Việc Viettel, một hãng viễn thông Việt Nam, tuyên bố mình đã trở thành gương mặt mới tham gia thị trường cung cấp thiết bị mạng 5G đang bị các chuyên gia trong ngành tỏ ý nghi ngờ.
Hồi tuần trước, Viettel cho trình bày bản demo cuộc gọi video call mà hãng này nói là sử dụng phần mềm và thiết bị phần cứng mạng 5G hãng tự phát triển.
Hãng nói thêm rằng sẽ nhắm vào việc thương mại hóa công nghệ này trong năm nay.
Tuy nhiên, các chuyên gia nói rằng chi phí nghiên cứu cao và quyền sở hữu đối với các bằng sáng chế quan trọng khác khiến điều này không dễ.
Viettel - thuộc quyền kiểm soát của quân đội Việt Nam - nói rằng các kỹ sư của hãng đã phát triển trạm thu phát sóng radio chỉ sau sáu tháng làm việc, trong thời gian đó họ đã "chính thức làm chủ công nghệ mạng 5G".
"Hiện nay, năm công ty đã thành công trong việc cung cấp các thiết bị mạng lưới 5G gồm có Ericsson, Nokia, Huawei, Samsung và ZTE," hãng nói thêm trong thông cáo báo chí.
"Viettel sẽ là nhà cung ứng thứ sáu trên thế giới sản xuất thiết bị này [và là] nhà điều hành duy nhất có khả năng tự sản xuất thiết bị cho mạng lưới của mình."
Hãng nói sẽ cho ra mắt dịch vụ 5G phục vụ dân sự và quân sự tại Việt Nam bắt đầu từ tháng Sáu.
Thông cáo báo chí cũng trích lời ông Chu Ngọc Anh, Bộ trưởng Khoa học Công nghệ, nói: "Đây là cơ hội rất hiếm, tạo nền tảng nghiên cứu và phát triển (R&D) của Việt Nam phát triển tiếp."
Phí bản quyền
Viettel lần đầu tiên công bố các kế hoạch sử dụng thiết bị 5G của riêng mình là hồi tháng Tám năm ngoái, khi hãng nói sẽ thay thế cho bộ thiết bị nhập khẩu từ các hãng châu Âu là Ericsson và Nokia.
Việc này diễn ra trong lúc đang có xu hướng tại các nước Đông Nam Á sử dụng sản phẩm của Huawei.
Khi đó, lãnh đạo Viettel, Thiếu Tướng Lê Đăng Dũng nói ông quan ngại về các báo cáo theo đó nói "không an toàn khi sử dụng Huawei", dù ông nói thêm rằng nếu nhận được "thông tin thuận lợi" về hãng viễn thông của Trung Quốc trong tương lai thì ông sẽ cân nhắc lại vấn đề.
Một phân tích gia trong lĩnh vực này nói rằng ông cho là khó có khả năng Viettel nay trở thành một gương mặt cạnh tranh nghiêm túc dựa vào thực lực của mình.
"Các hãng khác đã tốn hàng tỷ đô la để phát triển công nghệ 5G của họ và họ làm việc đó không phải là xong trong một sớm một chiều," Dan Bieler, phân tích gia từ Forrester Research, bình luận.
"Tôi nghi ngờ về việc Viettel thực sự có bao nhiêu nguồn vốn chi phí để tài trợ cho việc nghiên cứu như thế và rồi sản xuất các sản phẩm đó."
"Nếu như đây chỉ là một số các phần nào đó mà họ sản xuất và thiết kế thì không phải là chuyện lớn - nhưng họ đưa ra tuyên bố nói rằng họ vào cùng bảng với Nokia, Ericsson và Huawei."
Một chuyên gia khác cũng bày tỏ sự quan sát.
"Ngay cả khi nếu như họ có thể vượt qua được các rào cản khác, Viettel sẽ phải trả phí sáng chế và các phí bản quyền khác cho những hãng như Qualcomm, Huawei và Ericsson, khiến cho việc xây dựng và bán cơ sở hạ tầng của riêng họ là không thực tiễn về khía cạnh tài chính," Dimitris Mavrakis từ ABI Research nói.
"Họ sẽ phải trả những khoản quá đắt - các chỉ số kỹ thuật công nghệ và quyền sở hữu trí tuệ là những vấn đề được kiểm soát rất chặt chẽ."
"Không phải là ai cũng có thể nhảy vào tự làm ra đồ của mình, nếu không thì các hãng khổng lồ khác trong ngành công nghiệp này như AT&T, Verizon và Vodafone cũng đã làm việc đó."
Ngoài việc là nhà điều hành mạng lưới lớn nhất Việt Nam, Viettel cũng cung cấp dịch vụ cho 10 quốc gia khác ở châu Á, Mỹ Latin và châu Phi.
Một người thứ ba theo dõi thị trường thì tỏ ý lạc quan.
"Việt Nam đã đi theo Trung Quốc trong việc phát triển kinh tế, nhưng chậm hơn 10 năm - cả hai nước đều đạt kết quả tốt trong việc đầu tư vào công nghệ cao và cơ hội phát triển 5G," Stephane Teral từ IHS Markit nói.
"Tôi trông đợi Viettel tiếp tục tập trung vào sân nhà, ở Việt Nam, rồi chuyển sang thị trường nước ngoài tại Burundi, Campuchia, Cameroon, Đông Timor, Haiti, Lào, Mozambique, Myanmar và Tanzania, phát triển 5G nơi các nhà bán lẻ đã có tiếng không chú ý tới vì họ vẫn còn tập trung vào các thị trường béo bở hơn, và trên thực tế là họ đã trở thành lực lượng thứ sáu."
