Lý Thường Kiệt (1019-1105)
Điều mà chúng ta rất cần hiện nay là làm thế nào để đạt được đồng thuận về một số quan điểm văn hoá chính trị (political culture) căn bản, trong đó có tầm nhìn của thời đại 2000, tiếp nối tầm nhìn cha ông thời 1000 nhưng cao rộng hơn, vừa mang Việt tính, vừa nhân loại tính; vừa độc lập dân tộc, vừa liên lập quốc tế; vừa phát triển nội bộ, vừa hội nhập toàn cầu. Hội nhập nhưng không để bị ‘hoà tan’, vẫn có những nét văn hoá đặc thù nổi bật, đóng góp vào vườn hoa chung, tạo nên một cộng đồng nhân loại vui sống hoà hài bên nhau.
Thế kỷ qua, người Việt đã bị chia rẽ quá nhiều, cụ thể là hai cách nhìn khác nhau (view, approach) giữa tả (cộng sản) và hữu (tư bản). Ngày nay, chúng ta lại bị chao đảo giữa hai phe đối đầu Trung-Mỹ. Việt Nam đang bị Hán cộng thao túng nên khuynh hướng ngả về Mỹ dễ được chấp nhận. Dù một số có quan điểm ‘trung phái’ nhưng cũng mới chỉ mang tính cách trung dung nhằm tìm cách thoát khỏi thế tương tranh quốc tế, mà vì chưa có nội lực vững chắc nên chưa có gì rõ ràng, tựa như ‘phe thứ ba’ tại Sài Gòn trước 1975, muốn tạo một lập trường dân tộc nhưng vì thiếu căn bản vững chắc nên dễ ngả theo, hay bị cộng sản khuynh loát.
Trước âm mưu bành trướng của Trung cộng, chọn Mỹ làm bạn hay đồng minh không phải là sai mà còn rất cần thiết nhằm giúp Việt Nam thoát Trung. Nhưng từ chọn đồng minh đến trở thành ‘tiểu bang thứ 51’ của Hoa Kỳ, trong đó mọi sinh hoạt đều đậm màu sắc Âu-Mỹ hay quốc tế, màu sắc Việt ngày một lu mờ dần hay không rõ nét nữa thì còn gì là Việt? Chạy theo trào lưu nước ngoài quá đáng đến độ thiếu độc lập trong tư duy, trong đời sống xã hội thì không thể có một nền độc lập chân chính, dù đất nước mang danh nghĩa độc lập và chính quyền là người Việt.
Phong trào ồn ào giữ lấy bản sắc dân tộc hiện nay chưa có nền tảng nên dễ trở thành kệch cỡm, từ giới trẻ sính ngoại quá lố đến độ hôn cả chỗ ngồi của nghệ sĩ Hàn quốc, đến nhà nước bối rối trong việc tìm ra một bộ quốc phục đúng nghĩa.
Năm 2006, Hội nghị APEC được tổ chức tại Hà Nội. Theo thông lệ, tất cả các thành viên đều mặc quốc phục của nước đăng cai. Phụ nữ đã có áo dài, lúc đầu nhà nước định vẽ kiểu áo cho nam giới, cuối cùng chọn áo the khăn đóng. Nhưng khi các nguyên thủ mặc áo vào chụp hình thì thấy đầu ai cũng không đội khăn đóng, áo lại đủ màu sặc sỡ khiến các nguyên thủ trông giống như phường tuồng chứ không phải mặc quốc phục Việt. Nhân sự kiện này, người ta nhận thấy các lãnh tụ cộng sản chưa ai mặc quốc phục trong những dịp lễ tết hay đón tiếp nguyên thủ các quốc gia như lãnh đạo các nước chung quanh. Lịch sử gần đây cho thấy, ngoài cựu hoàng Bảo Đại, chỉ hai vị đã mặc quốc phục Việt trong dịp quan trọng là Tổng thống Ngô Đình Diệm và Quốc trưởng Phan Khắc Sửu của Nam Việt Nam.
