Bộ Công an ngày 13/1 đã điều động 400
cảnh sát cơ động về tỉnh Đồng Nai. Lý do được cho biết nhằm tăng cường
hỗ trợ tấn công trấn áp tội phạm tại địa phương trong dịp Tết nguyên đán
sắp tới. Dư luận lo ngại nguyên nhân thật sự của việc điều động này
không như báo chí trong nước loan tải.
Cảnh sát cơ động được điều động tăng cường đến Mỹ Đức hôm 16/4/2017. |
Trao đổi với Đài Á Châu Tự Do, Cựu Đại tá Nguyễn Đăng Quang nhận xét về việc điều động này của Bộ Công an:
“Bộ
Công an có quyền điều động lực lượng của mình đi khắp 63 tỉnh thành căn
cứ tùy theo tình hình an ninh địa phương được điều động đến. Điều đến
Đồng Nai chứng tỏ nó có vấn đề.”
Dưới
góc nhìn cá nhân, anh Nguyễn Thanh Toàn hiện đang sinh sống tại Đồng
Nai cho rằng đây là một việc đáng mừng cho tình hình an ninh trật tự địa
phương. Theo anh, hai năm trở lại đây Đồng Nai xảy ra rất nhiều tệ nạn
do nhận một lượng dân ‘tứ xứ’ về đây làm ăn.
Bộ
Công an có quyền điều động lực lượng của mình đi khắp 63 tỉnh thành căn
cứ tùy theo tình hình an ninh địa phương được điều động đến. Điều đến
Đồng Nai chứng tỏ nó có vấn đề. - Cựu Đại tá Nguyễn Đăng Quang
“Việc
điều công an, hình sự về địa bàn tỉnh mình thì anh nghĩ càng an ninh
càng tốt cho người dân để tránh hậu quả như rượu bia, đua xe, tai nạn
giao thông những ngày Tết, trộm cướp, cướp giựt hay những cuộc ẩu đả sau
khi uống rượu bia. Nếu nhà nước được như vậy thì càng tốt cho người
dân, người dân càng mừng, tránh xa những việc đốt công ty, đi biểu tình
đánh đập mấy năm trước.”
Trong
buổi lễ nhận quân ngày 13/1, Đại tá Nguyễn Mạnh Kim – Phó Giám đốc Công
an tỉnh cho biết hiện nay tỉnh Đồng Nai có nhiều vụ khiếu kiện tranh
chấp đất đai, cộng với tình hình công nhân diễn biến phức tạp nên cần
cương quyết xử lý các đối tượng có hành vi chống đối.
Đồng
Nai được biết đến như một khu công nghiệp lớn ở miền Nam với rất nhiều
nhà đầu tư nước ngoài từ Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc… ước tính có hơn
hàng chục ngàn công nhân làm việc tại đây.
Theo
nhà quan sát xã hội dân sự Đàm Ngọc Tuyên, đây cũng là một phần chính
nguyên nhân vì sao 400 cảnh sát cơ động điều điều đến tỉnh Đồng Nai. Ông
cho rằng lượng công nhân ở những khu công nghiệp tại Đồng Nai rất
nhiều. Chính vì vậy, để tránh tình trạng theo phía nhà cầm quyền là xảy
ra những vụ biểu tình tập thể của nhiều công nhân các công ty liên kết
lại nên chính quyền điều một lượng quân đến phòng thủ trước, dùng những
biện pháp bạo lực để trấn áp, đe dọa người dân để không xảy ra vấn đề
khác. Ông nhận định:
“Đồng
Nai không phải năm nay mà những năm khác đều xảy ra tình trạng công
nhân đình công để phản đối vấn đề không lương, thưởng, hoặc thưởng Tết.
Lúc đó công đoàn cơ sở thường đứng về phía chủ cả chứ không đứng về phía
người lao động. Mà nếu câu chuyện không được dàn xếp ổn thì sẽ huy động
một lực lượng cảnh sát đàn áp người lao động. Như vậy tuyệt đối không
đúng theo cách giải quyết vì đó là vụ việc dân sự, không phải hình sự mà
người sử dụng lao động và công đoàn cơ sở không dàn xếp, để lao thang
thành công chuyện hình sự, buộc phải huy động một lực lượng cảnh sát cơ
động hoặc cảnh sát trật tự đàn áp người lao động như vậy tuyệt đối bên
chính quyền sai.”
Đài
Á Châu Tự Do có trao đổi với một công nhân tên Tâm đang làm cho một
công ty ở Khu Công nghiệp Đồng Nai và được anh cho biết nguyên nhân vì
sao công nhân tại đây hay đình công, biểu tình:
“Đôi
lúc công nhân biểu tình cũng đúng vì lý do lương thấp, không được lên
lương nên phải biểu tình đòi lại quyền lợi. Còn công an trấn áp thì biện
pháp đó của nhà nước nói chung cơ động người ta làm nhiệm vụ thôi chứ
nhà nước làm vậy càng kích động công nhân chứ không được gì hết, làm anh
em công nhân ngày càng rối loạn hơn.”
Vẫn
theo anh Tâm, lực lượng chức năng được đưa đến nhằm giữ trật tự, bảo
đảm an toàn cho cả hai phía: người lao động và chủ lao động.
“Những
cuộc đình công trong 1-2 tiếng trong công ty thì cảnh sát không đến.
