Ngày 6.12.2019 Thủ tướng Đức bà Merkel đã tới viếng các nạn nhân tại Trại tập trung Auschwitz (Ba Lan). Nơi đây, trong Thế chiến thứ 2 dưới chế độ Quốc xã, Hitler tôn thờ chủ nghĩa quốc gia cực đoan, đã giết hại trên 1,1 triệu người. Tại đây bà Merkel đã đọc một diễn văn quan trọng. Trong đó, cũng như hai Thủ tướng Đức trước, bà đã đề cao lương tri và tinh thần trách nhiệm của người lãnh đạo một Nước Đức Mới. Đó là tôn trọng những giá trị dân chủ và pháp quyền, dám can đảm nhìn nhận thẳng thắn những tội ác của chế độ độc tài Hitler. Một số đoạn rất đáng chú ý (lược dịch):
“Hôm nay tại đây, đứng trước quí vị, nói với tư cách là Thủ tướng Đức, tôi thấy thật không dễ dàng. Tôi cảm thấy cực kỳ xẩu hổ trước những tội ác dã man, những gì đã diễn ra do người Đức đã hành động. Những tội ác này đã vượt qua tất cả những gì có thể hình dung được. Thật là khủng khiếp về những gì mà phụ nữ, đàn ông và trẻ em đã phải trải qua ở đây…Vì từ ngữ nào có thể diễn tả nổi sự đau buồn đến như thế, khiến bao nhiêu người đã bị hành hạ, đày ải và thủ tiêu?…Nhưng im lặng không được phép là câu trả lời duy nhất của chúng tôi. Nơi đây ràng buộc trách nhiệm chúng tôi, phải cảnh thức hồi tưởng. Chúng tôi phải nhớ lại những tội ác đã diễn ra ở đây và phải nói đúng tội danh của nó!…
Nhớ lại những tội ác, vạch rõ thủ phạm và trân trọng tưởng nhớ tới các nạn nhân. Đó là trách nhiệm không bao giờ chấm dứt. Trách nhiệm này không thể nào san sẻ được, nó liên hệ trực tiếp tới đất nước tôi. Ý thức trách nhiệm này là bổn phận của chúng tôi, nó là phần liên đới chặt chẽ tới hình ảnh của đất nước chúng tôi, đó là một thái độ tự nhiên của một xã hội có ý thức và tự do, cùng với dân chủ và tôn trọng pháp quyền”. (Bundeskanzleramt, 6.12.19)
Sau khi chế độ Hitler tan rã, nước Đức đã can đảm và kiên tâm đấu tranh trở thành một Nước Đức Mới – Trước hết là ở Tây Đức. Từ một đống tro tàn, hận thù với các lân bang, Tây Đức đã mau chóng chỉ sau khoảng hai thập niên, đối nội đã trở thành quốc gia tân tiến, tôn trọng các giá trị dân chủ, tự do, pháp trị của một xã hội Dân chủ đa nguyên (DCĐN). Đối ngoại Tây Đức đã xóa hận thù với các lân bang, là thành viên tích cực trong Liên minh Âu châu (EU). Biết chọn Hoa Kỳ làm đồng minh khiến Liên Xô (cũ) không dám đụng tới. Nhờ thế, cuối cùng Đông Đức đã thống nhất với Tây Đức không tốn một viên đạn từ trên 30 năm nay. Nay Nước Đức Mới là cường quốc kinh tế thứ ba, thứ tư trên thế giới, các công dân được quyền hành xử các quyền tự do căn bản và xã hội phồn vinh.
***
Còn VN từ sau Thế chiến Thứ hai thì như thế nào? Nhờ lòng yêu nước và sự đấu tranh của nhân dân nên chế độ thực dân đã chấm dứt. Nhưng thay vì để lương tri hướng dẫn thực hiện dân chủ và tôn trọng tự do thực sự cho mọi người, thì Hồ Chí Minh đã vội nuốt lời hứa. Sau khi nắm quyền ở miền Bắc ông đã dùng những thủ đoạn cực kỳ gian xảo để buộc chặt đất nước trong chủ nghĩa Marx-Lenin, coi là “đũa thần”; lấy bạo lực, đấu tranh giai cấp, đàn áp các người khác chính kiến là những tiêu chuẩn giá trị trong xã hội.
