Athens
là trung tâm kinh tế, văn hóa và công nghệ của Địa Trung Hải. Nơi này
từng được coi là “bất khả chiến bại”, thành phố mà những chiến binh
Sparta không thể chinh phục. Thế mà nó cũng không chiến thắng nổi trận
đại ôn dịch…
Trong
nửa sau thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên (TCN), hai thành bang Athens và
Sparta lao vào cuộc chiến tranh Peloponnesian để giành quyền bá chủ thế
giới Hy Lạp cổ đại.
Vào năm thứ hai của cuộc chiến, năm 430 TCN, khi quân đội Sparta tiếp cận thành phố Athens, đột nhiên phát hiện có vô số ngôi mộ mới mọc lên bên ngoài thành phố. Thì ra một trận ôn dịch chết người đang lây lan rộng khắp ở thành phố Athens. Quá sốc vì điều này, Vua Sparta ra lệnh nhanh chóng rút quân. Athens bị cô lập, không ai dám tiếp cận thành phố bệnh dịch này, dù đó là kẻ thù hay đồng minh của thành phố.
Bệnh dịch lây lan ở thành phố Athens
Ban đầu, tại Piraeus, một cảng gần Athens, ba người được phát hiện mắc bệnh lạ cùng lúc: Triệu chứng ban đầu là sốt cao, viêm họng nghiêm trọng, sau đó tiêu chảy không ngừng, và cuối cùng họ đều tử vong. Không lâu sau đó, cùng khu vực này xuất hiện 11 người nữa nhiễm bệnh, hơn nữa còn có triệu chứng tứ chi thối rữa. Các chỗ hoại tử chuyển từ màu đỏ thẫm sang màu đen và bắt đầu bốc mùi hôi thối. Khi toàn bộ cơ thể thối rữa, trái tim vẫn còn đập, người bệnh chỉ còn cách suy sụp bất lực nhìn bản thân dần dần đi đến chỗ chết.
Bề ngoài của bệnh nhân không biểu hiện sốt cao, nhưng trong thân thể nóng không chịu được, do vậy họ không thể chịu đựng được khi mặc quần áo. Cho dù là những tấm vải lanh mỏng nhẹ nhất, người bệnh cũng không muốn đắp, vì vậy họ mặc kệ bản thân trong tình trạng lõa thể.
Họ liên tục khát nước và luôn muốn ngâm mình trong nước lạnh. Chỉ cần người trông nom hơi sơ suất, để bệnh nhân khát nước, họ sẽ nhảy xuống hồ, uống đầy bụng nước. Nhưng dù cho họ có uống bao nhiêu cũng không dập tắt được cơn khát trong thân thể. Đồng thời, họ cũng đau khổ vì không thể có bất kỳ giây phút nào được ngơi nghỉ.
Người khỏe mạnh cũng không nhất thiết có khả năng chống lại bệnh dịch hơn kẻ yếu. Bởi phải chăm sóc những người khác, họ lây nhiễm lẫn nhau, tạo thành số người chết rất nhiều. Lúc này, mọi người sợ chăm sóc bệnh nhân và sợ đến thăm họ hàng, bạn bè. Một số lượng lớn người bệnh chết vì không có ai chăm sóc, nhưng kể cả những người được chăm sóc cẩn thận, cuối cùng cũng chết. Nhiều hộ gia đình ở Athens cả nhà cùng mắc bệnh.
Mỗi ngày, số người chết như cừu, thi thể chất đống lên nhau. Những người sắp chết lăn lộn khắp trên đường, hoặc tập trung bên cạnh hồ cố gắng uống nước. Những người tị nạn từ vùng nông thôn Athens bị buộc phải ở lại trong đền. Rất nhanh những người chết và sắp chết ở chung một chỗ đã sắp lấp đầy ngôi đền. Lúc đầu, tiếng khóc than ai oán liên tục vang lên khiến mọi người không thể ngủ được. Sau đó, tiếng khóc cũng dần tắt, vì những người đang khóc than cũng chết dần.
