các dự án mở, xanh và sạch”. Những phát ngôn chính thức tại diễn đàn đã lặp lại giọng điệu và sự phô trương của diễn đàn đầu tiên vào năm 2017, nhưng đã điều chỉnh thông điệp và nội dung để giải quyết các mối quan ngại quốc tế. Diễn đàn thứ hai đã công bố nhiều sáng kiến nhằm cải thiện tính bền vững về môi trường của các dự án thuộc BRI, gồm có chương trình đào tạo cán bộ môi trường ở các nước tham gia BRI, thiết lập khuôn khổ đánh giá bền vững nợ và các hội thảo về chống tham nhũng và liêm chính trong kinh doanh. Các cơ quan Trung Quốc cũng đã ký một số thỏa thuận song phương nhằm cải thiện tính minh bạch như hợp tác về kiểm toán giữa Bộ Tài chính Trung Quốc và các cơ quan quản lý tại Malaysia và Nhật Bản.
Tại diễn đàn BRI lần thứ hai, Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc Dịch Cương đã tìm cách giải quyết những lo ngại về rủi ro tài chính của các khoản cho vay trong BRI, nói rằng Trung Quốc cần “đánh giá một cách khách quan vấn đề nợ của các nước đang phát triển, và xem xét khả năng trả toàn bộ nợ của một nước”. Trong năm 2018, Bắc Kinh đã hỗ trợ giảm nợ cho một số nước tham gia BRI, bao gồm các khoản xóa nợ, hoãn nợ và tái cấp vốn. Giám đốc Sáng kiến nghiên cứu Trung Quốc-châu Phi Deborah Brautigam thuộc Đại học Johns Hopkins lưu ý rằng Trung Quốc chỉ xóa nợ “đối với các khoản cho vay không lãi suất của Chính phủ Trung Quốc đáo hạn vào cuối năm”, trong đó có “một phần khá khiêm tốn những khoản tài trợ của Trung Quốc ở châu Phi”. Tháng 1/2019, Trung Quốc đã đồng ý hoãn khoản nợ không lãi suất trị giá 78,4 triệu USD của Cameroon. Tháng 4/2019, Chính phủ Ethiopia tuyên bố Trung Quốc hủy các khoản cho vay không lãi suất vốn đã tới hạn vào cuối năm 2018, mà không nêu cụ thể số tiền; Trung Quốc đã đồng ý hủy các khoản vay đó vào năm 2018 để gia hạn thời gian trả nợ cho các khoản vay của Ethiopia trong một dự án đường sắt lớn.
Trong nỗ lực chống tham nhũng đối với các dự án thuộc BRI, vào tháng 7/2019, Ủy ban Kiểm tra kỷ luật Trung ương Trung Quốc đã công bố kế hoạch đưa các sĩ quan của mình đến các nước có các dự án lớn thuộc BRI để theo dõi hoạt động của các công ty Trung Quốc ở nước ngoài. Hành động này diễn ra sau khi xuất hiện những thông báo của Cơ quan quản lý tài sản sở hữu nhà nước vào tháng 7/2018 và tháng 6/2019 yêu cầu các doanh nghiệp nhà nước tăng cường giám sát các đơn vị và nhân viên ở nước ngoài. Vẫn còn phải xem liệu việc các quan chức Trung Quốc lại đặt trọng tâm vào tính minh bạch, tính bền vững của nợ và tính bền vững về môi trường có dẫn đến một sự điều chỉnh tiến trình đáng kể hay không. Tuy nhiên, xét tới những lợi ích chiến lược của mình trong BRI, Bắc Kinh dường như không thể tiến xa hơn các điều chỉnh chiến thuật đối với sáng kiến này.
Những hạn chế đối với việc định hình các quy tắc thương mại đa phương và thúc đẩy đồng nhân dân tệ
Ngoài đầu tư cơ sở hạ tầng, Trung Quốc tìm cách tận dụng ảnh hưởng kinh tế trong các lĩnh vực thương mại, tiền tệ và thanh toán để thách thức tính ưu thế của các hệ thống tài chính mà Mỹ chi phối. Trong lĩnh vực thương mại, Bắc Kinh đã tìm cách định hình các quy tắc thương mại đa phương, nhưng việc các nước khác tham gia các diễn đàn đa phương đã làm giảm khả năng của Trung Quốc tạo ra các ưu đãi thương mại. Trong phiên điều trần trước ủy ban, Giám đốc Sáng kiến chiến lược Trung Quốc thuộc Viện Brookings Rush Doshi đã mô tả cách Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) minh họa cho “cả tham vọng xây dựng trật tự Trung Quốc lẫn sự kháng cự của châu Á, cũng như cách chương trình nghị sự của Trung Quốc có thể bị ngừng lại khi nó được đa phương hóa”. Tham vọng lãnh đạo RCEP của Trung Quốc đã gặp phải những trở ngại từ các nước trong khu vực, đặc biệt là Úc, Ấn Độ và Nhật Bản. Chẳng hạn, Ấn Độ đã miễn cưỡng cấp cho Trung Quốc các điều khoản nhập khẩu giống như các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, vì lo ngại hàng hóa Trung Quốc ồ ạt chảy vào làm gia tăng thâm hụt thương mại đáng kể với Trung Quốc.
