Dân biểu Đảng Xanh Saskia Bricmont
lên tiếng bày tỏ thất vọng với kết quả bỏ phiếu mới đây tại Nghị viện
Châu Âu liên quan đến các khuyến nghị về Hiệp định Thương mại Tự do EU
Việt Nam (EVFTA).
Hình minh họa. Dân biểu Nghị viện Châu Âu bà Saskia Bricmont (thứ hai từ phải sang) cùng những người biểu tình phản đối EVFTA bên ngoài tòa nhà Nghị viện Châu Âu ở Bruxelles, Bỉ |
Chiều
ngày 21/1 vừa qua, Ủy ban Thương mại Quốc tế của Nghị viện Châu Âu
(INTA) đã thông qua các khuyến nghị của báo cáo viên về Hiệp định Thương
mại tự do EU Việt Nam (EVFTA) với 29 phiếu thuận, 6 phiếu chống và 5
phiếu trắng, bất chấp những tiếng nói phản đối về tình hình nhân quyền
đang xuống dốc ở Việt Nam.
Dân biểu Saskia Bricmont, một trong 6 Dân biểu bỏ phiếu chống, lên tiếng với RFA sau khi có kết quả từ Nghị viện Châu Âu:
“Tôi
thật sự sốc khi những đồng nghiệp của tôi chỉ lắng nghe tiếng nói từ
chính quyền mặc dù có những nỗ lực từ phía cộng đồng hải ngoại và cả
những tổ chức phi lợi nhuận (NGO) quốc tế như Tổ Chức Theo Dõi Nhân
Quyền (Human Right Watch), Phóng Viên Không Biên Giới ( Reporter Sans
Frontière), Ân Xá Quốc Tế (Amesty International) tố cáo về tình trạng
tại Việt Nam, nhưng đáng tiếc là có vẻ như họ chỉ xem như là một công
việc thương mại bình thường và không hề đặt câu hỏi. Và đó là vấn đề !”
Theo
Báo cáo của tổ chức Người Bảo Vệ Nhân Quyền, hiện Việt Nam đang giam
giữ 239 Tù Nhân Lương Tâm; riêng năm 2019, nhà cầm quyền Việt Nam đã
bắt giữ 38 người hoạt động trong nước và 1 người ở nước ngoài. Những tù
nhân lương tâm này thường bị kết án bởi các điều khoản liên quan đến an
ninh quốc gia trong Bộ Luật Hình sự. Đây là các điều khoản bị quốc tế
chỉ trích là mù mờ.
Bà
Bricmont cho rằng việc thông qua hiệp định ở thời điểm này là mâu thuẫn
với nghị quyết về Tù nhân Chính trị mà Nghị viện Âu châu đã ký hồi
tháng 11 năm 2018.
Vào
buổi sáng cùng ngày, trong khi Ủy Ban Thương Mại Quốc tế của Nghị viện
Châu Âu (INTA) họp tại thủ đô Bruxelles để thông qua các khuyến nghị cho
Nghị viện Châu Âu về việc phê chuẩn EVFTA thì bên ngoài, một cuộc biểu
tình do Cộng đồng Người Việt Tị Nạn Chính trị tại Âu Châu và Cộng đồng
Việt Nam Tự Do tại Vương quốc Bỉ tổ chức. Ông Nguyễn Quốc Nam cho biết
thông điệp của đoàn biểu tình gửi đến các Dân biểu Châu Âu của INTA:
“Với
3 lời nhắn nhủ rất rõ ràng là không có Nhân quyền thì không có EVVFTA,
nghĩa là thương mại không dùng để phục vụ người dân thì không thể ký
hiệp thương này. Cũng như khi không có những tổ chức nghiệp đoàn tự do
để bảo vệ công nhân thì cũng không thể ký Hiệp thương này. Đó là những
kêu gọi của chúng tôi đến với các Dân biểu đang có thẩm quyền quyết định
về EVFTA.”
Những
người biểu tình mang theo các biểu ngữ với dòng chữ không có Nhân
quyền, không có Nghiệp đoàn Độc lập thì không có EVFTA. Những người biểu
tình cũng hô to khẩu hiệu này bên ngoài toà nhà của Quốc hội Châu Âu.
Ông
Ngô Hoàng Phong, một nhà hoạt động tại Đức đã vào bên trong INTA để
trao tận tay các dân biểu Châu Âu một Thỉnh Nguyện thư mà ông và ông
Franz Alt (Tiến sĩ Chính trị học, xã hội học, Thần học, Triết học, người
giúp cho Dr. Rupert Neudeck, sáng lập viên con Tàu Cap Cap Anamur) đã
cùng kêu gọi ký tên cùng với một số hồ sơ Nhân quyền. Ông Ngô Hoàng
Phong cho biết:
“Tôi
đã thực hiện một kháng thư với rất nhiều chữ ký của người Việt Nam cũng
như người Đức và tôi đã nộp cho họ, và trong đó cũng có hồ sơ Đồng Tâm
để các các Nghị sĩ Châu Âu đọc và quan tâm đến vấn đề đó nhiều hơn”
Vụ
đụng độ ở Đồng Tâm, ngoại thành Hà Nội, liên quan đến tranh chấp đất
đai giữa người dân và chính quyền, xảy ra vào khoảng 3 giờ sáng ngày 9/1
đã khiến ít nhất 4 người thiệt mạng, bao gồm 1 người dân và 3 cảnh sát.
