Header Ads

  • Breaking News

    Phan Bội Châu - Mười thang thuốc chữa bệnh cho dân tộc Việt. (Phần 2: từ chương 8 đến chương 15. Hết)

    Dẫn ngôn
    Phan Bội Châu (1867-1940)


    Nước ta bây giờ đang cần có sách học. Học sách Tàu? Hán văn đã không còn thích dụng ở đời naỵ Học sách Tây? Pháp văn còn chưa mấy người thông hiểu. Lấy người mình đọc tiếng mình, thì sách nước mình ở lúc bây giờ không gì hơn làm bằng quốc văn. Tuy nhiên việc làm sách đó có dễ dàng đâu! Tất phải: dò xét lịch sử của nước mình đời xưa, thăm dò tệ bệnh của nước mình ngày nay, trông các gương liệt cường ở hiện tại, đo tính vận mạng dân tộc ở tương lai, nghĩ thế nào, viết một chữ, mở một lời mà hữu ích cho nhân tâm thế đạo, có thế sách mới có giá trị...

    Tôi viết quyển sách này, chẳng qua dâng một phần nghĩa vụ với Quốc dân, hay dở, đúng không, hoặc có công hiệu gì không, thì quyền ở người đọc sách. Khổng Tử nói: "Tri ngã giả, kỳ duy Xuân thu hồ, tội ngã giả, kỳ duy Xuân thu hồ", nghĩa là ai biết lòng ta tất ở sách Xuân thu, ai bắt tội ta tất cũng ở sách Xuân thu. Quyển sách tôi viết đây cũng nói như vậy.

    Sào Nam, 1927


    Chương thứ 8

    Chữa chứng bệnh "Tham lợi riêng"

    Phan Bội Châu (1927)Mười thang thuốc chữa bệnh cho dân tộc Việt

    05:39' CH - Thứ năm, 11/08/2016

    Lại có chứng bệnh nữa là chứng bệnh "Tham lợi riêng".

    Chứng bệnh ấy, người các nước tuy có ít nhiều, nhưng người nước ta tất cả 25 triệu người, ai nấy cũng trúng bệnh ấy đó. Tục ngữ có câu "cơm ai đầy nồi ấy", lại có câu "Thử thân bất độ, độ hà thân", lại có câu rằng " con vua, con dấu, con chậu chậu yêu". Đọc bấy nhiêu lời thời biết rằng: trong ruột người nước ta, viết dọc viết ngang, vạch xuôi vạch ngược, chỉ một chử "tham" mà ở trong chử "tham" chỉ có vài nét "Lợi riêng" là vừa hết bút mực. Xưa cụ Uy Viễn có câu rằng:

    "Tiền tài hai chủ son khuyên ngược,"
    "Nhân nghĩa đôi đường nước chảy xuôi"


    Mười bốn chữ đó, thật là vẽ đúng tâm tính người nước ta. Than ôi! cái lòng tham dục mà muốn cho như ý, mới nảy ra kế mưu, vì kế mưu mà muốn cho thành công, mới nảy ra sự nghiệp. Tục ngữ có câu: "muốn ăn hoét phải đào trùn", nhất thiết việc đời đều ở lòng tham dục, bảo cấm tham tuyệt dục không có lẽ thiệt! Ôi! Các anh em! Các chị em! Tôi vẫn không cho các ngài biết tham biết dục. Thà không tham, nếu tham thời tham cho lớn; thà không dục, nếu dục thời dục cho hào. Xưa ông Đế Nghêu muốn thiên hạ làm của chung mà bỏ ngôi vua của mình, vì vậy nước Trung Hoa bây giờ xưng ông Nghêu là đại thánh. Ông Hoa Thịnh Đốn muốn nước Hoa Kỳ thành một nước dân chủ, mà bỏ ngôi phú quý của mình, vì vậy nước Hoa Kỳ bây giờ còn gọi ông Hoa Thịnh Đốn là "Quốc Phụ". Kìa hai ông đó há phải không tham đâu, nhưng tham dục về cái lợi chung của ức muôn người, thời tham dục càng to, làm lợi ích cho loài người càng lớn, nhờ tham dục của một người đó mà gió xuân mưa hạ tràn trề khắp bốn bể năm châu, đội đức mang ơn dài đặc đến thiên thu vạn thế. Tham dục mà được như những bậc người ấy, ai bảo rằng tham dục là dở đâu? Đau đớn thay cho những người nước ta, trước mắt không bao giờ thấy lợi chung, trong óc không bao giờ có tư tưởng cao thượng, túi chất đầy tham, mà tham tột mực, chẳng qua là nghiện hơi đồng, hối vẫn đầy dục, mà dục kỳ cùng, chẳng qua là hầu xác thịt, kết quả đến nổi hy sinh hết lương tâm thiên lý mà làm nô lệ cho những món tư tình; vì lo sung sướng cho vợ, vì lo sung suớng cho con, vì lo sung sướng cho thân mình, suốt đêm suốt ngày hết khôn hết khéo, nhưng chắc rằng núi đồng không bao giờ lở, cây tiền không bao giờ lá rụng hoa rơi. Nào hay "Nhứt đán vô thường vạn sự hưu", của cải tiền tài không thể nào vào tay người chết; vợ vì sẵn của mà vợ hóa nên vợ hèn, con vì sẵn của mà con hóa nên con dại, tiền bạc hóa ra của phá nhà, ruộng vườn hóa ra mồ chôn sống, chẳng những nhân quần xã hội không lợi ích một tí gì, mà chính giữ thân với gia cũng lợi chưa xong mà hại đã tới. Ấy là tử chứng của những người tham lợi riêng đã rành rành rồi đó. Người ta mắc bệnh đó gần đây càng ngày càng nặng thêm, nếu không gấp chữa cho mau thì nòi tuyệt giống mòn, không thể nào cứu được.

    Tôi xin vì đồng bào dâng một vị thuốc này gọi rằng "Lòng công ích". "Lòng công ích" là cầu sự lợi ích chung cho xã hội, mà cầu lợi chung xã hội tức là lợi ích cho mình. Đạo lý đó chẳng phải nói không đâu. Những người có tai mắt, có ruột gan chắc cũng hiểụ Bao bọc chung quanh mình là xã hội, nhờ ơn xã hội mới có thân mình, mình ăn thóc thời nhờ có người cầy, mình mặc áo thời có người dệt, mình cần có công dùng thời phải nhờ người người thợ thuyền, mình cần có giao thông thời phải nhờ người buôn bán; nếu một ngày không xã hội tức một ngày đó không thân mình. Vun trồng cho xã hội sung sướng vẻ vang thời chẳng những một thân mình đã hưởng hạnh phúc chung, mà con cháu mình sau cũng sung sướng chung mãi mãi.

