Vấn đề đất đai ở Đồng Tâm cho chúng ta cơ hội rà lại luật lệ về sử dụng và quản lý đất đai để may ra thì có thể thấy con đường hợp tình, hợp lý và hợp luật để giải quyết không chỉ vụ này mà còn có thể là những vụ khác đang tiềm ẩn ở nhiều nơi trong nước.
Bài phân tích này chỉ nhằm nhìn vào khía cạnh pháp lý của vấn đề đất đai mà không nói đến những việc sôi động khác đã qua một cách êm thắm và đầy tình nghĩa, nhờ có sự hợp tác của người dân và tầm nhìn sáng suốt của lãnh đạo Hà Nội. Đây cũng là một điều may và vui cho chúng ta và cả nước.
Câu hỏi đầu tiên có lẽ chúng ta, đặc biệt là những người dân Đồng Tâm, thấy ngay trong vấn đề này là: Chúng tôi đã ở đây, trồng trọt trên mảnh đất này, mấy mươi năm nay, với bao mồ hôi và công sức, đã xây dựng nhà cửa chuồng trại để sinh sống và làm cho mảnh đất này thêm màu mỡ, vậy chúng tôi có được quyền gì với mảnh đất này và nhà cửa chuồng trại này, cho hợp lẽ công bằng?
Từ “lẽ công bằng” là nền tảng của hệ thống pháp lý. Tất cả mọi luật lệ, mọi tòa án, mọi phân xử, rốt cuộc cũng chỉ để có công bằng cho mọi bên trong mỗi vụ việc và công bằng cho cả xã hội. Hệ thống pháp lý là để tạo công bằng cho mọi người. Chúng ta thường nói: “Xử sao cho hợp luật.” Hợp luật chính là hợp công bằng, vì nếu hợp luật mà không công bằng thì chỉ có nghĩa đó là một hệ thống pháp lý thiếu công bằng, bất công. Khái niệm “lẽ công bằng” được nhắc đến trong Điều 6 Bộ Luật Dân sự (năm 2015).
Sơ lược các sự kiện chính
Qua thông tin báo chí, Thông tấn xã Việt Nam mới đây có bản tường trình cho biết mảnh đất trong cuộc tranh chấp này rộng 50.03 hectares và tọa lạc ở các xã Mỹ Lương, Trần Phú và Đồng Lạc của huyện Chương Mỹ và xã Đồng Tâm của huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Mảnh đất này đã được phân bổ trong thập niên 1960s cho Bộ Quốc Phòng để xây phi trường Miếu Môn, dù rằng không có thông tin ai phân bổ. Tuy nhiên, theo bản tường trình TTXVN, sự quản lý lỏng lẻo của chính quyền địa phương đã đưa đến việc một số dân ở thôn Hoành, xã Đồng Tâm xâm lấn vùng đất do quân đội quản lý. Người dân đã xây nhà và sử dụng đất làm nông. Bản tường trình cũng nói rằng từ tháng 10/2014 toàn vùng đất đã được dùng bởi quân chủng Phòng không Không quân làm căn cứ cho Lữ đoàn 28.
Tháng 3/2015, Bộ Quốc Phòng có quyết định lấy lại đất kể cả 46 hectares trong xã Đồng Tâm, và trao cho tập đoàn viễn thông quân đội Viettel để thực hiện “Dự án Quốc phòng A1”. Khi Bộ Quốc Phòng đòi đất lại, nhiều dân cư nộp khiếu nại với các ban ngành của huyện và thành phố. Chính quyền huyện Mỹ Đức đã nói chuyện với giới chức Hà Nội để xử lý vấn đề, nhưng không được người dân thỏa thuận.
Bản tường trình TTXVN cho biết từ cuối năm 2016, tình trạng ở Đồng Tâm trở thành phức tạp, phần lớn là do dân địa phương cố lấy lại đất của họ mà các ban ngành ở huyện Mỹ Đức, chính quyền Hà Nội và Bộ Quốc Phòng đã xác định đó là đất quân đội. Người dân đã tổ chức nhiều hoạt động chống đối ở địa phương, nhất là sau khi Viettel nhận đất để thực hiện dự án. (vietnamnews.vn)
Phân tích pháp lý
Những sự kiện bên trên liên quan đến quân đội, Bộ Quốc Phòng và Phòng không Không quân quản lý đất, xem ra người dân không hề biết. Thông tin ở bản tường trình trên cho thấy có lẽ chỉ đến 2015 thì người dân mới nghe (có lẽ với sửng sốt lớn) về việc Bộ Quốc Phòng là quản lý đất và đòi đất lại để giao cho Viettel.
Trong cuộc họp ngày 22/4/2017 giữa người dân Đồng Tâm và chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Đức Chung, cụ Trần Ngọc Lễ (78 tuổi) thay mặt bà con phát biểu khẳng định “đất đồng Sênh là đất nông nghiệp được bà con sản xuất từ lâu đời nhưng không hiểu sao một số lãnh đạo của huyện Mỹ Đức lại nói rằng đây là đất quốc phòng.” (zing)
Phát biểu của cụ Lễ cho thấy, xem ra người dân sử dụng đất đã lâu năm để sinh sống mà không ai phàn nàn, chống đối, cản ngăn, đòi đất, hay nói năng gì cả, cho đến 2015.