Chính phủ Trung Quốc tiếp tục thúc đẩy việc quốc tế hóa đồng nhân dân tệ để giảm sự phụ thuộc vào đồng USD đồng thời tăng cường ảnh hưởng kinh tế của mình, nhưng những nỗ lực này cho đến nay đã có những kết quả hạn chế bởi Bắc Kinh không sẵn sàng tự do hóa tài khoản vốn của nước này. Theo Hiệp hội viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT), mặc dù đã trở thành một đồng tiền dự trữ của thế giới vào năm 2016, nhưng việc đồng nhân dân tệ được sử dụng ở phạm vi quốc tế vẫn còn hạn chế; tính đến tháng 4/2019, đồng nhân dân tệ chiếm chưa đến 2% trong tất cả các khoản thanh toán toàn cầu. Trung Quốc đã thực hiện các cuộc xâm nhập lớn hơn cấp khu vực - vào năm 2017, 40% thanh toán giữa Trung Quốc và các nước ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương đã được thực hiện bằng đồng nhân dân tệ, tăng từ chỉ 7% trong năm 2012.
Trung Quốc đã tìm cách tăng cường quốc tế hóa đồng nhân dân tệ thông qua BRI, các cuộc hoán đổi tiền tệ song phương, những thỏa thuận với các ngân hàng trung ương nước ngoài và sử dụng Hong Kong làm trung tâm trao đổi đồng nhân dân tệ. Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc quốc tế hóa đồng nhân dân tệ và tạo ra một hệ thống thay thế SWIFT, năm 2015 Bắc Kinh đã ra mắt Hệ thống thanh toán quốc tế xuyên biên giới (CIPS), hệ thống nhắn tin và thanh toán liên ngân hàng của riêng mình. Trong khi các giao dịch CIPS đang gia tăng nhanh chóng (tăng 80% so với năm 2017 lên 3.770 tỷ USD trong năm 2018), nhưng nó không thể cạnh tranh được với SWIFT, hàng ngày vốn xử lý các giao dịch trị giá 5.000-6.000 tỷ USD. Tuy nhiên, tiến sĩ Doshi đánh giá CIPS “không chỉ bảo vệ Trung Quốc khỏi sức ép về tài chính mà còn tăng quyền tự chủ, giúp nước này kiểm soát tất cả các thông tin truyền qua mạng lưới của mình, sức mạnh để giúp các nước khác né tránh các biện pháp trừng phạt và khả năng một ngày nào đó sẽ cắt đứt khỏi hệ thống sử dụng đồng nhân dân tệ”. CIPS đã hấp dẫn các ngân hàng ở các nước bị Mỹ trừng phạt, chẳng hạn như Nga và Thổ Nhĩ Kỳ, những nước đã tìm cách giảm sự phụ thuộc vào đồng USD.
Những nỗi lo sợ về một quân đội chưa được thử thách
Thách thức lớn thứ hai mà Bắc Kinh phải đối mặt để đạt được các mục tiêu chính sách đối ngoại xuất phát từ những mối quan ngại của các nhà lãnh đạo về năng lực của quân đội chưa được thử thách của Trung Quốc. Trung Quốc đã không tham gia các hoạt động quân sự có quy mô kể từ cuộc xâm lược Việt Nam năm 1979 và các nhà lãnh đạo Trung Quốc kể từ thời điểm đó đã bày tỏ quan ngại về khả năng PLA có thể thắng một kẻ thù trong cuộc xung đột quân sự hiện đại. Bốn thập kỷ nỗ lực hiện đại hóa PLA đã tạo ra một kho vũ khí ấn tượng gồm các tàu, máy bay, tên lửa tiên tiến, các năng lực không gian và không gian mạng mà trong một số trường hợp cạnh tranh được với các năng lực của Mỹ.
Tuy nhiên, các thế hệ lãnh đạo Trung Quốc kế tiếp nhau đã lưu ý một số khiếm khuyết trong năng lực tác chiến của PLA, nhiều trong số đó dường như không được cải thiện đáng kể so với Mỹ hoặc thậm chí là so với các đối thủ cạnh tranh trong khu vực của Trung Quốc. Tổng Bí thư Tập Cận Bình là người chỉ trích năng lực chiến đấu của PLA hơn bất cứ nhà lãnh đạo Trung Quốc nào gần đây, công khai chỉ trích các nhà lãnh đạo quân sự vì một loạt khiếm khuyết làm suy yếu năng lực chiến đấu và giành chiến thắng của PLA trong một cuộc chiến tranh hiện đại. Dù PLA dường như tăng cường nỗ lực cải thiện các khả năng và năng lực của mình, nhưng sau 6 năm nỗ lực, nhiều khiếm khuyết vẫn còn đó, với một số có khả năng còn trầm trọng hơn bởi việc Tổng Bí thư Tập Cận Bình tiến hành tái cơ cấu PLA. Đặc biệt, những vấn đề này tập trung vào những điểm yếu trong các năng lực chiến đấu chung của PLA và khả năng tạo ra một đội ngũ sĩ quan có năng lực thông qua hệ thống đào tạo và huấn luyện quân sự.
