Tổng thống Mỹ Donald Trump và Phó Thủ
tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lưu Hạc đã ký kết thỏa thuận thương mại
giai đoạn một tại Nhà Trắng vào ngày 15/1. Tuy nhiên, ngoại giới cũng
đặt câu hỏi, phía Mỹ là do đích thân Tổng thống Trump ký vào thỏa thuận,
như vậy theo sự đồng đẳng về địa vị thì vì sao phía Trung Quốc lại
không phải là do ông Tập Cận Bình ký?
Phó Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lưu Hạc và Tổng thống Mỹ Donald Trump ký thỏa thuận thương mại ngày 15/1/2020 tại Washington (Ảnh cắt từ video Youtube của Washington Post) |
Chia
sẻ với Đài Tiếng nói Hoa Ky (VOA), bình luận viên kinh tế chính trị Tần
Bằng hiện đang định cư ở Mỹ cho biết, từ khi chiến tranh thương mại
bùng nổ đến nay, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) không ít lần “lật
lọng”, đồng thời còn bắt tay với các quốc gia như Iran, Bắc Triều Tiên,
Taliban làm rất nhiều việc phía sau không liên quan đến chiến tranh
thương mại, thế nhưng “cuối cùng họ vẫn phải ngồi lại đàm phán, thảo
luận hai vấn đề lớn trong ‘mối quan tâm chính’”.
Ông
Tần Bằng nói, trong nội bộ ĐCSTQ rất nhiều người thuộc phe phản đối cho
rằng thỏa thuận thương mại có chút bất bình đẳng giống “Hiệp ước Nam
Kinh” – một “hiệp ước bán nước”. Nếu ông Tập Cận Bình xuất hiện để ký
kết thì có chút “mất mặt”, nên chỉ đành để cho ông Lưu Hạc làm “Lý Hồng
Chương”.
Giáo
sư Diệp Diệu Nguyên hiện công tác tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế của
Đại học St.Thomas, khi trả lời phỏng vấn của VOA đã nhận định, ông Tập
Cận Bình để cho ông Lưu Hạc ký kết thỏa thuận nhằm vỗ về người thuộc phe
phản đối trong nội bộ. Ông phân tích, thực ra phía Trung Quốc không có
được nhiều lợi ích trong thỏa thuận thương mại. Hiện tại đã thấy được
rằng Trung Quốc thực sự đang “đổ máu” vì chiến tranh thương mại.
Ông nói, phía Trung Quốc chọn “phương thức cầm máu” để xử lý vấn đề, cho nên thỏa thuận này không thể không ký.
Một
phương diện khác, Giáo sư Diệp cho rằng ông Trump đích thân ký kết thỏa
thuận thương mại, chủ yếu là vì ông cần phải có thành tích chính trị
trước cuộc Tổng tuyển cử vào tháng 11 để ăn nói với cử tri.
Ngoại
giới vẫn luôn quan tâm, ĐCSTQ liệu có chấp hành nội dung thỏa thuận hay
không. Về vấn đề này, ông Diệp Diệu Nguyên chỉ ra, ký kết thỏa thuận và
chấp hành thỏa thuận là 2 việc. Ví dụ, ĐCSTQ ký kết hiệp ước nhân
quyền, cũng ký hiệp ước bảo vệ môi trường, vậy ĐCSTQ có chấp hành hay
không?
Còn
ông Tần Bằng lại nói, trong ngắn hạn, khả năng ĐCSTQ hủy bỏ thỏa thuận
là tương đối nhỏ, nhưng ĐCSTQ có khả năng sẽ phá rối ở phương diện khác,
đây là bản tính của ĐCSTQ.
Danh
sách mua nông sản trong thỏa thuận thuộc nội dung bảo mật, không được
công khai, ông Tần Bằng cho rằng điều này là xuất phát từ “vấn đề thể
diện” của ĐCSTQ. Lời lẽ của phía Trung Quốc là, việc mua hàng hóa số
lượng lớn sẽ ảnh hưởng đến biến động giá cả quốc tế, cho nên không tiện
công khai. Ông nói, lý do này khó có thể khiến người khác tin.
Ông
nói, nội dung thỏa thuận như thặng dư thương mại của Trung Quốc đối với
Mỹ giảm thiểu 200 tỷ USD, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và mở cửa thị
trường tài chính, đều không phải là yêu cầu của Trung Quốc đối với Mỹ.
Hình thế này đối với ĐCSTQ mà nói là rất khó xử, nhưng không thể không
ký, do đó chỉ đành chọn biểu đạt thái độ không rõ ràng.
Việc
tăng thuế quan liên tiếp của Mỹ khiến cho ĐCSTQ không thể nào chống đỡ
nổi. Tần Bằng nói, trong 3 tháng cuối năm 2019, trong đàm phán thương
mại, vấn đề của ĐCSTQ không phải là thuế quan, mà là làm thế nào có thể
giúp ĐCSTQ vãn hồi chút thể diện trên văn bản thỏa thuận.
Ông
Tần Bằng cho rằng, phương diện mua nông sản, mở cửa thị trường, bảo hộ
sở hữu trí tuệ trong thỏa thuận giai đoạn một cũng là có chút lợi cho
ĐCSTQ. Ví dụ như mua nông sản, sản lượng đậu tương trong nước Trung Quốc
không thể nào tự cung tự cấp được; dịch tả lợn châu Phi khiến thịt lợn
bị thiếu hụt, do đó Trung Quốc cũng cần nhập khẩu lượng lớn thịt lợn.
Ngoài ra, mở cửa thị trường tài chính có thể giúp nhiều ngoại hối vào
thị trường Trung Quốc hơn, cũng có thể khiến thị trường tài chính Mỹ và
Trung Quốc có sự ràng buộc thêm bước nữa, những điều này cũng là có lợi
cho ĐCSTQ.
Huệ Anh
(Trí thức VN)
Không có nhận xét nào