Điều này rất có lý vì nó giải thích phản ứng quyết liệt và đầy cảm tính của người dân khi bị đòi lấy đất.
Ở đây có lẽ nhiều người cho rằng đây là đất của quân đội mà người dân chiếm giữ thì vẫn là đất của quân đội và người dân chẳng có quyền gì cả. Nhưng luật lệ tại hầu hết mọi nước trên thế giới và chính Bộ Luật Dân sự Việt Nam năm 2015 (“BLDS”), và cả các bộ luật dân sự cũ trước đó, có quy tắc “Xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu do chiếm hữu”, cho phép người “chiếm hữu” đất và các bất động sản khác, dù “không có căn cứ pháp luật”, được làm chủ tài sản sau khi đã chiếm hữu được 30 năm. Điều 236 BLDS quy định:
Điều 236. Xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu do chiếm hữu, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật
Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn… 30 năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu…
Đây là một phương cách xác lập quyền sở hữu bất động sản rất quen thuộc tại mọi nơi trên thế giới. Quy tắc này nhằm:
– Khuyến khích đất đai được thường xuyên canh tác cho lợi ích xã hội, thay vì chủ đất để đất hoang thành rừng rậm. (Điều 9 Luật Đất Đai năm 2013, nói về chính sách nhà nước “khuyến khích đầu tư vào đất đai”).
– Cho phép những người chiếm hữu và sử dụng đất “ngay tình” có công việc sản xuất.
– Tạo lẽ công bằng, cho phép những người đã chiếm hữu và khai thác đất 30 năm được trở thành chủ đất
Điều 236 khởi đầu bằng một nguyên tắc căn bản quan trọng. Đó là “người chiếm hữu… không có căn cứ pháp luật”, tức là không cần phải là người mua đất, ký hợp đồng sử dụng đất, hay căn cứ pháp lý gì cả. Họ chỉ cần là người “chiếm hữu ngay tình.”.
Điều 180 BLDS định nghĩa: Chiếm hữu ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu có căn cứ để tin rằng mình có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu.
Sự kiện là người dân Đồng Tâm và các xã khác sống trên mảnh đất này mà không hề biết gì về việc quân đội được quyền quản lý từ hơn 30 năm trước (chính xác là 52 năm trước, bắt đầu từ năm 1968) hay việc quân chủng Phòng không Không quân quản lý đất năm 2014, đủ là bằng chứng cho thấy người dân chiếm hữu và sử dụng đất “ngay tình”. Chiếm hữu mà không biết ai là chủ, không ai nói cho mọi người biết họ là chủ, không ai phàn nàn chống đối, thì đương nhiên là người chiếm hữu ngay tình.
Hơn thế nữa, Điều 184(1) BLDS nói rất rõ về “ngay tình”: “Người chiếm hữu được suy đoán là ngay tình; người nào cho rằng người chiếm hữu không ngay tình thì phải chứng minh.”
Sự kiện là Bộ Quốc Phòng ở ngay Hà Nội, rất dễ cho người đến cắm một ít bảng ghi “đất của Bộ Quốc Phòng” để người dân biết, nhưng không có một dấu hiệu hay một thông tin nào xảy ra trong cả 52 năm cho người dân biết gì cả, là một yếu tố lớn và có tính quyết định trong việc thẩm định lẽ công bằng của BLDS.
Điều 236 BLDS nói đến 3 đặc tính quan trọng của chiếm hữu: “ngay tình, liên tục, và công khai.” Bên trên chúng ta đã bàn đến “ngay tình”.
Chiếm hữu “liên tục” là việc chiếm hữu được thực hiện trong một khoảng thời gian mà không có tranh chấp về quyền đối với tài sản… (Điều 182 BLDS)
Chiếm hữu “công khai” là việc chiếm hữu được thực hiện một cách minh bạch, không giấu giếm… (Điều 183 BLDS)
Ngoại trừ một vài trường hợp riêng rẽ nào đó chưa biết, chúng ta có cảm tưởng và dễ dàng thấy là chiếm hữu của người dân Đồng Tâm đối với mảnh đất đang tranh chấp rất ngay tình, liên tục và công khai. Họ sống ngay tình, liên tục và công khai ở Đồng Tâm 52 năm rồi, và có thể là đã lâu hơn thế rất nhiều.
Thời hiệu chiếm hữu để người chiếm hữu có thể thành người chủ sở hữu là 30 năm. Nếu lấy thời điểm Bộ Quốc Phòng được giao đất trong “năm 1968” hay thì chiếm hữu từ đó đến năm 2017 (hoặc năm 2015 khi Bộ Quốc Phòng bắt đầu đòi đất để giao cho Viettel) là ít nhất đã là 47 năm, hơn 30 năm rất nhiều.
Đó là chưa kể lời cụ Trần Ngọc Lễ “đất đồng Sênh là đất nông nghiệp được bà con sản xuất từ lâu đời”. Nếu “từ lâu đời” có nghĩa là lâu trước 1968 thì thời hiệu 30 năm đã qua quá lâu rồi.. Trong trường hợp đó, phân tích pháp lý có thể còn mạnh hơn nữa cho người dân Đồng Tâm. Chiếm hữu lâu đời đó tự nó có thể đủ năng lực để hợp thức hóa quyền sở hữu từ những thời trước 1968 và làm cho việc chuyển giao quyền quản lý cho Bộ Quốc Phòng năm 1968 bị vô hiệu hóa ngày từ đầu.