Những mối quan ngại về năng lực của PLA
Những mối quan ngại của các nhà lãnh đạo ĐCSTQ về năng lực chiến đấu của PLA tập trung vào việc thiếu kinh nghiệm chiến đấu gần đây của lực lượng này. Năm 2009, không lâu trước khi được thăng cấp vào Quân ủy trung ương, Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương hiện tại Trương Hựu Hiệp - bản thân ông là một cựu chiến binh từng tham gia cuộc chiến xâm lược Việt Nam - đã lưu ý rằng PLA thiếu kinh nghiệm chiến đấu và có khả năng đã tụt hậu so với các đối thủ cạnh tranh, cảnh báo rằng “khoảng cách giữa PLA và các quân đội nước ngoài đang tăng lên từng ngày”. Trong phiên điều trần trước ủy ban kiểm tra kinh tế và an ninh Mỹ-Trung của Quốc hội Mỹ, Dennis Blasko, cựu tùy viên quân sự Mỹ ở Bắc Kinh, đã lập luận rằng trong những năm gần đây, tần suất chỉ trích PLA thiếu kinh nghiệm tác chiến và tư duy chiến đấu đã tăng lên. Chẳng hạn, trong khi thuật ngữ “căn bệnh thời bình” đã được sử dụng trong các phương tiện truyền thông Trung Quốc ngay từ đầu những năm 1980, thì các tài liệu tham khảo về nó và các thuật ngữ liên quan như “thói quen xấu thời bình” đã tăng vọt trong những năm gần đây, với các thuật ngữ xuất hiện khoảng 565 lần trên tờ Nhật báo Quân giải phóng nhân dân trong giai đoạn từ năm 2012 đến giữa năm 2018. Năm 2018, có thể một phần để nhấn mạnh sự nghiêm túc của ông trong việc loại bỏ các thông lệ này khỏi PLA, Tổng Bí thư Tập Cận Bình đã ban hành lệnh hàng năm của PLA chỉ đạo bắt đầu chu kỳ huấn luyện quân sự trong năm đó - lần đầu tiên một Chủ tịch Quân ủy trung ương trực tiếp ban hành lệnh kể từ khi thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Sử dụng ngôn ngữ tương tự như bài diễn văn năm 2018 của mình, năm 2019 Tổng Bí thư Tập Cận Bình đã chỉ thị cho PLA “sửa chữa những sai lầm thời bình” trong nỗ lực đào tạo của mình, cho thấy bản chất dai dẳng của các vấn đề đã tồn tại 6 năm trong nhiệm kỳ Chủ tịch Quân ủy trung ương của ông.
Các mối quan tâm của Bắc Kinh về năng lực của PLA cũng đã được thể hiện trong những lời phê bình gay gắt mà Tổng Bí thư Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo quân sự cấp cao đã nhắm vào khả năng sẵn sàng chiến đấu của PLA và khả năng chỉ huy của đội ngũ sĩ quan thuộc lực lượng này. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc kể từ Đặng Tiểu Bình đã chỉ trích PLA vì không chuẩn bị đầy đủ để chiến đấu trong một cuộc chiến tranh hiện đại, với các nhà lãnh đạo hàng đầu không tán thành “2 hạn chế năng lực” của lực lượng, mà cho rằng PLA không đủ năng lực chiến đấu và các sĩ quan của họ không đủ khả năng chỉ huy trong một cuộc chiến hiện đại. Kể từ khi Tổng Bí thư Tập Cận Bình đảm nhận chức Chủ tịch Quân ủy trung ương, ông đã dùng một số cách thức mới để gia tăng sự chỉ trích trước đó đối với PLA mà gây nghi vấn về năng lực chiến đấu và giành chiến thắng của PLA trong một cuộc xung đột chống lại kẻ thù hiện đại, có năng lực. Nổi bật nhất trong những chỉ trích này là cái gọi là “5 hạn chế năng lực” – đề cập đến việc có quá nhiều sĩ quan PLA thiếu năng lực đánh giá hiệu quả tình hình quân sự, hiểu về mệnh lệnh, đưa ra các quyết định tác chiến, chỉ đạo quân chiến đấu và xử lý các diễn biến không lường trước được trên chiến trường.