Chiếc áo dài truyền thống vừa tôn vinh hết những vẻ đẹp của phụ nữ Việt, vừa sang trọng, kín đáo ít lộ liễu ngày càng vắng bóng trên đường phố trong các dịp hội hè, lễ lạt. Trong sinh hoạt hàng ngày cũng thế, chưa có gì nhiều nổi bật Việt tính, từ chén đũa, ấm tách đến nhà cửa, bàn ghế… ngoại trừ một số món ăn nay đã được thế giới ưa chuộng. Nhìn vào chiếc cổng Torii (Điểu Cư) đi vào các ngôi đền, chùa, đơn giản với hai cột và hai đà ngang, đà dưới thẳng, đà trên hơi cong lên ở hai đầu, ai cũng biết đó là cổng Nhật. Ngược lại, nhìn vào những công trình quốc gia, các cơ sở uỷ ban nhân dân hay biệt phủ các công bộc nhân dân, chỉ thấy ở đó toàn là sự hưởng thụ, khoe của của quan tham, chẳng thấy kiến trúc Việt có nét gì đặc sắc? Một số nơi dựng chùa chiền to lớn cũng chỉ để buôn thần bán thánh, còn đâu nội dung tín ngưỡng dân gian của con người nhân chủ, nối trời và đất, hay chỉ là mê tín xì sụp bái lậy cầu ơn?
Nhưng quan trọng hơn hết là cách cư xử giữa con người với nhau trong xã hội. Đọc báo chí, người ta chỉ thấy đạo đức xuống dốc trầm trọng, nhiều trí thức đã lên tiếng nhưng tình hình ngày càng tệ hại. Đảng đã tôn thờ chủ nghĩa Mác-Lê với vật chất và bạo lực làm tiền đề sản sinh ra tất cả, đất nước hoà bình mà nhìn đâu cũng thấy kẻ thù; đến thời mở cửa, quan quân cũng chỉ biết giành giật của cải vật chất, đạp lên nhau mà sống, còn đâu tình nghĩa của những con người cùng chung bọc Mẹ Việt Nam? Người cộng sản chủ trương triệt tiêu văn hoá dân tộc để “xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa” theo chủ trương tam vô: vô tôn giáo, vô gia đình, vô tổ quốc thì làm gì biết đến đạo nghĩa ông bà? Thế nên phong trào ‘về nguồn’ của những người cộng sản thiếu căn bản, đầy những nét bát nháo và cách cư xử giữa con người với nhau ngày càng tệ hại.
Chủ trương giữ bản sắc Việt trong thời hội nhập mà không thấy nội dung, đường nét Việt đâu, hội nhập chỉ còn là hoà tan và lệ thuộc.
Nhận định cuối của Hungtington là các khu vực kinh tế đang lớn mạnh. Đây là điều bình thường và hợp lý: Để có thể cạnh tranh với những nước giầu mạnh như Mỹ hay Trung cộng, các nước nhỏ không thể đơn độc đứng một mình mà phải liên kết với nhau thành từng khu vực, vừa giúp nhau sống còn, vừa có thể tạo đủ lực khả dĩ cạnh tranh.
Đây là mô thức do nhà tư tưởng, nhà cách mạng dân tộc Lý Đông A đã đề xuất trong thập niên 40 của thế kỷ trước: Độc lập dân tộc trong liên lập quốc tế – các nước cùng thành lập các tập đoàn an toàn (ngày nay ta gọi là tổ chức khu vực) với ba tiêu chí do ông đề xướng: cùng sống, giúp tiến, liên phòng. Cùng sống bình đẳng về kinh tế; giúp nhau tiến bộ, nâng cao trình độ qua văn hoá; liên phòng về quốc phòng để bảo vệ lẫn nhau. Kinh nghiệm Kuwait bị Iraq xâm lăng hay bán đảo Crime của Ukraine bị Nga chiếm giữ còn đang nóng hổi cho bài học này.