Còn việc Bộ Quốc Phòng được chính phủ giao đất thì sao?
Gần đây có thông tin có vẻ chính xác hơn về việc chính phủ giao đất cho Bộ Quốc Phòng để làm phi trường Miếu Môn. Trung tướng Phạm Phú Thái (nguyên Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Quân chủng Không quân, Chánh Thanh tra Bộ Quốc phòng) nói rằng ngay từ năm 1968, Chính phủ đã cho phép quân đội xây dựng một sân bay bí mật ở khu vực Miếu Môn.
Giả sử thông tin này chính xác, và đất đang tranh chấp là đất đã được chính phủ giao cho Bộ Quốc Phòng làm sân bay, thì Bộ Quốc Phòng cũng chỉ là một chủ đất như mọi chủ đất khác trong nước. Bộ Quốc Phòng phải bảo vệ đất của mình đúng theo cách BLDS quy định.
Nếu tổng hành dinh Bộ Quốc Phòng chỉ cách Đồng Tâm mấy cây số, mà người dân ở ngay trên đất của Bộ từ 1968 đến nay là 52 năm, sinh sống và làm nông trên mảnh đất đó ngay tình, liên tục, và công khai suốt 52 năm nay – nhiều hơn 30 năm mà BLDS đòi hỏi – mà Bộ chẳng nói một câu gì, chẳng hề đòi đất lại cho đến 2015, và cũng chẳng cắm bảng cho ai biết đó là đất quốc phòng của Bộ, thì theo Luật Dân Sự, dân Đồng Tâm đã thành chủ đất lâu rồi, sau chỉ 30 năm sống trên đất, và Bộ Quốc Phòng đã mất đất lâu rồi, sau khi người dân sống trên đất 30 năm, đừng nói là 52 năm.
Mọi việc mà BLDS không nhắc đến, như chính phủ chia đất cho Bộ Quốc Phòng làm sân bay, chuyện Bộ Quốc Phòng có bản đồ sân bay, chuyện Bộ làm việc với Ủy Ban Nhân Dân các xã vùng đó, chuyện Bộ có đặt cột mốc… đều là irrelevant, tức là không liên quan gì đến vụ việc này, vì đó là chuyện riêng của các vị. Điều chính là Bộ Quốc Phòng chẳng làm gì đế MỖI người dân Đồng Tâm biết là Bộ đòi làm chủ đất và thông báo cho MỖI người dân: “Chị à, đây là đất của tôi. Tối có thể cho chị trồng trọt tạm thời, nhưng yêu cầu chị ký vào hợp đồng/biên bản này để chị biết là đây là đất của Bộ Quốc Phòng, cho chị ở nhờ.”
Quyền của người dân Đồng Tâm đối với đất
Vậy, nếu như chúng ta mường tượng, bà con Đồng Tâm đã chiếm hữu đất ngay tình, liên tục, và công khai hơn 30 năm, thì bà con có quyền gì đối với đất đai tài sản đó?
Về đất, thì đất đai thuộc quyền sở hữu toàn dân, nên chẳng ai có thể sở hữu đất. Nhưng Quyền sử dụng đất là một tài sản thuộc về đất mà người dân có thể “chuyển quyền sử dụng đất [bằng] việc chuyển giao quyền sử dụng đất từ người này sang người khác thông qua các hình thức chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất và góp vốn bằng quyền sử dụng đất.” Điều 3(10) Luật Đất đai (2013).
Người Việt Nam chúng ta trước kia “mua bán đất”, sau này khi có sở hữu toàn dân về đất đai thì chúng ta mới bắt đầu từ năm 1987 “mua bán Quyền sử dụng đất” thay vì mua bán đất.
Hiến Pháp năm 1946 (Điều 12) và Hiến Pháp năm 1959 (Điều 14) đều xác định quyền tư hữu của công dân về ruộng đất. Hiến Pháp năm 1980 (Điều 19) mới bắt đầu quy định: “Đất đai, rừng núi, sông hồ, hầm mỏ, tài nguyên thiên nhiên trong lòng đất… đều thuộc sở hữu toàn dân.” Và Luật Đất đai năm 1987 mới bắt đầu cụ thể hóa: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do nhà Nước thống nhất quản lý.” (Điều 1). Rồi từ lúc đó người dân mới bắt đầu mua bán Quyền sử dụng đất thay vì mua bán đất như trước kia.
Ngày nay, chiếm hữu đất không chiếm được quyền sở hữu đất của toàn dân, nhưng đương nhiên là chiếm được Quyền sử dụng đất – một tài sản bất động sản quan trọng – của một cá nhân hay tập thể.
Và đương nhiên là những bất động sản khác đất như nhà cửa, trang trại, công trình xây dựng trên đất, thì người chiếm hữu có quyền sở hữu theo Điều 236 BLDS.