Còn đình công khoảng 4 tiếng trở lên có cảnh sát tới giữ an ninh trật
tự, sợ mình bạo động ảnh hưởng tới người nước ngoài vì đây là chỗ nước
ngoài vô đầu tư.”
Vào
năm 2014, hàng chục ngàn công nhân ở Đồng Nai đã xuống đường biểu tình
phản đối Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Việt Nam ở Biển Đông.
Tháng
6 năm 2018, hàng chục ngàn lao động đã xuống đường phản đối dự luật An
ninh mạng và Đặc khu kinh tế. Vụ việc này đã khiến 20 người bị bỏ tù chỉ
vì biểu tình ôn hòa. Trong đó, anh Trần Nguyễn Duy Quang bị tuyên mức
án cao nhất với 1 năm 6 tháng tù giam.
Ngoài
ra, gần đây ngày càng nhiều người Trung Quốc đến Đồng Nai buôn bán,
hoạt động bất hợp pháp. Mới đây, một loạt quan chức cao cấp Sở Công an
tỉnh này bị kỷ luật vì tham nhũng hoặc cấu kết với tội phạm.
Cụ
thể, vào tháng 10 năm ngoái, Phó Giám đốc Công an Đồng Nai - Đại tá Lý
Quang Dũng bị kỷ luật giáng chức xuống làm trưởng phòng do đã chỉ đạo
một số vụ án không đúng thẩm quyền và đình chỉ vụ án không đúng quy
định. Phó Giám đốc khác là Đại tá Nguyễn Văn Kim bị kỷ luật bằng hình
thức cảnh cáo vì đã để xảy ra các vi phạm về hoạt động tố tụng. Phó Giám
đốc còn lại là Đại tá Trần Thị Ngọc Thuận cũng bị kỷ luật bằng hình
thức cảnh cáo do thiếu trách nhiệm trong quản lý vũ khí để xảy ra 2 vụ
công an nổ súng làm chết người.
Trước
đó, vào trung tuần tháng 9/2019, Ban Bí thư ra quyết định thi hành kỷ
luật bằng hình thức cách mọi chức vụ trong Đảng và xử lý kỷ luật về hành
chính tương ứng với kỷ luật đảng đối với Giám đốc Công an Đồng Nai -
Đại tá Huỳnh Tiến Mạnh, đồng thời cách chức giám đốc công an tỉnh Đồng
Nai đối với đại tá Mạnh. Nguyên nhân được nói do vi phạm nguyên tắc tập
trung dân chủ, quy định của Đảng, vi phạm quy định về điều tra hình sự,
để cấp dưới vi phạm kỷ luật và pháp luật; đồng thời đã để xảy ra nhiều
vi phạm kéo dài và đặc biệt nghiêm trọng.
Nhà
quan sát xã hội dân sự Đàm Ngọc Tuyên cho rằng tình hình bất ổn của
Đồng Nai hiện nay do người đứng đầu Công an tỉnh chưa làm tròn trách
nhiệm:
“Thật
sự ở Đồng Nai theo mình nghĩ lúc ông Giám đốc (công an tỉnh) về nhận
(chức) đưa ra nhiều vấn đề như chấn chỉnh nhiều vấn đề tội phạm tại Đồng
Nai. Tuy nhiên điều đáng buồn là có người sau khi bị tạm giam thì bị
đánh chết trong trại giam. Đó là một mạng người lẽ ra ông Giám đốc công
an Đồng Nai là người có trách nhiệm lớn nhất và điều tra ngay, nhưng đến
giờ hơn một tháng nhưng gia đình người ta vẫn chưa có bất kể thông cáo
báo chí nào cho rằng vụ việc được giải quyết ổn thỏa.”
Người
vừa được ông Đàm Ngọc Tuyên nhắc đến là anh Lại Hồng Dân sinh năm 1990,
ngụ xã Tân Bình, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai bị Cơ quan Cảnh sát điều
tra Công an huyện Vĩnh Cửu bắt vào ngày 6/12 về hành vi “Cố ý gây
thương tích”.
Sau
đó anh Dân bị tạm giữ tại buồng số 4, nhà tạm giữ Công an huyện. Đến
chiều 8/12, gia đình anh Lại Hồng Dân nhận được tin báo là em trai tử
vong, thi thể đang ở Trung tâm Y tế huyện Vĩnh Cửu. Trên cơ thể của anh
Dân bầm tím ở vùng ngực, bụng, đầu sưng.
Phía
Công an tỉnh Đồng Nai thời điểm đó cho biết vẫn đang điều tra nguyên
nhân về cái chết anh Lại Hồng Dân, nhưng đến nay vẫn chưa có thông tin
gì thêm.
Tin
từ truyền thông trong nước loan đi ngày 14 tháng 1 cho biết, trong số
400 cảnh sát cơ động đến Đồng Nai, tỉnh sẽ bố trí 200 người thường trực
chiến đấu tại đơn vị, xử lý các tình huống đột xuất và tuần tra vũ trang
trong địa bàn tỉnh. Một nửa còn lại được đưa về các đơn vị trực thuộc
công an tỉnh và địa phương cấp huyện. Lực lượng này dự kiến sẽ hỗ trợ
tỉnh Đồng Nai đến hết tháng 2.
(RFA)
Không có nhận xét nào