Vì thế đã diễn ra cuộc nội chiến dài tàn khốc và dã man chưa từng có trong lịch sử dân tộc, với sự tiếp tay từ bên ngoài. Bao nhiêu triệu người cùng là đồng bào máu mủ đã bị giết hại trên các chiến trường Nam-Bắc. Hàng trăm ngàn người bị bị đấu tố, nhục hình, bắt con cháu tố cáo cha mẹ, ông bà. Hàng triệu người bị giam cầm trong các trại tập trung, trại cải tạo, trở thành thuyền nhân phải bỏ thân quyến và quê hương ra đi! Cao điểm của chính sách tàn bạo chưa từng có trong lịch sử dân tộc là từ 1975, khi chế độ toàn trị toàn thắng ở miền Nam!
Những tội ác khủng khiếp như vậy đối với chính đồng bào ruột thịt của mình chẳng khác những tội ác tày trời của Hitler với người Do thái. Nhưng cho tới hôm nay chưa có một nhân vật nào đương quyền của CSVN dám can đảm công khai nhìn nhận và xin lỗi trước nhân dân. Trái lại, trước sau họ vẫn phản ứng theo quán tính, tiếp tục ngụp lặn trong độc tài, đàn áp và tham nhũng; vì thế đã bỏ lỡ nhiều cơ hội canh tân đất nước!
***
Đúng vào dịp này 33 năm trước, số phận chế độ toàn trị và cả những người cầm đầu nó đang rơi vào thế cực kỳ hiểm nguy, như sợi chỉ treo ngàn cân. Bên ngoài Bắc kinh tiếp tục dùng chiến tranh gây áp lực ở biên giới phía Bắc và tiếp tay Pol Pot để CSVN bị sa lầy. Không những thế, VN còn bị Hoa Kỳ (HK) và các nước Tây phương phong tỏa thương mại và tẩy chay ngoại giao. Nguy hiểm nữa là Liên Xô khi đó, mụ đỡ tinh thần và vật chất cho CSVN, cũng đang rơi vào tình trạng tổng khủng hoảng. Giữa khi ấy ở trong nước nạn đói khủng khiếp không kém thời 1945, tiền Đồng bị mất giá với nạn lạm phát phi mã 700-800%. Nhân dân bất mãn. Cán bộ, đảng viên mất niềm tin.
Vì thế đúng vào những ngày này 33 năm trước, tại Đại hội 6 (15-18.12.1986) Trường Chinh thề thốt “Lấy dân làm gốc”, Nguyễn Văn Linh long trọng tuyên bố “Đổi mới hay là chết”! Sau đó họ còn hồ hởi tuyên bố “Cởi trói” cho người cầm bút và tôn trọng quyền phản biện của các chuyên viên và trí thức. Từ Hội nghị Đại biểu toàn quốc 1.1994 Đỗ Mười đã hứa đưa VN tới năm 2020 trở thành một nước công nghiệp! Nay Nguyễn Phú Trọng cũng hô hoán như thế. Nhưng hơn ba thập niên sau, mặc dầu Liên Xô đã tan rã, chủ nghĩa Marx-Lenin đã bị vất vào sọt rác, nhưng dịp kỉ niệm 100 năm chế độ Xô-viết người cầm đầu chế độ Nguyễn Phú Trọng vẫn còn ngủ mơ, lảm nhảm nói sảng rằng: “Tinh thần Cách mạng Tháng 10 và những thành quả lịch sử cũng như những cống hiến to lớn của nhân dân các dân tộc trong Liên bang Xô-viết đối với loài người mãi mãi không bao giờ phai mờ, mãi mãi sẽ còn ghi đậm trong tâm trí của mọi người có lương tâm trên toàn thế giới”. (Diễn văn của Nguyễn Phú Trọng tại lễ Kỉ niệm 100 năm Cách mạng Tháng 10 Nga (1917-2017), Nhân dân 5.11.17)
Nay đất nước đang chuyển sang năm 2020. Nhưng sau 33 năm gọi là “Đổi mới” đó, VN đang đứng ở vị thế nào? Trí thức được mở miệng? Các quyền căn bản của nhân dân được tôn trọng? Việt Nam đã trở thành một nước công nghiệp tiên tiến, hay đang trở thành bãi rác chứa chất thải độc hại do các công ty nước ngoài và các doanh nghiệp nhà nước tự do thải ra? Các quan đỏ nắm quyền lực đang phục vụ nhân dân, hay chỉ lo tham nhũng đất đai và tiền bạc? Biển đảo và toàn vẹn lãnh thổ được bảo vệ, hay đang để người “Bạn” Tập Cận Bình của Nguyễn Phú Trọng cày nát biển Đông?