Độc lập ngày nay không còn có thể là độc lập trong cô lập như một vài thế kỷ trước, mà phải liên lập với nhau, ngày nay gọi là hội nhập toàn cầu. Hội nhập với những nét đặc thù của mỗi thành viên chứ không phải hội nhập để bị hoà tan. Đó chính là ý nghĩa của đa nguyên trong nhất nguyên (unity in diversity). Xu hướng này ngày càng phát triển, với những khu vực được thành lập như Liên Hiệp châu Âu, ASEAN, khối Bắc Mỹ, khối Nam Mỹ, Thị trường chung Trung Mỹ… Và nhiều khối khác sẽ tiếp tục ra đời. Đa nguyên trong nhất nguyên không chỉ là xu thế giữa các quốc gia với nhau, mà ngay trong nội bộ mỗi dân tộc cũng thế. Các quốc gia có kinh tế phát triển đều tôn trọng đa nguyên. Những nước độc tài, độc nguyên đều là những nước tụt hậu. Nếu vươn lên được, nhưng lại vươn dậy cực đoan theo kiểu Đại Hán mới liền bị cả nhân loại chống đối như đang xảy ra, rồi cũng chỉ là một hiện tượng sớm nở, tối tàn. Việt Nam không việc gì phải quá sợ, nhưng cần nhìn rõ xu hướng chung để cổ suý đa nguyên làm cơ sở cho phát triển bền vững, chấp nhận các tiếng nói khác biệt để mọi thành phần dân tộc đều có thể đóng góp và đóng góp tích cực mà không cần nghị quyết nào, như Nghị quyết 36, chẳng hạn.
Lý Đông A nhận thấy ba xu hướng lớn, từ quốc gia đến quốc tế, từ dân tộc đến nhân loại trong một thế giới mới sẽ diễn tiến, như sau:
Tiểu đại đồng. Hungtington nhìn nhận xu hướng về nguồn đang diễn ra trong các nền văn minh phi phương Tây, như Lý Đông A đã nhìn thấy trước đây, ông gọi là dân tộc hướng tâm vận động.
Trung đại đồng. Các nước gần gũi về văn hoá và địa lý sẽ liên kết với nhau theo ba tiêu chí: cùng sống, giúp tiến, liên phòng như nói trên.
Đại đại đồng: Mỗi quốc gia, mỗi khu vực sẽ cùng đóng góp tinh hoa văn hoá của mình vào vườn hoa chung, tạo nên một cộng đồng nhân loại, chung sống với nhau trong ý nghĩa nhân loại nhất nguyên tính, tôn trọng dân tộc đa nguyên tính.
Tranh chấp để chiếm lấy vai trò độc bá như hiện nay giữa Mỹ và Trung cộng sẽ bị cả nhân loại chối bỏ. Thế giới không thể an bình nếu tiếp tục có những nước nuôi mộng bá quyền. Mỗi dân tộc và mọi dân tộc đều phải được vui sống như nhau, không thể dung dưỡng tư duy nước lớn là trọng, nhỏ là khinh, hay lợi nhuận nhiều nhất sẽ được thu về bởi các nước đại tư bản, các nước nhỏ chỉ là xưởng sản xuất, phục vụ nước lớn giầu mạnh.
Thời đại 2000 đòi hỏi một trật tự quốc tế toàn nhân loại, thật sự bình đẳng, cho cả da trắng lẫn da màu. Sự trỗi dậy cực đoan của Tàu (Đại Hán mới), mặc cảm bị chèn ép của Nga (hậu Liên Xô), tình hình bất ổn luôn có nguy cơ chiến tranh tại vùng Trung Đông, cộng với Phi châu chưa phát triển và ổn định, làn sóng di dân từ nước nghèo sang nước giầu, khủng bố nhắm vào phương Tây… đều là những vấn đề lớn của nhân loại và thời đại, không thể giải quyết được bằng tầm nhìn và trật tự quốc tế da trắng (Âu-Mỹ) đã nẩy sinh từ châu Âu phát triển ra toàn thế giới. Bối cảnh và các vấn đề phát sinh này đang vượt khỏi tầm nhìn, trật tự cùng với hệ thống điều hành chính trị, kinh tế, văn hóa… hiện nay tại các quốc gia tiên tiến cũng như trên toàn thế giới. Nó không còn thích hợp nữa trước một thế giới và cộng đồng nhân loại ngày càng mở rộng chứ không chỉ còn là văn hoá phương Tây sẽ trở thành phổ quát như Tây phương mong muốn để tư bản tiếp tục kiếm tiền, hay trỗi dậy cực đoan, tìm cách giành quyền độc bá như Đại Hán trông đợi. Cũng vì lý do đó, hiện đang có những nỗ lực để đại diện các châu lục đều có tiếng nói trong các tổ chức quốc tế, như một trong những giải pháp cố gắng tạo sự bình đẳng trong các mối tương quan quốc tế.
