Sau 18 tháng xung khắc, dọa nạt nhau, Washington và Bắc Kinh đã ký kết « lệnh hưu chiến ». Với thỏa thuận thương mại phần 01, nếu tuân thủ, Trung Quốc sẽ phải nhập khẩu thêm 200 tỷ đô la hàng hóa Mỹ trong hai năm tới đây nhất là nông phẩm và năng lượng. Đổi lại, Washington ngưng các biện pháp áp thuế mới và giảm phân nửa, tức còn 7,5% trên tổng số 120 tỷ đô la hàng nhập khẩu từ Hoa lục. Các biện pháp trừng phạt khác còn treo lơ lửng.
Từ Bắc Kinh, thông tín viên Stéphane Lagarde tường thuật về phản ứng của Trung Quốc:
"Một điểm khởi hành, một bước khởi đầu tốt". Đối với báo chí nhà nước phát hành sáng thứ Năm hôm nay tại Trung Quốc, thỏa thuận này trước tiên là một sự kiện tái lập tin cậy lẫn nhau giữa hai đại cường kinh tế số một thế giới. Nói như thế không có nghĩa là chiến tranh đã kết thúc và nhất là "không có kẻ thắng người bại", theo bài xã luận của Hoàn Cầu Thời Báo.
Không ai thắng, không ai thua. Cả hai bên đều thắng. Đương nhiên là Bắc Kinh phải tự đề cao, tự thuyết phục.
Phải chờ đến 8 tiếng đồng hồ sau khi thỏa thuận được ký kết, chính quyền Trung Quốc mới công bố bản dịch tiếng Hoa nhưng thận trọng không đi vào chi tiết. Vào lúc 12 giờ đêm giờ địa phương, đài truyền hình trung ương, qua chi nhánh đài tiếng Anh, mới truyền hình trực tiếp buổi lễ ký kết. Tuy nhiên, khi phó tổng thống Mỹ Mike Pence cầm máy vi âm thì phần thông dịch trực tiếp bị cắt ngay. Bắc Kinh rất e dè phó tổng thống Mỹ, người luôn đả kích chế độ Trung Quốc, trong các bài diễn văn trong những tháng gần đây.
Thỏa thuận phần một rất tốt, nhưng còn phần hai thì để tính sau. Báo chí nhà nước không nói đến giai đọan thương lượng kế tiếp, cũng như tránh đề cập đến các vấn đề tế nhị như là chuyện "tài trợ cho xí nghiệp quốc doanh, an ninh mạng, các quy định trong thương mại".
Theo một vài chuyên gia Trung Quốc, phải chờ kết quả bầu cử tổng thống Mỹ, mới tính đến bước thứ hai.
RFI
Phó thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc (t) và tổng thống Mỹ Donald Trump (p) vừa ký xong Thỏa Thuận Thương Mại Mỹ-Trung Giai Đoạn I ngày 15/01/2020 tại Nhà Trắng. SAUL LOEB / AFP |
Từ Bắc Kinh, thông tín viên Stéphane Lagarde tường thuật về phản ứng của Trung Quốc:
"Một điểm khởi hành, một bước khởi đầu tốt". Đối với báo chí nhà nước phát hành sáng thứ Năm hôm nay tại Trung Quốc, thỏa thuận này trước tiên là một sự kiện tái lập tin cậy lẫn nhau giữa hai đại cường kinh tế số một thế giới. Nói như thế không có nghĩa là chiến tranh đã kết thúc và nhất là "không có kẻ thắng người bại", theo bài xã luận của Hoàn Cầu Thời Báo.
Không ai thắng, không ai thua. Cả hai bên đều thắng. Đương nhiên là Bắc Kinh phải tự đề cao, tự thuyết phục.
Phải chờ đến 8 tiếng đồng hồ sau khi thỏa thuận được ký kết, chính quyền Trung Quốc mới công bố bản dịch tiếng Hoa nhưng thận trọng không đi vào chi tiết. Vào lúc 12 giờ đêm giờ địa phương, đài truyền hình trung ương, qua chi nhánh đài tiếng Anh, mới truyền hình trực tiếp buổi lễ ký kết. Tuy nhiên, khi phó tổng thống Mỹ Mike Pence cầm máy vi âm thì phần thông dịch trực tiếp bị cắt ngay. Bắc Kinh rất e dè phó tổng thống Mỹ, người luôn đả kích chế độ Trung Quốc, trong các bài diễn văn trong những tháng gần đây.
Thỏa thuận phần một rất tốt, nhưng còn phần hai thì để tính sau. Báo chí nhà nước không nói đến giai đọan thương lượng kế tiếp, cũng như tránh đề cập đến các vấn đề tế nhị như là chuyện "tài trợ cho xí nghiệp quốc doanh, an ninh mạng, các quy định trong thương mại".
Theo một vài chuyên gia Trung Quốc, phải chờ kết quả bầu cử tổng thống Mỹ, mới tính đến bước thứ hai.
RFI
Không có nhận xét nào