Giữa lúc triều đại Tập Cận Bình cổ súy chủ nghĩa tân đế quốc theo đuổi tham vọng “Thực hiện giấc mộng vĩ đại cùa Trung quốc”, khiến nước này đang như con hổ đói. Tại Hội nghị cấp cao kỷ niệm 70 năm thành lập NATO (3-4.12.2019) ở London, mặc dù còn có nhiều khác biệt, nhưng NATO đã chính thức coi chính sách tăng cường hải quân-không quân và uy hiếp biển Đông của Cộng sản Trung quốc (TQ) là một “thách đố” nghiêm trọng tới an ninh thế giới!
Nhưng mới đây Nguyễn Phú Trọng lại vẫn nhu nhược và ngờ nghệch cho công bố “Sách trắng Quốc phòng 2019” với chính sách 4 không: “Việt Nam chủ trương không tham gia liên minh quân sự; không liên kết với nuớc này để chống nuớc kia; không cho nuớc ngoài đặt căn cứ quân sự, hoăc sử dụng länh thổ Việt Nam để chống lại nuớc khác; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế”. (tr. 25, QPVN 2019).
Tại Diễn đàn Hương sơn ở Bắc kinh (BK) lần thứ 9 ngày 21.10.19 trước sự hiện diện của bộ trưởng quốc phòng nhiều nước và các chuyên viên quốc tế, trong diễn văn khai mạc Bộ trưởng Quốc phòng Trung quốc Ngụy Phượng Hòa đã lập lại quan điểm của Tập Cận Bình: Biển Đông là “phần không thể tách rời của lãnh thổ Trung quốc”. Trong khi đó cũng tại Hội nghị này, Bộ trưởng Quốc phòng CSVN Ngô Xuân Lịch không dám phản bác thẳng thắn chính sách đế quốc của Ngụy Phương Hòa, nhưng lại ấp úng, chỉ lập lại chủ trương 4 không và kêu gào những điều hoàn toàn không có thực trong quan hệ giữa hai nước: “Trên tinh thần bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau và phát huy truyền thống đoàn kết, hữu nghị, những vấn đề còn tồn tại trong quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc cần được kiên trì xử lý theo tinh thần thỏa thuận cấp cao giữa lãnh đạo hai nước” (BBC,VOA, Reuters 22.10.19).
Chẳng những thế ngày 10.12.19 Đại sứ TQ Hùng Ba còn được mời tới Học viện Chính trị Quốc gia HCM “giảng bài cho lớp đào tạo cán bộ quy hoạch cấp chiến lược Việt Nam”. Trong đó ông đã lên tiếng như chỉ bảo cho 100 học viên là Ủy viên Trung ương tương lai sẽ nắm giữ các chức vụ then chốt tại Đại hội 13 vào đầu năm 2021: “Là nước xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản lãnh đạo, hai nước Trung-Việt có con đường phát triển tương tự, tiền đồ và vận mệnh tương quan, việc tăng cường giao lưu kinh nghiệm quản lý Đảng và quản lý đất nước giữa hai Đảng trong tình hình mới có ý nghĩa chiến lược quan trọng!” (đài Bắc kinh 14.12.19)
Từ tháng 7.2019 bá quyền BK lại ngang ngược cho mấy chục tàu hải quân TQ cày nát biển Đông, thuộc khu vực lãnh hải của VN. Trong khi nhiều tổ chức xã hội dân sự, nhân sĩ, trí thức, thanh niên và cả đảng viên tiến bộ đòi phải đưa những đòi hỏi sai trái và ngang ngược của BK ra kiện tại Tòa án Quốc tế, thì Nguyễn Phú Trọng lại ra lệnh báo chí xuyên tạc và bôi nhọ, và để công an đe dọa khủng bố và bắt giam nhiều người dân chủ! Đồng thời không cho phép Quốc hội (QH) được công khai thảo luận về sự xâm lấn của BK! Vì thế trong khi đất nước đang phải đối diện đương đầu với chủ trương bành trướng xâm lược hiện nay của Tập Cận Bình thì việc thực hiện chính sách quốc phòng-ngoại giao 4 không này, rõ ràng không phải là “ngăn địch từ xa” mà chính là mời kẻ thù vào nhanh hơn, thả cửa cho con hổ đói Trung quốc lộng hành. Do đó chính sách quốc phòng-ngoại giao 4 không này sẽ dẫn tất yếu tới cái không thứ 5, đó là không bảo vệ được chủ quyền biển-đảo, tài nguyên và quốc phòng của VN!
Những người cầm đầu chế độ toàn trị cũng không dám nhìn thẳng vào thực trạng tang thương của đất nước và cơ cực của nhân dân, do chính những sai lầm và tàn bạo do họ gây ra. Nguyễn Phú Trọng đã từng mở miệng: “Dân chủ như thế là cùng”, “Đất nước chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày nay”. Nhưng giữa khi ấy hình ảnh 39 thanh thiếu niên VN bị chết đông lạnh trong các container trên đường đi tìm cuộc sống mới đã làm thế giới bàng hoàng và đau buồn về một nước đang phải sống dưới chế độ đứng đầu về chà đạp nhân quyền, kìm kẹp báo chí!
