Mỹ làm vắc-xin ngừa virus corona mới theo kiểu vắc-xin Ebola
Viện nghiên cứu bệnh nhiễm quốc gia Mỹ thông báo đã bắt đầu phát triển vắc-xin ngừa virus 2019-nCoV. Dự kiến mất ba tháng để bắt đầu thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1, theo CNBC.
Hôm 28/1 (giờ địa phương), tại cuộc họp báo ở Washington (Mỹ), tiến sĩ Anthony Fauci – giám đốc Viện Nghiên cứu bệnh nhiễm quốc gia – thông báo các nhà nghiên cứu thuộc Viện Y tế quốc gia (NIH) và Tập đoàn dược phẩm Johnson & Johnson đã bắt đầu phát triển vắc-xin ngừa virus corona mới gây bệnh viêm phổi cấp.
Công tác phát triển vắc-xin được thực hiện với sự cộng tác của Công ty công nghệ sinh học Moderna (có trụ sở tại Cambridge, bang Massachusetts) đồng thời được tổ chức hợp tác công – tư Liên minh Vì đổi mới về chuẩn bị dịch tài trợ.
Số ca nhiễm virus corona trên toàn cầu tăng lên gần 8.000
Số trường hợp nhiễm virus corona mới (2019-nCoV) tại Trung Quốc đã tăng lên 7.771 tính đến sáng hôm nay, nâng tổng số ca nhiễm trên toàn cầu lên ít nhất 7.892, gần bằng tổng ca mắc phải Hội chứng viêm đường hô hấp cấp (SARS) hồi năm 2002, theo SCMP.
Số người tử vong vì nhiễm chủng virus họ corona đã tăng lên 170 người, tất cả đều ở Trung Quốc.
Virus corona được cho là bắt nguồn từ một chợ động vật hoang dã ở TP Vũ Hán hồi tháng trước. Dịch bệnh đã xuất hiện ở một số quốc gia, vùng lãnh thổ trên khắp thế giới.
WHO triệu tập ủy ban khẩn cấp vì viêm phổi Vũ Hán
Tổ chức Y tế Thế giới cho hay sẽ triệu tập ủy ban khẩn cấp sau cuộc họp kín hôm nay, trước diễn biến của viêm phổi Vũ Hán, theo Reuters.
“Trong vài ngày qua, virus corona có những biến chuyển đặc biệt ở một số quốc gia, nhất là lây truyền từ người sang người, khiến chúng tôi lo lắng”, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus nói trong họp báo ở Geneva, Thụy Sĩ, ngày hôm nay.
“Mặc dù số người nhiễm bệnh ở ngoài Trung Quốc vẫn còn tương đối nhỏ, chúng có khả năng bùng phát lớn hơn rất nhiều”, ông Ghebreyesus nhận định.
Nhiều ca nhiễm virus corona mới tại Nhật, Singapore dù không có triệu chứng
Giới chức y tế Nhật Bản xác nhận 3 người được sơ tán từ Vũ Hán nhiễm virus corona mới, trong đó 2 người không hề có triệu chứng gì, theo Japan Today.
Bộ Y tế Nhật Bản ngày hôm nay cho biết có 3 người trong số 206 hành khách trên chuyến bay từ Vũ Hán về Tokyo ngày hôm qua bị nhiễm virus corona mới, nâng tổng số ca tại Nhật lên 11 người.
Trong 3 người này có một người đàn ông khoảng 50 tuổi bị đau cổ họng và sau đó phát sốt, được xét nghiệm dương tính với virus corona mới.
Hai người còn lại gồm 1 nam, 1 nữ không hề có triệu chứng nhưng vẫn dương tính với loại virus nguy hiểm. Theo đài NHK, đây là 2 trong số những trường hợp dương tính với virus corona mới đầu tiên ngoài Trung Quốc không có triệu chứng.
Ấn Độ xác nhận trường hợp đầu tiên nhiễm virus corona
Ấn Độ hôm nay xác nhận một nữ bệnh nhân ở phía Nam bang Kerala dương tính với virus corona mới. Reuters cho hay, đây là trường hợp nhiễm bệnh đầu tiên ở quốc gia này.
Chính phủ Ấn Độ hôm nay thông báo, nữ bệnh nhân đầu tiên nhiễm virus corona là một sinh viên của trường Đại học Vũ Hán, Trung Quốc. Hiện bệnh nhân này đã được cách ly và điều trị tại bệnh viện.