Còn một biển bằng chứng mà chúng ta chưa có chi tiết. Người dân sống trên mảnh đất đó bao nhiêu năm, bao nhiêu chuyện đã xảy ra – đăng ký giấy tờ đất đai nhà cửa, hộ khẩu gia đình, giấy tờ điện nước, đăng ký hôn nhân, ghi danh cho con cái đi học, địa chỉ gửi thư cho nhà bưu điện… và hàng chục loại sinh hoạt khác. Những bằng chứng này có thể làm cho biện luận pháp lý của người dân mạnh thêm, và có thể mạnh đến nỗi thay đổi luôn lập luận pháp lý, thêm những lập luận khác có thể còn mạnh hơn những lập luận ta đã nói ở đây.
Tóm lại, trả lời câu hỏi ở đầu bài: Chúng tôi đã ở đây, trồng trọt trên mảnh đất này, mấy mươi năm nay, với bao mồ hôi và công sức, đã xây dựng nhà cửa chuồng trại để sinh sống và làm cho mảnh đất này thêm màu mỡ, vậy chúng tôi có được quyền gì với mảnh đất này và nhà cửa chuồng trại này, cho hợp lẽ công bằng? Câu trả lời với phân tích sơ lược này là: Người dân Đồng Tâm, qua thời hiệu chiếm hữu ngay tình, liên tục và công khai trong hơn 30 năm đã có được Quyền sử dụng đất và Quyền sở hữu nhà cửa và các bất động sản trên đất, và có thể yêu cầu tòa án xác định các quyền này của mình, có hiệu lực hồi tố không chỉ từ ngày đủ 30 năm mà còn có hiệu lực hồi tố “kể từ ngày bắt đầu chiếm hữu” (Điều 236 BLDS).
Những quyền này có giá trị như Quyền sử dụng đất và Quyền sở hữu bất động sản của mọi người dân khác trong nước. Nếu nhà nước có nhu cầu trưng dụng đất đai nhà cửa thì phải qua thủ tục trưng dụng và bồi thường giá trị Quyền sử dụng đất và giá trị các bất động sản trên đất, cộng với chi phí di dời, và các khoản phí liên hệ.
Đương nhiên, chúng ta không có trong tay các tài liệu và bằng chứng như một luật sư trong vụ với chồng hồ sơ cao 3m trước mặt, cho nên phân tích pháp lý này chỉ nằm ở mức cực kỳ căn bản, dựa trên vài nét thông tin chính từ báo chí. Nhưng hy vọng phân tích này đủ để cho chúng ta một khái niệm rõ ràng rằng người dân Đồng Tâm, và ở những nơi tương tự trên đất nước, cần cù làm việc sinh sống bao năm thì đương nhiên là có đủ luật pháp để bảo vệ công bằng cho họ.
Chú thích thêm:
Bìa này chỉ tập trung vào tranh chấp đất đai dân sự giữa Bộ Quốc Phòng và dân Đồng Tâm. Tuy nhiên với những bạo động xảy ra ngày 9/1/2020 chúng ta cần nhắc một chút đến việc bạo động và giết người.
Chúng ta có hai bên tranh chấp Bộ Quốc Phòng và dân Đồng Tâm. Không bên nào được phép dùng vũ lực và bạo động. Bộ Quốc Phòng không có quyền mang lính và súng ống vào xây hàng rào trên đất tranh chấp, và Công an không có quyền hỗ trợ Bộ Quốc Phòng trong hành vi phạm luật như vậy. Bộ Quốc Phòng phải nhờ tòa án xác minh ai có quyền gì trên đất, và tòa sẽ ra lệnh cho ai chấp hành bản án của tòa. Tự động dùng lính tráng súng ống trên đất tranh chấp mà dân đang ở và đang trồng trọt là phi pháp, vì phạm Điều 318 Bộ Luật Hình Sự về tội gây rối trật tự công cộng “có tổ chức, dùng vũ khí” với mức hình phạt tù từ 2 năm đến 7 năm.
Ít nhất là các tướng lãnh đạo trực tiếp chỉ huy vụ này, tướng quốc phòng cũng như tướng công an nên được luật pháp quốc gia truy tố hình sự.
Điều 318. Tội gây rối trật tự công cộng
1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách;
c) Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;
d) Xúi giục người khác gây rối;
đ) Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;
e) Tái phạm nguy hiểm.”
Dân Đồng Tâm bị người mang vũ khí vào đất mà họ xem là nhà thì họ có quyền dùng vũ lực để tự vệ và bảo vệ đất nhà, như là chủ nhà dùng vũ lực chống lại trộm cướp trong nhà hay trong vườn mình.
Hành vi gây rối trật tự công cộng của Bộ Quốc Phòng và Công an ngay từ đầu đưa đến việc giết người, và đó là vi phạm Điều 123 Bộ Luật Hình Sự về tội giết người, mà “liền trước đó… thực hiện một tội phạm rất nghiệm trọng” là tội gây rối trật tự công cộng có tổ chức và dùng vũ khí, với mức hình phạt từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.
Điều 123. Tội giết người
1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Giết 02 người trở lên;
b) Giết người dưới 16 tuổi;
c) Giết phụ nữ mà biết là có thai;
d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;
h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;
k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;
l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;
m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;
n) Có tính chất côn đồ;
o) Có tổ chức;
p) Tái phạm nguy hiểm;
q) Vì động cơ đê hèn.
Các tướng quốc phòng và tướng công an trọng vụ này cần phải được truy tố ra tòa hình sự.