BBC News
Bản quyền hình ảnh Viettel Image caption Viettel giới thiệu cuộc gọi video call trên điện thoại 5G |
Hồi tuần trước, Viettel cho trình bày bản demo cuộc gọi video call mà hãng này nói là sử dụng phần mềm và thiết bị phần cứng mạng 5G hãng tự phát triển.
Hãng nói thêm rằng sẽ nhắm vào việc thương mại hóa công nghệ này trong năm nay.
Tuy nhiên, các chuyên gia nói rằng chi phí nghiên cứu cao và quyền sở hữu đối với các bằng sáng chế quan trọng khác khiến điều này không dễ.
Viettel - thuộc quyền kiểm soát của quân đội Việt Nam - nói rằng các kỹ sư của hãng đã phát triển trạm thu phát sóng radio chỉ sau sáu tháng làm việc, trong thời gian đó họ đã "chính thức làm chủ công nghệ mạng 5G".
"Hiện nay, năm công ty đã thành công trong việc cung cấp các thiết bị mạng lưới 5G gồm có Ericsson, Nokia, Huawei, Samsung và ZTE," hãng nói thêm trong thông cáo báo chí.
"Viettel sẽ là nhà cung ứng thứ sáu trên thế giới sản xuất thiết bị này [và là] nhà điều hành duy nhất có khả năng tự sản xuất thiết bị cho mạng lưới của mình."
Hãng nói sẽ cho ra mắt dịch vụ 5G phục vụ dân sự và quân sự tại Việt Nam bắt đầu từ tháng Sáu.
Thông cáo báo chí cũng trích lời ông Chu Ngọc Anh, Bộ trưởng Khoa học Công nghệ, nói: "Đây là cơ hội rất hiếm, tạo nền tảng nghiên cứu và phát triển (R&D) của Việt Nam phát triển tiếp."
Phí bản quyền
Viettel lần đầu tiên công bố các kế hoạch sử dụng thiết bị 5G của riêng mình là hồi tháng Tám năm ngoái, khi hãng nói sẽ thay thế cho bộ thiết bị nhập khẩu từ các hãng châu Âu là Ericsson và Nokia.
Việc này diễn ra trong lúc đang có xu hướng tại các nước Đông Nam Á sử dụng sản phẩm của Huawei.
Khi đó, lãnh đạo Viettel, Thiếu Tướng Lê Đăng Dũng nói ông quan ngại về các báo cáo theo đó nói "không an toàn khi sử dụng Huawei", dù ông nói thêm rằng nếu nhận được "thông tin thuận lợi" về hãng viễn thông của Trung Quốc trong tương lai thì ông sẽ cân nhắc lại vấn đề.
Một phân tích gia trong lĩnh vực này nói rằng ông cho là khó có khả năng Viettel nay trở thành một gương mặt cạnh tranh nghiêm túc dựa vào thực lực của mình.
"Các hãng khác đã tốn hàng tỷ đô la để phát triển công nghệ 5G của họ và họ làm việc đó không phải là xong trong một sớm một chiều," Dan Bieler, phân tích gia từ Forrester Research, bình luận.
"Tôi nghi ngờ về việc Viettel thực sự có bao nhiêu nguồn vốn chi phí để tài trợ cho việc nghiên cứu như thế và rồi sản xuất các sản phẩm đó."
"Nếu như đây chỉ là một số các phần nào đó mà họ sản xuất và thiết kế thì không phải là chuyện lớn - nhưng họ đưa ra tuyên bố nói rằng họ vào cùng bảng với Nokia, Ericsson và Huawei."
Một chuyên gia khác cũng bày tỏ sự quan sát.
"Ngay cả khi nếu như họ có thể vượt qua được các rào cản khác, Viettel sẽ phải trả phí sáng chế và các phí bản quyền khác cho những hãng như Qualcomm, Huawei và Ericsson, khiến cho việc xây dựng và bán cơ sở hạ tầng của riêng họ là không thực tiễn về khía cạnh tài chính," Dimitris Mavrakis từ ABI Research nói.
"Họ sẽ phải trả những khoản quá đắt - các chỉ số kỹ thuật công nghệ và quyền sở hữu trí tuệ là những vấn đề được kiểm soát rất chặt chẽ."
"Không phải là ai cũng có thể nhảy vào tự làm ra đồ của mình, nếu không thì các hãng khổng lồ khác trong ngành công nghiệp này như AT&T, Verizon và Vodafone cũng đã làm việc đó."
Ngoài việc là nhà điều hành mạng lưới lớn nhất Việt Nam, Viettel cũng cung cấp dịch vụ cho 10 quốc gia khác ở châu Á, Mỹ Latin và châu Phi.
Một người thứ ba theo dõi thị trường thì tỏ ý lạc quan.
"Việt Nam đã đi theo Trung Quốc trong việc phát triển kinh tế, nhưng chậm hơn 10 năm - cả hai nước đều đạt kết quả tốt trong việc đầu tư vào công nghệ cao và cơ hội phát triển 5G," Stephane Teral từ IHS Markit nói.
"Tôi trông đợi Viettel tiếp tục tập trung vào sân nhà, ở Việt Nam, rồi chuyển sang thị trường nước ngoài tại Burundi, Campuchia, Cameroon, Đông Timor, Haiti, Lào, Mozambique, Myanmar và Tanzania, phát triển 5G nơi các nhà bán lẻ đã có tiếng không chú ý tới vì họ vẫn còn tập trung vào các thị trường béo bở hơn, và trên thực tế là họ đã trở thành lực lượng thứ sáu."
BBC News
Không có nhận xét nào