Lý Đông A còn dự kiến bốn xu thế thời đại, bao gồm:
Quốc tế tập đoàn an toàn (tổ chức khu vực).
Dân tộc hướng tâm vận động (hướng nội, trở về nguồn).
Quốc dân dân chủ chính trị hoá (chân chính, toàn dân, trực tiếp).
Quốc dân kinh tế xã hội hoá (chỗ khác ông viết ‘tư bản xã hội hoá’).
Hai xu hướng đầu đã giải thích ở trên. Về quốc dân dân chủ (ông còn gọi là dân chủ nhân chủ hay dân chủ toàn dân, trực tiếp), Lý tiên sinh nhận thấy khi người dân càng được tham gia vào nền chính trị quốc gia, trực tiếp quyết định những vấn đề liên quan đến đời sống mình, thay vì chỉ gián tiếp qua các đảng phái trong chính phủ thì quyền dân càng cao. Khi người dân được tự quyết định thì quyền dân tăng lên, mà quyền dân càng cao, lực nhà nước càng mạnh. Quốc hội nếu không độc lập khỏi đảng, hay quốc hội chỉ bao gồm các đảng phái tranh giành quyền lợi, xung đột lẫn nhau, hoặc quyền lợi đảng đi trước quyền lợi quốc dân, thường gây trở ngại cho sinh hoạt chính trị quốc gia. Người dân chưa được ứng cử hay trực tiếp đề cử người đại diện mình vào quốc hội. Nếu có, họ cũng không có tiền quảng bá tên tuổi, thành tích cho mọi người biết đến như đảng viên các đảng được hỗ trợ tài chánh. Cơ hội thắng cử của họ rất mong manh nếu không muốn nói là không thể. Khi người dân bất mãn điều gì thì họ chỉ có quyền biểu tình hoặc lên tiếng trên báo chí (người Việt chưa có hai quyền này), hoặc chờ đến cuộc bầu cử kế tiếp chứ không được quyền quyết định. Quyền này vẫn còn nằm trong tay các chính đảng. Tới kỳ bầu cử, người dân cũng chỉ được bầu những người do đảng phái đưa ra. Nhiều người đã lên tiếng nhưng các chính trị gia chưa có giải pháp thích đáng.
Về xu hướng kinh tế quốc dân xã hội hoá (hay tư bản xã hội hoá): Nhiều nghiên cứu cho thấy khi kinh tế tư bản dựa trên nợ nần và lòng tham, càng vận hành sâu rộng thì chênh lệch giầu-nghèo ngày càng tăng, không có cơ suy giảm; người giầu ngày càng giầu thêm mà đời sống tầng lớp trung lưu ngày càng khó khăn, chật vật. Trong lúc chu kỳ kinh tế phát triển lâu dài nhất thì cũng là lúc dân không nhà (homeless) lên cao nhất, sinh viên khó trả được nợ, phần lớn dân Mỹ không có nổi một ngàn đô cho những chi tiêu khẩn cấp. Một nghiên cứu năm 2016 cho thấy, 10% số người giầu nhất nước Mỹ, làm chủ tới 72% toàn bộ tài sản.
Bối cảnh này dễ dẫn đến nền chính trị dân tuý như đã xảy ra tại nhiều nước. Hoa Kỳ và nhiều quốc gia tư bản khác cần thực hiện những cuộc cải tổ rộng lớn để thay đổi hiện trạng. Nói cách khác, cần ‘xã hội hoá’ tư bản để lợi nhuận và tài sản được phân phối tương đối công bằng hơn cho nhiều tầng lớp, thay vì tập trung phần lớn cho thiểu số nhà giầu.
Muốn thế, phải tạo được bình đẳng cơ hội cho mọi người, mọi giới.