Trung Quốc gây áp lực với Tổ chức Y tế Thế giới
Sau hai ngày họp và sau nhiều cuộc tranh cãi gay gắt, ngày 22/01/2020, các thành viên ủy ban khẩn cấp của Tổ Chức Y tế Thế giới (WHO) vẫn bị chia rẽ trong việc ban bố tình trạng khẩn cấp về y tế công cộng ở cấp độ quốc tế liên quan dịch viêm phổi do virus corona mới.
Sau khi họp thêm một ngày, ủy ban này cũng không thống nhất được ý kiến. Theo nhận định của tờ Le Monde, dường như những tính toán về chính trị đã lấn át các lập luận khoa học, bởi vì Trung Quốc dứt khoát không muốn WHO ban bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu.
Theo một người nắm rành về hồ sơ này, được Le Monde trích dẫn, không phải là chính quyền Bắc Kinh xem nhẹ tính chất nghiêm trọng của dịch bệnh, bằng chứng là họ đã thi hành những biện pháp rất nghiêm ngặt theo lệnh của Chủ tịch Tập Cận Bình. Nhưng Bắc Kinh cho rằng Trung Quốc không còn là một nước thế giới thứ ba nữa, mà nước này hoàn toàn có đủ khả năng để tự mình đối phó với khủng hoảng y tế, khác với lúc xảy ra dịch SARS. Một trong những điểm khác so với thời dịch SARS: lần này Trung Quốc đã công bố rộng rãi cho thế giới những dữ liệu mà họ nắm được từ con virus corona mới.
Một lý do khác khiến Bắc Kinh không muốn WHO ban bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu, đó là vì họ sợ làm như vậy sẽ gây tác hại cho trao đổi mậu dịch và cho giao thông, điều mà Trung Quốc và các đồng minh của họ muốn tránh.
Trung Quốc công bố 3 loại thuốc trị virus corona mới gây viêm phổi Vũ Hán
Các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã tìm ra 3 loại thuốc hiện hữu có tác dụng ức chế khá tốt đối với virus corona mới ở cấp độ tế bào.
Tờ Hồ Bắc Nhật báo ngày hôm nay đưa tin các nhà khoa học Trung Quốc đã tìm ra 3 loại thuốc chống virus corona mới gây viêm phổi Trung Quốc khá hiệu quả là Remdesivir, Chloroquine và Ritonavir.
Theo tờ Hồ Bắc Nhật báo, các nhà khoa học Trung Quốc hiện đang xúc tiến các thủ tục liên quan để giới hữu trách chấp thuận cho sử dụng lâm sàng đối với 3 loại thuốc Remdesivir, Chloroquine và Ritonavir.
Ông Trump ký thỏa thuận thương mại Mỹ-Mexico-Canada
Tổng thống Trump đã ký ban hành thành luật Hiệp định thương mại Mỹ – Mexico – Canada (USMCA) trước sự chứng kiến của hơn 400 quan khách bên ngoài Nhà Trắng, tuyên bố “tương lai huy hoàng” cho nông dân, công nhân và nhà sản xuất Mỹ.
USMCA được xem là phiên bản mới của Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) – thứ mà ông Trump mô tả là “cơn ác mộng” trong buổi lễ ngày 29/1 ở Nhà Trắng.
“Ngày hôm nay, chúng ta đã chính thức chấm dứt cơn ác mộng NAFTA. USMCA sẽ là hiệp định thương mại lớn, công bằng, cân bằng và hiện đại nhất từ trước tới nay”, hãng tin Reuters dẫn lời ông Trump nhấn mạnh.
Hiệp định thương mại tự do mới về cơ bản không thay đổi dòng chảy thương mại hơn 1,2 ngàn tỉ USD giữa ba nước. Điểm mới của nó là những điều luật cứng rắn hơn về người lao động, ngành sản xuất ôtô – những điều ông Trump tin rằng sẽ đem lại công bằng, việc làm và sự giàu có cho người Mỹ.
Đường hầm ma túy xuyên biên giới Mỹ – Mexico
Đặc vụ liên bang Mỹ phát hiện đường hầm 1.300 m, tuyến buôn lậu ma túy ngầm dài nhất từng được phát hiện ở biên giới với Mexico, theo CNN.