Sau 33 năm đổi mới giả hiệu, chế độ toàn trị độc tài gian ác tưởng như vẫn vững chắc. Nhưng thực sự nó đang biến dạng từ chế độ độc tài của một đảng trở thành chế độ độc tài cá nhân với sự tiếp tay và thỏa hiệp giữa một số nhóm lợi ích với các đại gia đỏ đang thao túng chính trị, chiếm đất vàng, xây biệt điện và tham nhũng tiền bạc. Họ đang dùng quyền-tiền để buôn bán và tham nhũng, từ thượng tầng trong Bộ chính trị, Trung ương đảng, các Ban trong đảng, các Bộ trong chính phủ tới các thành ủy, tỉnh ủy trên toàn quốc. Sự tha hóa đạo đức cùng cực của tầng lớp cán bộ có quyền đã khiến số đảng viên bất mãn ngày càng gia tăng, khinh bỉ thành phần lãnh đạo. Vì thế Nguyễn Phú Trọng đã phải ra Quyết định số 102/QĐTW 15.11.17 cực kỳ phản động: “Đảng viên sẽ bị kỉ luật bằng hình thức khai trừ, nếu đòi thực hiện thể chế “tam quyền phân lập”, “xã hội dân sự”, “đa nguyên, đa đảng”; bôi nhọ lãnh tụ, lãnh đạo Đảng, Nhà nước”.
Hiện nay chính người cầm đầu chế độ Nguyễn Phú Trọng lại tiêu biểu nhất về tha hóa đạo đức trong thao túng quyền lực. Ông Trọng thề thốt “nhốt quyền lực”, “nêu gương”, “minh bạch” … nhưng các lần lấy phiếu tín nhiệm lại không dám công bố kết quả. Các lớp “đào tạo cán bộ cấp chiến lược” đã cài cắm gần 200 cán bộ sẽ được đưa vào Trung ương đảng Khóa 13 (đầu 2021) để nắm giữ các chức vụ chủ chốt trong Đảng và Chính phủ (CP), nhưng lại giấu nhẹm danh sách những người này, chỉ có Nguyễn Phú Trọng và những người trong phe nhóm biết! Từ nhiều năm nay do đầu óc cực kỳ bảo thủ và suy thoái đạo đức, nên ông Trọng đã tự xếp mình là “người đặc biệt” cực kỳ tham nhũng quyền lực. Vì thế mặc dầu từ gần một năm nay tuy bị bệnh nặng, không còn đủ sức khỏe để đảm đương việc nước, đang phải nhờ người dìu, sắp trở thành ngọa long hoàng đế đỏ, nhưng vẫn cố bám cả hai ghế Tổng bí thư (TBT) và Chủ tịch nước (CTN)!
***
Nói cho cùng, trong chính trị có nhiều loại người lãnh đạo, nhưng trong đó có hai loại người cầm quyền nổi bật nhất. Những người lãnh đạo biết dùng lương tri để hướng dẫn tri thức và hành động để xây dựng hạnh phúc cho nhân dân và đưa đất nước đi lên. Và những người cầm đầu chỉ lấy gian xảo và tàn ác làm kim chỉ nam cho các hành động của mình để xây dựng và bảo vệ quyền lực và tiền bạc bất chính!
Nước Đức đã đổi mới, đã thay đổi toàn diện và triệt để là do dứt khoát biết thay đổi chế độ chính trị. Từ chế độ Quốc xã độc tài, tôn thờ chủ nghĩa dân tộc cực đoan, nhưng từ sau Thế chiến Thứ hai đã dứt khoát chọn và thực hiện chế độ Dân chủ đa nguyên. Còn tại VN chế độ độc tài vẫn ngự trị và áp dụng chủ nghĩa sai lầm Marx-Lenin, nên trước sau không thể đổi mới được. Đây là một sự thực không ai có thể phủ nhận được. Từ Đại hội (ĐH) 6 (12.1986) tới nay 5 đời TBT Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh và Nguyễn Phú Trọng đã lừa đảo nhân dân và đảng viên, trương cờ “Đổi mới”, nhưng thực tình họ vẫn là những người độc tài, tôn thờ chủ nghĩa Marx-Lenin đã bị lịch sử vất vào sọt rác!