Tạ Dzu
(quanvan.net)
Điều mà chúng ta rất cần hiện nay là làm thế nào để đạt được đồng thuận về một số quan điểm văn hoá chính trị (political culture) căn bản, trong đó có tầm nhìn của thời đại 2000, tiếp nối tầm nhìn cha ông thời 1000 nhưng cao rộng hơn, vừa mang Việt tính, vừa nhân loại tính; vừa độc lập dân tộc, vừa liên lập quốc tế; vừa phát triển nội bộ, vừa hội nhập toàn cầu. Hội nhập nhưng không để bị ‘hoà tan’, vẫn có những nét văn hoá đặc thù nổi bật, đóng góp vào vườn hoa chung, tạo nên một cộng đồng nhân loại vui sống hoà hài bên nhau.
Cần một tầm nhìn mới: Tầm nhìn thế giới, nhân loại và thời đại (Phần 2) |
Thế kỷ qua, người Việt đã bị chia rẽ quá nhiều, cụ thể là hai cách nhìn khác nhau (view, approach) giữa tả (cộng sản) và hữu (tư bản). Ngày nay, chúng ta lại bị chao đảo giữa hai phe đối đầu Trung-Mỹ. Việt Nam đang bị Hán cộng thao túng nên khuynh hướng ngả về Mỹ dễ được chấp nhận. Dù một số có quan điểm ‘trung phái’ nhưng cũng mới chỉ mang tính cách trung dung nhằm tìm cách thoát khỏi thế tương tranh quốc tế, mà vì chưa có nội lực vững chắc nên chưa có gì rõ ràng, tựa như ‘phe thứ ba’ tại Sài Gòn trước 1975, muốn tạo một lập trường dân tộc nhưng vì thiếu căn bản vững chắc nên dễ ngả theo, hay bị cộng sản khuynh loát.
Trước âm mưu bành trướng của Trung cộng, chọn Mỹ làm bạn hay đồng minh không phải là sai mà còn rất cần thiết nhằm giúp Việt Nam thoát Trung. Nhưng từ chọn đồng minh đến trở thành ‘tiểu bang thứ 51’ của Hoa Kỳ, trong đó mọi sinh hoạt đều đậm màu sắc Âu-Mỹ hay quốc tế, màu sắc Việt ngày một lu mờ dần hay không rõ nét nữa thì còn gì là Việt? Chạy theo trào lưu nước ngoài quá đáng đến độ thiếu độc lập trong tư duy, trong đời sống xã hội thì không thể có một nền độc lập chân chính, dù đất nước mang danh nghĩa độc lập và chính quyền là người Việt.
Phong trào ồn ào giữ lấy bản sắc dân tộc hiện nay chưa có nền tảng nên dễ trở thành kệch cỡm, từ giới trẻ sính ngoại quá lố đến độ hôn cả chỗ ngồi của nghệ sĩ Hàn quốc, đến nhà nước bối rối trong việc tìm ra một bộ quốc phục đúng nghĩa.
Năm 2006, Hội nghị APEC được tổ chức tại Hà Nội. Theo thông lệ, tất cả các thành viên đều mặc quốc phục của nước đăng cai. Phụ nữ đã có áo dài, lúc đầu nhà nước định vẽ kiểu áo cho nam giới, cuối cùng chọn áo the khăn đóng. Nhưng khi các nguyên thủ mặc áo vào chụp hình thì thấy đầu ai cũng không đội khăn đóng, áo lại đủ màu sặc sỡ khiến các nguyên thủ trông giống như phường tuồng chứ không phải mặc quốc phục Việt. Nhân sự kiện này, người ta nhận thấy các lãnh tụ cộng sản chưa ai mặc quốc phục trong những dịp lễ tết hay đón tiếp nguyên thủ các quốc gia như lãnh đạo các nước chung quanh. Lịch sử gần đây cho thấy, ngoài cựu hoàng Bảo Đại, chỉ hai vị đã mặc quốc phục Việt trong dịp quan trọng là Tổng thống Ngô Đình Diệm và Quốc trưởng Phan Khắc Sửu của Nam Việt Nam.