Sau nhiều năm điều tra, Cơ quan Hải quan và Biên phòng Mỹ (CBP) phát hiện đường hầm bắt đầu ở thành phố Tijuana, Mexico, đào xuyên biên giới dẫn đến thành phố San Diego, bang California của Mỹ . Đường hầm sâu hơn 20 mét dưới lòng đất, cao hơn 1,6 mét và rộng 60 cm, theo tuyên bố hôm qua của CBP.
Đường hầm được trang bị hệ thống thông gió, bơm nước, đường dây điện, một đường ray rộng và hệ thống xe kéo, thậm chí cả thang máy ở hai lối vào.
Với chiều dài 1.300 mét , đường hầm này xô đổ kỷ lục “đường hầm ma túy xuyên biên giới Mỹ – Mexico dài nhất” bị phát hiện ở San Diego vào năm 2014 có chiều dài gần một km.
Lũ lụt càn quét Brazil, giết chết 64 người
Trong nhiều ngày, mưa lớn đã liên tục trút xuống phía đông nam Brazil, gây ra lũ lụt trên diện rộng, những trận lở đất khiến cho hàng chục người chết và hàng ngàn người trở thành vô gia cư.
Mưa lớn dẫn đến lũ lụt đã kéo dài nhiều ngày ở Brazil. Những hình ảnh về trận lũ lụt kinh hoàng đã được đăng tải. Nhiều đoạn video cho thấy các đường phố bị nhấn chìm giữa biển nước, dòng nước chảy xiết thậm chí còn cuốn trôi mọi thứ trên đường đi của nó, bao gồm cả ô tô.
Theo dữ liệu mới nhất, lũ lụt và lở đất mạnh ở Brazil đã cướp đi sinh mạng của 64 người, 65 người khác bị thương, ít nhất 19 người được báo cáo mất tích và khoảng 60.000 người khác đã buộc phải sơ tán khỏi khu vực.
Congo: phiến quân tấn công, ít nhất 32 người thiệt mạng
Các tay súng, nghi ngờ thuộc tổ chức Hồi giáo cực đoan ADF, đã giết chết ít nhất hơn 30 người trong một cuộc tấn công ban đêm vào 4 ngôi làng ở phía đông Cộng hòa Dân chủ Congo, các quan chức địa phương và người hoạt động nhân quyền ở quốc gia này cho biết hôm thứ Tư (29/01), theo Reuters.
Một quan chức địa phương có tên Richard Kivanzanga cho biết 32 người đã thiệt mạng trong vụ tấn công vào các ngôi làng ở phía tây thành phố Oicha. Trong số các nạn nhân có một mục sư ở làng Eringeti, một người tên Omar Kavota, thuộc nhóm nhân quyền địa phương CEPADHO, cho biết.
ADF là một nhóm vũ trang bao gồm các tay súng Hồi giáo cực đoan hoạt động ở phía tây Beni, nơi đã chứng kiến sự gia tăng bạo lực kể từ ngày 30 tháng 10, khi quân đội Congo tiến hành một cuộc tấn công quy mô lớn chống lại nhóm phiến quân này.
Hoa Kỳ áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với thủ lĩnh của ADF và năm người khác của lực lượng này vào tháng 12/2019 vì đã thực hiện các hành vi vi phạm nhân quyền nghiêm trọng bao gồm cưỡng hiếp tập thể, tra tấn và giết người.
Nghị sĩ EU bỏ phiếu tán thành Anh rút khỏi liên minh
Đa số các nhà lập pháp châu Âu vào thứ Tư (29/01) đã ủng hộ các điều khoản để Anh rời khỏi Liên minh châu Âu, mở đường cho cuộc “ly hôn” EU-Anh chính thức diễn ra vào thứ Sáu, theo Fox News.
Trong quyết định quan trọng cuối cùng, Nghị viện châu Âu đã bỏ phiếu với tỷ lệ 621 phiếu ủng hộ và 49 phiếu chống đối với thỏa thuận Brexit mà Thủ tướng Anh, Boris Johnson đã đàm phán với 27 nhà lãnh đạo EU vào cuối năm ngoái.
Sau khi rời khỏi EU vào thứ Sáu, Vương quốc Anh sẽ vẫn nằm trong các thỏa thuận kinh tế của EU cho đến cuối năm nay, mặc dù họ không còn được can dự vào các chính sách của liên minh vì không còn là thành viên.
