Mực nước sông Mekong còn giảm đến nửa sau tháng 1/2020 vì đập Cảnh Hồng của Trung Quốc giảm độ xả nước để thử thiết bị điện.
Mực nước sông Mekong còn giảm đến nửa sau tháng 1/2020 vì đập Cảnh Hồng của Trung Quốc giảm độ xả nước để thử thiết bị điện.
Dù công tác thử thiết bị chỉ kéo dài ba ngày, 01-03 tháng 1, việc giảm xả nước từ con đập gây tranh cãi của Trung Quốc ở thượng nguồn sông Mekong đã tác động xấu đến nhiều tỉnh của Thái Lan.
Còn nước sông ở hạ lưu là Việt Nam sẽ chịu tác động này vào dịp trước Tết Canh Tý, gây nguy cơ ngập mặn, theo báo Việt Nam.
Báo Chiangrai Time 03/01 cho hay, mức xả nước mà phía Trung Quốc thông báo là giảm xuống còn 800-1.000 mét khối/giờ.
Sang ngày 04/01, mức này giảm tiếp xuống 500-800 mét khối/giờ và sau đó sẽ phục hồi như cũ.
Tuy thế, mực nước sông Mekong phần chảy qua Thái Lan sẽ giảm xuống từ 02/01 và những ngày sau.
Cơ quan Dự trữ tài nguyên nước của Thái Lan ra thông báo nói họ tính rằng mức nước ở Loei sẽ giảm tới ngày 13/01.
Ở các tỉnh khác, mức nước thấp còn kéo dài đến 19/01.
Sẽ xảy ra trước Tết
Hiện chưa rõ từng quốc gia ở hạ lưu Mekong sẽ chịu tác động nước xuống thấp ra sao.
Trang Bangkok Post nói tám tỉnh của Thái Lan bị ảnh hưởng từ công tác thử thiết bị ở đập Cảnh Hồng.
Trước mắt, điều thấy rõ là tàu hàng của Trung Quốc tạm ngưng hoạt động từ cảng sông Chiang San, theo báo Thái Lan.
Một số xà lan, tàu thủy chở hàng từ Lào cũng "dừng trong nước bùn".
Chính quyền Trung Quốc đã thông báo cho Thái Lan, Lào, Việt Nam, Myanmar và Campuchia biết về lịch giảm xả nước ở đập Cảnh Hồng.
Báo Việt Nam trong tuần đầu năm đăng tin về lo ngại ảnh hưởng của việc giảm xả nước từ đập thủy điện Cảnh Hồng.
Theo một trang chuyên ngành thì "lưu lượng nước bình quân tháng 1/2020 qua trạm Kratie (Campuchia) trên sông Mekong về Đồng bằng sông Cửu Long giảm xuống còn 3.024 m3/giây".
Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam cảnh báo do việc giảm xả nước của thủy điện Cảnh Hồng nên khả năng xảy ra hạn mặn lịch sử như năm 2015-2016 là rất caoBáo VN
"Ảnh hưởng của việc giảm xả nước từ thủy điện Cảnh Hồng sẽ về đến biên giới Việt Nam tại Tân Châu và Châu Đốc (An Giang) bắt đầu từ ngày 22/1/2020 và ảnh hưởng tới các vùng ven biển kéo dài đến hết ngày 28/1/2020, ngay thời điểm của kỳ triều cường và chuẩn bị đón Tết Canh Tý 2020."
Điều này có thể khiến nạn ngập mặn ở vùng thuộc Việt Nam trở nên nghiêm trọng hơn.
Mới hồi giữa tháng 12/2019, Trung Quốc tuyên bố tạm đóng 60 km sông Mekong, đoạn phía nam đập Cảnh Hồng, để tiến hành công tác phá đá bằng thuốc nổ, mở rộng sông.
Hành khách đi tàu thuyền từ Thái Lan lên Trung Quốc được mời lên bờ đi tiếp bằng xe bus.