    Vậy thời cái lòng công ích đó, thật là một phương thuốc trường xuân bất lão cho người tạ Vậy nên trong bài thuốc tự lập, phải có một vị nầy: "Lòng công ích" một tấm rất dày.

    Chương thứ 9

    Chữa chứng bệnh Đua đuổi hư danh

    Phan Bội Châu (1927)Mười thang thuốc chữa bệnh cho dân tộc Việt

    06:32' SA - Thứ ba, 14/02/2012

    Còn một chứng bệnh nữa là chứng bệnh người ta hay đua đuổi theo cái hư danh vô vị.

    Muốn chữa cái chứng bệnh đó thời trước phải giải quyết một số vấn đề như sau này: Lòng tham người ta chỉ có hai hạng: một là lợi, hai là danh.

    Danh nên tham hay không? Bảo rằng không nên tham thời từ xưa đến nay không người thánh hiền hào kiệt nào mà không thành danh cả. Sách truyện có câu: "Đạo đức giả tất tất đắc kỳ danh", nghĩa là những người đạo đức lớn, nhứt định được cái danh dự. Thế thời danh có phải không nên tham đâu! Bảo rằng nên tham ư? Thời từ xưa đến nay, những người phấn sức hư danh, kết quả hữu danh nhi vô thực, chẳng những không lợi ích gì cho xã hội, mà cũng không thêm được giá trị cho mình ta. Thế thời danh có gì đáng tham. Nói cho đúng lẽ, danh vẫn đáng tham, mà cũng không đáng tham. Cớ sao thế? Bởi vì danh có nhỏ, có lón, danh có gần có xa, danh nhỏ và gần, như lữa lốm đốm đầu hôm, tiếng ve ve khi mùa hạ, vẫn cũng lập lòe chòe choẹt ở trong một lúc, nhưng chẳng bao lâu thời tắt ngay; danh lớn và xa thời như sấm mùa xuân, nhu bóng thái dương mùa hạ, vang một tiếng mà lừng lẫy cả năm châu, dọi môt tia mà chói chang khắp bốn bể. Người ta thử cân nhắc hai đường danh đó thời danh gì đáng tham, danh gì không đáng tham. Không cần phải nói nữa.

    Bây giờ tôi chỉ bệnh người nước ta. Tục ngữ có câu: "Tiếng lành đồn xa, tiếng dữ đồn ba ngày đường" lại có câu rằng: "Cọp chết để da, người ta chết để tiếng". Xem những câu đó thời danh vẫn nên quý, người ta cũng biết dư rồi. Nhưng tội tình thay! Óc tí ti như óc dơi, mắt ti hí như mắt muỗi, ngoài buồng the bếp núc, vẫn không biết gì là nước non, trừ sọ bò đầu lợn không biết gì là rồng rắn, mà huống gì vết xấu trong gia đình, thói hư ở xã hội gắn sâu buộc chặc, trải mấy ngàn năm ông Nghè ông Cử đã tràn đất chó rơm, mà ông Đốc ông Tham lại đầy phên rồng vẽ. Đoàn thanh niên cho đến phường tân tấn, đua danh cạnh giá, chẳng cu li thượng đẵng, thời nô lệ tối ưu, ức chưa rời nôi mà đã ưu mề đay, kim khánh, mệng chưa ráo sữa mà đã lóc lẽm những thẽ bạc ngà. Ôi! thế là vinh danh, đáng quý hóa hay sao?

    Anh chị em sao không nghĩ, đội mão mo cho khỉ, mặc áo giấy cho ma, những giống ấy là rặc giống của người phỉnh phờ ta, chẳng những không vinh gì, mà thật là một cái gương sỉ nhục. Anh gì mà danh như thế, còn gì đáng quý nữa đâu. Gông đầu khóa cổ, núi sông đã mãn kiếp ngựa trâu, mỏi gối chân chồn, cây cỏ cũng chán vai tôi tớ, thế mà còn bằng sắc, sắc bằng gì? Thế mà còn hàm, thế mà còn phẩm, phẩm hàm gì? Người ta bỏ đi mà ta lượm lấy, người xem làm rẽ rúng mà ta xem làm vinh hoa! Óc khôn ngoan ta đi đâu? Chí khí ta ở đâu? Xin các anh chị em, chứng bệnh đua hư danh đó, ta phải gấp chữa lành mới được.

    Muốn chữa chứng bệnh đó, thời phải có một vị thuốc rằng "vai thực nghiệp".

    Thực nghiệp là những giống gì? Là nghiệp nông, nghiệp công, nghiệp thương, nghiệp sâm lâm, nghiệp lục súc, nghiệp ngư diêm, nói tóm lại là nghiệp lao động.

    Lao động về nông, nông siêng thời gạo thóc đầy đủ; lao động về việc công thời công siêng mà nghề nghiệp mở mang; lao động về việc thương, thời thương siêng mà giao thông phát đạt, còn ra các việc hể lao động hết bổn phận thời việc nào việc ấy chắc cũng được thành công. Các nước Âu Mỹ bây giờ, những người quý trọng là rặt những người rất cần khổ, đắp nền danh giá, tất lấy thực nghiệp làm gốc, mở bể phú cường, tất lấy thực nghiệp làm nguồn. Thủ xem nước Hoa Kỳ mới đây, những người rất hữu danh rặt là nhà thực nghiệp; ông Hỏa du đại vương, ông Thiết lộ đại vương, ông Ngân hàng đại dương, những người đó là nhà thực nghiệp lớn. Vì thực nghiệp lớn nên tư bản nhiều, vì tư bản nhiều nên cất nổi những việc công ích lớn. Vì vậy mang ơn đội đức, khắp cả muôn người, trổi tiếng vang tăm nghe khắp cà vạn quốc.

    Lời cổ ngữ có câu rằng "Hữu thực dã danh tất qui chi" nghĩa là những người có việc thực thời danh tất đến chọ Người ta nếu biết thấu đạo lý ấy, thời hư danh còn đua đuổi làm gì! Bắt cân công lý mà cân, một li thực nghiệp quí trọng hơn một đồng hư danh, người ta xưa nay quen thói dã man, đua tuồng huyền ảo, giấc chiêm bao lợi lộc, ngày tháng say mê tuồng trò rối hư vinh, trẻ già hớn hở, những mua chuốc hư danh đó, hao biết bao nhiêu tiền của, những trau chuốc cái hư danh đó, tốn bao nhiêu thời giờ, mà hư danh càng ngày càng múa men, thời tướng thực nghiệp không bao giờ xuất thế. Kết quả dân ngày càng nghèo, nước càng ngày yếu, nòi giống mình càng ngày càng đê tiện, mà giá trị người mình cân đi nhắc lại chỉ có "thân bồi phận bếp" mà thôi, việc đáng khóc đáng than, không gì hơn thế! Anh chị em ta, nếu một mai tỉnh giấc mê, thay lốt cổ, những tiền của mua hư danh đó, xây nền thực nghệp, những thời giờ đuổi hư danh đó dùng vào trường thực nghiệp, thực nghiệp đã phát đạt thời nền móng phú cường đã vững bền; giá trị người lao động nước ta chắc cũng có một ngày lừng lẫy tiếng tăm cùng thế giới.