Thêm thực thể Nga liên quan tới sáp nhập Crimea bị trừng phạt
Chính phủ Hoa Kỳ hôm thứ Tư (29/01) tiếp tục áp các lệnh trừng phạt đối với các thực thể liên quan đến việc Nga tự ý sáp nhập bán đảo Crimea của Ukraine vào năm 2014.
8 cá nhân và 1 công ty đường sắt có trụ sở tại Moscow, Nga, là các đối tượng sẽ phải đối mặt với các biện pháp trừng phạt của Hoa Kỳ lần này, Bộ Tài chính Mỹ cho biết, theo Reuters.
Các cá nhân bị Mỹ trừng phạt hôm thứ Tư bao gồm Yuri Gotsanyuk, người đứng đầu chính quyền Crimea thân Nga, được bầu vào năm 2019, và những người khác, theo tuyên bố của Bộ Tài chính Mỹ.
Quyết định trừng phạt được Mỹ đưa ra một ngày trước chuyến thăm Ukraine của Ngoại trưởng Mike Pompeo. Bộ Tài chính Mỹ cho biết Canada cũng đã làm điều tương tự khi các cá nhân bị Mỹ trừng phạt cũng đã được Ottawa đưa vào danh sách đen của họ.
Người tị nạn Venezuela tiếp tục được giúp đỡ
Colombia sẽ cho phép hàng trăm ngàn người tị nạn Venezuela hợp pháp hóa sự hiện diện ở nước này thông qua việc cấp giấy phép lao động cho họ, chính phủ Colombia cho biết hôm thứ Tư (29/01), theo Reuters.
Colombia là điểm đến chính của những người tị nạn Venezuela chạy trốn khỏi cuộc khủng hoảng trầm trọng dưới thời chính phủ thiên tả của Tổng thống Nicolas Maduro.
Không giống như các nước láng giềng, Colombia đã không áp đặt các yêu cầu nhập cư nghiêm ngặt đối với người Venezuela và 1,6 triệu người của quốc gia láng giềng hiện đang sống ở nước này. Liên Hợp Quốc, vào năm ngoái, dự đoán số người tị nạn Venezuela ở Colombia sẽ tăng lên 2,4 triệu vào cuối năm 2020.
Võ Thái Hà tóm lược
Viện nghiên cứu bệnh nhiễm quốc gia Mỹ thông báo đã bắt đầu phát triển vắc-xin ngừa virus 2019-nCoV. Dự kiến mất ba tháng để bắt đầu thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1, theo CNBC.
Hôm 28/1 (giờ địa phương), tại cuộc họp báo ở Washington (Mỹ), tiến sĩ Anthony Fauci – giám đốc Viện Nghiên cứu bệnh nhiễm quốc gia – thông báo các nhà nghiên cứu thuộc Viện Y tế quốc gia (NIH) và Tập đoàn dược phẩm Johnson & Johnson đã bắt đầu phát triển vắc-xin ngừa virus corona mới gây bệnh viêm phổi cấp.
Công tác phát triển vắc-xin được thực hiện với sự cộng tác của Công ty công nghệ sinh học Moderna (có trụ sở tại Cambridge, bang Massachusetts) đồng thời được tổ chức hợp tác công – tư Liên minh Vì đổi mới về chuẩn bị dịch tài trợ.
Số ca nhiễm virus corona trên toàn cầu tăng lên gần 8.000
Số trường hợp nhiễm virus corona mới (2019-nCoV) tại Trung Quốc đã tăng lên 7.771 tính đến sáng hôm nay, nâng tổng số ca nhiễm trên toàn cầu lên ít nhất 7.892, gần bằng tổng ca mắc phải Hội chứng viêm đường hô hấp cấp (SARS) hồi năm 2002, theo SCMP.
Số người tử vong vì nhiễm chủng virus họ corona đã tăng lên 170 người, tất cả đều ở Trung Quốc.
Virus corona được cho là bắt nguồn từ một chợ động vật hoang dã ở TP Vũ Hán hồi tháng trước. Dịch bệnh đã xuất hiện ở một số quốc gia, vùng lãnh thổ trên khắp thế giới.
WHO triệu tập ủy ban khẩn cấp vì viêm phổi Vũ Hán
Tổ chức Y tế Thế giới cho hay sẽ triệu tập ủy ban khẩn cấp sau cuộc họp kín hôm nay, trước diễn biến của viêm phổi Vũ Hán, theo Reuters.