Những nỗ lực của PLA nhằm cải thiện nội dung và thực tế của các cuộc tập trận và đào tạo sĩ quan dường như không giải quyết được các vấn đề này. Trong phiên bản đường lối chỉ đạo huấn luyện chính thức gần đây nhất, được ban hành vào năm 2018, PLA nhấn mạnh đến việc chiến đấu thực tế và huấn luyện chung trong tất cả các lĩnh vực chiến tranh trong khi nêu rõ những thiếu sót về chỉ huy có đặc trưng là “căn bệnh thời bình” và “5 hạn chế năng lực”. Sau khi triển khai những đường lối chỉ đạo mới này, mỗi quân chủng tổ chức các sự kiện luấn luyện tập trung vào việc khắc phục những khiếm khuyết này và kiểm tra kiến thức của các sĩ quan về nhiệm vụ, kịch bản tác chiến và mức độ hiểu được ý định của cấp trên.
Theo tính toán của Alastair Iain Johnston, giáo sư nghiên cứu về chính phủ thuộc Đại học Harvard, bất chấp những nỗ lực này, những đề cập đến “5 hạn chế năng lực” trên báo chí PLA đã tăng vọt kể từ khi cụm từ này lần đầu xuất hiện vào năm 2015, tăng gấp đôi từ 40 lần đề cập đến trên tờ Nhật báo Quân giải phóng nhân dân trong năm 2016 lên gần 80 lần trong năm 2018. Đề cập chung chung của cụm từ chỉ trích năng lực của PLA đã tăng từ dưới 20 lần trong năm 2012 lên gần 150 lần trong năm 2018. Theo Blasko, một chức năng tự phê bình quan trọng của PLA - chức năng xác định các vấn đề - là một phần của các nỗ lực hiện đại hóa lực lượng trong dài hạn. Tuy nhiên, ông lưu ý rằng phạm vi và tần suất ngày càng tăng của các bài phê bình này dưới thời Tổng Bí thư Tập Cận Bình thực sự “khiến người ta nghi ngờ về việc các nhà lãnh đạo cấp cao của đảng và quân đội tin tưởng vào khả năng thắng thế của PLA trong cuộc chiến chống lại kẻ thù hiện đại”.
Sự phản đối các hoạt động can thiệp của Trung Quốc
Thách thức thứ ba đối với tham vọng của Trung Quốc ở nước ngoài xuất phát từ việc cộng đồng quốc tế ngày càng phản đối các hoạt động can thiệp và gây ảnh hưởng của Trung Quốc. Trong những năm gần đây, một số nước từ châu Á đến châu Âu và Tây bán cầu đã nhận ra bản chất cưỡng chế của các hoạt động gây ảnh hưởng cũng như những nỗ lực “sức mạnh cứng” khác của Trung Quốc và đã bắt đầu thực hiện những bước đi để chống lại điều mà họ coi là các yếu tố đe dọa của các hoạt động này. Các thành viên của EU và Liên hợp quốc cũng đã thực hiện các bước đi tương tự để hạn chế nỗ lực của Trung Quốc nhằm thay đổi các tiêu chuẩn quốc tế.
Sự gia tăng phối hợp giữa các đồng minh Mỹ
Trong vài năm qua, các đồng minh và đối tác của Mỹ trên toàn cầu đã thực hiện những bước đi quan trọng để vạch trần và chống lại các hoạt động gây ảnh hưởng của Trung Quốc. Giám đốc phụ trách các vấn đề an ninh chính trị tại Viện Chính sách xã hội châu Á Lindsey Ford đã trình bày trước Ủy ban kiểm tra kinh tế và an ninh Mỹ-Trung của Quốc hội Mỹ rằng “các nước như Úc và New Zealand bày tỏ quan ngại về việc Trung Quốc sử dụng các mối quan hệ để tạo ảnh hưởng đòn bẩy cho các cộng đồng tinh hoa chính sách, chuyên gia và cộng đồng doanh nghiệp gây sức ép chính trị và định hình các cuộc tranh luận về chính sách trong nước”. Một thành phần chính trong phản ứng của các nước này là hành động của nhóm các nước chia sẻ thông tin tình báo “Five Eyes” - gồm Mỹ, Úc, Canada, Anh và New Zealand - chống lại các nỗ lực gây ảnh hưởng của Trung Quốc thông qua việc tăng cường chia sẻ thông tin tình báo, cải thiện giao tiếp với công dân của họ về các hoạt động gây ảnh hưởng của Trung Quốc và tăng cường chia sẻ thông tin với các đối tác không thuộc nhóm “Five Eyes”. Vào tháng 8/2018, trong một sự ám chỉ rõ ràng liên quan đến Trung Quốc, các nước “Five Eyes” đã đưa ra một tuyên bố lên án “các hoạt động cưỡng chế, lừa đảo và bí mật của các chính phủ, các bên tham gia nước ngoài và các bên ủy nhiệm của họ để gây bất hòa, thao túng dư luận, gây ảnh hưởng đến việc phát triển chính sách, hoặc phá vỡ các thị trường với mục đích làm suy yếu các quốc gia và đồng minh của chúng ta”. Đầu năm 2018, các nước “Five Eyes” đã bắt đầu chia sẻ thông tin về các hoạt động gây ảnh hưởng của Trung Quốc với Nhật Bản, Đức và Pháp để thúc đẩy hợp tác lớn hơn. Các nước EU cũng đã bắt đầu bày tỏ mối quan ngại về những nỗ lực của Trung Quốc.