Chiếc áo dài truyền thống vừa tôn vinh hết những vẻ đẹp của phụ nữ Việt, vừa sang trọng, kín đáo ít lộ liễu ngày càng vắng bóng trên đường phố trong các dịp hội hè, lễ lạt. Trong sinh hoạt hàng ngày cũng thế, chưa có gì nhiều nổi bật Việt tính, từ chén đũa, ấm tách đến nhà cửa, bàn ghế… ngoại trừ một số món ăn nay đã được thế giới ưa chuộng. Nhìn vào chiếc cổng Torii (Điểu Cư) đi vào các ngôi đền, chùa, đơn giản với hai cột và hai đà ngang, đà dưới thẳng, đà trên hơi cong lên ở hai đầu, ai cũng biết đó là cổng Nhật. Ngược lại, nhìn vào những công trình quốc gia, các cơ sở uỷ ban nhân dân hay biệt phủ các công bộc nhân dân, chỉ thấy ở đó toàn là sự hưởng thụ, khoe của của quan tham, chẳng thấy kiến trúc Việt có nét gì đặc sắc? Một số nơi dựng chùa chiền to lớn cũng chỉ để buôn thần bán thánh, còn đâu nội dung tín ngưỡng dân gian của con người nhân chủ, nối trời và đất, hay chỉ là mê tín xì sụp bái lậy cầu ơn?
Nhưng quan trọng hơn hết là cách cư xử giữa con người với nhau trong xã hội. Đọc báo chí, người ta chỉ thấy đạo đức xuống dốc trầm trọng, nhiều trí thức đã lên tiếng nhưng tình hình ngày càng tệ hại. Đảng đã tôn thờ chủ nghĩa Mác-Lê với vật chất và bạo lực làm tiền đề sản sinh ra tất cả, đất nước hoà bình mà nhìn đâu cũng thấy kẻ thù; đến thời mở cửa, quan quân cũng chỉ biết giành giật của cải vật chất, đạp lên nhau mà sống, còn đâu tình nghĩa của những con người cùng chung bọc Mẹ Việt Nam? Người cộng sản chủ trương triệt tiêu văn hoá dân tộc để “xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa” theo chủ trương tam vô: vô tôn giáo, vô gia đình, vô tổ quốc thì làm gì biết đến đạo nghĩa ông bà? Thế nên phong trào ‘về nguồn’ của những người cộng sản thiếu căn bản, đầy những nét bát nháo và cách cư xử giữa con người với nhau ngày càng tệ hại.
Chủ trương giữ bản sắc Việt trong thời hội nhập mà không thấy nội dung, đường nét Việt đâu, hội nhập chỉ còn là hoà tan và lệ thuộc.
Nhận định cuối của Hungtington là các khu vực kinh tế đang lớn mạnh. Đây là điều bình thường và hợp lý: Để có thể cạnh tranh với những nước giầu mạnh như Mỹ hay Trung cộng, các nước nhỏ không thể đơn độc đứng một mình mà phải liên kết với nhau thành từng khu vực, vừa giúp nhau sống còn, vừa có thể tạo đủ lực khả dĩ cạnh tranh.
Đây là mô thức do nhà tư tưởng, nhà cách mạng dân tộc Lý Đông A đã đề xuất trong thập niên 40 của thế kỷ trước: Độc lập dân tộc trong liên lập quốc tế – các nước cùng thành lập các tập đoàn an toàn (ngày nay ta gọi là tổ chức khu vực) với ba tiêu chí do ông đề xướng: cùng sống, giúp tiến, liên phòng. Cùng sống bình đẳng về kinh tế; giúp nhau tiến bộ, nâng cao trình độ qua văn hoá; liên phòng về quốc phòng để bảo vệ lẫn nhau. Kinh nghiệm Kuwait bị Iraq xâm lăng hay bán đảo Crime của Ukraine bị Nga chiếm giữ còn đang nóng hổi cho bài học này.