Thi thể khắp nơi không có người mai táng. Những con chim và thú dữ ăn xác chết, vì vậy chúng cũng bị lây nhiễm và chết theo. Nên ngay cả chim muông cũng tránh xa những xác chết này. Trong một thời gian dài, các loài chim ăn thịt cũng không dám đến gần thành phố. Thành phố thê lương, ảm đạm như bị bỏ hoang với hàng hàng triệu thi thể bao phủ mọi ngóc ngách.
Ở thành phố Athens, có rất nhiều triết gia, học giả, nhà thơ và nghệ sĩ, nhưng khi đối mặt với bệnh dịch, tất cả kiến thức và kỹ năng của con người, các mưu lược thông minh cũng đều vô dụng. Các đơn thuốc được bác sĩ kê toa, dù là uống hay bôi cũng đều vô dụng. Cuối cùng, các bác sĩ cũng vì nhiễm bệnh mà chết.
Người Hy Lạp cổ đại tin vào các vị Thần, nhưng tất cả những lời cầu nguyện và cầu phước lành đều vô dụng. Một số người cho rằng bệnh dịch là các vị Thần đang trừng phạt người Athens.
Trận ôn dịch đã ảnh hưởng đến toàn bộ kết cấu xã hội của Athens và khiến đạo đức của người dân nơi đây trượt dốc.
Khi mọi người đến những ngôi đền cầu xin sự che chở, phước lành, cũng chỉ nhìn thấy xác người khắp nơi. Họ bắt đầu mất tín tâm, không còn tin vào Thần nữa, sức mạnh thần thánh và luật pháp nơi thế tục cũng không còn có thể ràng buộc người dân. Để bảo vệ bản thân, mọi người làm trái luân thường đạo lý, công khai phạm tội không chút kiêng nể. Trong thành, trộm cắp, mưu sát, cướp bóc hoành hành khắp nơi.
Trước nạn ôn dịch, người giàu và người nghèo đều chết mà không phân biệt. Có người giàu kia đột nhiên qua đời, một người đàn ông nghèo liền đến cướp hết tài sản của ông ta. Nhưng sự giàu có này cũng không có ý nghĩa gì, dù vàng nhiều đến mấy cũng không thể mang theo được. Không ai biết, liệu anh ta có trở thành thi thể tiếp theo nằm trên mặt đất ngày mai không.
Sự hoảng loạn và tuyệt vọng khiến mọi người theo đuổi dục vọng. Những người còn sống quyết định nhanh chóng tiêu hết tiền, theo đuổi sự hưởng lạc, điều này giống như “liều thuốc tê”, giúp họ trốn tránh đối diện với hiện thực tàn khốc. Kết quả là, một cảnh tượng kinh hoàng xuất hiện ở thành phố văn minh: một bên là xác chết, và một bên là người sống trong say mê nhục cảm và mơ mộng về cái chết.
Cái chết đã phá hủy tâm lý phòng hộ cuối cùng của người Athens. Thành phố vĩ đại mà các chiến binh Sparta không chinh phục được đã bị phá hủy bởi bệnh dịch. Nó đã tự mình sụp đổ.
Các nhà sử học sau này ước tính rằng khoảng một phần ba số người đã chết ở Athens vào thời điểm đó. Bệnh dịch đã khiến những người quan trọng và có ảnh hưởng nhất ở Athens mất mạng. Pericles, người sáng lập “Thời đại hoàng kim” ở Athens, vợ và hai con trai của ông đã chết trong đợt ôn dịch này.
Nhà triết học Socrates đã sống sót qua đợt đại dịch. Đời sống tiết chế và những thói quen lành mạnh của ông đã giúp ông bảo vệ bản thân khỏi bệnh dịch. Thảm họa này cũng khiến Socrates khám phá ra phẩm hạnh và chân lý mà ông theo đuổi, đặt nền móng cho triết lý “Tôi biết rằng tôi không biết gì cả”.