Đây là kết luận qua những dẫn chứng rất cụ thể và rõ ràng trong sách nghiên cứu “Việt Nam “Đổi mới”?! Hay: Treo đầu dê, bán thịt chó” !” trên 700 trang vừa phát hành ở Hoa Kỳ. Trong đó xuyên qua 11 chương, tác giả đã phân tích và dẫn chứng theo phương pháp khoa học, trình bày rõ ràng về các nguyên nhân và những công thức sai lầm đã khiến chủ trương gọi là “Đổi mới” đã đi đến thất bại; đồng thời nêu rõ những hậu quả vô cùng tai hại cho đất nước. Nhưng hiện nay sự tranh giành quyền lực và tiền bạc giữa các phe nhóm ngày càng tàn bạo và quỉ quyệt; vì thế theo qui luật “cùng tắc biến, biến tắc thông, thông tắc cửu” đang mở ra cơ hội tốt để thoát khỏi nạn độc tài, đưa đất nước thực sự thành một Nước Việt Nam Mới!
Tập sách trên 700 trang có thể vào địa chỉ: http://www.lulu.com/shop/th%E1%BB%87-%C3%A2u-d%C6%B0%C6%A1ng/vi%E1%BB%87t-nam-%C4%91%E1%BB%95i-m%E1%BB%9Bi-hay-treo-%C4%91%E1%BA%A7u-d%C3%AA-b%C3%A1n-th%E1%BB%8Bt-ch%C3%B3/ebook/product-24317884.html
Để độc giả tiện theo dõi, toàn bộ ba chương cuối sẽ được phổ biến trong ba lần liên tiếp. Mở đầu loạt bài này, dưới đây là toàn bộ Chương 9:
Chương chín: Kết quả thực tiễn trên 30 năm “Đổi mới”
I. Mô hình “đổi mới” trên 30 năm qua
Sau trên 30 năm “Đổi mới” từ 1986 trải qua 5 đời TBT Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh và Nguyễn Phú Trọng và xuyên qua 7 ĐH (từ ĐH 6 tới ĐH 12). Không biết bao nhiêu Nghị quyết đã được ban hành đề ra mục tiêu là, đưa VN tới năm 2020 trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nhưng trong cuộc họp nội các vào cuối năm 2014 sau gần 30 năm tiến hành “đổi mới”, Nguyễn Tấn Dũng lại than, “sao lại cứ phải đứng sau 6 nước ASEAN? Chúng ta có đuổi kịp được ASEAN-6 không? Không có lý do gì chúng ta không cải thiện được để bằng ASEAN-6”? [1] Trong thực tế nhiều mặt VN còn đi sau cả Campuchia và Lào.
Sau gần 30 năm đổi mới, lợi tức đầu người /năm của VN vào năm 2014 mới chỉ 2.052 USD, tức là VN mới chỉ bước vào những nước đang phát triển ở mức trung bình thấp. Trong khi đó Singapore lên tới 56.287 USD, Mã lai á là 10.830 USD, Thái lan là 5.561 USD và Nam dương là 3.515 USD. PGS, TS Phạm Quý Thọ thuộc Học viện Chính sách và phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận xét, “chỉ tiêu này của nước ta tụt hậu so với Hàn quốc chừng 30 đến 35 năm, Malaysia khoảng 25 năm, Thái lan chừng 20 năm, Indonesia và Philippines chừng từ 5 đến 7 năm. Đến năm 2038 VN mới có thể bắt kịp năng suất lao động của Philippines và đến năm 2069 mới có thể bắt kịp Thái Lan”. [2]
Nếu xét về mặt diện tích và dân số thì VN không phải là nước nhỏ. Với dân số gần 94 triệu (2017) VN đứng thứ 13 trên thế giới[3]; với diện tích trên 331.114 km² VN đứng thứ 65. Nhưng về mặt kinh tế, xã hội (phát triển con người -HDI) hiện nay VN lại đứng thứ 116 trong tổng số gần 200 nước và ốc đảo trên giới.[4] Nhiều người cầm đầu chế độ toàn trị thường đổ lỗi cho rằng, VN là một nước nhược tiểu, đất hẹp, dân không đông và tài nguyên không nhiều. Đây là những khẳng định cực kỳ sai lầm để trốn tránh trách nhiệm. Một số các nước trong khu vực như Nam Hàn diện tích chỉ trên 99.000km², 50,6 triệu người, nhưng lợi tức đầu người 2015 trên 27.000 USD đang là nước giầu mạnh, công nghiệp cao. Nhật có dân số gần gấp rưỡi VN, diện tích xấp xỉ với VN, tài nguyên thiên nhiên không nhiều, nhưng từ lâu đã trở thành cường quốc kinh tế, lợi tức đầu người năm 2015 là gần 37.000 USD. Về dân số và diện tích giữa VN và Đức không chênh lệch bao nhiêu; nhưng Đức, cũng như Nhật, từ đống tro tàn sau Thế chiến thứ 2 đã nhanh chóng vượt lên thành cường quốc kinh tế đứng thứ ba, thứ bốn trên thế giới.
