Hôm 30/01, báo chí Việt Nam đồng loạt
đưa tin về cuộc họp chính phủ phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp
gây ra bởi chủng coronavirus mới, trong đó đề cập đến việc chính phủ
Việt Nam xem xét công bố tình trạng khẩn cấp tại Việt Nam.
Nhân viên y tế vào khu vực cách ly để thăm hai trường hợp nhiễm coronavirus mới tại bệnh viện Chợ Rẫy, TP. HCM. |
Tờ
VN Express cho biết trong cuộc họp ông Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng, Chủ
nhiệm Văn phòng Chính phủ đề xuất Thủ tướng xem xét tuyên bố tình trạng
khẩn cấp tại Việt Nam.
Tính
tới hết ngày 30/1, Bộ Y tế Việt Nam báo cáo số người nhiễm virus mới
tại Việt Nam là 5 trường hợp, trong đó 2 công dân Trung Quốc (1 người đã
khỏi); 3 công dân Việt Nam đều trở về từ Vũ Hán, Trung Quốc.
Ba
người Việt được xác định nhiễm coronavirus trở về Việt Nam từ ngày
17/01, đã tiếp xúc với nhiều người trong quá trình đi gặp gia đình, họ
hàng.
Truyền
thông trong nước nói Việt Nam có 98 trường hợp nghi ngờ được cách ly
theo dõi và điều trị, trong đó có 67 trường hợp đã xét nghiệm loại trừ
coronavirus, còn 31 trường hợp đang chờ kết quả xét nghiệm và đã được
cách ly, theo dõi chặt chẽ.
Theo
Dân trí, Thủ tướng Phúc lo ngại tình hình sẽ còn diễn tiến xấu hơn
trong tuần tới giữa lúc Trung Quốc dự báo 5-7 ngày nữa sẽ tới đỉnh bệnh
dịch tại Vũ Hán. Ông cũng cho biết “tình hình còn xấu hơn” so với những
gì phía Trung Quốc công bố.
Trong
cuộc họp hôm 30/01, ông Phúc cũng đã giao Bộ Y Tế và Bộ Tư Pháp chuẩn
bị cơ sở pháp lý về việc công bố tình trạng khẩn cấp.
“Dịch
bệnh có thể bùng phát trong thời gian tới, có thể 1-3 tháng, trong khi
vaccine chưa sản xuất kịp thời. Vì thế, để hạn chế thiệt hại đến sức
khỏe và tính mạng người dân thì cả hệ thống cần có giải pháp đồng bộ,
quyết liệt, hiệu quả,” báo chí nhà nước dẫn lời ông Phúc cho hay.
VnExpress
trích lời Phó trưởng ban Tuyên giáo Trung Ương Nguyễn Thanh Long kêu
gọi Việt Nam cần áp dụng đầy đủ tình trạng khẩn cấp quốc gia để phòng
chống dịch tối đa, có các “biện pháp tương đương” với việc đóng cửa biên
giới với Trung Quốc.
Theo
định nghĩa chung, tình trạng khẩn cấp đồng nghĩa với việc chính phủ có
thể tạm ngưng một số chức năng, cảnh báo công dân của mình thay đổi các
hành vi bình thường hoặc có thể ra lệnh cho các cơ quan của chính phủ
thi hành các kế hoạch sẵn sàng cho tình trạng khẩn cấp. Nó cũng được sử
dụng làm một cơ sở hợp lý để tạm ngừng các quyền tự do dân sự. Các tuyên
bố tình trạng khẩn cấp thường được ban bố trong thời kỳ có thiên tai,
trong các giai đoạn bạo loạn dân sự, hoặc sau một vụ tuyên chiến, chuẩn
bị có dấu hiệu xảy ra một cuộc chiến tranh.
Tổ
chức Y tế Thế giới WHO ngày 30/1 tuyên bố coronavirus là tình trạng
khẩn cấp toàn cầu. Đây là lần thứ 5 trong lịch sử WHO đưa ra tuyên bố
tương tự.
Tổng
giám đốc WHO, Tedros Adhanom Ghebreyesus, phát biểu tại cuộc họp báo ở
Geneva rằng trong những tuần gần đây đã xảy ra đợt bùng phát dịch chưa
từng có trước nay và cách đáp ứng chưa từng có trước nay. Vẫn theo lời
ông, quan tâm lớn nhất là khả năng virus lây lan sang các nước có hệ
thống chăm sóc y tế yếu kém.
Công
bố của WHO về tình trạng khẩn cấp toàn cầu đưa ra những khuyến nghị cho
tất cả các nước. Công bố này nhằm ngăn chặn và giảm thiểu việc lây lan
bệnh dịch xuyên biên giới.
(VOA)
Không có nhận xét nào