Thucydides, 25 tuổi, đã bị lây nhiễm nhưng ông lấy năng lực phi thường của mình để ghi chép tất cả những gì mắt thấy tai nghe, những gì bản thân trải nghiệm qua đợt đại dịch. Do đó, “Đại dịch Athens” đã trở thành ghi chép tường tận nhất về giai đoạn lịch sử này, cung cấp tham chiếu cho hậu nhân.
Bệnh dịch đột nhiên biến mất
Mặc dù bệnh dịch đang hoành hành, việc truyền bệnh có vẻ có “sự chọn lọc”. Trong Chiến tranh Peloponnesian, người Athens đã bắt được nhiều người Peloponnes và đưa họ đến thành phố Athens. Nhưng Thucydides không hề có hồ sơ về người Peloponnes nhiễm bệnh. Bệnh dịch chỉ lan rộng ở thành phố Athens và ở các bang lớn hơn của Athens.
Điều kỳ lạ hơn nữa là, sau khi kết thúc vào năm 426 TCN, như thể có một chỉ thị thầm lặng, đại dịch đã hoành hành trong nhiều năm đột nhiên biến mất không tung tích ở thành phố Athens.
Có truyền thuyết cho rằng khi bệnh dịch hoành hành, bác sĩ Hippocrates của Vương quốc Macedonia ở phía bắc Hy Lạp đã liều mạng đến Athens. Hippocrates điều tra tình hình bệnh dịch, phát hiện chỉ có những người thợ rèn thường xuyên tiếp xúc với lửa là không nhiễm bệnh. Bởi vậy ông tin rằng lửa có thể phòng dịch. Do đó, trong thành các nơi tạo thành phong trào đốt lửa, mọi người vứt các thi thể và quần áo của người chết vào ngọn lửa, từ đó căn bệnh đã giảm dần và có thể không chế.
Truyền thuyết này đã không xuất hiện trong “Lịch sử Chiến tranh Peloponnesian”. Lửa rõ ràng có thể lọc sạch không khí nhưng ảnh hưởng phương pháp của Hippocrates đối với bệnh dịch là không cách nào xác minh.
Đại dịch kỳ bí đã tàn phá đế chế Athens hùng mạnh 2400 năm trước ra sao |
Vào năm thứ hai của cuộc chiến, năm 430 TCN, khi quân đội Sparta tiếp cận thành phố Athens, đột nhiên phát hiện có vô số ngôi mộ mới mọc lên bên ngoài thành phố. Thì ra một trận ôn dịch chết người đang lây lan rộng khắp ở thành phố Athens. Quá sốc vì điều này, Vua Sparta ra lệnh nhanh chóng rút quân. Athens bị cô lập, không ai dám tiếp cận thành phố bệnh dịch này, dù đó là kẻ thù hay đồng minh của thành phố.
Bệnh dịch lây lan ở thành phố Athens
Ban đầu, tại Piraeus, một cảng gần Athens, ba người được phát hiện mắc bệnh lạ cùng lúc: Triệu chứng ban đầu là sốt cao, viêm họng nghiêm trọng, sau đó tiêu chảy không ngừng, và cuối cùng họ đều tử vong. Không lâu sau đó, cùng khu vực này xuất hiện 11 người nữa nhiễm bệnh, hơn nữa còn có triệu chứng tứ chi thối rữa. Các chỗ hoại tử chuyển từ màu đỏ thẫm sang màu đen và bắt đầu bốc mùi hôi thối. Khi toàn bộ cơ thể thối rữa, trái tim vẫn còn đập, người bệnh chỉ còn cách suy sụp bất lực nhìn bản thân dần dần đi đến chỗ chết.
Bề ngoài của bệnh nhân không biểu hiện sốt cao, nhưng trong thân thể nóng không chịu được, do vậy họ không thể chịu đựng được khi mặc quần áo. Cho dù là những tấm vải lanh mỏng nhẹ nhất, người bệnh cũng không muốn đắp, vì vậy họ mặc kệ bản thân trong tình trạng lõa thể.