Những câu hỏi trung tâm rất nghiêm túc cần được đặt ra là, tại sao nhiều nước ngay trong khu vực khi bước vào thời kì phát triển kinh tế thì cũng ở trình độ ngang ngửa như VN, nhưng nay đã bỏ xa VN để trở thành các nước công nghiệp hàng đầu, lợi tức cao gấp mấy chục lần VN? Người dân không chỉ sống sung túc mà còn được tôn trọng nhân phẩm. Phải chăng các mô hình chính trị, kinh tế, giáo dục và văn hóa là những nền tảng căn bản cho sự tiến lên hưng thịnh, hạnh phúc và văn minh, hay sự tụt hậu, nghèo đói và tha hóa đạo đức của một xã hội? VN đang áp dụng mô hình chính trị-kinh tế nào, có những đặc điểm gì?
Trong suốt trên 30 năm cải cách kinh tế chưa bao giờ VN theo mô hình kinh tế thị trường hiện đại như ở các nước Tây phương. Mô hình phát triển của VN là “Kinh tế thị trường Định hướng XHCN”. Mô hình này có một số đặc tính căn bản khác biệt hoàn toàn với các nền Kinh tế thị trường hiện đại ở các nước Tây phương trong các lãnh vực then chốt:
Chế độ độc đảng: ĐCS, cụ thể là Bộ chính trị (BCT) và Ban bí thư (BBT), trước sau vẫn chỉ huy toàn bộ và trực tiếp các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa- giáo dục, tôn giáo và xã hội.
Công hữu toàn dân về đất đai (ĐCS là chủ nhân trong đất đai)
Doanh nghiệp nhà nước làm chủ đạo
Kinh tế tư nhân nội địa tuy được công nhận, nhưng chỉ ngồi rìa, đứng bên lề trước thế lực mạnh của Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) và sức ép của FDI (công ti nước ngoài).
Như thế cho thấy mô hình phát triển kinh tế của VN từ 1986 tới nay vẫn còn giữ căn bản mô hình kinh tế của chế độ toàn trị như ở Liên Xô cũ, với một số biến thể, mặc dầu chế độ toàn trị ở Liên Xô đã tan rã từ 1991. Trong đó ĐCSVN vẫn là người cầm trịch không chỉ trong chính trị, tư tưởng và văn hóa, mà cả trong kinh tế-xã hội. Mỗi ĐH vẫn đưa ra kế hoạch ngũ niên do ĐCS độc quyền từ các khâu hoạch định, đường lối tới các biện pháp…Nhưng dĩ nhiên trong giai đoạn và điều kiện Chủ nghĩa xã hội (CNXH) trên toàn thế giới đang tan rã ngay từ cái nôi, nên những người cầm đầu CSVN bắt buộc phải dùng những từ ngữ và ngôn ngữ mới, để tạo những hi vọng mới, để tỏ ra họ là những người thức thời và nhờ thế mới có thể biện minh cho sự tiếp tục cầm quyền độc tôn!
Mô hình phát triển kinh tế này chứa đựng nhiều mâu thuẫn nội tại và đối lập với nhau. Nó được thực hiện trong thời kì CNXH theo ý thức hệ Marx-Lenin đã bị thực tế phủ nhận, thế giới CS tan rã. ĐCSVN cũng rơi vào thế sợi chỉ treo ngàn cân. Suốt trên 30 năm đổi mới từ 1986, đặc biệt từ giữa thập niên 90 khi thiết lập quan hệ với Hoa Kỳ và thực hiện chính sách mở cửa với bên ngoài, mô hình phát triển kinh tế của chế độ toàn trị dựa trên một số cơ sở làm tiền đề đặt trọng tâm cho phát triển kinh tế. Đó là:
Nhân công rẻ
Khai thác nông sản
Khai thác khoáng sản
Ưu đãi cho tư bản nước ngoài vào đầu tư
Tranh thủ nguồn vốn ODA trong xây dựng hạ tầng
Đặt trọng tâm trong xuất cảng
Nhưng các cơ sở trên phải được đặt trong một khung kiên cố, nói thẳng ra là bị nhốt trong một cái lồng, đó là CNXH với tư tưởng Marx-Lenin làm chỉ đạo và trong cái lồng này, ĐCSVN chỉ huy độc quyền trực tiếp và toàn diện từ tổ chức, thực hiện, giám sát các hoạt động kinh tế-xã hội. ĐH 12 đã làm công việc tổng kết 30 năm thực hiện chính sách đổi mới (1986-2016) qua 5 đời TBT Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh và Nguyễn Phú Trọng.