Ls Trần Đình Hoành, Ts Luật
Washington DC
(cvdvn.net)
Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Đức Chung cùng đoàn công tác tới hội trường UBND xã Đồng Tâm lúc 10h20 ngày 22/04/2017. Ảnh: Công Khanh. |
Bài phân tích này chỉ nhằm nhìn vào khía cạnh pháp lý của vấn đề đất đai mà không nói đến những việc sôi động khác đã qua một cách êm thắm và đầy tình nghĩa, nhờ có sự hợp tác của người dân và tầm nhìn sáng suốt của lãnh đạo Hà Nội. Đây cũng là một điều may và vui cho chúng ta và cả nước.
Câu hỏi đầu tiên có lẽ chúng ta, đặc biệt là những người dân Đồng Tâm, thấy ngay trong vấn đề này là: Chúng tôi đã ở đây, trồng trọt trên mảnh đất này, mấy mươi năm nay, với bao mồ hôi và công sức, đã xây dựng nhà cửa chuồng trại để sinh sống và làm cho mảnh đất này thêm màu mỡ, vậy chúng tôi có được quyền gì với mảnh đất này và nhà cửa chuồng trại này, cho hợp lẽ công bằng?
Từ “lẽ công bằng” là nền tảng của hệ thống pháp lý. Tất cả mọi luật lệ, mọi tòa án, mọi phân xử, rốt cuộc cũng chỉ để có công bằng cho mọi bên trong mỗi vụ việc và công bằng cho cả xã hội. Hệ thống pháp lý là để tạo công bằng cho mọi người. Chúng ta thường nói: “Xử sao cho hợp luật.” Hợp luật chính là hợp công bằng, vì nếu hợp luật mà không công bằng thì chỉ có nghĩa đó là một hệ thống pháp lý thiếu công bằng, bất công. Khái niệm “lẽ công bằng” được nhắc đến trong Điều 6 Bộ Luật Dân sự (năm 2015).
Sơ lược các sự kiện chính
Qua thông tin báo chí, Thông tấn xã Việt Nam mới đây có bản tường trình cho biết mảnh đất trong cuộc tranh chấp này rộng 50.03 hectares và tọa lạc ở các xã Mỹ Lương, Trần Phú và Đồng Lạc của huyện Chương Mỹ và xã Đồng Tâm của huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Mảnh đất này đã được phân bổ trong thập niên 1960s cho Bộ Quốc Phòng để xây phi trường Miếu Môn, dù rằng không có thông tin ai phân bổ. Tuy nhiên, theo bản tường trình TTXVN, sự quản lý lỏng lẻo của chính quyền địa phương đã đưa đến việc một số dân ở thôn Hoành, xã Đồng Tâm xâm lấn vùng đất do quân đội quản lý. Người dân đã xây nhà và sử dụng đất làm nông. Bản tường trình cũng nói rằng từ tháng 10/2014 toàn vùng đất đã được dùng bởi quân chủng Phòng không Không quân làm căn cứ cho Lữ đoàn 28.
Tháng 3/2015, Bộ Quốc Phòng có quyết định lấy lại đất kể cả 46 hectares trong xã Đồng Tâm, và trao cho tập đoàn viễn thông quân đội Viettel để thực hiện “Dự án Quốc phòng A1”. Khi Bộ Quốc Phòng đòi đất lại, nhiều dân cư nộp khiếu nại với các ban ngành của huyện và thành phố. Chính quyền huyện Mỹ Đức đã nói chuyện với giới chức Hà Nội để xử lý vấn đề, nhưng không được người dân thỏa thuận.
Bản tường trình TTXVN cho biết từ cuối năm 2016, tình trạng ở Đồng Tâm trở thành phức tạp, phần lớn là do dân địa phương cố lấy lại đất của họ mà các ban ngành ở huyện Mỹ Đức, chính quyền Hà Nội và Bộ Quốc Phòng đã xác định đó là đất quân đội. Người dân đã tổ chức nhiều hoạt động chống đối ở địa phương, nhất là sau khi Viettel nhận đất để thực hiện dự án. (vietnamnews.vn)
Phân tích pháp lý
Những sự kiện bên trên liên quan đến quân đội, Bộ Quốc Phòng và Phòng không Không quân quản lý đất, xem ra người dân không hề biết. Thông tin ở bản tường trình trên cho thấy có lẽ chỉ đến 2015 thì người dân mới nghe (có lẽ với sửng sốt lớn) về việc Bộ Quốc Phòng là quản lý đất và đòi đất lại để giao cho Viettel.
Trong cuộc họp ngày 22/4/2017 giữa người dân Đồng Tâm và chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Đức Chung, cụ Trần Ngọc Lễ (78 tuổi) thay mặt bà con phát biểu khẳng định “đất đồng Sênh là đất nông nghiệp được bà con sản xuất từ lâu đời nhưng không hiểu sao một số lãnh đạo của huyện Mỹ Đức lại nói rằng đây là đất quốc phòng.” (zing)
Phát biểu của cụ Lễ cho thấy, xem ra người dân sử dụng đất đã lâu năm để sinh sống mà không ai phàn nàn, chống đối, cản ngăn, đòi đất, hay nói năng gì cả, cho đến 2015.