Chống lại sức mạnh cứng
Cuối cùng, các hoạt động quân sự quyết đoán của Trung Quốc ở biển Hoa Đông và Biển Đông đã gây ra phản ứng dữ dội ở các nước trong khu vực. Nhiều quốc gia Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương đã nỗ lực chống lại các hoạt động của Trung Quốc trong khu vực thông qua tăng cường xây dựng quan hệ đối tác, hiện đại hóa quân sự và tăng cường hợp tác quân sự với các nước ngoài khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Tăng cường xây dựng quan hệ đối tác
Trong bài phát biểu vào tháng 11/2018, Tư lệnh Bộ chỉ huy Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương Philip Davidson xác định xây dựng quan hệ đối tác hàng hải là một cách để đảm bảo một Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và cởi mở đồng thời giúp các nước chống lại những hoạt động và ảnh hưởng xấu của Trung Quốc ở khu vực này. Úc, Singapore, Nhật Bản, Việt Nam và Ấn Độ là một vài trong số các nước trong khu vực đã thực hiện các bước đi mở rộng quan hệ đối tác và đối trọng lại sự hiện diện đang ngày càng mở rộng của Trung Quốc.
Úc: Để chống lại sự hiện diện khu vực ngày càng tăng của Trung Quốc, đặc biệt là ở châu Đại Dương, Úc đã tìm cách tăng cường các mối quan hệ an ninh. Tháng 7/2019, Bộ trưởng Quốc phòng Úc Linda Reynolds đã chỉ ra rằng Canberra sẽ tăng cường các kế hoạch chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực bằng cách lập ra một đơn vị quân sự mà sẽ tăng cường năng lực, khả năng phục hồi và khả năng tương tác với các đối tác của Úc ở Thái Bình Dương. Đơn vị này sẽ tập trung vào việc tiến hành các hoạt động an ninh, hỗ trợ nhân đạo, cứu trợ thảm họa và gìn giữ hòa bình trong khu vực. Ngoài việc thiết lập đơn vị này, Úc cũng đang theo đuổi và duy trì mối quan hệ an ninh với một số nước láng giềng ở Thái Bình Dương, trong đó có Vanuatu, Fiji và Quần đảo Solomon. Ngoài ra, Canberra đã hợp tác với Washington để xây dựng một căn cứ hải quân ở Papua New Guinea như nỗ lực một phần làm suy giảm ảnh hưởng đang gia tăng của Bắc Kinh ở nước này và là một cách ứng phó với việc Bắc Kinh theo đuổi xây dựng một căn cứ ở Vanuatu.
Singapore: Singapore tìm kiếm sự ổn định ở Biển Đông và ủng hộ chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và cởi mở của Mỹ. Dù duy trì mối quan hệ cân bằng với Trung Quốc và đã thực hiện các hoạt động huấn luyện với PLA, nhưng Singapore đã cho phép Mỹ, Úc và New Zealand duy trì sự hiện diện hải quân thường xuyên ở nước này. Singapore cũng có mối quan hệ an ninh mạnh mẽ với Ấn Độ và ủng hộ Ấn Độ can dự vào Đông Nam Á, đặc biệt liên quan đến việc Ấn Độ ủng hộ chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và cởi mở và cam kết duy trì các tuyến liên lạc trên biển an toàn giữa Ấn Độ Dương và Biển Đông. Các thỏa thuận gần đây giữa Singapore và Ấn Độ nhằm mục đích tăng cường mối quan hệ này bao gồm việc gia hạn một hiệp ước huấn luyện 5 năm vào năm 2017 cho phép không quân Singapore tập luyện ở Ấn Độ và một thỏa thuận năm 2018 liên quan đến việc phối hợp hải quân, hậu cần và hỗ trợ các quân chủng trong các chuyến thăm cảng và tập trận quân sự.
Nhật Bản: Nhật Bản duy trì liên minh mạnh mẽ với Mỹ, đồng thời tăng cường ảnh hưởng khu vực của mình bằng cách tăng cường hoạt động ra nước ngoài thông qua việc cung cấp hỗ trợ ngoại giao, kinh tế và an ninh. Nhật Bản đặc biệt tìm cách tăng cường quan hệ quân sự với nhiều nước Đông Nam Á, tài trợ các tàu tuần tra, máy bay giám sát hàng hải và các linh kiện máy bay trực thăng dự phòng cho Philippines, các tàu tuần tra cho Việt Nam và máy bay chống ngầm P-3 Orion đã hết thời gian phiên chế cho Malaysia.
