Cẩn thận với virus CoV mới gây chết người
BS Đỗ Văn Hội Trả lời phỏng vấn Y tế
trực tuyến của Trà Mi, đài VOA tiếng Việt
Ngày 22/1/2020
Ảnh: Internet
Coronavirus là gì?
Siêu vi khuẩn (virus) Coronavirus
Viết tắt là CoV (Coronavirus) là loại gia đình virus có nhiều thể loại. Có loại
gây ra bệnh cho con người. Loại virus này thường lan truyền trong động vật
nhưng cũng có thể lây từ người sang người.
Loại siêu vi mới nhất vừa
được tìm thấy vào cuối tháng 12, 2019 được gọi là nCoV (novel Coronavirus) tức
là virus lạ, còn được gọi là Corona virus Vũ Hán, vì nó xuất phát từ thành phố Vũ
Hán, Trung quốc. Cơ quan Phòng ngừa Bệnh tật Hoa Kỳ (CDC: Center for Disease
Control) còn gọi loại virus này là 2019-nCoV.
Xuất phát từ đâu?
Như trên đã nói, Virus
mới này phát xuất từ thành phố Vũ Hán, Trung Quốc, được biết vào ngày
31-12-2019.
Lây truyền ra sao, lây lan từ người qua người
bằng cách nào?
Nguyên nhân tại sao con người bị nhiễm?
Người bị nhiễm có thể
do tiếp xúc với động vật nhiễm virus. Cũng có thể do tiếp xúc với người đã mắc
bệnh này.
Virus được lan truyền
trong thú vật và được lan sang người khi người tiếp xúc với động vật mắc bệnh. Người
có thể mắc bệnh khi nhiễm từ người mắc bệnh khi virus này đã biến đổi gen.
Người có thể lây bệnh
khi tiếp xúc với nước miếng, nước mũi, đàm văng trong không khí khi bệnh nhân
ho, hoặc khi tiếp xúc với bệnh nhân qua tay, hôn, ôm, hoặc sờ, đụng vào những đồ
dùng hoặc nơi có virus như bàn ghế, núm cửa, khăn, rồi đưa tay vào miệng, mũi,
mắt..
Triệu chứng?
Khi nhẹ người bệnh
thấy như bị cảm cúm: sổ mũi, nhức đầu, ho, đau họng, sốt, thấy khó chịu trong
người…
Nhưng khi nặng như khi
bị viêm phổi (pneumonia), triệu chứng sốt cao, khó thở, đàm có máu, có thể suy
thận, nếu không chữa trị có thể đưa đến tử vong.
Virus này được phát hiện hồi nào hiện đã có
mặt ở bao nhiêu nước?
Như đã nói ở trên, Virus
Corona Vũ Hán được phát hiện vào tháng 12, 2019 tại thành phố Vũ Hán, Trung
Quốc, hiện đã lan đến tại Thái Lan, Nhật, Nam Hàn, Hoa Kỳ, Úc và chắc chắn sẽ
lan đến nhiều nơi khác nếu không có biện pháp đề phòng..
Tại Vũ Hán, lúc đầu nhà
cầm quyền dấu nhẹm, sau đó dưới áp lực quốc tế, họ phải công bố các trường hợp
bị lây nhiễm và tử vong. Cho đến hôm nay 22/1/2020 có khoảng 500 trường hợp
được xác nhận, đa phần là ở Trung Quốc với 17 người tử vong được xác nhận tại
Trung Quốc.
Chẩn đoán thế nào?
Khi có những dấu hiệu nghi ngờ với những triệu
chứng kể trên và đã trở về hoặc đến từ những nơi có bệnh (Vũ Hán TQ), phải đi
đến cơ quan y tế để được xác nhận ngay.
Việc chẩn đoán chính
xác bằng thử nghiệm máu và các chất thải từ bộ phận hô hấp như đàm, nước miếng,
nước mũi… của bệnh nhân để tìm siêu vi này.
Thời gian ủ bệnh
Thời gian ủ bệnh của
bệnh này hiên nay chưa được xác định rõ, Tuy nhiên những nghiên cứu trước đây
thì thời gian ủ bệnh (incubation period) cho các loại virus cúm viêm phổi từ
2-5 ngày.
