Tổng thống Indonesia hôm thứ Tư tới thăm một hòn đảo nằm trong vùng biển đang có tranh cãi với Trung Quốc, nhằm xác quyết chủ quyền của Indonesia.
Ông Widodo nói với các phóng viên trên đảo Natuna Besar thuộc Quần đảo Natuna rằng vùng biển này hoàn toàn thuộc về Indonesia, và đây là điều không thể đàm phán.
"Tôi đã nói nhiều lần rằng Natuna là lãnh thổ thuộc chủ quyền của chúng tôi," ông Widodo nói.
"Không có gì phải tranh cãi thêm. Về mặt thực tế, về mặt pháp lý, Natuna là Indonesia."
Ông Widodo cũng gặp các ngư dân trên đảo.
Tình hình vẫn đang rất căng thẳng trong khu vực.
Cuộc đối đầu nổ ra từ giữa tháng Mười Hai, khi một tàu tuần duyên Trung Quốc hộ tống các tàu cá tiến vào vùng biển ngoài khơi Quần đảo Natuna ở miền bắc Indonesia.
Đây là nơi Indonesia nói hoàn toàn thuộc vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của mình theo Công ước Luật Biển 1982 (UNCLOS).
Jakarta đã triệu tập đại sứ Trung Quốc lên để phản đối mạnh mẽ.
Trong hôm thứ Hai và thứ Ba, Indonesia đã triển khai bốn chiến đấu cơ và tăng cường bốn tàu chiến tới tuần tra ở vùng biển quanh Quần đảo Natuna.
"Tuy nhiên, người của chúng tôi đã được yêu cầu rằng chúng tôi sẽ không có những hành động khiêu khích mà chỉ bảo vệ lãnh thổ của mình," Thiếu tướng Không quân Ronny Irianto Moningka nói.
Giới chức Indonesia nói tính đến hôm Chủ nhật 5/1 có khoảng 30 tàu Trung Quốc ở vùng biển này và không chịu rời đi, hãng thông tấn Antara của Indonesia tường thuật.
"Các tàu này được hai tàu tuần duyên và một tàu kiểm ngư Trung Quốc hộ tống," Margono, phó đề đốc hải quân Indonesia được trang tin Bernar News dẫn lời nói.
Ông Margono nói các tàu Indonesia sẽ ở lại cho tới khi phía Trung Quốc rời khỏi EEZ của Indonesia.
Tin cho hay trong hôm thứ Tư, có ít nhất một tàu tuần duyên Trung Quốc hiện diện trong khu vực, và 10 tàu Indonesia tiến hành tuần tra.
Trung Quốc không đòi Quần đảo Natuna, nhưng nói họ có quyền đánh bắt cá ở các vùng biển nằm trong Đường Chín Đoạn, một tuyên bố không được quốc tế công nhận.
Cũng trong thứ Ba, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng nói Bắc Kinh đã "mở các kênh ngoại giao" với Indonesia kể từ khi vụ việc phát sinh, và nói "cả hai quốc gia cần phải gánh vác trách nhiệ duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực".
Hôm 31/12, Bắc Kinh tuyên bố vùng biển đó là thuộc Quần đảo Trường Sa, nơi mà Trung Quốc nói rằng họ có chủ quyền. Trung Quốc cũng nói rằng cả Trung Quốc và Indonesia đang có các hoạt động nghề cá "bình thường" tại đó vùng biển mà Jakarta đề cập đến.
Nay, Bộ Ngoại giao Trung Quốc dường như lui bước với việc làm giảm nhẹ mức độ trầm trọng của vụ việc và nói "không có tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ" giữa Bắc Kinh với Jakarta, tuy hai bên có "những tuyên bố về quyền khai thác biển chồng lấn" ở Biển Đông.
BBC News
Tổng thống Indonesia: 'Không có chuyện đàm phán chủ quyền với TQ' |
Ông Widodo nói với các phóng viên trên đảo Natuna Besar thuộc Quần đảo Natuna rằng vùng biển này hoàn toàn thuộc về Indonesia, và đây là điều không thể đàm phán.
"Tôi đã nói nhiều lần rằng Natuna là lãnh thổ thuộc chủ quyền của chúng tôi," ông Widodo nói.
"Không có gì phải tranh cãi thêm. Về mặt thực tế, về mặt pháp lý, Natuna là Indonesia."
Ông Widodo cũng gặp các ngư dân trên đảo.
Tình hình vẫn đang rất căng thẳng trong khu vực.
Cuộc đối đầu nổ ra từ giữa tháng Mười Hai, khi một tàu tuần duyên Trung Quốc hộ tống các tàu cá tiến vào vùng biển ngoài khơi Quần đảo Natuna ở miền bắc Indonesia.
Đây là nơi Indonesia nói hoàn toàn thuộc vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của mình theo Công ước Luật Biển 1982 (UNCLOS).
Jakarta đã triệu tập đại sứ Trung Quốc lên để phản đối mạnh mẽ.
Trong hôm thứ Hai và thứ Ba, Indonesia đã triển khai bốn chiến đấu cơ và tăng cường bốn tàu chiến tới tuần tra ở vùng biển quanh Quần đảo Natuna.
"Tuy nhiên, người của chúng tôi đã được yêu cầu rằng chúng tôi sẽ không có những hành động khiêu khích mà chỉ bảo vệ lãnh thổ của mình," Thiếu tướng Không quân Ronny Irianto Moningka nói.
Giới chức Indonesia nói tính đến hôm Chủ nhật 5/1 có khoảng 30 tàu Trung Quốc ở vùng biển này và không chịu rời đi, hãng thông tấn Antara của Indonesia tường thuật.
"Các tàu này được hai tàu tuần duyên và một tàu kiểm ngư Trung Quốc hộ tống," Margono, phó đề đốc hải quân Indonesia được trang tin Bernar News dẫn lời nói.
Ông Margono nói các tàu Indonesia sẽ ở lại cho tới khi phía Trung Quốc rời khỏi EEZ của Indonesia.
Tin cho hay trong hôm thứ Tư, có ít nhất một tàu tuần duyên Trung Quốc hiện diện trong khu vực, và 10 tàu Indonesia tiến hành tuần tra.
Trung Quốc không đòi Quần đảo Natuna, nhưng nói họ có quyền đánh bắt cá ở các vùng biển nằm trong Đường Chín Đoạn, một tuyên bố không được quốc tế công nhận.
Cũng trong thứ Ba, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng nói Bắc Kinh đã "mở các kênh ngoại giao" với Indonesia kể từ khi vụ việc phát sinh, và nói "cả hai quốc gia cần phải gánh vác trách nhiệ duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực".
Hôm 31/12, Bắc Kinh tuyên bố vùng biển đó là thuộc Quần đảo Trường Sa, nơi mà Trung Quốc nói rằng họ có chủ quyền. Trung Quốc cũng nói rằng cả Trung Quốc và Indonesia đang có các hoạt động nghề cá "bình thường" tại đó vùng biển mà Jakarta đề cập đến.
Nay, Bộ Ngoại giao Trung Quốc dường như lui bước với việc làm giảm nhẹ mức độ trầm trọng của vụ việc và nói "không có tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ" giữa Bắc Kinh với Jakarta, tuy hai bên có "những tuyên bố về quyền khai thác biển chồng lấn" ở Biển Đông.
BBC News
Không có nhận xét nào