Các hãng tin Mỹ đưa tin nói đương kim
Tổng thống Trump vận động được 46 triệu USD cho quĩ tranh cử của ông,
trong quí tư năm 2019. Số tiền này cao hơn bất cứ ứng cử viên Đảng Dân
chủ nào thu được trong cùng thời gian: Ông Bernie Sanders 34 triệu rưỡi,
ông Buttigieg 24.7 triệu, ông Joe Biden 22,7 triệu, ông Andrew Yang 16
triệu rưỡi, bà Elizabeth Warren thì nghe nói rằng đang hụt hơi vì số
tiền vận động được không cao như dự tính.
Ông Bernie Sandesr là một ứng cử viên thu hút giới trẻ, quyên được nhiều tiền từ người bình dân. Ảnh GPB News. |
Hai ông tỉ phú là Michael Bloomberg và Tom Steyer, cũng của Đảng Dân chủ, dùng luôn tài sản đồ sộ của mình để tranh cử.
Lý
do của sự thành công của ông Trump trong việc gây quĩ được cho là những
ủng hộ viên của ông, các tổ chức đồng minh của ông tức giận chuyện Hạ
nghị viện do Đảng Dân chủ dẫn đầu toan tính truất phế ông.
Nhưng
những người thuộc phe Dân chủ nhìn vào các con số này lại nói: À cộng
lại hết tiền của phe mình thì hơn ông Trump đấy chứ, chưa chắc mèo nào
cắn mỉu nào đâu.
Bầu
cử ở Mỹ là cuộc bầu cử tốn kém nhất … trái đất. Ứng cử viên cần tiền để
chạy tới chạy lui vận động tranh cử, thuê nhân viên làm việc cho ủy ban
tranh cử, quảng cáo tên tuổi mình,… Nếu bạn không có tiền làm quảng cáo
thì bạn có giỏi giang cách mấy cũng chẳng ai biết đến bạn.
Có hai lý do để người ta cho tiền ứng cử viên:
Thứ nhất là vì lý tưởng. Nếu bạn thấy ông đó, bà kia sẽ làm những điều giống như mình mong muốn, thì bạn sẽ ủng hộ.
Thứ
hai là đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn. Các “đại gia”, các đại
công ty muốn ứng cử viên đó mai sau nhớ tới mình, bèn cho tiền. Có người
cho tiền cả hai phe kình địch lớn nhất ở Mỹ là Dân chủ và Cộng hòa.
Để
tránh sự thao túng của cá nhân vào chính trị, luật pháp hiện nay giới
hạn mức tối đa một cá nhân cho tiền vào quĩ vận động tranh cử tổng thống
của ông/bà nào đó là 2800 USD một kỳ bầu cử thôi. Còn ở giai đoạn bầu
sơ bộ trong nội bộ đảng thì chỉ có 250 USD.
Thế
có khi lại không đủ tiền vì phàm rất đông người, dù có lý tưởng nhưng
ủng hộ tinh thần là chính. Thế cho nên mới xuất hiện nào là Ủy ban, nào
là Super PAC,… những tổ chức có thể quyên góp tiền bạc lớn hơn 2800 USD,
đến mức không hạn chế, thì mới có nhiều tiền. Vì khi đã là tổ chức, thì
hoạt động ắt phải có trước có sau, bỏ tiền ra, sau đó thì dễ vận động
(lobby) xin một chính sách có lợi cho mình, mà tránh được cái tiếng là
mưu lợi cho cá nhân, lũng đoạn bầu cử bằng tiền.
Vòng vo như thế rốt cuộc nỗi lo tiền bạc hoành hành chính trị Mỹ vẫn treo lơ lửng.
Trong
cuộc bầu cử năm 2020 này người ta thấy có hai ứng cử viên là bà
Elizabeth Warren, và ông Bernie Sanders tuyên bố không nhận tiền “to”
(của các tổ chức, ủy ban), chỉ nhận tiền “nhỏ” (của cá nhân) thôi. Và
chúng ta thấy ông Sanders cũng thu được rất nhiều tiền. Thú vị nhất là
số tiền trung bình một người tặng ông Sanders chỉ có khoảng vài chục
USD, điều này chứng tỏ một số rất đông những người bình dân ủng hộ những
chính sách mang tính xã hội của ông ấy.
Còn
bà Warren thì hiện nay cũng chỉ nhận tiền “nhỏ” như ông Sanders, nhưng
bà bị nhiều chỉ trích là đạo đức giả vì trước kia, khi vận động ứng cử
chức thượng nghị sĩ tiểu bang Massachusetts bà đã từng nhận tiền “to”,
nay số tiền đó vẫn còn và bà chuyển nó qua quĩ tranh cử mới. Nhưng những
người ủng hộ bà thì nói chuyện thay đổi quan điểm như vậy cũng bình
thường thôi.
Nhưng
dù hiện nay ông Sanders có nhiều tiền trong quĩ, và có rất nhiều người
ủng hộ như vậy, nhưng liệu ông có thắng trong cuộc bầu cử sơ bộ hay
không, và nếu thắng thì tiền bạc của nhóm cử tri Dân chủ có tập trung đổ
về một chổ cho ông có đủ tiền để đương cự cỗ máy đào tiền của Donald
Trump hay không? Chúng ta chờ xem.
Nguyễn Hòa
(Sài Gòn Nhỏ)
Không có nhận xét nào