Độc lập ngày nay không còn có thể là độc lập trong cô lập như một vài thế kỷ trước, mà phải liên lập với nhau, ngày nay gọi là hội nhập toàn cầu. Hội nhập với những nét đặc thù của mỗi thành viên chứ không phải hội nhập để bị hoà tan. Đó chính là ý nghĩa của đa nguyên trong nhất nguyên (unity in diversity). Xu hướng này ngày càng phát triển, với những khu vực được thành lập như Liên Hiệp châu Âu, ASEAN, khối Bắc Mỹ, khối Nam Mỹ, Thị trường chung Trung Mỹ… Và nhiều khối khác sẽ tiếp tục ra đời. Đa nguyên trong nhất nguyên không chỉ là xu thế giữa các quốc gia với nhau, mà ngay trong nội bộ mỗi dân tộc cũng thế. Các quốc gia có kinh tế phát triển đều tôn trọng đa nguyên. Những nước độc tài, độc nguyên đều là những nước tụt hậu. Nếu vươn lên được, nhưng lại vươn dậy cực đoan theo kiểu Đại Hán mới liền bị cả nhân loại chống đối như đang xảy ra, rồi cũng chỉ là một hiện tượng sớm nở, tối tàn. Việt Nam không việc gì phải quá sợ, nhưng cần nhìn rõ xu hướng chung để cổ suý đa nguyên làm cơ sở cho phát triển bền vững, chấp nhận các tiếng nói khác biệt để mọi thành phần dân tộc đều có thể đóng góp và đóng góp tích cực mà không cần nghị quyết nào, như Nghị quyết 36, chẳng hạn.
Lý Đông A nhận thấy ba xu hướng lớn, từ quốc gia đến quốc tế, từ dân tộc đến nhân loại trong một thế giới mới sẽ diễn tiến, như sau:
Tiểu đại đồng. Hungtington nhìn nhận xu hướng về nguồn đang diễn ra trong các nền văn minh phi phương Tây, như Lý Đông A đã nhìn thấy trước đây, ông gọi là dân tộc hướng tâm vận động.
Trung đại đồng. Các nước gần gũi về văn hoá và địa lý sẽ liên kết với nhau theo ba tiêu chí: cùng sống, giúp tiến, liên phòng như nói trên.
Đại đại đồng: Mỗi quốc gia, mỗi khu vực sẽ cùng đóng góp tinh hoa văn hoá của mình vào vườn hoa chung, tạo nên một cộng đồng nhân loại, chung sống với nhau trong ý nghĩa nhân loại nhất nguyên tính, tôn trọng dân tộc đa nguyên tính.
Tranh chấp để chiếm lấy vai trò độc bá như hiện nay giữa Mỹ và Trung cộng sẽ bị cả nhân loại chối bỏ. Thế giới không thể an bình nếu tiếp tục có những nước nuôi mộng bá quyền. Mỗi dân tộc và mọi dân tộc đều phải được vui sống như nhau, không thể dung dưỡng tư duy nước lớn là trọng, nhỏ là khinh, hay lợi nhuận nhiều nhất sẽ được thu về bởi các nước đại tư bản, các nước nhỏ chỉ là xưởng sản xuất, phục vụ nước lớn giầu mạnh.
Thời đại 2000 đòi hỏi một trật tự quốc tế toàn nhân loại, thật sự bình đẳng, cho cả da trắng lẫn da màu. Sự trỗi dậy cực đoan của Tàu (Đại Hán mới), mặc cảm bị chèn ép của Nga (hậu Liên Xô), tình hình bất ổn luôn có nguy cơ chiến tranh tại vùng Trung Đông, cộng với Phi châu chưa phát triển và ổn định, làn sóng di dân từ nước nghèo sang nước giầu, khủng bố nhắm vào phương Tây… đều là những vấn đề lớn của nhân loại và thời đại, không thể giải quyết được bằng tầm nhìn và trật tự quốc tế da trắng (Âu-Mỹ) đã nẩy sinh từ châu Âu phát triển ra toàn thế giới. Bối cảnh và các vấn đề phát sinh này đang vượt khỏi tầm nhìn, trật tự cùng với hệ thống điều hành chính trị, kinh tế, văn hóa… hiện nay tại các quốc gia tiên tiến cũng như trên toàn thế giới. Nó không còn thích hợp nữa trước một thế giới và cộng đồng nhân loại ngày càng mở rộng chứ không chỉ còn là văn hoá phương Tây sẽ trở thành phổ quát như Tây phương mong muốn để tư bản tiếp tục kiếm tiền, hay trỗi dậy cực đoan, tìm cách giành quyền độc bá như Đại Hán trông đợi. Cũng vì lý do đó, hiện đang có những nỗ lực để đại diện các châu lục đều có tiếng nói trong các tổ chức quốc tế, như một trong những giải pháp cố gắng tạo sự bình đẳng trong các mối tương quan quốc tế.