Điều này rất có lý vì nó giải thích phản ứng quyết liệt và đầy cảm tính của người dân khi bị đòi lấy đất.
Ở đây có lẽ nhiều người cho rằng đây là đất của quân đội mà người dân chiếm giữ thì vẫn là đất của quân đội và người dân chẳng có quyền gì cả. Nhưng luật lệ tại hầu hết mọi nước trên thế giới và chính Bộ Luật Dân sự Việt Nam năm 2015 (“BLDS”), và cả các bộ luật dân sự cũ trước đó, có quy tắc “Xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu do chiếm hữu”, cho phép người “chiếm hữu” đất và các bất động sản khác, dù “không có căn cứ pháp luật”, được làm chủ tài sản sau khi đã chiếm hữu được 30 năm. Điều 236 BLDS quy định:
Điều 236. Xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu do chiếm hữu, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật
Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn… 30 năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu…
Đây là một phương cách xác lập quyền sở hữu bất động sản rất quen thuộc tại mọi nơi trên thế giới. Quy tắc này nhằm:
– Khuyến khích đất đai được thường xuyên canh tác cho lợi ích xã hội, thay vì chủ đất để đất hoang thành rừng rậm. (Điều 9 Luật Đất Đai năm 2013, nói về chính sách nhà nước “khuyến khích đầu tư vào đất đai”).
– Cho phép những người chiếm hữu và sử dụng đất “ngay tình” có công việc sản xuất.
– Tạo lẽ công bằng, cho phép những người đã chiếm hữu và khai thác đất 30 năm được trở thành chủ đất
Điều 236 khởi đầu bằng một nguyên tắc căn bản quan trọng. Đó là “người chiếm hữu… không có căn cứ pháp luật”, tức là không cần phải là người mua đất, ký hợp đồng sử dụng đất, hay căn cứ pháp lý gì cả. Họ chỉ cần là người “chiếm hữu ngay tình.”.
Điều 180 BLDS định nghĩa: Chiếm hữu ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu có căn cứ để tin rằng mình có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu.
Sự kiện là người dân Đồng Tâm và các xã khác sống trên mảnh đất này mà không hề biết gì về việc quân đội được quyền quản lý từ hơn 30 năm trước (chính xác là 52 năm trước, bắt đầu từ năm 1968) hay việc quân chủng Phòng không Không quân quản lý đất năm 2014, đủ là bằng chứng cho thấy người dân chiếm hữu và sử dụng đất “ngay tình”. Chiếm hữu mà không biết ai là chủ, không ai nói cho mọi người biết họ là chủ, không ai phàn nàn chống đối, thì đương nhiên là người chiếm hữu ngay tình.
Hơn thế nữa, Điều 184(1) BLDS nói rất rõ về “ngay tình”: “Người chiếm hữu được suy đoán là ngay tình; người nào cho rằng người chiếm hữu không ngay tình thì phải chứng minh.”
Sự kiện là Bộ Quốc Phòng ở ngay Hà Nội, rất dễ cho người đến cắm một ít bảng ghi “đất của Bộ Quốc Phòng” để người dân biết, nhưng không có một dấu hiệu hay một thông tin nào xảy ra trong cả 52 năm cho người dân biết gì cả, là một yếu tố lớn và có tính quyết định trong việc thẩm định lẽ công bằng của BLDS.
Điều 236 BLDS nói đến 3 đặc tính quan trọng của chiếm hữu: “ngay tình, liên tục, và công khai.” Bên trên chúng ta đã bàn đến “ngay tình”.
Chiếm hữu “liên tục” là việc chiếm hữu được thực hiện trong một khoảng thời gian mà không có tranh chấp về quyền đối với tài sản… (Điều 182 BLDS)
Chiếm hữu “công khai” là việc chiếm hữu được thực hiện một cách minh bạch, không giấu giếm… (Điều 183 BLDS)
Ngoại trừ một vài trường hợp riêng rẽ nào đó chưa biết, chúng ta có cảm tưởng và dễ dàng thấy là chiếm hữu của người dân Đồng Tâm đối với mảnh đất đang tranh chấp rất ngay tình, liên tục và công khai. Họ sống ngay tình, liên tục và công khai ở Đồng Tâm 52 năm rồi, và có thể là đã lâu hơn thế rất nhiều.
Thời hiệu chiếm hữu để người chiếm hữu có thể thành người chủ sở hữu là 30 năm. Nếu lấy thời điểm Bộ Quốc Phòng được giao đất trong “năm 1968” hay thì chiếm hữu từ đó đến năm 2017 (hoặc năm 2015 khi Bộ Quốc Phòng bắt đầu đòi đất để giao cho Viettel) là ít nhất đã là 47 năm, hơn 30 năm rất nhiều.
Đó là chưa kể lời cụ Trần Ngọc Lễ “đất đồng Sênh là đất nông nghiệp được bà con sản xuất từ lâu đời”. Nếu “từ lâu đời” có nghĩa là lâu trước 1968 thì thời hiệu 30 năm đã qua quá lâu rồi.. Trong trường hợp đó, phân tích pháp lý có thể còn mạnh hơn nữa cho người dân Đồng Tâm. Chiếm hữu lâu đời đó tự nó có thể đủ năng lực để hợp thức hóa quyền sở hữu từ những thời trước 1968 và làm cho việc chuyển giao quyền quản lý cho Bộ Quốc Phòng năm 1968 bị vô hiệu hóa ngày từ đầu.