    Tục ngữ có câu rằng: "Trăm năm bia đá vẫn mòn, ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ". Người nước ta nếu biết tham danh thời không gì đáng tham hơn thế nữạ vậy nên bài thuốc "Tự Lập" lại phải gia vào một vị như sau này: "vai thực nghiệp" một gánh càng nặng càng hay.

    Chương thứ 10

    Chữa chứng bệnh "ái quốc giả"

    Phan Bội Châu (1927)Mười thang thuốc chữa bệnh cho dân tộc Việt

    04:56' CH - Thứ tư, 25/05/2016

    Chứng bệnh hay giả dối là chúng bệnh chung của người nước ta, mà ở trong chứng bệnh đó lại có một chứng đặc biệt là ái quốc giả.

    Gần mấy năm nay, cuộc Âu chiến cũ vừa xong, mà cuộc "thế giới đại chiến" mới đã toan gây núi, chủ nghĩa quốc gia bành trướng cực điểm, người nước ta bây giờ, ngoài thời bị làn sóng thế giới xô đẩy, ngủ không thể nào yên trong thòi bị dây sắt cường quyền trói đau, mà sống không thể nào khỏe. Lúc bấy giờ những bạn thiếu niên với phường học mới, cho đến những người ngủ say quá độ mớI đánh thót ở trong giấc chiêm bao; thấy con em mà đau đớn cho kiếp ngựa thân trâu, trông non sông mà ngậm ngùi những ngày mưa sầu gió thảm.

    Tiếng hai chữ "Ái quốc" mới văng vẳng ở bên tai người ta, hồn ái quốc tuy còn dở tỉnh dở say, mà bóng ái quốc đã nửa mờ nửa tỏ, nào là đám truy điệu, nào là tiệc hoan nghinh, nào là kỷ niệm anh hùng, nào là sùng bái chí sĩ, chuông dồn trống dục, nam bắc hát hò, xem ở trong một đám rần rần rực rực, cũng đã có mấy phần người biết quyền nước mất. Biết quyền nước mất thời tính mạng không còn, hồn nước có về thời giang sơn mới sống. Ngòi bút ái quốc cũng đã có một đôi kẻ múa men, trên tờ giấy nhật trình cũng đã tô vẻ một vài câu thương nòi thương nước.

    Nếu những tấm lòng ái quốc đó thật thà chắc chắn, thời giống Tiên Rồng, giống Hồng Lạc chẳng hạnh phúc lắm saỏ Nhưng tội tình thay! Người ưu thời mẫn thế chẳng bao lăm, mà người bán tiếng mua danh thời đầy đường chật ngõ; giọt nước mắt khóc vẫn đêm ngày chan chúa, mà xem cho kỷ thời rặt là nuớc mắt gừng, tiếng chuông trống kêu hồn, vẫn trong ngoài dóng dã, mà nghe cho tới nơi thời rặt là tiếng chuông trống trò bội; ngoài miệng thời ái quốc mà trong bụng vẫn là ái kim khánh mề đay, khi trước mặt người vẫn ái quốc, mà đến đêm thời tính toan những việc chó săn chim mồi.

    Chao ôi! Trời ôi! Ái quốc thế ru?

    Treo mặt nạ ái quốc để phỉnh chúng lừa đời, một mặt thời mua chuốc lấy tiếng chí sĩ nhân dân, một mặt thời ôm chặt lấy lốt ông Tham bà Đốc. Ôi! Các anh em! Ôi các chị em! người Âu châu Nhật Bản, ai ái quốc nhu thế, thà không ái quốc còn hơn, chá vàng ngoài mặt làm tai vạ cho những kẻ chuộng vàng, xức mật đầu môi, làm khổ cực cho những người say mật, vì đã vũ phu mà oan đến ngọc, vì tròng mắt cá mà họa đến châu.

    Ôi! Chứng bệnh ái quốc giả kia, chết nước chết nòi vì chứng bệnh đó, chứng bệnh đó nếu không trừ khỏi 25 triệu dân tộc chắc chôn sống ở rày maị Tôi ngồi sâu nghỉ lặng, khấn nguyện chín phương trời, ước ao thần hộ phật phù, cứu khổ cứu nạn cấp cho tôi vị thuốc để chữa chứng bệnh đó cho người ta, mới được vị thuốc này: "Bụng nhiệt thành".

    Bụng nhiệt thành đó là gốc ở một tấm lòng đỏ của loài ngườị Khi mẹ mới hoài thai thời đã đúc sẵn một hòn máu nóng, đến khi sinh thành trưỡng đại, thời hòn máu đó càng nuôi nấng càng lớn lao, càng nấu nung càng tươi thắm, giọt máu đó xối vào sắt, sắt phải tan, giọt máu đó rưới vào ma, ma phải tránh. Người Nhật Bản có câu rằng "Tinh thành sở chí kim thạch năng khai" nghĩa là khi tinh thành đã tới nơi, dầu đá vàng cũng nức nở. Ông Khổng Tử có câu: "Thất phu bất khả đạt chí", nghĩa là chí vững bền của một người không ai cướp được. Những câu nói đó, đều là vẽ cả nết nhiệt thành người ta, có đầy đủ một tấm nhiệt thành mới trọn vẹn mười phần ái quốc, thành mà không nhiệt thời kém phần nóng sốt, mà cái thành đó dễ nguội, nhiệt mà không thành kém sức vững bền, mà cái nhiệt đó dễ lạnh, đã thành lại nhiệt, đã nhiệt lại thành thời thần quỷ phải kinh, gió mưa chông gai cũng phải dẹp, chỉ có ai sợ ta, mà ta không phải sợ ai, chỉ có ai ỷ lại vào ta, mà ta không ỷ lại vào ai.

    Đã biết nước là mẹ ta, thời dầu hy sinh ta với nước mà ta không quản, trong óc chỉ có nước, ngoài việc nước ta không màng gì lợi, ta không thiết gì danh; nhiệt thành thế này mới là ái quốc, ái quốc thế này mới hay cứu quốc.

    Ruột tằm máu quốc thề sống thác với non sông, dạ sắt lòng son chẳng lụt sờn vì mưa nắng, nhiệt thành như vậy, người nước ta có khó gì tự lập đâụ Vậy nên trong bài tự lập lại cần nhất là vị thuốc này: "Bụng nhiệt thành" 10 phân luyện chín.