Mặc dù những người đứng đầu luôn mở miệng khẳng định là, kết quả thực tiễn chứng minh cho lí thuyết và đường lối. Nhưng khi họ phải đối diện với những kết quả rất xấu thì lại không dám nhận đã chọn lí thuyết sai, ở đây là chủ nghĩa Marx-Lenin. Họ lờ đi hoặc nhận lỗi qua loa, nhưng đổ lỗi chính vì những lí do bên ngoài. Thái độ rất chủ quan, giáo điều, lừa dối và tô vẽ cho rằng, 30 năm đổi mới không chỉ tạo ra những thành tích tuyệt vời trong kinh tế-xã hội, mà cả trong lãnh vực chính trị cũng đã có nhiều cải cách theo hướng “lấy dân làm gốc” và dân chủ hơn ngàn lần các nước Dân chủ đa nguyên… Tiêu biểu nhất cho lập trường này là Báo cáo Chính trị và Kinh tế-Xã hội tại ĐH 12 của TBT Nguyễn Phú Trọng ngay vào ngày đầu của ĐH 12.[1] (Xem Chương tám, IV).
***
Trong dịp này một số chuyên viên trong nước từ gần với đảng hay đứng vị thế độc lập của những người người làm công tác khoa học, trong đó có cả một số chuyên viên VN ở nước ngoài, đã công bố các bài nghiên cứu hoặc trả lời phỏng vấn liên quan tới chủ đề kết quả 30 năm đổi mới.
Trước hết phải nói tới nhận định rất thắng thắn của cựu bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh ngay trước ĐH 12 khi ông còn là Bộ trưởng và Ủy viên Trung ương (UVTU), như đã trình bày ở Chương tám, IV:
“ 70 năm qua, cơ cấu tổ chức, phương thức hoạt động của bộ máy Đảng, Nhà nước, đoàn thể các cấp trong hệ thống chính trị gần như không thay đổi”. Và “Một hệ thống chính trị phù hợp với nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung trước đây, đặc biệt là trong hoàn cảnh chiến tranh, nay đã không còn phù hợp với điều kiện nền kinh tế thị trường, thậm chí là rào cản, trở ngại cho sự phát triển”. [2]
Chia sẻ quan điểm này GS Vũ Dương Ninh, Đại học Quốc gia Hà nội (HN), cho biết, trước đó 5 năm Nghị quyết của ĐH 11 (1.11) -khi đó Nguyễn Phú Trọng được bầu làm TBT- đã lập lại mục tiêu là, đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nhưng ĐH 12 đã phải nhìn nhận rằng, mục tiêu này không thể đạt được.[3] Ngay cả nguyên Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội VN, GS TS Đỗ Hoài Nam, một nhà khoa bảng hàng đầu của chế độ toàn trị , từng là UVTU suốt ba nhiệm kì từ ĐH 8-10 và có chân trong Hội đồng Lí luận Trung ương (TU) -một cơ quan cố vấn về tư tưởng và chính trị cho TUĐ, BCT và BBT-, trong một bài phân tích rất dài 14 trang trên tạp chí Nghiên cứu kinh tế số 1, 1.15 với tựa đề “Những đổi mới tư duy của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong 30 năm đổi mới”. Ông đã liệt kê các quyết định của đảng xuyên qua 6 Đại hội từ 1986 tới ĐH 11 (2011) với việc sử dụng “kinh tế tri thức” và đầu tư của nước ngoài nhằm công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế từ nông nghiệp, công nghiệp tới xuất nhập cảng. Ông ca tụng các quyết định này và coi đó là những biện pháp sáng suốt của ĐCS, nhằm đưa VN, từ một nước đi sau và công nghiệp hóa muộn, có thể đạt mục tiêu “rút ngắn quá trình công nghiệp hóa đất nước bằng sức mạnh của thời đại và sức mạnh nội sinh của đất nước”. Nhưng cuối cùng trong phần kết luận Đỗ Hoài Nam phải nhìn nhận kết quả thực tiễn sau 30 năm đổi mới là, “nhìn trên tổng thể, phần lớn nông dân và người dân đô thị đang trong tình trạng nghèo tương đối, trong đó không ít người đang thực sự nghèo theo nghĩa tuyệt đối”.
