Hình minha hoạ. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng (phải) bắt tay tại văn phòng Trung ương đảng Cộng sản VN ở Hà Nội hôm 5/11/2015 |
Báo
Sputnik ngày 16/1/2020 có bài viết “Tổng Bí thư, Chủ tịch Việt Nam
Nguyễn Phú Trọng nói gì với ông Tập Cận Bình qua điện thoại”. Bài báo
cho biết, “Đồng chí Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, quan hệ truyền thống hữu
nghị giữa Việt Nam và Trung Quốc, trải qua 70 năm kể từ khi hai quốc
gia thiết lập quan hệ ngoại giao đến nay, dù có lúc thăng, lúc trầm,
nhưng trong thực tiễn lịch sử cho thấy, hữu nghị và hợp tác luôn là dòng
chảy chính trong quan hệ hai Đảng Cộng sản, hai nước láng giềng.Tổng Bí
thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng khẳng định, quan hệ hữu nghị và đối
tác hợp tác chiến lược toàn diện là phù hợp với nguyện vọng thiết tha
và lợi ích căn bản của nhân dân hai nước Việt Nam, Trung Quốc”.
Và
cũng thời điểm ngày 16/1/2020, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS-Yusof
Ishak) đã công bố kết quả khảo sát “Thông điệp Đông Nam Á: 2020” (The
State of Southeast Asia: 2020) . Trong kết quả khảo sát này thì cho thấy
có đến 86% số người Việt Nam được khảo sát chọn Mỹ nếu buộc phải chọn
giữa Mỹ và Trung Quốc trong cuộc đối đầu giữa hai cường quốc này. Và đây
là tỉ lệ cao nhất trong số 10 nước ASEAN. Xếp thứ nhì là Philippines,
một đồng minh của Mỹ, với 83%. Kế đến là Singapore với 61%. 7 nước còn
lại đều có tỷ lệ nghiêng về Trung Quốc. (Báo cáo của Viện ISEAS-Yusof
Ishak dựa trên kết quả khảo sát 1.308 người đến từ 10 quốc gia ASEAN.
Thành phần chủ yếu là các quan chức chính phủ (40%), giới nghiên cứu,
học giả (36,2%) và giới doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ và giới
truyền thông.)
Mặc
dù việc cân bằng quan hệ giữa các nước lớn là cần thiết, hơn thế nữa,
Việt Nam đang cần phải tranh thủ được cả Hoa Kỳ và Trung Quốc. Tuy
nhiên, việc cân bằng quan hệ này của Việt Nam có một số vấn đề cần tranh
luận.
Thứ
nhất, trong cuộc nói chuyện của ông Nguyễn Phú Trọng với ông Tập Cận
Bình như tờ Sputnik tường thuật, ông Nguyễn Phú Trọng khẳng định rằng:
“quan hệ hữu nghị và đối tác hợp tác chiến lược toàn diện là phù hợp với
nguyện vọng thiết tha và lợi ích căn bản của nhân dân hai nước Việt
Nam, Trung Quốc”. Tuy nhiên, khảo sát của Viện nghiên cứu Đông Nam Á lại
cho thấy người dân Việt Nam thể hiện ý kiến qua cuộc khảo sát lại cho
rằng nên chọn Mỹ thay vì chọn Trung Quốc. Như vậy, quan điểm của người
đứng đầu Đảng cộng sản và cũng là người đứng đầu nhà nước thể hiện quan
điểm của Đảng cộng sản (đảng cầm quyền ở Việt Nam hiện nay) và quan điểm
của Nhà nước Việt Nam khác xa quan điểm của người dân, nhưng Tổng Bí
thư, Chủ tịch nước lại nhân danh “nhân dân Việt Nam”. Vậy thì phải
chăng, quan điểm trên chỉ thuộc về Đảng cầm quyền chứ không thể hiện
chính xác nguyện vọng của người dân Việt Nam về vấn đề này?
Thứ
hai, vấn đề khó khăn nhất trong quan hệ hai Đảng cộng sản, hai nước
Việt - Trung chính là vấn đề Tranh chấp biển Đông. Tất cả các nhà nghiên
cứu, chuyên gia ở Việt Nam và trên thế giới đều biết, đều nói rằng,
tranh chấp biển Đông khó giải quyết chính vì từ phía Trung Quốc. Với
tham vọng trở thành một “siêu cường” nhằm thay thế Mỹ, để “cai trị” thế
giới. Muốn làm được điều đó, Trung Quốc trước hết phải trở thành một
“cường quốc biển”. Muốn trở thành “cường quốc biển”, Trung Quốc phải độc
chiếm bằng được biển Đông, để từ đó vươn ra biển và đại dương, trong
chiến lược “chuỗi ngọc trai” của họ. Viện cớ để thực hiện tham vọng ấy,
Trung Quốc vẽ ra một thứ “yêu sách” mơ hồ, gọi là “đường lưỡi bò”. Cái
gọi là “yêu sách” này đã bị thế giới phản đối và đặc biệt bị Toà trọng
tài trong vụ Philippines bác bỏ vì nó “trái với UNCLOS 1982 và do đó vô
giá trị”. Và các chuyên gia này cũng khẳng định là Trung Quốc không dễ
gì từ bỏ tham vọng đó, cho dù nó vô lý.