Việt Nam: Trong khi tìm cách ổn định mối quan hệ với Trung Quốc, Việt Nam đang tăng cường quan hệ đối tác với Mỹ, Úc, Ấn Độ, Nhật Bản và New Zealand. Năm 2018, Việt Nam và Ấn Độ hứa hẹn tiếp tục hợp tác quốc phòng bao gồm các cuộc đối thoại cấp cao, mua sắm vũ khí và các chuyến thăm cảng của các tàu hải quân và bảo vệ bờ biển, cũng như tái khẳng định tầm quan trọng của việc bảo vệ quyền tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông. Cũng trong năm 2018, Việt Nam và Mỹ đã làm việc để tăng cường quan hệ an ninh thông qua một loạt trao đổi giữa các lực lượng bảo vệ bờ biển của họ, chuyến thăm cảng đầu tiên của một tàu sân bay Mỹ kể từ khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc, và việc Việt Nam tham gia cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương hai năm một lần do Mỹ tổ chức.
Ấn Độ: Những quan ngại của Ấn Độ về sự hiện diện ngày càng tăng của Trung Quốc tại khu vực Ấn Độ Dương đã thúc đẩy nước này quan tâm đến việc tăng cường quan hệ đối tác an ninh với Nhật Bản và Mỹ. Ấn Độ và Mỹ đã thiết lập một đường dây nóng trực tiếp và ký Thỏa thuận về khả năng tương thích thông tin liên lạc và an ninh trong năm 2018, cho phép hai nước trao đổi những thông tin nhạy cảm một cách nhanh chóng và an toàn. Ấn Độ và Nhật Bản tiếp tục củng cố mối quan hệ kinh tế và an ninh, với việc năm 2015 Nhật Bản đã trở thành thành viên thường trực của cuộc tập trận hải quân Malabar hàng năm giữa Mỹ và Ấn Độ. Hai nước cũng đã đồng ý thiết lập cơ chế Đối thoại Bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng mới để tăng cường hợp tác an ninh song phương và sẽ tiến hành các cuộc tập trận vào năm 2019 giữa các lực lượng không quân và mặt đất của họ. Ấn Độ cũng đã tăng cường sự hiện diện hải quân ở Biển Đông, tiến hành một số cuộc tập trận tại khu vực này trong năm 2019, bao gồm cuộc tập trận hải quân song phương lần thứ hai với Việt Nam, một cuộc tập trận kéo dài 6 ngày với Mỹ, Nhật Bản và Philippines; và một cuộc tập trận riêng với Pháp.
Hiện đại hóa quân sự khu vực như một cách ứng phó với sự quyết đoán ngày càng tăng của Trung Quốc
Nỗ lực kéo dài hơn 4 thập kỷ của Trung Quốc nhằm hiện đại hóa quân đội đã thúc đẩy các nước khác trong khu vực tăng cường các nỗ lực hiện đại hóa quân sự của chính họ. Nhật Bản đã thực hiện các bước đi để đạt được những năng lực viễn chinh mà họ chưa có kể từ Chiến tranh thế giới thứ hai, và Việt Nam đã mua thiết bị quân sự cao cấp của Nga để phát triển khả năng răn đe chống tiếp cận ở Biển Đông. Cuối cùng, Ấn Độ đã tăng cường nỗ lực xây dựng một quân đội có khả năng chiến đấu với cả Pakistan lẫn Trung Quốc.
Năng lực viễn chinh mới nổi của Nhật Bản: Nhật Bản đang hiện đại hóa quân đội để chống lại áp lực ngày càng tăng từ Trung Quốc trong các lĩnh vực hàng không và hàng hải, cũng như cải thiện năng lực phòng thủ của các đảo phía Tây Nam nước này. Tokyo đặc biệt tập trung vào việc thành lập một lữ đoàn đổ bộ triển khai nhanh chóng để cải thiện năng lực viễn chinh của Lực lượng phòng vệ mặt đất, mua một số lượng lớn máy bay chiến đấu F-35B, sửa chữa tàu khu trục chở trực thăng lớp Izumo để hỗ trợ các hoạt động của F-35B và cải thiện năng lực phòng thủ của các đảo phía Tây Nam bằng cách triển khai các tên lửa hành trình chống hạm được đặt ở bờ biển đến một số địa điểm then chốt trong chuỗi đảo Ryukyu. Kể từ khi việc cho phép quân đội Nhật Bản tham gia phòng vệ tập thể được thông qua thành luật năm 2015, Tokyo đã triển khai các tàu của mình tham gia các hoạt động hộ tống của các tàu và máy bay Mỹ ở biển Hoa Đông và Biển Đông, và đã tham gia các cuộc tập trận song phương ở Biển Đông. Chính quyền của Thủ tướng Shinzo Abe có thể tìm cách tổ chức một cuộc bỏ phiếu vào năm 2020 về việc sửa đổi Điều 9 trong Hiến pháp Nhật Bản để cho phép phát triển các năng lực tấn công, dù đã thất bại trong việc duy trì sự ủng hộ đủ để thông qua biện pháp này sau cuộc bầu cử Quốc hội vào tháng 7/2019.
