Sáng nay (17/1), Cục Thống kê Quốc
gia Trung Quốc (NBS) chính thức công bố tăng trưởng của nền kinh tế thứ
hai thế giới trong năm 2019 chỉ đạt 6,1%, mức thấp nhất kể từ năm 1990.
(Ảnh minh họa từ Shutterstock) |
Những
số liệu mới nhất về tăng trưởng kinh tế Trung Quốc được đưa ra một ngày
sau khi Trung – Mỹ chính thức ký thỏa thuận thương mại giai đoạn một,
đánh dấu việc tạm ngừng tranh chấp thương mại giữa hai nền kinh tế lớn
nhất thế giới.
Theo
đó, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 6,1% trong năm 2019, chậm hơn con số
6,6% của năm trước đó; thấp hơn kỳ vọng của thị trường là 6,2%, nhưng
vẫn đáp ứng được mục tiêu của chính phủ Trung Quốc (tăng trưởng từ 6,0 –
6,5%). Đây là mức tăng trưởng thấp nhất của Trung Quốc trong vòng 29
năm qua.
Sản
xuất công nghiệp của Trung Quốc tăng 5,7% trong năm 2019, cao hơn một
chút so với ước tính 5,6% của các nhà phân tích, nhưng cũng giảm từ 6,2%
so với năm 2018.
Doanh
số bán lẻ (một chỉ số chính về tiêu dùng tại quốc gia đông dân nhất thế
giới) tăng trưởng 8%, cao hơn ước tính 7,9%, nhưng giảm thấp hơn so với
con số 9% của năm ngoái. Điều này cũng phù hợp với kỳ vọng của thị
trường.
Đầu
tư vào tài sản cố định trong cả năm 2019 tăng trưởng 5,4% trong năm vừa
qua, có cải thiện nhẹ so với con số 5,2% được báo cáo trong tháng 11
tính theo năm. Và như vậy tốc độ tăng trưởng đã tăng lên trong tháng
cuối cùng của năm, chi tiêu vào sản xuất tăng mạnh.
Tính
riêng quý IV/2019, GDP của Trung Quốc tăng 6% trong quý IV/2019 so với
giai đoạn từ tháng 7 đến tháng 9, vẫn duy trì mức tăng trưởng quý thấp
nhất trong lịch sử đúng với dự báo của các chuyên gia kinh tế.
Sản
lượng công nghiệp của Trung Quốc cũng tăng trưởng 6,9% trong tháng
12/2019 so với cùng kỳ năm trước, vượt xa dự báo trung bình 5,9% từ các
chuyên gia.
Dữ
liệu mới cũng cho thấy trong tháng 12, xuất khẩu của Trung Quốc tăng
7,6% (từ mức -1,3% trong tháng 11). Nhập khẩu tăng 16,3% trong tháng 12
(từ mức 0,3% trong tháng 11).
Tuy
nhiên, đà giảm tốc của hoạt động sản xuất nói chung trong năm 2019 đã
gây ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường lao động, khiến tỷ lệ thất nghiệp
tăng từ 5,1% trong tháng 12/2019 lên 5,2%.
Về
mặt tâm lý, các nhà hoạch định chính sách ở Bắc Kinh có thể cảm thấy
nhẹ nhõm khi Trung Quốc vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng chính thức trên
mức 6,0%, tuy nhiên, còn rất nhiều thách thức đang chờ đợi trong năm
2020. Thỏa thuận thương mại trước mắt sẽ giảm bớt áp lực, Trung Quốc có
thể lên kế hoạch thúc đẩy nhập khẩu từ Mỹ, nhưng quan trọng hơn vẫn
chính là vấn đề cơ cấu nội tại của nền kinh tế.
Các
nhà hoạch định chính sách thể hiện rằng họ ưu tiên ổn định kinh tế
trong năm 2020, trong đó các biện pháp kích thích về cơ bản vẫn được giữ
nguyên như cắt giảm thuế và kích thích tiền tệ.
Trong
cuộc họp báo, ông Ninh Cát Triết, phát ngôn viên của NBS lạc quan khẳng
định Trung Quốc vẫn giữ vững vị trí thứ hai trên thế giới, nhấn mạnh
rằng thu nhập bình quân đầu người của Trung Quốc đã tăng trên 10.000 đô
la Mỹ lần đầu tiên trong lịch sử và kinh tế Trung Quốc nói chung vẫn duy
trì được đà tăng trưởng ổn định. Tuy nhiên, ông cũng nhìn nhận trong
bối cảnh tăng trưởng kinh tế và thương mại toàn cầu đang giảm tốc, kinh
tế Trung Quốc cũng đối mặt với nhiều sức ép từ các nhân tố bất ổn và rủi
ro hơn.
Minh Ngọc
(Trí thức VN)
Không có nhận xét nào