Và
để biến nó thành hiện thực, Trung Quốc đã sử dụng đủ mọi biện pháp, từ
việc sử dụng sức mạnh cứng như đe doạ quân sự, cho tàu quấy nhiễu trong
EEZ của Việt Nam đến việc sử dụng các lợi ích kinh tế trong BRI để “đưa
Việt Nam vào tròng” của họ.
Và
trong các lần phản ứng lại Trung Quốc về vấn đề biển Đông của Việt Nam,
chính mối quan hệ giữa hai Đảng Cộng sản đã “trói tay” chính phía Việt
Nam. Ngay khi ông Nguyễn Phú Trọng nắm chức Tổng Bí thư hồi 2011, ông
Nguyễn Phú Trọng đã có chuyến viếng thăm Trung Quốc. Trong chuyến thăm
đó, hai bên Việt - Trung đã ký kết “Thoả thuận những nguyên tắc cơ bản
giải quyết những vấn đề trên biển”. Bản Thoả thuận đó do phía Trung Quốc
đã soạn thảo sẵn, và phía Việt Nam chỉ có thể đồng ý ký vào mà thôi.
Nhóm chuyên gia luật quốc tế Bộ Ngoại giao Việt Nam đi cùng đoàn nhưng
không được tham gia góp ý vào bản Thoả thuận vì đây là “chuyện nội bộ
giữa hai Đảng”. Và kết quả là trong bản Thoả thuận đó, bản tiếng Trung
lại có điểm khác bản tiếng Việt. Theo nội dung bản tiếng Trung thì Việt
Nam đồng ý tham gia “Gác tranh chấp, cùng khai thác”, nhưng đối với bản
tiếng Việt thì ghi là Việt Nam đồng ý tham gia “Hợp tác cùng phát
triển”. Cũng theo Thoả thuận này, Hai nước sẽ thành lập một kênh ngoại
giao đặc biệt để “cùng nhau xử lý các bất đồng trên biển”, nhưng ngay
trong năm 2011, đã xảy ra sự kiện tàu Trung Quốc cắt cáp tàu Bình Minh
02 ngay trong vùng EEZ của Việt Nam.
Đến
năm 2014, với sự kiện giàn khoan Hải Dương 981 được Trung Quốc cho hạ
đặt ngay trong vùng EEZ của Việt Nam, phía Việt Nam đã liên lạc với phía
Trung Quốc theo kênh này, nhưng chỉ là sự im lặng “ngoài vùng phủ sóng,
trong vòng phủ phê” của phía Trung Quốc.
Năm
2017, phía Trung Quốc đã “ngầm đe doạ tấn công” khu vực Trường Sa mà
Việt Nam đang kiểm soát, khiến Bộ chính trị Việt Nam đã quyết định rút
việc thăm dò tại hai khu vực lô 07-03 và 136-03.
Năm
2019, Trung Quốc dùng nhiều loại tàu để quấy nhiễu các giàn khoan thăm
dò Việt Nam ngay trong EEZ của Việt Nam cà hơn trăm ngày.
Như
vậy, chúng ta có thể thấy, tham vọng của Trung Quốc trên biển Đông là
không đổi, với nhiều chiến thuật phức tạp, tinh vi và khó dự đoán. Và
Việt Nam luôn bị Trung Quốc sử dụng một “vòng kim cô” trói tay chính
Việt Nam, đó chính là dùng “mối quan hệ hai Đảng” để “bịt miệng” mỗi khi
Trung Quốc “đe doạ, quấy nhiễu” Việt Nam trên biển Đông.
Chính
vì vậy, năm 2019, hơn một trăm ngày tàu Trung Quốc hoành hành tại EEZ
của Việt Nam, lãnh đạo Việt Nam sợ ảnh hưởng tới tình hữu nghị hai đảng
nên đã tỏ ra hoà hoãn. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đang ở thăm
Trung Quốc khi sự kiện xảy ra vẫn coi như không có chuyện gì. Tổng Bí
thư, Chủ tịch nước thì khẳng định “Kiên quyết, kiên trì giữ vững độc
lập, đấu tranh bảo vệ chủ quyền, nhưng phải giữ được môi trường hòa bình
để phát triển”. Ông Nguyễn Thiện Nhân, Bí thư thành uỷ Thành phố Hồ Chí
Minh thì nói “chúng ta không quay lưng được với Trung Quốc”.
Trước
sự hoà hoãn đến mức “cố gắng bằng mọi cách” như vậy, cho thấy Trung
Quốc đang làm chủ cuộc chơi ở biển Đông như thế nào. Và mặc dù các lãnh
đạo Việt Nam luôn khẳng định sẽ làm tất cả để bảo vệ chủ quyền nhưng vấn
đề người dân cần biết là họ sẽ bảo vệ bằng cách nào? Chứ không thể chỉ
bảo vệ bằng lời nói suông và khi Đảng Cộng sản Việt Nam luôn nằm trong
“rọ” của Bắc Kinh.
Hoàng Bích Sơn
(RFA)
Không có nhận xét nào