Họ liên tục khát nước và luôn muốn ngâm mình trong nước lạnh. Chỉ cần người trông nom hơi sơ suất, để bệnh nhân khát nước, họ sẽ nhảy xuống hồ, uống đầy bụng nước. Nhưng dù cho họ có uống bao nhiêu cũng không dập tắt được cơn khát trong thân thể. Đồng thời, họ cũng đau khổ vì không thể có bất kỳ giây phút nào được ngơi nghỉ.
Người khỏe mạnh cũng không nhất thiết có khả năng chống lại bệnh dịch hơn kẻ yếu. Bởi phải chăm sóc những người khác, họ lây nhiễm lẫn nhau, tạo thành số người chết rất nhiều. Lúc này, mọi người sợ chăm sóc bệnh nhân và sợ đến thăm họ hàng, bạn bè. Một số lượng lớn người bệnh chết vì không có ai chăm sóc, nhưng kể cả những người được chăm sóc cẩn thận, cuối cùng cũng chết. Nhiều hộ gia đình ở Athens cả nhà cùng mắc bệnh.
Mỗi ngày, số người chết như cừu, thi thể chất đống lên nhau. Những người sắp chết lăn lộn khắp trên đường, hoặc tập trung bên cạnh hồ cố gắng uống nước. Những người tị nạn từ vùng nông thôn Athens bị buộc phải ở lại trong đền. Rất nhanh những người chết và sắp chết ở chung một chỗ đã sắp lấp đầy ngôi đền. Lúc đầu, tiếng khóc than ai oán liên tục vang lên khiến mọi người không thể ngủ được. Sau đó, tiếng khóc cũng dần tắt, vì những người đang khóc than cũng chết dần.
Thi thể khắp nơi không có người mai táng. Những con chim và thú dữ ăn xác chết, vì vậy chúng cũng bị lây nhiễm và chết theo. Nên ngay cả chim muông cũng tránh xa những xác chết này. Trong một thời gian dài, các loài chim ăn thịt cũng không dám đến gần thành phố. Thành phố thê lương, ảm đạm như bị bỏ hoang với hàng hàng triệu thi thể bao phủ mọi ngóc ngách.
Ở thành phố Athens, có rất nhiều triết gia, học giả, nhà thơ và nghệ sĩ, nhưng khi đối mặt với bệnh dịch, tất cả kiến thức và kỹ năng của con người, các mưu lược thông minh cũng đều vô dụng. Các đơn thuốc được bác sĩ kê toa, dù là uống hay bôi cũng đều vô dụng. Cuối cùng, các bác sĩ cũng vì nhiễm bệnh mà chết.
Người Hy Lạp cổ đại tin vào các vị Thần, nhưng tất cả những lời cầu nguyện và cầu phước lành đều vô dụng. Một số người cho rằng bệnh dịch là các vị Thần đang trừng phạt người Athens.
Trận ôn dịch đã ảnh hưởng đến toàn bộ kết cấu xã hội của Athens và khiến đạo đức của người dân nơi đây trượt dốc.
Khi mọi người đến những ngôi đền cầu xin sự che chở, phước lành, cũng chỉ nhìn thấy xác người khắp nơi. Họ bắt đầu mất tín tâm, không còn tin vào Thần nữa, sức mạnh thần thánh và luật pháp nơi thế tục cũng không còn có thể ràng buộc người dân. Để bảo vệ bản thân, mọi người làm trái luân thường đạo lý, công khai phạm tội không chút kiêng nể. Trong thành, trộm cắp, mưu sát, cướp bóc hoành hành khắp nơi.