Còn việc Bộ Quốc Phòng được chính phủ giao đất thì sao?
Gần đây có thông tin có vẻ chính xác hơn về việc chính phủ giao đất cho Bộ Quốc Phòng để làm phi trường Miếu Môn. Trung tướng Phạm Phú Thái (nguyên Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Quân chủng Không quân, Chánh Thanh tra Bộ Quốc phòng) nói rằng ngay từ năm 1968, Chính phủ đã cho phép quân đội xây dựng một sân bay bí mật ở khu vực Miếu Môn.
Giả sử thông tin này chính xác, và đất đang tranh chấp là đất đã được chính phủ giao cho Bộ Quốc Phòng làm sân bay, thì Bộ Quốc Phòng cũng chỉ là một chủ đất như mọi chủ đất khác trong nước. Bộ Quốc Phòng phải bảo vệ đất của mình đúng theo cách BLDS quy định.
Nếu tổng hành dinh Bộ Quốc Phòng chỉ cách Đồng Tâm mấy cây số, mà người dân ở ngay trên đất của Bộ từ 1968 đến nay là 52 năm, sinh sống và làm nông trên mảnh đất đó ngay tình, liên tục, và công khai suốt 52 năm nay – nhiều hơn 30 năm mà BLDS đòi hỏi – mà Bộ chẳng nói một câu gì, chẳng hề đòi đất lại cho đến 2015, và cũng chẳng cắm bảng cho ai biết đó là đất quốc phòng của Bộ, thì theo Luật Dân Sự, dân Đồng Tâm đã thành chủ đất lâu rồi, sau chỉ 30 năm sống trên đất, và Bộ Quốc Phòng đã mất đất lâu rồi, sau khi người dân sống trên đất 30 năm, đừng nói là 52 năm.
Mọi việc mà BLDS không nhắc đến, như chính phủ chia đất cho Bộ Quốc Phòng làm sân bay, chuyện Bộ Quốc Phòng có bản đồ sân bay, chuyện Bộ làm việc với Ủy Ban Nhân Dân các xã vùng đó, chuyện Bộ có đặt cột mốc… đều là irrelevant, tức là không liên quan gì đến vụ việc này, vì đó là chuyện riêng của các vị. Điều chính là Bộ Quốc Phòng chẳng làm gì đế MỖI người dân Đồng Tâm biết là Bộ đòi làm chủ đất và thông báo cho MỖI người dân: “Chị à, đây là đất của tôi. Tối có thể cho chị trồng trọt tạm thời, nhưng yêu cầu chị ký vào hợp đồng/biên bản này để chị biết là đây là đất của Bộ Quốc Phòng, cho chị ở nhờ.”
Quyền của người dân Đồng Tâm đối với đất
Vậy, nếu như chúng ta mường tượng, bà con Đồng Tâm đã chiếm hữu đất ngay tình, liên tục, và công khai hơn 30 năm, thì bà con có quyền gì đối với đất đai tài sản đó?
Về đất, thì đất đai thuộc quyền sở hữu toàn dân, nên chẳng ai có thể sở hữu đất. Nhưng Quyền sử dụng đất là một tài sản thuộc về đất mà người dân có thể “chuyển quyền sử dụng đất [bằng] việc chuyển giao quyền sử dụng đất từ người này sang người khác thông qua các hình thức chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất và góp vốn bằng quyền sử dụng đất.” Điều 3(10) Luật Đất đai (2013).
Người Việt Nam chúng ta trước kia “mua bán đất”, sau này khi có sở hữu toàn dân về đất đai thì chúng ta mới bắt đầu từ năm 1987 “mua bán Quyền sử dụng đất” thay vì mua bán đất.
Hiến Pháp năm 1946 (Điều 12) và Hiến Pháp năm 1959 (Điều 14) đều xác định quyền tư hữu của công dân về ruộng đất. Hiến Pháp năm 1980 (Điều 19) mới bắt đầu quy định: “Đất đai, rừng núi, sông hồ, hầm mỏ, tài nguyên thiên nhiên trong lòng đất… đều thuộc sở hữu toàn dân.” Và Luật Đất đai năm 1987 mới bắt đầu cụ thể hóa: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do nhà Nước thống nhất quản lý.” (Điều 1). Rồi từ lúc đó người dân mới bắt đầu mua bán Quyền sử dụng đất thay vì mua bán đất như trước kia.
Ngày nay, chiếm hữu đất không chiếm được quyền sở hữu đất của toàn dân, nhưng đương nhiên là chiếm được Quyền sử dụng đất – một tài sản bất động sản quan trọng – của một cá nhân hay tập thể.
Và đương nhiên là những bất động sản khác đất như nhà cửa, trang trại, công trình xây dựng trên đất, thì người chiếm hữu có quyền sở hữu theo Điều 236 BLDS.