Việt Nam xây dựng năng lực chống xâm nhập khu vực của riêng mình: Để giải quyết những bất lợi hiện tại của mình so với Trung Quốc trong lĩnh vực hàng hải, Việt Nam đã tìm cách tăng cường năng lực chống xâm nhập khu vực của mình bằng cách mua các thiết bị quân sự tối tân từ Nga, gồm có 36 máy bay tấn công Su-30MKK, 6 tàu ngầm tấn công lớp Kilo và 2 hệ thống tên lửa đất đối không (SAM) S-300. Năm 2019, Việt Nam cũng cho thấy họ quan tâm đến việc mua các hệ thống S-400 SAM tối tân của Nga.
Ấn Độ tái cấp vốn tài trợ cho các năng lực hàng không và hàng hải: Kể từ năm 2015, Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã ký 188 hợp đồng mua vũ khí, bao gồm một hợp đồng mua các hệ thống SAM S-400 của Nga vào tháng 10/2018 và một hợp đồng khác mua các hệ thống SAM tối tân của Israel được lắp đặt trên các tàu chiến Ấn Độ. Năm 2019, Ấn Độ dự kiến sẽ nhận được một nửa trong số 36 máy bay ném bom chiến đấu do Pháp chế tạo mà nước này đã đặt hàng năm 2015 và đã bắt đầu nhận được 22 máy bay trực thăng tấn công AH-64E Apache đầu tiên cùng với 15 máy bay trực thăng hạng nặng Chinook do hãng Boeing chế tạo. Hải quân Ấn Độ dự kiến sẽ đưa vào hoạt động 6 tàu ngầm lớp Scorpene mới và một tàu sân bay mới do chính nước này chế tạo trong khoảng thời gian từ năm 2020 đến năm 2021.
Các cường quốc toàn cầu gia tăng sự hiện diện quân sự ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương
Một số đồng minh và đối tác của Mỹ, trong đó có cả các đồng minh châu Âu, cũng đã thể hiện sự sẵn sàng gia tăng hiện diện quân sự của họ một cách công khai hơn ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương khi họ ngày càng sẵn sàng chống lại Trung Quốc.
Sự hiện diện quân sự quốc tế ngày càng tăng ở Biển Đông: Một số nước đã tiến hành các cuộc tuần tra ở Biển Đông song song với hoặc bên cạnh các hoạt động tự do hàng hải của Mỹ trong khu vực - mặc dù chưa có nước nào khác cùng với Mỹ đi vào khu vực 12 hải lý có các cấu trúc địa hình đang bị tranh chấp. Hải quân của Úc thường xuyên tiến hành các cuộc tuần tra hiện diện ở Biển Đông và vào tháng 8/2018, Anh đã cử một tàu tấn công đổ bộ đi qua Biển Đông ở gần quần đảo Hoàng Sa. Nhật Bản, Pháp và Canada cũng đã tăng cường các hoạt động quân sự của họ ở Biển Đông.
Các cuộc tập trận đa phương ngày càng phức tạp: Vào tháng 5/2019, Hải quân Mỹ, Lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản, Hải quân Philippines và Hải quân Ấn Độ lần đầu tiên đã thực hiện cuộc tập trận hải quân chung ở Biển Đôngtrong một sự kiện kéo dài 4 ngày nhằm thể hiện sự hiện diện và hợp tác quân sự. Cũng trong tháng 5/2019, Hải quân Mỹ đã điều một tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường đến Ấn Độ Dương để tham gia một cuộc tập trận quy mô lớn cùng với các tàu của Pháp, Nhật Bản và Úc - tập trung vào tập trận bắn đạn thật và các cuộc tập trận chiến đấu khác. Lục quân Mỹ cũng đã công bố kế hoạch tiến hành một cuộc tập trận mới được gọi là “Đội người bảo vệ Thái Bình Dương” vào năm 2020, tập trung vào kịch bản ở Biển Đôngvà có sự tham gia của Philippines, Thái Lan, Malaysia, Indonesia và Brunei.
Tác động đối với Mỹ
Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã tự quảng bá ở bên ngoài như một mô hình thay thế cho các nước khác làm theo trong khi nỗ lực đạt được vai trò lãnh đạo khu vực và thậm chí là trên toàn cầu. Trên thực tế, so với bề ngoài, triển vọng về khả năng Bắc Kinh đạt được mục tiêu của mình ít hơn nhiều. ĐCSTQ phải đối mặt với những thách thức đáng kể ở trong và ngoài nước vốn hạn chế khả năng duy trì tăng trưởng kinh tế, triển khai sức mạnh và mở rộng phạm vi ảnh hưởng trên toàn cầu. Ban lãnh đạo Trung Quốc hiểu rõ những thách thức này và đang nỗ lực phối hợp để giải quyết chúng. Cuối cùng, mức độ mà Trung Quốc có thể giải quyết các điểm dễ bị tổn hại này - một cách từng phần, thành công, hay không hiệu quả - ảnh hưởng đến khả năng của nước này giành lấy quyền lãnh đạo và lợi ích của Mỹ.