Trước nạn ôn dịch, người giàu và người nghèo đều chết mà không phân biệt. Có người giàu kia đột nhiên qua đời, một người đàn ông nghèo liền đến cướp hết tài sản của ông ta. Nhưng sự giàu có này cũng không có ý nghĩa gì, dù vàng nhiều đến mấy cũng không thể mang theo được. Không ai biết, liệu anh ta có trở thành thi thể tiếp theo nằm trên mặt đất ngày mai không.
Sự hoảng loạn và tuyệt vọng khiến mọi người theo đuổi dục vọng. Những người còn sống quyết định nhanh chóng tiêu hết tiền, theo đuổi sự hưởng lạc, điều này giống như “liều thuốc tê”, giúp họ trốn tránh đối diện với hiện thực tàn khốc. Kết quả là, một cảnh tượng kinh hoàng xuất hiện ở thành phố văn minh: một bên là xác chết, và một bên là người sống trong say mê nhục cảm và mơ mộng về cái chết.
Cái chết đã phá hủy tâm lý phòng hộ cuối cùng của người Athens. Thành phố vĩ đại mà các chiến binh Sparta không chinh phục được đã bị phá hủy bởi bệnh dịch. Nó đã tự mình sụp đổ.
Các nhà sử học sau này ước tính rằng khoảng một phần ba số người đã chết ở Athens vào thời điểm đó. Bệnh dịch đã khiến những người quan trọng và có ảnh hưởng nhất ở Athens mất mạng. Pericles, người sáng lập “Thời đại hoàng kim” ở Athens, vợ và hai con trai của ông đã chết trong đợt ôn dịch này.
Nhà triết học Socrates đã sống sót qua đợt đại dịch. Đời sống tiết chế và những thói quen lành mạnh của ông đã giúp ông bảo vệ bản thân khỏi bệnh dịch. Thảm họa này cũng khiến Socrates khám phá ra phẩm hạnh và chân lý mà ông theo đuổi, đặt nền móng cho triết lý “Tôi biết rằng tôi không biết gì cả”.
Thucydides, 25 tuổi, đã bị lây nhiễm nhưng ông lấy năng lực phi thường của mình để ghi chép tất cả những gì mắt thấy tai nghe, những gì bản thân trải nghiệm qua đợt đại dịch. Do đó, “Đại dịch Athens” đã trở thành ghi chép tường tận nhất về giai đoạn lịch sử này, cung cấp tham chiếu cho hậu nhân.
Bệnh dịch đột nhiên biến mất
Mặc dù bệnh dịch đang hoành hành, việc truyền bệnh có vẻ có “sự chọn lọc”. Trong Chiến tranh Peloponnesian, người Athens đã bắt được nhiều người Peloponnes và đưa họ đến thành phố Athens. Nhưng Thucydides không hề có hồ sơ về người Peloponnes nhiễm bệnh. Bệnh dịch chỉ lan rộng ở thành phố Athens và ở các bang lớn hơn của Athens.
Điều kỳ lạ hơn nữa là, sau khi kết thúc vào năm 426 TCN, như thể có một chỉ thị thầm lặng, đại dịch đã hoành hành trong nhiều năm đột nhiên biến mất không tung tích ở thành phố Athens.
Có truyền thuyết cho rằng khi bệnh dịch hoành hành, bác sĩ Hippocrates của Vương quốc Macedonia ở phía bắc Hy Lạp đã liều mạng đến Athens. Hippocrates điều tra tình hình bệnh dịch, phát hiện chỉ có những người thợ rèn thường xuyên tiếp xúc với lửa là không nhiễm bệnh. Bởi vậy ông tin rằng lửa có thể phòng dịch. Do đó, trong thành các nơi tạo thành phong trào đốt lửa, mọi người vứt các thi thể và quần áo của người chết vào ngọn lửa, từ đó căn bệnh đã giảm dần và có thể không chế.
Truyền thuyết này đã không xuất hiện trong “Lịch sử Chiến tranh Peloponnesian”. Lửa rõ ràng có thể lọc sạch không khí nhưng ảnh hưởng phương pháp của Hippocrates đối với bệnh dịch là không cách nào xác minh.