“Trong vài ngày qua, virus corona có những biến chuyển đặc biệt ở một số quốc gia, nhất là lây truyền từ người sang người, khiến chúng tôi lo lắng”, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus nói trong họp báo ở Geneva, Thụy Sĩ, ngày hôm nay.
“Mặc dù số người nhiễm bệnh ở ngoài Trung Quốc vẫn còn tương đối nhỏ, chúng có khả năng bùng phát lớn hơn rất nhiều”, ông Ghebreyesus nhận định.
Nhiều ca nhiễm virus corona mới tại Nhật, Singapore dù không có triệu chứng
Giới chức y tế Nhật Bản xác nhận 3 người được sơ tán từ Vũ Hán nhiễm virus corona mới, trong đó 2 người không hề có triệu chứng gì, theo Japan Today.
Bộ Y tế Nhật Bản ngày hôm nay cho biết có 3 người trong số 206 hành khách trên chuyến bay từ Vũ Hán về Tokyo ngày hôm qua bị nhiễm virus corona mới, nâng tổng số ca tại Nhật lên 11 người.
Trong 3 người này có một người đàn ông khoảng 50 tuổi bị đau cổ họng và sau đó phát sốt, được xét nghiệm dương tính với virus corona mới.
Hai người còn lại gồm 1 nam, 1 nữ không hề có triệu chứng nhưng vẫn dương tính với loại virus nguy hiểm. Theo đài NHK, đây là 2 trong số những trường hợp dương tính với virus corona mới đầu tiên ngoài Trung Quốc không có triệu chứng.
Ấn Độ xác nhận trường hợp đầu tiên nhiễm virus corona
Ấn Độ hôm nay xác nhận một nữ bệnh nhân ở phía Nam bang Kerala dương tính với virus corona mới. Reuters cho hay, đây là trường hợp nhiễm bệnh đầu tiên ở quốc gia này.
Chính phủ Ấn Độ hôm nay thông báo, nữ bệnh nhân đầu tiên nhiễm virus corona là một sinh viên của trường Đại học Vũ Hán, Trung Quốc. Hiện bệnh nhân này đã được cách ly và điều trị tại bệnh viện.
Trung Quốc gây áp lực với Tổ chức Y tế Thế giới
Sau hai ngày họp và sau nhiều cuộc tranh cãi gay gắt, ngày 22/01/2020, các thành viên ủy ban khẩn cấp của Tổ Chức Y tế Thế giới (WHO) vẫn bị chia rẽ trong việc ban bố tình trạng khẩn cấp về y tế công cộng ở cấp độ quốc tế liên quan dịch viêm phổi do virus corona mới.
Sau khi họp thêm một ngày, ủy ban này cũng không thống nhất được ý kiến. Theo nhận định của tờ Le Monde, dường như những tính toán về chính trị đã lấn át các lập luận khoa học, bởi vì Trung Quốc dứt khoát không muốn WHO ban bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu.
Theo một người nắm rành về hồ sơ này, được Le Monde trích dẫn, không phải là chính quyền Bắc Kinh xem nhẹ tính chất nghiêm trọng của dịch bệnh, bằng chứng là họ đã thi hành những biện pháp rất nghiêm ngặt theo lệnh của Chủ tịch Tập Cận Bình. Nhưng Bắc Kinh cho rằng Trung Quốc không còn là một nước thế giới thứ ba nữa, mà nước này hoàn toàn có đủ khả năng để tự mình đối phó với khủng hoảng y tế, khác với lúc xảy ra dịch SARS. Một trong những điểm khác so với thời dịch SARS: lần này Trung Quốc đã công bố rộng rãi cho thế giới những dữ liệu mà họ nắm được từ con virus corona mới.
Một lý do khác khiến Bắc Kinh không muốn WHO ban bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu, đó là vì họ sợ làm như vậy sẽ gây tác hại cho trao đổi mậu dịch và cho giao thông, điều mà Trung Quốc và các đồng minh của họ muốn tránh.
Trung Quốc công bố 3 loại thuốc trị virus corona mới gây viêm phổi Vũ Hán
Các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã tìm ra 3 loại thuốc hiện hữu có tác dụng ức chế khá tốt đối với virus corona mới ở cấp độ tế bào.