Trong lĩnh vực kinh tế, các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc tin rằng mô hình kinh tế do nhà nước lãnh đạo của họ đã mang lại tăng trưởng nhanh chóng cho nước này và coi đó là điều quan trọng để Trung Quốc duy trì sự thịnh vượng của mình. Việc Trung Quốc tiếp tục duy trì mô hình kinh tế của mình có thể sẽ kéo dài xích mích thương mại Mỹ-Trung. Khi căng thẳng thương mại kéo dài, các công ty của Mỹ có thể cần đánh giá lại vị trí của họ.
Các động thái của Mỹ và các đồng minh cũng như đối tác của mình nhằm ngăn chặn Trung Quốc tiếp cận các công nghệ quan trọng có thể có tác dụng không mong muốn là thúc đẩy nỗ lực đổi mới của Trung Quốc, do Bắc Kinh đánh giá rằng sự tự lực và thống trị công nghệ là nền tảng cho năng lực cạnh tranh kinh tế và quân sự trong tương lai của Trung Quốc. Chiến lược hợp nhất quân sự-dân sự của Trung Quốc, kết hợp nghiên cứu và phát triển về quân sự, dân sự và học thuật có thể khiến các ngành công nghiệp của Mỹ gặp nguy hiểm. Các công ty của Mỹ và nước ngoài hợp tác với các tổ chức của Trung Quốc có thể là các bên tham gia hệ thống hợp nhất dân sự-quân sự Trung Quốc.
Trong khi khả năng quản lý kinh tế của Bắc Kinh chỉ mang lại thành công hạn chế, thì Trung Quốc lại đang học hỏi và đi theo những gì Tiến sĩ Doshi mô tả là “đường cong học tập của siêu cường”. Đáng chú ý là trong bối cảnh có những chỉ trích về BRI, Bắc Kinh đang suy nghĩ lại về cách lựa chọn và thực hiện các dự án cũng như cách trình bày sáng kiến này với bên ngoài. Danh sách các dự án trong BRI tiếp tục gia tăng vì vẫn còn tồn tại khoảng cách đáng kể về cơ sở hạ tầng trên toàn cầu và Bắc Kinh phải đối mặt với ít đối thủ cạnh tranh trong khi tài trợ cho xây dựng cơ sở hạ tầng. Việc Trung Quốc thiếu minh bạch trong việc cho vay làm tăng mối lo ngại không chỉ về việc nước này ngồi không hưởng lợi trong các nỗ lực giảm nợ quốc tế trước đây, mà còn về khả năng gia tăng nguy cơ các nước có thu nhập thấp vướng vào tình trạng nợ nần. Là một chiến lược địa chính trị, quy mô và sự mơ hồ của BRI đồng nghĩa với việc nó không nhất thiết phải thành công trong việc phá hoại trật tự quốc tế dựa trên quy tắc ở khắp mọi nơi. BRI tiếp tục khiến Trung Quốc trở thành chủ nợ lớn ở các khu vực có tầm quan trọng chiến lược đối với Mỹ, giúp Bắc Kinh gia tăng ảnh hưởng chính trị của mình.
Cuối cùng, việc Trung Quốc thường xuyên triển khai PLA và các lực lượng bán quân sự để hỗ trợ các yêu sách chủ quyền khu vực của mình có thể cho thấy họ đang ngày càng sẵn sàng sử dụng lực lượng quân sự - đặc biệt là chống lại một đối thủ có năng lực yếu hơn trong một cuộc xung đột hạn chế - nếu Bắc Kinh tin chắc rằng Washington sẽ không can thiệp. Tuy nhiên, những mối quan ngại của Trung Quốc về khả năng chiến đấu của PLA có thể khiến các nhà lãnh đạo cấp cao nước này ít sẵn sàng hơn trong việc khởi xướng một cuộc xung đột có thể thúc đẩy sự can thiệp của một kẻ thù hiện đại, có năng lực như Mỹ, ít nhất là trong thời gian tới. Thay vào đó, Bắc Kinh có khả năng sẽ tiếp tục dựa vào các hành động ép buộc nhưng chưa tới mức xung đột vũ trang của các lực lượng bảo vệ bờ biển, dân quân biển và lực lượng hải quân để tránh mạo hiểm gây ra một cuộc đối đầu quân sự trực tiếp. Tính toán của Bắc Kinh về sử dụng vũ lực có thể thay đổi khi PLA tiếp tục nỗ lực hiện đại hóa. Tuy nhiên, trong tương lai có thể thấy trước, hiện trạng không mấy dễ chịu về sự ép buộc ở mức thấp của Trung Quốc và nguy cơ kéo theo các sự cố và tính toán sai lầm có thể nằm trong số những thách thức cấp bách nhất đối với Mỹ và các đồng minh của nước này
Minh Anh
Theo Nghiên Cứu Biển Đông
Không có nhận xét nào