    Chương thứ 11

    Chữa chứng bệnh "không biết hợp quần"

    Phan Bội Châu (1927)Mười thang thuốc chữa bệnh cho dân tộc Việt

    07:35' CH - Thứ ba, 21/02/2012

    Các chứng bệnh như trên kia là các chứng bệnh cá nhân. Bây giờ lại kể một chúng bệnh như sau này là bệnh chung về đoàn thể. Người ngoại quốc thường khinh bỉ người nước ta, có một câu rằng: "Không có một đoàn thể nào từ ba người trở lên". Câu nói đó, thoạt mới nghe, tưỡng chừng là quá đáng, nhưng xét cho đến tình hình xã hội nưóc ta, tinh thần người dân nước ta, tan tan, tác tác, rạc rạc, ghét nhau, ngờ nhau, ai lo thân nấy, bảo rằng không đoàn thể từ ba người trở lên, vẫn có thể thật.

    Suy cho đến nguyên cớ bởi vì sau đây, thời chỉ vì không biết nghĩa hợp quần mà thôi. Hợp quần là sao? Là hợp cả một bầy lại cho thành một đoàn thể. Ví như tay chơn tai mắt có hợp mới thành được một thân; cột kèo rui mèn có hợp mới thành được một nhà; từ việc nhỏ đến việc to, muốn nên một việc, tất phải có một bầy; muốn nên một bầy, tất phải có cách hợp.

    Thuở xưa giao thông chật hẹp, núi bể chia lìa, mưa gió riêng trời mình, bờ cõi riêng đất mình, người mình đua đuổi với người mình, dầu kém dầu hơn, dầu thua dầu được, cũng chẳng qua là nhà mình mình ở, của mình mình ăn, nếu không biết hợp quần cũng chưa lấy gì làm tai hại lắm. Thử xem đời bây giờ có thể được ư? Bể Đông Tây chung nhau làm một vũng câu; châu Âu Á chung nhau làm một rừng bắn, người đem cả trăm chân nghìn tay, trăm khôn nghìn khéo dắt đoàn kéo lủ mà áp đến nhà mình, xô cửa phá buồng, bửa rương móc túi, bầy người càng đông thời thế người càng mạnh, bầy mình càng ít thời thế mình càng cô, lửa đốt nhà đã tận nóc, nước nuốt thuyền đã tận mui, mà bà con trong nhà, trong thuyền đây hãy còn anh với em cắp dao trỏ nhau, lái với bạn trừng mắt dòm nhau, kể việc rất ngu ở trong loài người có ai hơn thế nữa! Than ôi! Thịt nát thì xương cũng tan, môi mất thì răng cũng lạnh. Nghĩa hợp quần đó còn mờ mịt thêm một ngày thời họa diệt chủng càng cấp bách thêm một ngày.

    Ôi! Các anh chị em! Cái chứng bệnh không biết nghĩa hợp quần đó không biết chữa mau, còn chờ gặp ma Chiêm Thành mà gục đầu thú tội sao? Thấy tình cảnh các anh chị em mà óc tôi nhức, máu tôi sôi, tay chân tôi nổi gai gốc. Tổ tiên ta nếu còn thiêng, nòi giống ta nếu còn phúc thời chứng bệnh ly quần đó chắc được một vị thuốc sẽ chữa lành ngaỵ Tôi nghĩ đi nghĩ lại, suốt mấy đêm ngày mới được một vị thuốc là giãi "Đồng tâm". Đồng tâm nghĩa là người nào người nấy đồng một lòng: giãi đồng tâm nghĩa là ức muôn triệu người kết hợp nhau làm một dây, thân thể tuy khác nhau, mà tinh thần in nhau như hệt. Xưa ông Trụ có ức muôn người, hưng cũng ức muôn bụng: vua tôi Võ Vương có mười người, kết quả thời vua Võ Vương được mà ông Trụ thuạ Đó mới biết rằng tâm đồng nhau thời nhược hóa nên cường, tâm chẳng đồng thời cường hóa nên nhược, Vì sao thế? Lòng khác nhau thời rẽ bầy, rẽ bầy thời mạnh hóa nên hèn; lòng đồng nhau thời chung bầy, chung bầy thời hèn hóa nên ma.nh. Vậy nên hai chữ "Đồng tâm" là phương thuốc hiệp quần rất thiêng liêng, rất ứng nghiệm.

    Tuy nhiên có kẻ nói rằng: "đông ngưòi thời tất phải nhiều bụng, nhiều bụng thời không thể nào đồng lòng. Cái sự đồng tâm đó thật là khó khăn lắm". Ôi! Các anh chị em! Câu nói đó thật quá ngu! Xưa nay đồng lòng, không đồng lòng chỉ vì có một cớ: chủng tộc không đồng, ngôn ngữ không đồng, tập tục không đồng, thế mà muốn đồng lòng vẫn khó lắm. Đến như người nước ta, nòi giống vẫn đồng với nhau, ngôn ngữ vẫn đồng với nhau, tập tục vẫn đồng với nhau, mà huống gì lối tử sinh đường vinh nhục lại đồng với nhau; chim ở chung một rừng, cá ở chung một bể, nếu chẳng may bể khô rừng cháy thời một lồng, một tấm vãy còn mong sống sót được sao? May gặp lúc bây giờ rừng hãy còn cây, bể hãy còn nước, kết hợp cả bầy, đồng một lòng, chung một dạ, tính đường đi đứng, lựa bước lên lui, dắt nhau ra khỏi ngục trầm luân, kéo nhau thoát khỏi vùng đồ thán, xoay họa xưa làm phúc, rửa vết dơ trong pho sử cũ, thay lấy vẻ vinh quang biết bao nhiêu công nghiệp lớn lao chỉ ở trong một gốc lòng anh chị em mà nên tất cả. Vậy thời giãi đồng tâm đó thật là phương thuốc khởi tử hồi sinh của món ta không còn gì hơn nữạ Vậy nên trong bài thuốc "Tự Lập" có một vị thuốc như sau này: "Giãi đồng tâm" một dây càng kiên thực càng tốt.

    Chương thứ 12

    Chữa chứng bệnh "mê tín hủ tục"

    Phan Bội Châu (1927)Mười thang thuốc chữa bệnh cho dân tộc Việt

    02:27' CH - Thứ sáu, 24/02/2012

    Nước ta kể người có 25 triệu, kể đất có 70 vạn ngàn thước vuông tây, nếu làm một nước tự lập chắc không khó gì! Cớ sao mà hèn hạ suy đồi? Thuở xưa còn làm một nước phụ dung, tới bây giờ lại trụt xuống làm một nước nô lệ. Ôi! Nước ta không phải một nước hay sao? Người nước ta không phải là người hay sao?

