Năm 2018, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận
Bình sửa đổi hiến pháp, hủy bỏ hạn chế nhiệm kỳ của chức vụ Chủ tịch
nước, sự kiện này đã thu hút được sự chú ý rất lớn. Mới đây ông Tập lại
phát biểu nhìn nhận của mình về vấn đề này, và đề cập đến việc “thay thế
một cách có trình tự tầng lãnh đạo quốc gia” của Đảng Cộng sản Trung
Quốc (ĐCSTQ). Do đó, việc ông Tập Cận Bình bố trí người kế nhiệm liệu có
phải đã được lên lịch trình hay không cũng khiến giới quan sát có nhiều
suy đoán khác nhau.
Ông Tập Cận Bình (Ảnh cắt từ video của CCTV) |
Hôm
4/1, Đài Phát thanh quốc tế Pháp (RFI) có đăng một bài bình luận có
tiêu đề “Tập Cận Bình có vẻ như đang tìm người kế nhiệm”, bài viết nói,
Tạp chí Cầu Thị hôm 1/1 đã đăng một bài viết khiến ngoại giới chú ý, nội
dung liên quan đến vấn đề tầng lãnh đạo ĐCSTQ đang được thay thế một
cách có trình tự, đồng thời trích dẫn lời của ông Tập Cận Bình: “Đánh
giá chế độ chính trị của một quốc gia có phải là dân chủ hay không, có
hiệu quả hay không, chủ yếu là xem tầng lãnh đạo quốc gia liệu có thể
thay thế có trình tự theo pháp luật hay không …”.
Để
nói rõ vấn đề thay thế có trình tự tầng lãnh đạo, ông Tập Cận Bình còn
nhắc lại phát biểu liên quan của ông Đặng Tiểu Bình năm 1980 trong “Cải
cách chế độ lãnh đạo đảng và quốc gia”. “Cải cách chế độ lãnh đạo đảng
và quốc gia” của ông Đặng Tiểu Bình là vì xóa bỏ chế độ lãnh đạo trọn
đời của lãnh đạo ĐCSTQ và thực hành chế độ cán bộ nghỉ hưu, về sau ĐCSTQ
thực sự thực hiện chế độ lãnh đạo quốc gia nghỉ hưu, ví dụ như nhiệm kỳ
của Tổng Bí thư ĐCSTQ làm 2 khóa, mỗi khóa là 5 năm.
Bài
viết chỉ RFI chỉ ra, nhiệm kỳ Tổng Bí thư ĐCSTQ là 2 khóa, mỗi khóa 5
năm, ngoại trừ 2 vị Tổng Bí thư Hồ Diệu Bang, Triệu Tử Dương thuộc phái
cải cách bị ông Đặng Tiểu Bình cách chức là ngoại lệ ra, từ thời ông
Giang Trạch Dân cho đến Hồ Cẩm Đào, đều tuân thủ theo chế độ nghỉ hưu
này.
Ông
Giang Trạch Dân năm xưa sau khi hết 2 khóa nhiệm kỳ, từng có nguyện
vọng kéo dài nhiệm kỳ, nhưng vẫn không dám động can qua, chỉ kéo dài
nhiệm kỳ Chủ tịch Quân ủy Trung ương; ông Hồ Cẩm Đào sau khi hết 2 khóa
nhiệm kỳ, đã bàn giao toàn bộ quyền lực, rút lui hoàn toàn, người kế
nhiệm là ông Tập Cận Bình cũng khen ngợi việc ông Hồ Cẩm Đào nhường
đường một cách toàn diện cho mình là “có đức độ”.
Tuy
nhiên, tháng 3/2018, chính quyền ông Tập Cận Bình đột nhiên đề xuất xóa
bỏ hạn chế “Chủ tịch nước” chỉ có thể giữ chức vụ liên tiếp 2 khóa,
dường như đây là hành động trải đường để ông tiếp tục nhiệm kỳ tiếp theo
sau khi làm hết 2 khóa.