Nguy hiểm thế nào, tại sao gây tử vong
Bệnh này chỉ nguy hiểm
đi đến tử vong khi bị viêm phổi nặng, nhất là các đối tượng có nguy cơ cao như người
cao tuổi, trẻ em, người bị suy dinh dưỡng, miễn nhiễm và sức đề kháng kém. Phụ
nữ có thai nếu nhiễm bệnh có thể gây nguy hiểm cho thai nhi (xảy thai).
Giống nhau và khác nhau với SARS và Triệu
chứng hô hấp Trung Đông (MERS) ra sao?
Bệnh SARS (Severe
Acute Respiratory Syndrome) (triệu chứng viêm phổi cấp tính) là bệnh cấp tính
về phổi, do siêu vi SARS-CoV, gây tử vong rất cao,xuất hiện năm 2003 tại miền
Nam Trung Quốc sau lan đến nhiều nơi. Có khoảng trên 8000 trường hợp mắc bệnh
được xác nhận, gần 800 ca tử vong trên 37 nước. Bệnh này được biết là phát xuất
từ một loài dơi.
MERS (Middle East
Respiratory Syndrome) là bệnh viêm phổi phát xuất từ Trung Đông năm 2012 có thể
từ loại dơi trong hang động, được truyền bệnh qua giống lạc đà, gây viêm phổi cấp.
Có khoảng 1600 trường hợp được xác nhận và tử vong khá cao khoảng 600 người,
30%.
Thuốc men ra sao ? Chữa được không ?
Không có thuốc đặc trị
cho bệnh do virus 2019-CoV này, mà chỉ điều trị hỗ trợ (supportive). Nếu viêm
phổi do các loại vi khuẩn khác có thể dùng trụ sinh.
Như trên đã nói, không
có thuốc đặc trị, nhưng có thể áp dụng các biện pháp như sau khi mắc bệnh này:
-
Nghỉ ngơi, ngủ đủ sức.
-
Uống nhiều nước
-
Thưốc giảm đau
(Tylenol, Advil…)
-
Thuốc chống ho, chống
đau cổ
-
Tắm nước ấm
-
Dùng máy gây ẩm không
khí trong phòng ngủ.
Phòng ngừa
Phòng ngừa rất quan
trọng để tránh mắc bệnh.
Hiện nay chưa có thuốc
chủng ngừa giống như SARS và MERS.
Thường xuyên rửa tay
bằng xà phòng khoảng 20 giây,
Dùng nước sát trùng
tay (sanitizer)
Tránh sờ mắt, mũi,
miệng nếu tay không được làm sạch như trên.
Tránh tiếp xúc với
người mắc bệnh (không bắt tay, hôn, đụng chạm…), nếu cần nên đeo khẩu trang.
Đeo khẩu trang ở những
nơi nghi có thể lây nhiểm như bệnh viện, nơi công cộng..
Tránh tiếp xúc với thú vật nuôi hay lang thang mang mầm bệnh.
Khi có triệu chứng nghi ngờ, phải đi khám bác sĩ ngay.
Khi mắc bệnh, tránh
lây nhiễm cho người khác bằng các biện pháp như:
-
Ở nhà không đi ra
ngoài.
-
Rửa tay thường xuyên.
-
Đeo khẩu trang khi
tiếp xúc với người khác.
-
Khi ho hoặc hắt xì,
dùng khăn giấy che miệng sau đó bỏ vào thùng rác, rửa sạch tay.
-
Lau chùi, khử trùng
thường xuyên nơi mình ở, các vật dụng thường dùng.
-
Tránh dùng chung khăn
mặt, khăn tắm, quần áo…
Nên vào trang mạng của
cơ quan phòng chống dịch bệnh Hoa Kỳ CDC
hoặc Tổ chức Y tế thế
giới WHO
Kết luận:
Hiện nay sự nguy hiểm
của bệnh này còn thấp, lây từ người qua người chưa nhiều, tuy nhiên nó có thể
biến đổi bất ngờ, ta phải đề phòng cẩn thận.
Bs Đỗ Văn Hội
Không có nhận xét nào