    Không phải, nước ta vẫn là một nước, người nước ta vẫn là người, nhưng chỉ vì dân không có quyền, nên mỗi bước không tự lập. Dân vì sao mà không có quyền? Thời vì dân không trí; dân không có trí; nên mới mê tín quá nhiều. Bệnh mê tín rất nặng là mê tín quyền vua; vì mê tín quyền vua, nên mê tín quyền quan, mà quyền vua quyền quan lại lợi dụng quyền thần làm xe pháo. Ba quyền đó một ngày một nặng, thời quyền dân không còn một tí gì; quyền dân đã không còn, thời dân dại, dân yếu đuối hư hèn, muôn việc chỉ trông mong vào vua với quan. Vua với quan không làm xong, thời trông mong vào thần; đến thần cũng không làm xong, thời bó tay chịu chết. Mấy ngàn năm trở lại triều đình là bồi bếp của một nhà, nhân dân là ngựa trâu của một họ; mấy mươi triệu đầu đen máu đỏ, còn gì là tư cách người; rặt là mù mà người mù có mắt; rặt là điếc, mà người đếc có tai; rặt là câm; mà người câm có miệng, rặt là què mà người què mà người què có chân tay; cái việc lạ lùng quái gở ở thế gian, không ai như người nước ta nữa. Thăm cho đến gốc bệnh, chỉ vì mê tín những tục hủ cổ mà thôi.

    Mê tín vua, mê tín quan, chưa lấy gì làm kỳ, kỳ thứ nhất là mê tín thần; vì mê tín thần đó mà sinh ra vô số việc nực cười; ngày giờ nào cũng là trời bày định, mà bảo rằng có ngày dữ ngày lành; núi sông nào cũng là đất tự nhiên, mà bảo rằng có đất tốt đất xấu; vì nấu ăn mới có bếp mà bảo rằng ông thần táo; vì che mưa gió mới có nhà; mà bảo rằng có ông thần nhà; cho đến thần cửa, thần đường, thần cầu tài, thần cầu tử, trăm việc gì cũng trông mong vào thần, kết quả thời thần chẳng thấy đâu, chỉ thấy cửa nát nhà tan, của mòn người hết.

    Tin thần bao nhiêu thời tai họa bấy nhiêu. Kìa xem như đạo Thiên Chúa chỉ sùng phụng một vị Đức Chúa Trời ngoài ra không thần gì cả, nhưng nuớc vẫn mạnh, nhà vẫn giàu, người họ vẫn sung suớng, họ chỉ thua ta một việc: thần đã không tế thời xôi không, thịt không, heo bò cũng không, mà phần kính phần biếu đều không tất cả; nhưng họ vì đó mà của hao thời ít, của nở thời nhiều, tốn phí vô ích bớt một phân. Ấy mới biết rằng mê tín thần quyền là tục ngu hủ của người ta, thật rõ ràng rồi đó. Tục ngu hủ đó không quét sạch thời nền phú cường kia không bao giờ dựng nên. Nhân vì ngu mà sinh ra hủ, nhân vì hủ lại thêm ngu, mắt người bị người bịt, mà lại bảo rằng trước mí mắt không nước non; tai bị người bưng mà lại bảo rằng bên lổ tai không gió sấm; tay chân bị người người xiềng khóa mà lại bảo rằng tay chân mình đáng số cu li! "Chúng tôi dại dột", câu nói ấy giắt chặc ở bên lưng. Quỳ lạy trước tượng đất hình bùn mà xem làm quốc túy; giữ gìn lấy áo hôi mũ thúi mà bảo rằng gia truyền! Ngẫn ngơ, ngơ ngẫn đến thế thời thôi! Trông người lại gẫm đến ta, thiệt cười dở mà khóc cũng dở.
    Than ôi! Xưa nay chứng bệnh mê tín hủ tục kia phải gấp chữa mau mới có lẽ sống. Tuy nhiên, muốn chữa chúng bệnh đó, phải thế nàỏ Xưa nay, những tập tục hủ bại vì có hai lẽ; một thời vì cơ quan giáo dục chẳng hoàn toàn, một thời vì trí khôn người ta chưa phát đạt.

    Từ thế kỷ 19 trở lại đây, khoa học các nước càng ngày càng phát sinh, trí não các nước càng ngày càng nẩy nở. Thử xem điện học phát minh mà ông "thần lôi" đã không dám hống hách; địa học phát minh mà nhà phong thủy long hổ đã không dám múa men; sinh lý học phát minh mà thần rắn quỷ trâu đã cùng đường trốn tránh; huống gì học thuyết Lư thoa đã xuất hiện thời quyền dân với quyền lao động đã vùn vùn vụt vụt như gió thổi, như thủy triều lên, dầu ai muốn ngăn mà ngăn sao đặng? muốn cấm mà sao cấm đặng? Ngọn cờ thần quyền chắc rày mai cũng bị trận gió văn minh kia đánh đổ, mà vách tường hủ tục cũ chắc cũng bị làn sóng văn minh kia đánh tan.

    Thế thời muốn chữa bệnh mê tín người nước ta, không thuốc gì hơn trí thức mới nữa. Trí thức đó, nếu tìm tòi suy xét thăm cho tận gốc, dò cho tận nguồn biết tính người là thiêng hơn vạn vật thời không thần gì hơn thần ở tâm; biết nhơn dân là quí trọng hơn vua với quan, thời không quyền gì hơn quyền lao động. Có óc thời ta dùng sức nghĩ, có tai thời ta dùng sức nghe, có mắt thời ta dùng sức thấy, có tay chân thời ta dùng sức hoạt động, đua khôn đấu mạnh cùng dân các nước đời nay, 20 triệu con Lạc cháu Hổng bỗng chốc mà tỏ ra giòng thần giống thánh.

    Người nước ta có khó gì tự lập đâu? Vậy nên dùng bài thuốc tự lập, phải có một vị đầy "Trí thức mới" 10 phân, trộn vào "hoa tự do" không kỳ nhiều ít.

    Chương thứ 13

    Chữa chứng bệnh "không biết đường kinh tế"

    Phan Bội Châu (1927)Mười thang thuốc chữa bệnh cho dân tộc Việt

    09:04' CH - Chủ nhật, 04/03/2012

    Nếu có ai hỏi rằng: nước vì sao mà mạnh, dân vì sao mà giàu? Thời tôi xin trả lời rằng: "Nguồn bể phú cường chỉ cốt ở đường kinh tế".