Theo Thucydides,
bệnh dịch ở Athens bắt nguồn từ một số khu vực của Ethiopia, lan sang Ai
Cập, Libya và hầu hết lãnh thổ của Vương quốc Ba Tư. Mặc dù các nhà
khoa học và nhà sử học y tế ngày nay có nhiều giả định khác nhau, nhưng
các câu hỏi như bệnh dịch này bắt nguồn từ đâu và tại sao nó kết thúc
đột ngột vẫn khiến giới tri thức đau đầu.
Người Hy Lạp cổ đại thờ phụng các vị Thần, họ cho rằng trong chiến tranh, thắng hay bại đều là ý chỉ của Thần. Đợt ôn dịch này được cho là sự trừng phạt của Thần đối với tội lỗi con người, khi đợt đại dịch kết thúc cũng là lúc Thần linh đã tha thứ cho họ.
Người Hy Lạp cổ đại ban đầu có đời sống tinh thần thuần khiết và cao quý, nhưng trước khi bệnh dịch xảy ra, nhiều người Athens giàu có đã mê đắm trong dục vọng, hưởng lạc vật chất. Loạn luân và đồng tính luyến ái được coi là mốt “thời thượng” khi ấy. Khi đạo đức đến ngưỡng bại hoại, đã vi phạm ý chỉ thiêng liêng của Thần, cũng là lúc tai họa giáng xuống thành Athens.
Nền văn minh Athens suy tàn
Sau khi bệnh dịch kết thúc, Athens vẫn khăng khăng chiến đấu với quân Sparta. Nhưng vào mùa đông năm 429 TCN và 427 TCN, bệnh dịch lại xuất hiện ở thành phố. Những cái chết liên tiếp của các nhà lãnh đạo quốc gia và tôn giáo, lãnh tụ quân đội trong bệnh dịch đã khiến Athens không thể duy trì trật tự chính trị cơ bản, quyền lực chính trị suy yếu và tinh thần của quân đội, người dân cũng bị hạ xuống mức thấp nhất.
Vào năm 404 TCN, Quân liên minh Sparta đã bao vây Athens cả trên đất liền và trên biển, cuối cùng Athens đã bị quân Sparta đánh bại hoàn toàn. Kể từ đó, Sparta giành được quyền bá chủ Hy Lạp.
Phải chăng sự bất kính đối với Thần linh, sự thiếu hụt niềm tin, tình thân và chính nghĩa giữa người với người đã khiến Athens, một nơi từng cao ngạo và tự tin, phải sụp đổ trước khi chiến tranh kết thúc?
Sự phát triển của lịch sử không nằm ngoài an bài của Thần?
Người Hy Lạp cổ đại tin tưởng vào những nhà tiên tri, cho rằng họ là những người có thể kết nối với Thần linh, và Thần linh thông qua miệng của họ để bày tỏ ý chỉ của Thần – đó chính là những lời tiên tri.
Một nhà tiên tri người Athens đã cảnh báo người dân trước bệnh dịch: “Một cuộc chiến với người Sparta sẽ đến và mang theo một đại dịch lớn.” Nhưng vào thời điểm đó, người Athens không tin điều đó.
Trước Chiến tranh Peloponnesian, người Sparta cũng đã đến Đền thờ Delphi để xin các vị Thần. Người Sparta hỏi liệu họ có thể chiến thắng người Athens không. Câu trả lời từ nhà tiên tri là có, và Thần sẽ ban phước cho người Sparta, họ sẽ giành chiến thắng cuối cùng.
Athens và Sparta có xuất phát điểm cùng nhau, nhưng do bệnh dịch, thành phố Athens, nơi được cho là mạnh mẽ và bất khả chiến bại, đã bại trận dưới tay quân Sparta.
Phải chăng sự phát triển của lịch sử là không nằm ngoài an bài của Thần?
Tham khảo:
– “Lịch sử Chiến tranh Peloponnesian” của Thucydides.