BBC News
Đập Cảnh Hồng giảm xả làm cạn dòng Mekong ở VN dịp Tết. |
Mực nước sông Mekong còn giảm đến nửa sau tháng 1/2020 vì đập Cảnh Hồng của Trung Quốc giảm độ xả nước để thử thiết bị điện.
Dù công tác thử thiết bị chỉ kéo dài ba ngày, 01-03 tháng 1, việc giảm xả nước từ con đập gây tranh cãi của Trung Quốc ở thượng nguồn sông Mekong đã tác động xấu đến nhiều tỉnh của Thái Lan.
Còn nước sông ở hạ lưu là Việt Nam sẽ chịu tác động này vào dịp trước Tết Canh Tý, gây nguy cơ ngập mặn, theo báo Việt Nam.
Báo Chiangrai Time 03/01 cho hay, mức xả nước mà phía Trung Quốc thông báo là giảm xuống còn 800-1.000 mét khối/giờ.
Sang ngày 04/01, mức này giảm tiếp xuống 500-800 mét khối/giờ và sau đó sẽ phục hồi như cũ.
Tuy thế, mực nước sông Mekong phần chảy qua Thái Lan sẽ giảm xuống từ 02/01 và những ngày sau.
Cơ quan Dự trữ tài nguyên nước của Thái Lan ra thông báo nói họ tính rằng mức nước ở Loei sẽ giảm tới ngày 13/01.
Ở các tỉnh khác, mức nước thấp còn kéo dài đến 19/01.
Sẽ xảy ra trước Tết
Hiện chưa rõ từng quốc gia ở hạ lưu Mekong sẽ chịu tác động nước xuống thấp ra sao.
Trang Bangkok Post nói tám tỉnh của Thái Lan bị ảnh hưởng từ công tác thử thiết bị ở đập Cảnh Hồng.
Trước mắt, điều thấy rõ là tàu hàng của Trung Quốc tạm ngưng hoạt động từ cảng sông Chiang San, theo báo Thái Lan.
Một số xà lan, tàu thủy chở hàng từ Lào cũng "dừng trong nước bùn".
Chính quyền Trung Quốc đã thông báo cho Thái Lan, Lào, Việt Nam, Myanmar và Campuchia biết về lịch giảm xả nước ở đập Cảnh Hồng.
Báo Việt Nam trong tuần đầu năm đăng tin về lo ngại ảnh hưởng của việc giảm xả nước từ đập thủy điện Cảnh Hồng.
Theo một trang chuyên ngành thì "lưu lượng nước bình quân tháng 1/2020 qua trạm Kratie (Campuchia) trên sông Mekong về Đồng bằng sông Cửu Long giảm xuống còn 3.024 m3/giây".
Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam cảnh báo do việc giảm xả nước của thủy điện Cảnh Hồng nên khả năng xảy ra hạn mặn lịch sử như năm 2015-2016 là rất caoBáo VN
"Ảnh hưởng của việc giảm xả nước từ thủy điện Cảnh Hồng sẽ về đến biên giới Việt Nam tại Tân Châu và Châu Đốc (An Giang) bắt đầu từ ngày 22/1/2020 và ảnh hưởng tới các vùng ven biển kéo dài đến hết ngày 28/1/2020, ngay thời điểm của kỳ triều cường và chuẩn bị đón Tết Canh Tý 2020."
Điều này có thể khiến nạn ngập mặn ở vùng thuộc Việt Nam trở nên nghiêm trọng hơn.
Mới hồi giữa tháng 12/2019, Trung Quốc tuyên bố tạm đóng 60 km sông Mekong, đoạn phía nam đập Cảnh Hồng, để tiến hành công tác phá đá bằng thuốc nổ, mở rộng sông.
Hành khách đi tàu thuyền từ Thái Lan lên Trung Quốc được mời lên bờ đi tiếp bằng xe bus.
BBC News
Không có nhận xét nào