    Người ta nghe hai chữ "kinh tế", chưa hiểu nghĩa ra làm sao, huống gì là đường kinh tế. Xưa truyện Đại học có câu rằng: "Sinh chi giả chúng, thực chi giả quả, vi chi giả tật, dụng chi giả thư", nghĩa là của sinh nở ra thời nhiều, của ăn tiêu đi thời ít, người làm của thời cần kíp, người dùng của thời dè dặt. Sách Tây cũng có câu: "Những hạng người sinh ra lợi thời nhiều, những hạng người chia mất lợi thời ít". Góp hai câu nói đó thời cách đường kinh tế, dầu đông tây cũng chẳng khác gì. Nói tóm lại, chỉ có một cách sinh nở thời thường vô cùng, mà tiêu hao thời thường phải hạn, của trời đất sinh ra thời biết đường lợi dụng, của nhân lực làm ra thời biết đường mở mang, có thế mới gọi là "Kinh Tế".

    Người nước ta thời thế nào? Việc tiêu dùng thời không biết đường hạn chế, cách làm ăn thời không biết đường cải lương, sự nghiệp dân sinh trong một nước chỉ nhờ cậy về nông, chân lấm tay bồng, kẻ làm khôn hết mực, cày sâu cuốc bẩm, xem làm khéo cùng kỳ. Ngoài mấy đám đồng cạn ruộng sâu, nào khoáng sản, nào sơn lâm, nào công trình nào thủy lợi chẳng biết một tí gì. Người ngoại quốc lấy máy móc đở tay chân tay, mà mình thời không biết đua, của sinh sản ngày không một hào một li, mà của tiêu xài ngày có hàng nghìn hàng vạn; thấy người ta sang trọng, ta cũng sang trọng, nhưng cái đồ sang trọng đó rặt là cắt thịt nhà để vá cánh giặc; thấy người ta sung sướng, ta cũng sung sướng nhưng cái mồi sung sướng đó, rặt là nặn sữa mẹ để nuôi người dưng. Bao nhiêu vật lạ của ngon, nào rượụ nào thuốc, nào trà, nào vải bông, gấm vóc, không một thức gì là tay chân mình chế tạo, mà cũng không một đồng tiền nào không phải máu mủ mình ép ra; tiền của người không một đồng nào vào tay mình, mà máu mủ mình thời trót tháng quanh năm chỉ những trét miệng hùm, no bụng sấu. Trí khôn người ta như thế, còn nói "Kinh Tế" được đâu!

    Than ôi! Thiên thời ta vẫn tốt, địa lợi ta vẫn giàu, mà tay mắt tay chân ta vẫn không kém gì ai cả! thuốc ta, rượu ta, trà ta, vải vóc ta, không dùng được hay sao? Không chế tạo được hay sao? Cớ sao thợ thuyền buôn bán thời không thấy tới, mà chỉ thấy lui; xài phí ăn tiêu thời chỉ thấy thêm mà không thấy bớt, đã một mặt thời quen nết tham thanh chuộng lạ, một mặt thời giử nết ở nể ăn không; bể toan khô nước mà ngồi đợi trời mưa, đèn toan hết dầu mà nằm chờ trăng mọc.

    Người ngu ngẩn đến thế, không chết rày thời chết mai, chỉ e mấy tấm ván hòm chưa dự bị bao giờ đặng. Tôi nghĩ đến nông nổi thế mà khóc than cho vận mệnh người nước ta, chúng bệnh về đường kinh tế nếu không lo chạy chữa cho mau thời nòi giống chúng ta chẳng tuyệt diệt về thủy hỏa, binh đao, mà tuyệt diệt về đồ ăn thức mặc! Ai là người có tâm huyết, chắc cũng lấy lời nói làm đúng rồi.

    Bây giờ xin nghĩ một vị thuốc để chữa chứng bệnh này. Vị thuốc ấy là giải đấy là vị "Nội Hóa". Trình độ dân ta còn thấp trí thức dân ta còn non, bảo nhờ cậy việc công, việc thương, sẽ đấu mạnh đua giàu với các nước, cái hy vọng đó, ở ngày nay thiệt chưa có được ngay, song e tục ngữ có câu rằng "Khéo ăn thời no, khéo co thời ấm", đồng bào ta bây giờ mà muốn cho được điều no, điều ấm thời phải có một cách khéo mà thôi.

    Đường sanh lợi chưa có thể phát đạt được đến mười phân thời đường tiêu xài phải dè dặt từ một li, một mảy cần thứ nhứt là dùng nội hóa. Đó thiệt là một vị cứu cho chứng bệnh người ta. Đồ ăn ta; ta ăn, đồ mặc ta; ta mặc, đồ dùng ta; ta dùng, dầu mỡ máu mủ ta, ta bồi bổ cho ta, bớt một li của ra tức là thêm một li của vào, bớt một đồng tiền chết, tức là thêm một đồng tiền sống. Nội hóa tiêu dùng ngày càng chảy, thời các món công thương nghề nghiệp cũng nhân đó mà cạnh khéo đua khôn, đắp tư cơ sẽ tạo nên thời, đúc trí tuệ sẽ gây nên thế, họa may bụng đà khỏi đói, mà óc cũng thêm no; dân sinh đã khỏi nỗi khốn cùng thời dân trí cũng có cơ tấn bộ. Theo tạo nhân mà tìm đường kết quả, cái việc chấn hưng nội hóa đó chẳng phải là gấp lắm sao? Vậy nên trong bài thuốc tự lập phải có một vị thuốc như sau này "Nội hóa" một vạn thức, kiêng ngoại hóa.

    Chương thứ 14

    Chữa chứng bệnh "không biết thương nòi giống"

    Phan Bội Châu (1927)Mười thang thuốc chữa bệnh cho dân tộc Việt

    07:12' SA - Thứ tư, 14/03/2012

    Người ta còn một chứng bệnh rất to, là chứng bệnh "không biết thương nòi giống". Người ta mắc lấy chứng bệnh đó, chẳng những trái hẵn tính loài người, mà với các giống vật có một điểm trí khôn cũng còn thua kém nữa.

    Kể chứng bệnh ác độc thứ nhất, không gì hơn chứng bệnh này: Kìa con ong vẫn có nọc, mà ong ở chung một ổ không bao giờ cắn nhau; cọp vẫn hay ăn thịt, mà cọp ở chung một xứ không bao giờ ăn nhau. Thường xem bầy kiến, nó vẫn là một loài vật rất nhỏ nhen, mà cũng có một điễm tốt rất lạ: nó ở chung nhau một bộng, có hàng trăm hàng ngàn con, một con đi ra thoạt thấy được mồi ăn, thời tức khắc chạy về tin cho anh em mình cả; tha mồi thời khó nhọc chia với nhau, ăn mồi thời ngon ngọt chung với nhau, không bao giờ được mồi mà ăn riêng cả; lại có khi tránh mưa trốn gió, dắt đoàn kéo lũ đi chung, con nhỏ, con lớn, đoàn trước, đoàn sau, dắt nhau đi không khác gì một đội quân lính; chẳng may giữa đường có con nào bị tử thương thời chúng kiến xúm nhau cõng nó về hang, không bao giờ bỏ bạn chết mà đi cả! Thế mới biết thương nòi giống, dầu loài vật cũng có tấm lòng thành, chung một máu mủ thời họa phúc chia nhau, nghĩa đồng tử; đồng sinh vẫn trước sau một mực.