Còn một biển bằng chứng mà chúng ta chưa có chi tiết. Người dân sống trên mảnh đất đó bao nhiêu năm, bao nhiêu chuyện đã xảy ra – đăng ký giấy tờ đất đai nhà cửa, hộ khẩu gia đình, giấy tờ điện nước, đăng ký hôn nhân, ghi danh cho con cái đi học, địa chỉ gửi thư cho nhà bưu điện… và hàng chục loại sinh hoạt khác. Những bằng chứng này có thể làm cho biện luận pháp lý của người dân mạnh thêm, và có thể mạnh đến nỗi thay đổi luôn lập luận pháp lý, thêm những lập luận khác có thể còn mạnh hơn những lập luận ta đã nói ở đây.
Tóm lại, trả lời câu hỏi ở đầu bài: Chúng tôi đã ở đây, trồng trọt trên mảnh đất này, mấy mươi năm nay, với bao mồ hôi và công sức, đã xây dựng nhà cửa chuồng trại để sinh sống và làm cho mảnh đất này thêm màu mỡ, vậy chúng tôi có được quyền gì với mảnh đất này và nhà cửa chuồng trại này, cho hợp lẽ công bằng? Câu trả lời với phân tích sơ lược này là: Người dân Đồng Tâm, qua thời hiệu chiếm hữu ngay tình, liên tục và công khai trong hơn 30 năm đã có được Quyền sử dụng đất và Quyền sở hữu nhà cửa và các bất động sản trên đất, và có thể yêu cầu tòa án xác định các quyền này của mình, có hiệu lực hồi tố không chỉ từ ngày đủ 30 năm mà còn có hiệu lực hồi tố “kể từ ngày bắt đầu chiếm hữu” (Điều 236 BLDS).
Những quyền này có giá trị như Quyền sử dụng đất và Quyền sở hữu bất động sản của mọi người dân khác trong nước. Nếu nhà nước có nhu cầu trưng dụng đất đai nhà cửa thì phải qua thủ tục trưng dụng và bồi thường giá trị Quyền sử dụng đất và giá trị các bất động sản trên đất, cộng với chi phí di dời, và các khoản phí liên hệ.
Đương nhiên, chúng ta không có trong tay các tài liệu và bằng chứng như một luật sư trong vụ với chồng hồ sơ cao 3m trước mặt, cho nên phân tích pháp lý này chỉ nằm ở mức cực kỳ căn bản, dựa trên vài nét thông tin chính từ báo chí. Nhưng hy vọng phân tích này đủ để cho chúng ta một khái niệm rõ ràng rằng người dân Đồng Tâm, và ở những nơi tương tự trên đất nước, cần cù làm việc sinh sống bao năm thì đương nhiên là có đủ luật pháp để bảo vệ công bằng cho họ.
Chú thích thêm:
Bìa này chỉ tập trung vào tranh chấp đất đai dân sự giữa Bộ Quốc Phòng và dân Đồng Tâm. Tuy nhiên với những bạo động xảy ra ngày 9/1/2020 chúng ta cần nhắc một chút đến việc bạo động và giết người.
Chúng ta có hai bên tranh chấp Bộ Quốc Phòng và dân Đồng Tâm. Không bên nào được phép dùng vũ lực và bạo động. Bộ Quốc Phòng không có quyền mang lính và súng ống vào xây hàng rào trên đất tranh chấp, và Công an không có quyền hỗ trợ Bộ Quốc Phòng trong hành vi phạm luật như vậy. Bộ Quốc Phòng phải nhờ tòa án xác minh ai có quyền gì trên đất, và tòa sẽ ra lệnh cho ai chấp hành bản án của tòa. Tự động dùng lính tráng súng ống trên đất tranh chấp mà dân đang ở và đang trồng trọt là phi pháp, vì phạm Điều 318 Bộ Luật Hình Sự về tội gây rối trật tự công cộng “có tổ chức, dùng vũ khí” với mức hình phạt tù từ 2 năm đến 7 năm.
Ít nhất là các tướng lãnh đạo trực tiếp chỉ huy vụ này, tướng quốc phòng cũng như tướng công an nên được luật pháp quốc gia truy tố hình sự.
Điều 318. Tội gây rối trật tự công cộng
1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách;
c) Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;
d) Xúi giục người khác gây rối;
đ) Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;
e) Tái phạm nguy hiểm.”
Dân Đồng Tâm bị người mang vũ khí vào đất mà họ xem là nhà thì họ có quyền dùng vũ lực để tự vệ và bảo vệ đất nhà, như là chủ nhà dùng vũ lực chống lại trộm cướp trong nhà hay trong vườn mình.
Hành vi gây rối trật tự công cộng của Bộ Quốc Phòng và Công an ngay từ đầu đưa đến việc giết người, và đó là vi phạm Điều 123 Bộ Luật Hình Sự về tội giết người, mà “liền trước đó… thực hiện một tội phạm rất nghiệm trọng” là tội gây rối trật tự công cộng có tổ chức và dùng vũ khí, với mức hình phạt từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.
Điều 123. Tội giết người
1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Giết 02 người trở lên;
b) Giết người dưới 16 tuổi;
c) Giết phụ nữ mà biết là có thai;
d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;
h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;
k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;
l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;
m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;
n) Có tính chất côn đồ;
o) Có tổ chức;
p) Tái phạm nguy hiểm;
q) Vì động cơ đê hèn.
Các tướng quốc phòng và tướng công an trọng vụ này cần phải được truy tố ra tòa hình sự.
Ls Trần Đình Hoành, Ts Luật
Washington DC
(cvdvn.net)
Không có nhận xét nào