Khi thay thế tên gọi vùng Châu Á Thái
Bình Dương bằng khái niệm mới « Ấn Độ- Thái Bình Dương », mục tiêu sâu
xa của Mỹ là mở rộng chiến lược bao vây Trung Quốc. Trên đây là tuyên bố
của ngoại trưởng Nga Serguei Lavrov, thứ Tư 15/01/2020 tại New Delhi,
nhân một hội nghi quốc tế về những thách thức trên thế giới.
Ảnh minh họa: Tổng thống Nga Vladimir Putin và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhân diễn đàn kinh tế Saint-Pétersbourg ngày 06/06/2019. |
Theo
phê phán của Ngoại trưởng Nga, khái niệm « Ấn Độ-Thái Bình Dương » do
Hoa Kỳ, Nhật Bản và nhiều nước khác đề xuất là nhằm làm thay đổi cơ cấu
hiện tại. Cho đến gần đây, khi nói đến hợp tác Châu Á-Thái Bình Dương có
nghĩa là tập trung trong vùng Đông Nam Á. Vì vậy, tại sao phải đổi Châu
Á-Thái Bình Dương thành Ấn Độ-Thái Bình Dương ? Ngoại trưởng Nga
Serguei Lavrov đặt câu hỏi và tự trả lời : Để loại Trung Quốc ra ngoài
chứ không phải để liên kết với Trung Quốc.
Theo
quan niệm mới của Washington, Ấn Độ-Thái Bình Dương là nơi mà chủ quyền
đất nước, chính phủ trong sạch, thượng tôn pháp luật là những yếu tố
trong số nhiều chủ đích khác sẽ được Mỹ ủng hộ. Cũng theo quan niệm này,
ngoài các sân sau của Trung Quốc, còn có một vùng rộng lớn kéo dài từ
châu Á đến tận Ấn Độ Dương.
Biển
Đông, con đường hàng hải của hơn một phần ba thương thuyền quốc tế qua
lại đã trở thành một điểm nóng vì chính sách tranh giành biển đảo của
Trung Quốc với các quốc gia Đông Nam Á.
Vào năm 2018, Bộ Tư Lệnh lực lượng Mỹ tại Châu Á-Thái Bình Dương được đổi tên thành Bộ Tư Lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương
Nhật kêu gọi Trung Quốc bớt hung hăng :
Trước
tuyên bố của Ngoại trưởng Nga một ngày, tại diễn đàn của Trung Tâm
Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế CSIS ở Washington, bộ trưởng Quốc phòng
Nhật Bản thúc giục Bắc Kinh « cải thiện tình hình ở biển Hoa Đông »,
ngưng các hoạt động xâm phạm lãnh hải ở Điếu Ngư/Senkaku.
Theo
NHK, bộ trưởng Kono Taro cho biết là Tokyo « không phớt lờ » hành vi
gây hấn làm thay đổi nguyên trạng tại Hoa Đông. Tokyo có kế hoạch đón
tiếp « trọng thể » chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong muà xuân nhưng
phía Bắc Kinh cũng phải « tạo thuận lợi » cho chuyến công du.
Trung Quốc vô hiệu hóa một đề nghị của Nhật về Biển Đông
Dự
thảo nghị quyết của hội nghị các nhà lập pháp Châu Á-Thái Bình Dương,
quy tụ hơn 350 đại biểu quốc hội của 30 nước khu vực, họp tại Canberra,
không có đoạn tuyên bố về tự do hàng hải ở Biển Đông.
Theo
báo chí Úc, phái đoàn Trung Quốc gây sức ép để dẹp đoạn tuyên bố này.
Giám đốc viện nghiên cứu chiến lược quốc phòng Úc Michael Shoebridge rất
bất bình thái độ của Trung Quốc.
Theo
ông, cần phải tố giác hành động quân sự hóa của Bắc Kinh tại Biển Đông :
« Hành động tự kiểm duyệt của diễn đàn các nghị sĩ rất đáng lo nhưng
cùng lúc cho thấy Tập Cận Bình đang tìm cách ngăn chận mọi tiếng nói
phản kháng của các nước trong khu vực. Hãy xem gương Hồng Kông, nơi mà
người dân cho chúng ta thấy thế nào là đời sống trong bàn tay của đảng
Cộng Sản của Tập ».
Diễn đàn các nhà lập pháp Châu Á-Thái Bình Dương lần thứ 28 đang diễn ra tại thủ đô nước Úc trong tuần này.
(RFI)
Không có nhận xét nào