Tờ Hồ Bắc Nhật báo ngày hôm nay đưa tin các nhà khoa học Trung Quốc đã tìm ra 3 loại thuốc chống virus corona mới gây viêm phổi Trung Quốc khá hiệu quả là Remdesivir, Chloroquine và Ritonavir.
Theo tờ Hồ Bắc Nhật báo, các nhà khoa học Trung Quốc hiện đang xúc tiến các thủ tục liên quan để giới hữu trách chấp thuận cho sử dụng lâm sàng đối với 3 loại thuốc Remdesivir, Chloroquine và Ritonavir.
Ông Trump ký thỏa thuận thương mại Mỹ-Mexico-Canada
Tổng thống Trump đã ký ban hành thành luật Hiệp định thương mại Mỹ – Mexico – Canada (USMCA) trước sự chứng kiến của hơn 400 quan khách bên ngoài Nhà Trắng, tuyên bố “tương lai huy hoàng” cho nông dân, công nhân và nhà sản xuất Mỹ.
USMCA được xem là phiên bản mới của Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) – thứ mà ông Trump mô tả là “cơn ác mộng” trong buổi lễ ngày 29/1 ở Nhà Trắng.
“Ngày hôm nay, chúng ta đã chính thức chấm dứt cơn ác mộng NAFTA. USMCA sẽ là hiệp định thương mại lớn, công bằng, cân bằng và hiện đại nhất từ trước tới nay”, hãng tin Reuters dẫn lời ông Trump nhấn mạnh.
Hiệp định thương mại tự do mới về cơ bản không thay đổi dòng chảy thương mại hơn 1,2 ngàn tỉ USD giữa ba nước. Điểm mới của nó là những điều luật cứng rắn hơn về người lao động, ngành sản xuất ôtô – những điều ông Trump tin rằng sẽ đem lại công bằng, việc làm và sự giàu có cho người Mỹ.
Đường hầm ma túy xuyên biên giới Mỹ – Mexico
Đặc vụ liên bang Mỹ phát hiện đường hầm 1.300 m, tuyến buôn lậu ma túy ngầm dài nhất từng được phát hiện ở biên giới với Mexico, theo CNN.
Sau nhiều năm điều tra, Cơ quan Hải quan và Biên phòng Mỹ (CBP) phát hiện đường hầm bắt đầu ở thành phố Tijuana, Mexico, đào xuyên biên giới dẫn đến thành phố San Diego, bang California của Mỹ . Đường hầm sâu hơn 20 mét dưới lòng đất, cao hơn 1,6 mét và rộng 60 cm, theo tuyên bố hôm qua của CBP.
Đường hầm được trang bị hệ thống thông gió, bơm nước, đường dây điện, một đường ray rộng và hệ thống xe kéo, thậm chí cả thang máy ở hai lối vào.
Với chiều dài 1.300 mét , đường hầm này xô đổ kỷ lục “đường hầm ma túy xuyên biên giới Mỹ – Mexico dài nhất” bị phát hiện ở San Diego vào năm 2014 có chiều dài gần một km.
Lũ lụt càn quét Brazil, giết chết 64 người
Trong nhiều ngày, mưa lớn đã liên tục trút xuống phía đông nam Brazil, gây ra lũ lụt trên diện rộng, những trận lở đất khiến cho hàng chục người chết và hàng ngàn người trở thành vô gia cư.
Mưa lớn dẫn đến lũ lụt đã kéo dài nhiều ngày ở Brazil. Những hình ảnh về trận lũ lụt kinh hoàng đã được đăng tải. Nhiều đoạn video cho thấy các đường phố bị nhấn chìm giữa biển nước, dòng nước chảy xiết thậm chí còn cuốn trôi mọi thứ trên đường đi của nó, bao gồm cả ô tô.
Theo dữ liệu mới nhất, lũ lụt và lở đất mạnh ở Brazil đã cướp đi sinh mạng của 64 người, 65 người khác bị thương, ít nhất 19 người được báo cáo mất tích và khoảng 60.000 người khác đã buộc phải sơ tán khỏi khu vực.
Congo: phiến quân tấn công, ít nhất 32 người thiệt mạng
Các tay súng, nghi ngờ thuộc tổ chức Hồi giáo cực đoan ADF, đã giết chết ít nhất hơn 30 người trong một cuộc tấn công ban đêm vào 4 ngôi làng ở phía đông Cộng hòa Dân chủ Congo, các quan chức địa phương và người hoạt động nhân quyền ở quốc gia này cho biết hôm thứ Tư (29/01), theo Reuters.