    Vật còn như thế, người có lẽ thua nó hay sao? Quái ngán thay! Lạ lùng thay! Đến người nưóc ta thời khác hẵn! Tục ngữ có câu rằng: "Gà một chuồng bôi mặt đá nhau!" lại có câu: "Kẻ chết đã xanh, người nhăn nanh mà cười!" lại có câu: "Đi ra tưỡng bắt trâu cò, trâu cò không bắt, bắt bò, bò ôi!", mấy câu thí dụ đó, ngẫm nghĩ cho kỹ thiệt là về nết xấu của người nước ta quá đúng rồi đó.
    Ôi! Các anh chị em! Máu in nhau giọt đỏ, da in nhau sắc vàng, đầu in nhau tóc đen, mắt in nhau tròng mắt, giống

    Tiên Rồng, nòi Hồng Lạc trải qua mấy nghìn năm mới có bây giờ con một họ, cháu một giòng, nếu cứ như lẽ thường chắc máu ai thấm thịt nấy, đánh đá thời đau đến lòng gạch, chết thỏ thời sa nước mắt hồ; vẫn đạo trời có thế mới đương nhiên, mà tính người cũng có thế mới chính đáng. Cớ sao mấy mươi năm gần đây tình hình ở xã hội, cách hành động các anh chị em ta, thương nhau, bênh nhau, chẳng bao lăm người, mà ghét nhau, hại nhau thời không xiết kê?? Rước voi dầy mồ ông vải, cõng rắn về cắn gà nhà, việc đó thiệt bất nhân vô đạo đã quá chừng, mà người mình trở lại nhận làm khôn làm khéo!

    Xin ai thử nghĩ, mồ ông vải trúc, mà voi có ơn gì đến mình không? Một mai gió mây biến hóa, dâu bể đổi dời, voi đã tan xương, rắn cũng đứt nọc, các ngài lúc bấy giờ đêm khuya mò bụng hỏi bóng thăm hình, mồ tan hoang vì aỉ Gà nhao nhác vì ai? Mình còn mặt mũi nào thấy ông bà ở dưới đất, trông cô bác ở trên đời? Đau đớn thay! Tội tình thay! Cái chút bệnh không biết thương nòi giống đó, hú ba hồn chín vía các ngài, nên thang thuốc cho mau mới phải! Bây giờ tôi xin làm ơn cho các ngài vị thuốc này: "Giống thân ái" đó, vào trong lòng ngườị Người vì có hột giống ấy mới khai nên hoa, mới kết nên quả, mà nòi giống người mới sinh trưởng vô cùng. Nếu lòng người mà không có hạt giống ấy thời gọi rằng "Lòng chết" .

    Ông Lão Tử có câu: "Ai mạc đại ư tâm tử", nghĩa là người ta lòng chết không gì đau đớn hơn; nếu thiệt lòng người thời bao giờ chết đặng! Lòng mà đến chết, vì không hột "giống thân ái" mà thôi.

    Đức Gia Tổ có câu: "Ái nhân như kỹ", nghĩa là thương yêu người như thương yêu mình. Đức Phật Tổ có câu: "Nhất thiết từ bi", nghĩa là không kể người không kể ta, nhứt nhứt luật thương yêu cả.

    Đạo Nho cũng có hai chữ "Khiêm ái". Nhà triết học Tây cũng chủ trương hai chữ "Bác ái". Xem chừng như những đạo lý các thánh hiền nói đó, thời hể chung một loài người dầu ai cũng nên thân ái, huống gì chung một nòi giống nữa ru! Nòi giống ta, ta thương yêu lấy nhau; có cơm ta no chung, có áo ta ấm chung, có nhà cửa ta ở chung, gặp việc vui ta vui chung, vì hột giống thân ái đó càng ngày càng nẩy nở, hoa tự do nhân đó mà muôn tía ngàn hồng, Nam reo Bắc thổi. Việc đồng tâm của 25 triệu nòi giống ta chắc cũng do ta rày mai mà trông được hẳn! Vậy nên ở trong bài thuốc tự lập lại còn có một vị như sau này: giống "thân ái". Hằng hà sa số hột, hột nào càng chắc càng hay!

    Chương thứ 15

    Chương sau hết: Bài tóm cách làm việc

    Phan Bội Châu (1927)Mười thang thuốc chữa bệnh cho dân tộc Việt

    10:18' SA - Chủ nhật, 27/05/2012

    Các chứng bịnh đã chữa lành rồi bây giờ mới tính cách làm việc.

    Thứ nhất là phải có chủ nghĩa, thứ nhì là phải có chương trình, thứ ba là phải có kế hoạch. Có đủ ba điều đó thời việc mới có thể làm nên.

    Bây giờ xin giải thích điều thứ nhất:

    Hể phàm làm một việc, tất trước phảicó chủ nghĩa. Chủ nghĩa có tốt có xấu, có phải có chẳng. Khi ta bắt đầu sắp sửalàm việc thời ta phải hết sức kén chọn.

    Thấy chủ nghĩa gì đã tốt lại phải,thời ta phải giữ chặt chủ nghĩa ấy mà làm; ví như bắn bia phải nhìn các trungtâm bia cho chắc chắn; ví như vượt bể tất phải dòm xét cái mũi châm phương hướng cho kỹ càng. Trung tâm bia đó đã nhìn được chắc chắn bắn mới không sai,châm phương hướng đó xét được rành thời thuyền đi mới không lỗi. Người làm việc mà có chủ nghĩa, đó là vào trường bắn mà xem thấu bia, vặn máy thuyền mà địnhchắc hướng, Vậy nên người làm việc, trước hết phải kén chọn chủ nghĩa cho vững vàng.

    Bây giờ lại giải thích điều thứ nhì:Khi sắp sửa làm việc thời kén chọn chủ nghĩa vẫn cần lắm; nếu đã có chủ nghĩamà khi bắt tay vào làm mà không có chương trình, thời như người đánh cờ màkhông tính suốt cả bàn, vội vàng lụp chụp, thấy nước thời đi, nước sau đem lại nước trước, nước trước đem lại nước sau, thời bàn cờ đó tất nhiên phải thua. Vìvậy, làm một việc gì, tất phải định một cái chương trình cho việc ấỵ Ví nhưmuốn đi một lối đường từ Huế ra Hà Nội, tất phải tính toan từ khi bước chân ra đi, cho đến khi tới Hà Nội, tiền đi xe lửa tốn hết bao nhiêu, tiền đi ô tô hếtbao nhiêu, tiền đi xe tay và tổn phí ở trên xe hết bao nhiêu, lại phải nghĩ trước cả mọi điều, như giấy thông hành, giấy căn cước, đồ hành trang, người đàytớ, với giữa đường phải xuống ga nào; đến nơi thời trú những nhà nào; vả lại, khi giữa đường hoặc khi đến nơi, có điều gì trở ngại hay không, thời phải tínhlàm cách gì cho trơn chảy. Lại như tiền tổn phí, tất phải phòng dự, chớ "đo bò làm chuồng", lỡ khi thiếu thời dang dở; việc phòng bị tất phải sắp đặt sẵn sàng, chớ "bắc nước đòi gà"; sợ khi gấp thời không xong.