Bài
viết cho rằng, ông Tập Cận Bình đã ở trên “tầng lãnh đạo quốc gia” một
cách rõ ràng, tất cả quan chức cấp cao, bao gồm cả Thủ tướng cũng đều có
thể “thay thế một cách có trình tự”, còn bản thân ông Tập thì lại không
nằm trong số người cần thay thế, ông muốn giám sát và đôn đốc “thay thế
một cách có trình tự tầng lãnh đạo quốc gia”; từ sau khi ông Tập Cận
Bình xóa bỏ hạn chế Chủ tịch nước chỉ được làm 2 khóa liên tiếp, chỉ cần
làm được “có trình tự” hai khóa là đủ, không nhất định bao hàm ý nghĩa
nhiệm kỳ tối đa là 2 khóa, “trong tình huống này, nhiệm kỳ dài ngắn của
ông Tập Cận Bình hoàn toàn do ông quyết định?”
Đại
hội 19 ĐCSTQ không theo “thông lệ” cũ trong nội bộ đảng giống như Đại
hội 17, tức bố trí người chuẩn bị làm Tổng Bí thư vào làm Thường ủy Bộ
Chính trị phân công quản lý công việc trong đảng, từ góc độ tuổi tác
hình thành cái gọi là “đội ngũ kế nhiệm”. Điều khiến giới quan sát có
nhiều đồn đoán là ông Tập Cận Bình có thể bắt chước theo ông Mao Trạch
Đông thực thi chế độ lãnh đạo ĐCSTQ suốt đời.
Tuy
nhiên, ngày 18/12/2019, ông Tập Cận Bình đến thăm Ma Cao nhân dịp 20
năm chuyển giao chủ quyền, truyền thông Mỹ đưa tin nói rằng có nhân sĩ
trong vòng tròn chính trị Bắc Kinh cho biết, một thân tín của lãnh đạo
cao tầng Trung Nam Hải tiết lộ rằng hiện tại các phe phái trong nội bộ
ĐCSTQ về cơ bản đã đạt được nhận thức chung, sẽ lựa chọn và bồi dưỡng
đội ngũ kế nhiệm để ứng phó với tình hình có thể đột phát, ví dụ như vấn
sức khỏe tầng lãnh đạo tối cao có vấn đề, v.v.
Dù
vậy, cũng có người cho rằng ông Tập Cận Bình không thể nào dễ dàng đồng
ý đưa ra người kế nhiệm. Bình luận viên Phan Tiểu Đào trên truyền thông
Hồng Kông trước đó có bài viết chỉ ra, ông Tập Cận Bình đã vất vả bố
trí bao nhiêu năm, lại sửa đổi Điều lệ Đảng, sửa đổi Hiến pháp, hiện nay
sao lại ngốc nghếch mà đi xác định người kế vị mình? Phan Tiểu Đào cho
rằng việc chuyển giao quyền lực của ông Tập Cận Bình, không ngoài hai
tình huống là chủ động và bị động. Bị động chính là người mất, hoặc hình
thế lớn mạnh hơn sức người có thể thay đổi, phạm phải sai lầm lớn, bị
kẻ địch chính trị bao vây tấn công và phải hạ đài một cách bất đắc dĩ.
Thực
tế, dù ông Tập Cận Bình có “xuống xe đúng điểm dừng” hay không, thì
cũng sẽ giống như ông Mao Trạch Đông và ông Đặng Tiểu Bình đều sẽ thực
hiện chế độ lãnh đạo trọn đời một cách biến tướng, hoặc giống như ông
Giang Trạch Dân tiếp tục buông rèm chấp chính; và dường như mỗi lần thay
thế quyền lực ở cao tầng của ĐCSTQ đều có sóng gió kèm theo.
Bình
luận viên thời sự chính trị Hạ Tiểu Cường từng có bài viết nói, sau
Cách mạng Văn hóa, nhìn từ bề ngoài thì ĐCSTQ dường như đã có mấy lần
thuận lợi chuyển giao quyền lực. Nhưng trên thực tế, đằng sau sự chuyển
giao quyền lực đó đều là cuộc đấu đá chính trị kịch liệt. Hạ Tiểu Cường
cho rằng, về cơ bản, ĐCSTQ chưa từng hình thành mô thức chuyển giao
quyền lực ổn định và có trình tự, sự thừa kế và thay thế quyền lực chủ
yếu được hoành thành do đấu đá chính trị và thanh trừng lẫn nhau.
Trí Đạt
(Trí thức VN)
Không có nhận xét nào