– “‘Thần dụ’ không thể nghịch chuyển” của Zhang Lan.
– “Mô tả về các vị thần trong Herodotus và Thucydides” của Guo Hailiang.
Theo Đại Kỷ Ngyên
Người Hy Lạp cổ đại thờ phụng các vị Thần, họ cho rằng trong chiến tranh, thắng hay bại đều là ý chỉ của Thần. Đợt ôn dịch này được cho là sự trừng phạt của Thần đối với tội lỗi con người, khi đợt đại dịch kết thúc cũng là lúc Thần linh đã tha thứ cho họ.
Người Hy Lạp cổ đại ban đầu có đời sống tinh thần thuần khiết và cao quý, nhưng trước khi bệnh dịch xảy ra, nhiều người Athens giàu có đã mê đắm trong dục vọng, hưởng lạc vật chất. Loạn luân và đồng tính luyến ái được coi là mốt “thời thượng” khi ấy. Khi đạo đức đến ngưỡng bại hoại, đã vi phạm ý chỉ thiêng liêng của Thần, cũng là lúc tai họa giáng xuống thành Athens.
Nền văn minh Athens suy tàn
Sau khi bệnh dịch kết thúc, Athens vẫn khăng khăng chiến đấu với quân Sparta. Nhưng vào mùa đông năm 429 TCN và 427 TCN, bệnh dịch lại xuất hiện ở thành phố. Những cái chết liên tiếp của các nhà lãnh đạo quốc gia và tôn giáo, lãnh tụ quân đội trong bệnh dịch đã khiến Athens không thể duy trì trật tự chính trị cơ bản, quyền lực chính trị suy yếu và tinh thần của quân đội, người dân cũng bị hạ xuống mức thấp nhất.
Vào năm 404 TCN, Quân liên minh Sparta đã bao vây Athens cả trên đất liền và trên biển, cuối cùng Athens đã bị quân Sparta đánh bại hoàn toàn. Kể từ đó, Sparta giành được quyền bá chủ Hy Lạp.
Phải chăng sự bất kính đối với Thần linh, sự thiếu hụt niềm tin, tình thân và chính nghĩa giữa người với người đã khiến Athens, một nơi từng cao ngạo và tự tin, phải sụp đổ trước khi chiến tranh kết thúc?
Sự phát triển của lịch sử không nằm ngoài an bài của Thần?
Người Hy Lạp cổ đại tin tưởng vào những nhà tiên tri, cho rằng họ là những người có thể kết nối với Thần linh, và Thần linh thông qua miệng của họ để bày tỏ ý chỉ của Thần – đó chính là những lời tiên tri.
Một nhà tiên tri người Athens đã cảnh báo người dân trước bệnh dịch: “Một cuộc chiến với người Sparta sẽ đến và mang theo một đại dịch lớn.” Nhưng vào thời điểm đó, người Athens không tin điều đó.
Trước Chiến tranh Peloponnesian, người Sparta cũng đã đến Đền thờ Delphi để xin các vị Thần. Người Sparta hỏi liệu họ có thể chiến thắng người Athens không. Câu trả lời từ nhà tiên tri là có, và Thần sẽ ban phước cho người Sparta, họ sẽ giành chiến thắng cuối cùng.
Athens và Sparta có xuất phát điểm cùng nhau, nhưng do bệnh dịch, thành phố Athens, nơi được cho là mạnh mẽ và bất khả chiến bại, đã bại trận dưới tay quân Sparta.
Phải chăng sự phát triển của lịch sử là không nằm ngoài an bài của Thần?
Tham khảo:
– “Lịch sử Chiến tranh Peloponnesian” của Thucydides.
– “‘Thần dụ’ không thể nghịch chuyển” của Zhang Lan.
– “Mô tả về các vị thần trong Herodotus và Thucydides” của Guo Hailiang.
Theo Đại Kỷ Ngyên
Không có nhận xét nào