    Người trỏ lối đưa đường phải lựa cho thập phần chắc chắn, chớ có rước thầy mù coi đất mà đến khi lỡ làng. Tính toán các điều ấy đủ rồi thời ta định sẵn một cái chương trình, việc gì trước ta làm trước, việc gì sau ta làm sau, việc gì lành ta theo, việc dữ thời ta tránh.Chương trình chắc chắn, noi đó mà đi, có sợ gì đi không tới nơi đâu?

    Bây giờ lại giải thích về điều ba: Hễ phàm một chủ nghĩa vẫn chính đáng, chương trình vẫn tinh tường, còn một điềuđáng lo là còn sợ kế hoạch không được hoàn thiện, vậy nên cần có kế hoa.ch. Ông Khổng tử có câu rằng:

    "Hiếu mưu nhi thành", nghĩa là làm việc phải có tìm mưu mẹo, mà mưu mẹo phải tìm cho đến chốn đếnnơi. Sách Binh thư có câu: "Đa toán thắng, thiểu toán bất thắng",nghĩa là tính toán được nhiều nước thời ăn hơn, tính toán được ít nước thờiphải thuạ Ví như hai người vật nhau một người sức mạnh mà không có mẹo, mộtngười sức yếu mà có nhiều mẹo, thời người sức yếu chắc ăn hơn. Cái mẹo đó, tứclà kế hoạch; mà trong khi tính toán kế hoạch, thời phải đủ ba điều: một là cân nhắc về phần trí khôn; hai là cân nhắc về phần lực lượng; ba là cân nhắc vềphần thời thế. Lựa trong ba điều đó, mà tính toan bày đặt cho đủ cả mọi đường,như làm một bài tính, không bỏ sót một con số nàọ Đó là kế hoa.ch. Việc thiên hạ đầu nhỏ đầu to, nhưng mỗi một việc tất phải có một kế hoạch; nếu kế hoạchđược tinh tường chu đáo, thời có việc gì là chẳng nên? Nói tóm lại, làm việcphải có chủ nghĩa, mà mình đối với chủ nghĩa tất phải hết sức trung thành, thàlà vì chủ nghĩa mà giết mình, chẳng nên vì mình mà giết chủ nghĩa. Như ông TônVăn trót một đời người hết sức trung thành với "Tam Dân chủ nghĩa",thật là gương cho ta đó. Còn ngoài ra như chương trình tất phải châm chước chokỹ càng, tổ chức cho hoàn thiện, mà lại phải có kế hoạch cho kỹ càng thờichương trình mới thực hành được; nếu có chủ nghĩa mà không có chương trình, thờichủ nghĩa không bao giờ thực hiện; nếu có chưong trình mà không kế hoạch thờichương trình không bao giờ thành công. Vậy nên ở trong cách làm việc phải cầncó cả ba điều đó.

    Lại còn có một lẽ người ta cần phảibiết, biết không thấu thời làm không xong. Ông Tôn Văn có câu nói rằng"Tri nan hành dị", nghĩa là biết được rành thời khó; đã biết rồi màlàm thời dễ. Nếu anh em làm việc cần phải biết cho rành. Lại còn một tệ bệnh,người ta càng nên biết lắm.

    Thí dụ: Muốn lấy trộm một nhà ônggiàu thời làm thế nào? Những khi bình thường phải giả ngẫn giả ngơ, giả khờ giảdại, chớ cho ông nhà giàu đó biết mình là kẻ trộm bợm. Vậy sau khi thực hànhmới dễ được thành công. Ông Lão Tử có câu nói rằng: "Đại trí nhượcngu", Nghĩa là những người khôn rất to thời phải làm như hình người ngụLại có câu rằng: "Đại xảo nhược chuyết", nghĩa là những người khéo rất to, thời phải làm như hình người vụng. Vậy nên những người muốn làm việc,trước phải bồi dưỡng hai cái tinh thần:

    1. Tinh thần nín nhịn;

    2. Tinh thần tránh tiếng.

    Hay nín nhịn thời chớ có giận vặtvới hung hăng những thói vũ phu; hay tránh tiếng thời chớ có bán tiếng muadanh, để cho những người tầm thường không kể mình là giỏi mới là hay.

    Sách Binh Thư có câu rằng:"Tịnh như xử nử, động như thoát thố". Câu trên nghĩa là: Khi ta hãycòn lặng lẽ, thời êm đềm kín đáo như chị con gái chưa lấy chồng ở trong mộtchốn buồng sâu, vẫn mình là rất muốn lấy chồng, mà không để cho ai biết".Câu nói đó là bày vẻ cách kế hoạch cho người ta làm việc. Câu nói dưới nghĩalà: "Khi ta hành động tất phải nhìn theo thời thế mà theo cho gấp, như conthỏ ở trong lồng mà được xổ ra, thời bổng chốc mà chạy rất mau, dầu ai lanh đếnmấy cũng không có thể bắt được nó". Câu nói đó là bày vẻ cho cách người tahành động. Cách làm việc nếu được như hai câu nói đó thời việc gì cũng thànhcông; nếu không được như hai câu nói đó, thời việc gì cũng thất bại.

    Tuy nhiên, lại có một lẽ: Hễ phàmtính việc thời tất muốn thành công, mà đã có gan làm việc thời lại phảiI không sợ thất bại; bởi vì, hể làm việc tất phải trải qua một lối thất bại mới đếnthành công.

    Sách Tây có câu: "Thất bại làmẹ đẻ ra thành công". Tục ngữ ta có câu rằng: "Đứt tay mới haythuốc", Vây nên những việc thất bại, chính là trường học thiên nhiên màdạy bảo cho mình đến thành công. Người ta chỉ sợ mình không có gan làm việc,còn thất bại thời không nên sợ gì; càng thất bại càng làm, càng làm càng sinhra khôn khéo; trải qua một phen thất bại thời thêm ra được một mối thành công.Vậy mới biết: Thất bại là mẹ đẻ ra thành công, có thế thật!

    Cuối Đông năm Kỷ Hợi (2019)

    Phan Bội Châu

    Không có nhận xét nào