Lý Đông A còn dự kiến bốn xu thế thời đại, bao gồm:
Quốc tế tập đoàn an toàn (tổ chức khu vực).
Dân tộc hướng tâm vận động (hướng nội, trở về nguồn).
Quốc dân dân chủ chính trị hoá (chân chính, toàn dân, trực tiếp).
Quốc dân kinh tế xã hội hoá (chỗ khác ông viết ‘tư bản xã hội hoá’).
Hai xu hướng đầu đã giải thích ở trên. Về quốc dân dân chủ (ông còn gọi là dân chủ nhân chủ hay dân chủ toàn dân, trực tiếp), Lý tiên sinh nhận thấy khi người dân càng được tham gia vào nền chính trị quốc gia, trực tiếp quyết định những vấn đề liên quan đến đời sống mình, thay vì chỉ gián tiếp qua các đảng phái trong chính phủ thì quyền dân càng cao. Khi người dân được tự quyết định thì quyền dân tăng lên, mà quyền dân càng cao, lực nhà nước càng mạnh. Quốc hội nếu không độc lập khỏi đảng, hay quốc hội chỉ bao gồm các đảng phái tranh giành quyền lợi, xung đột lẫn nhau, hoặc quyền lợi đảng đi trước quyền lợi quốc dân, thường gây trở ngại cho sinh hoạt chính trị quốc gia. Người dân chưa được ứng cử hay trực tiếp đề cử người đại diện mình vào quốc hội. Nếu có, họ cũng không có tiền quảng bá tên tuổi, thành tích cho mọi người biết đến như đảng viên các đảng được hỗ trợ tài chánh. Cơ hội thắng cử của họ rất mong manh nếu không muốn nói là không thể. Khi người dân bất mãn điều gì thì họ chỉ có quyền biểu tình hoặc lên tiếng trên báo chí (người Việt chưa có hai quyền này), hoặc chờ đến cuộc bầu cử kế tiếp chứ không được quyền quyết định. Quyền này vẫn còn nằm trong tay các chính đảng. Tới kỳ bầu cử, người dân cũng chỉ được bầu những người do đảng phái đưa ra. Nhiều người đã lên tiếng nhưng các chính trị gia chưa có giải pháp thích đáng.
Về xu hướng kinh tế quốc dân xã hội hoá (hay tư bản xã hội hoá): Nhiều nghiên cứu cho thấy khi kinh tế tư bản dựa trên nợ nần và lòng tham, càng vận hành sâu rộng thì chênh lệch giầu-nghèo ngày càng tăng, không có cơ suy giảm; người giầu ngày càng giầu thêm mà đời sống tầng lớp trung lưu ngày càng khó khăn, chật vật. Trong lúc chu kỳ kinh tế phát triển lâu dài nhất thì cũng là lúc dân không nhà (homeless) lên cao nhất, sinh viên khó trả được nợ, phần lớn dân Mỹ không có nổi một ngàn đô cho những chi tiêu khẩn cấp. Một nghiên cứu năm 2016 cho thấy, 10% số người giầu nhất nước Mỹ, làm chủ tới 72% toàn bộ tài sản.
Bối cảnh này dễ dẫn đến nền chính trị dân tuý như đã xảy ra tại nhiều nước. Hoa Kỳ và nhiều quốc gia tư bản khác cần thực hiện những cuộc cải tổ rộng lớn để thay đổi hiện trạng. Nói cách khác, cần ‘xã hội hoá’ tư bản để lợi nhuận và tài sản được phân phối tương đối công bằng hơn cho nhiều tầng lớp, thay vì tập trung phần lớn cho thiểu số nhà giầu.
Muốn thế, phải tạo được bình đẳng cơ hội cho mọi người, mọi giới.
Tạ Dzu
(quanvan.net)
Không có nhận xét nào