Nhiều nhà hoạt động trong nước cho rằng chính quyền đã không minh bạch
thông tin về vụ tấn công này và vì vậy đã lập Báo Cáo Đồng Tâm để gửi
tới các tổ chức nhân quyền và các đại sứ quán nước ngoài ở Việt Nam.
Ông
Nguyễn Quốc Nam cho rằng việc giết chết Cụ Lê Đình Kình, một người dân
xã Đồng Tâm, đồng thời là một đảng viên Cộng sản, là giọt nước làm tràn
ly :
“Một
giọt nước đã làm tràn ly nhẫn nại của chúng ta là vụ Đồng Tâm, họ đã
nhẫn tâm giết chết 1 cụ già 84 tuổi, một người đã từng là đồng chí của
họ, đã hơn 50 năm phục vụ cho họ. Thế mà họ đã tàn sát như vậy. Thế thì
từ đây cho đến tháng 2, giai đoạn cuối cùng của việc phe chuẩn Hiệp
thương này, chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin đến họ những sụ thật đã xảy
ra trong nước”.
Ông
Lê Hữu Đào, một trong những người trong Ban Tổ Chức cho biết mặc dù dự
đoán rằng, EVFTA rồi cũng sẽ được thông qua, nhưng ông cũng vẫn tổ chức
biểu tình vì dù sao, người Việt hải ngoại cũng cần phải lên tiếng:
“Ngày
hôm nay mình có bổn phận đến đây để biểu tình dù mình biết trước đa số
Dân biểu họ sẽ thuận trong chuyện này bởi vì họ xem chuyện kinh tế, tài
chính rất là quan trọng. Họ nghĩ rằng, nếu họ (EU) ký cái (hiệp định )
này thì họ có thể ảnh hưởng đến chế độ Cộng sản. Họ nghĩ rằng nếu họ
không ký (hiệp định) này thì Cộng sảng Việt Nam sẽ đi theo Trung cộng,
vì vậy cho nên, chuyện quan trọng nhất là khoảng ngày 10/2 sắp tới, sẽ
có cuộc họp khoáng đại bên Strassbourg, dĩ nhiên, chúng ta vẫn sẽ phải
có mặt ngày hôm đó. Nhưng từ đây đến đó, chúng ta phải liên lạc và đưa
tất cả các tài liệu cần thiết để cho 751 vị dân biểu có đầy đủ dữ kiện
để họ lấy quyết định đúng đắn.”
Vì
là một ngày trong tuần, nhiều người đã phải nghỉ làm để tham gia cùng
đoàn biểu tình, chị Lương Thế Hương tin rằng EVFTA rồi cũng sẽ phê
chuẩn, nhưng chị cũng mong mỏi Việt Nam sẽ thực hiện những điều khoản ký
kết chứ không chỉ là những lời nói suông :
“Tôi
không chống việc Việt Nam ký kết hiệp định FTA với EU mà muốn họ phải
tuân thủ luật pháp của Châu Âu, của Quốc tế, chứ không thể cứ dùng luật
rừng của họ”
Bà
Sakia Bricmont nói Việt Nam cần thay đổi Bộ Luật Hình sự trước khi thay
đổi Luật Lao động. Khi được đề nghị gửi đến một thông điệp cho người
dân Việt Nam trong nước đang vẫn không dám lên tiếng vì nỗi sợ hãi, bà
Saskia Bricmont cho biết :
“Đây
là một đề nghị khá khó khăn, bởi vì tôi muốn họ cũng làm được như quý
vị ở đây, nhưng tôi biết rằng họ không thể, cuộc sống họ bị nguy hiểm,
quý vị đã chọn để phải sống xa đất nước của quý vị, nhưng không phải ai
cũng có thể chọn được như thế hoặc ai cũng có thể chịu sự nguy hiểm để
chọn con đường sống ngoài quê hương. Tôi chỉ có thể nói họ cần truyền
lại cho thế hệ sau này những điều quan trọng cần phải làm. Tôi rất hy
vọng với sự phát triển, tôi tin rằng dần dần sự độc tài sẽ biến mất, đó
là điều tôi mong muốn cho dân tộc Việt Nam để những người sống ngoài
Việt Nam có thể trở về đoàn tụ cùng gia đình”
Ban
Tổ Chức cuộc biểu tình cho biết sẽ tiếp tục vận động, thông tin cho
Nghị viện Âu Châu (European Parliament) cũng như sẽ tổ chức biểu tình và
tháng 2 sắp tới tại Strasbourg khi Nghị viện Châu Âu bỏ phiếu thông qua
EVFTA.
Việt
Nam hiện là đối tác thương mại lớn thứ hai của Châu Âu ở Đông Nam Á,
chỉ sau Singapore. Kim ngạch thương mại hai chiều một năm là hơn 47 tỷ
Euro. Nếu được thông qua, EVFTA sẽ chính thức đi vào hiệu lực 1 tháng
sau khi hai bên thông báo cho nhau về việc hoàn tất các quá trình pháp
lý.
Tường An
(RFA)
Không có nhận xét nào