Một quan chức địa phương có tên Richard Kivanzanga cho biết 32 người đã thiệt mạng trong vụ tấn công vào các ngôi làng ở phía tây thành phố Oicha. Trong số các nạn nhân có một mục sư ở làng Eringeti, một người tên Omar Kavota, thuộc nhóm nhân quyền địa phương CEPADHO, cho biết.
ADF là một nhóm vũ trang bao gồm các tay súng Hồi giáo cực đoan hoạt động ở phía tây Beni, nơi đã chứng kiến sự gia tăng bạo lực kể từ ngày 30 tháng 10, khi quân đội Congo tiến hành một cuộc tấn công quy mô lớn chống lại nhóm phiến quân này.
Hoa Kỳ áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với thủ lĩnh của ADF và năm người khác của lực lượng này vào tháng 12/2019 vì đã thực hiện các hành vi vi phạm nhân quyền nghiêm trọng bao gồm cưỡng hiếp tập thể, tra tấn và giết người.
Nghị sĩ EU bỏ phiếu tán thành Anh rút khỏi liên minh
Đa số các nhà lập pháp châu Âu vào thứ Tư (29/01) đã ủng hộ các điều khoản để Anh rời khỏi Liên minh châu Âu, mở đường cho cuộc “ly hôn” EU-Anh chính thức diễn ra vào thứ Sáu, theo Fox News.
Trong quyết định quan trọng cuối cùng, Nghị viện châu Âu đã bỏ phiếu với tỷ lệ 621 phiếu ủng hộ và 49 phiếu chống đối với thỏa thuận Brexit mà Thủ tướng Anh, Boris Johnson đã đàm phán với 27 nhà lãnh đạo EU vào cuối năm ngoái.
Sau khi rời khỏi EU vào thứ Sáu, Vương quốc Anh sẽ vẫn nằm trong các thỏa thuận kinh tế của EU cho đến cuối năm nay, mặc dù họ không còn được can dự vào các chính sách của liên minh vì không còn là thành viên.
Thêm thực thể Nga liên quan tới sáp nhập Crimea bị trừng phạt
Chính phủ Hoa Kỳ hôm thứ Tư (29/01) tiếp tục áp các lệnh trừng phạt đối với các thực thể liên quan đến việc Nga tự ý sáp nhập bán đảo Crimea của Ukraine vào năm 2014.
8 cá nhân và 1 công ty đường sắt có trụ sở tại Moscow, Nga, là các đối tượng sẽ phải đối mặt với các biện pháp trừng phạt của Hoa Kỳ lần này, Bộ Tài chính Mỹ cho biết, theo Reuters.
Các cá nhân bị Mỹ trừng phạt hôm thứ Tư bao gồm Yuri Gotsanyuk, người đứng đầu chính quyền Crimea thân Nga, được bầu vào năm 2019, và những người khác, theo tuyên bố của Bộ Tài chính Mỹ.
Quyết định trừng phạt được Mỹ đưa ra một ngày trước chuyến thăm Ukraine của Ngoại trưởng Mike Pompeo. Bộ Tài chính Mỹ cho biết Canada cũng đã làm điều tương tự khi các cá nhân bị Mỹ trừng phạt cũng đã được Ottawa đưa vào danh sách đen của họ.
Người tị nạn Venezuela tiếp tục được giúp đỡ
Colombia sẽ cho phép hàng trăm ngàn người tị nạn Venezuela hợp pháp hóa sự hiện diện ở nước này thông qua việc cấp giấy phép lao động cho họ, chính phủ Colombia cho biết hôm thứ Tư (29/01), theo Reuters.
Colombia là điểm đến chính của những người tị nạn Venezuela chạy trốn khỏi cuộc khủng hoảng trầm trọng dưới thời chính phủ thiên tả của Tổng thống Nicolas Maduro.
Không giống như các nước láng giềng, Colombia đã không áp đặt các yêu cầu nhập cư nghiêm ngặt đối với người Venezuela và 1,6 triệu người của quốc gia láng giềng hiện đang sống ở nước này. Liên Hợp Quốc, vào năm ngoái, dự đoán số người tị nạn Venezuela ở Colombia sẽ tăng lên 2,4 triệu vào cuối năm 2020.
Võ Thái Hà tóm lược
Không có nhận xét nào