Ông nêu ra câu hỏi về nguyên nhân, tại sao không đạt mục tiêu, mặc dầu các quyết định đều được coi là sáng suốt? Trong đó Đỗ Hoài Nam đã cố tình dùng các thuật ngữ trừu tượng và trình bày ngoắt nghéo, như “nguyên nhân cơ bản là, nền tảng cho sự rút ngắn này chưa được tạo lập một cách đầy đủ và vững chắc. Đó là nền kinh tế thị trường đầy đủ và hiện đại (xét cả mặt kết cấu lẫn mặt thể chế của nền kinh tế này), cơ sở hạ tầng đồng bộ và hiện đại; là khoa học và công nghệ hiện đại, nguồn nhân lực chất lượng cao; là hệ thống công ti tư nhân dựa trên sở hữu cổ phần được quản trị hiện đại, đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước [và] quốc tế, tham gia sâu vào chuỗi giá trị và chuỗi phân phối toàn cầu và cuối cùng là vai trò vừa là bà đỡ, vừa là nhạc trưởng của Nhà nước bảo đảm co sự rút ngắn”. (tr.15)
Tuy cố tình trình bày vòng vo và tránh né không dám nêu đích danh thủ phạm đã gây ra thất bại, nhưng nhà khoa bảng XHCN hàng đầu Đỗ Hoài Nam đã gián tiếp nhìn nhận, đó là kế hoạch xây nhà trên cát; hay dùng hình tượng chuyện con nhái muốn to bằng con bò để diễn tả ý muốn công nghiệp hóa và hiện đại hóa VN thật nhanh như Nhật bản, Đại Hàn và các nước Tây phương, nhưng lại thiếu đủ mọi thứ và không có những điều kiện cần thiết; trong đó thiếu cả “ nhạc trưởng”, tức Nhà nước hiện đại trong thể chế DCĐN. Trong khi nhiều nước theo DCĐN cũng chỉ trong khoảng thời gian 30 năm đã chuyển thành công đất nước họ, từ lạc hậu chậm tiến sang công nghiệp hiện đại. Nhưng VN dưới chế độ toàn trị vẫn dẫm chân tại chỗ. Nghĩa là, chính thể chế độc tài toàn trị đã là nguyên nhân chính đưa đến thất bại trong việc canh tân đất nước và xây dựng hạnh phúc cho nhân dân trong suốt 30 năm!
Trong toàn bài, Đỗ Hoài Nam có dẫn chứng là, ngay từ ĐH 7 đã quyết định “cần đổi mới toàn diện, đồng bộ và triệt để” (tr. 5); nghĩa là phải đối mới cả hệ thống chính trị. Nhưng khi kết luận tuy phải nhìn nhận các thất bại, nhà khoa bảng Đỗ Hoài Nam đã không giữ được tinh thần khoa học và thẳng thắn như cựu Bộ trưởng Bùi quang Vinh, nên không một lần nào dám nói thẳng là, trong suốt quá trình 30 năm, trước sau vẫn là chế độ độc tài toàn trị. Đó mới chính là nguyên nhân của mọi nguyên nhân dẫn tới thất bại!
Chế độ toàn trị đã chọn ý thức hệ sai lầm dẫn tới độc tài hà khắc, làm triệt tiêu sự phản biện rất cần thiết của một hệ thống xã hội dân sự độc lập. Vì thế toàn bộ hệ thống công quyền trở thành trì trệ và bất cập, chống lại sự canh tân và phát triển của đất nước. Đây là nhận định của PGS, TS Trần Đình Thiên nguyên là Viện trưởng Viện Kinh tế VN, Chủ tịch Hội đồng Khoa học Viện Kinh tế VN, khi nói về nguyên nhân thất bại trong kinh tế:
“ĐCS lãnh vai trò lãnh đạo tuyệt đối, toàn diện”, mức độ chưa trưởng thành của Nhà nước pháp quyền, sự thiếu vắng các tổ chức dân sự đúng nghĩa, của các tổ chức phản biện xã hội độc lập, có ảnh hưởng mạnh mẽ, thậm chí là quyết định, đến kết quả hoạt động quản trị công”. [4] “Trong nhiều trường hợp, tình trạng không cụ thể hóa mục tiêu định hướng, né tránh thảo luận cấu trúc logic của khái niệm “Định hướng XHCN” (ĐHXHCN), lặng lẽ giả định nó, coi như một tiền đề định sẵn, đã có những ảnh hưởng to lớn”. [5]
Thực tế này cũng được GS Trần Văn Thọ (Đại học Waseda, Nhật bản) trình bày cặn kẽ hơn, khi ông so sánh sự phát triển kinh tế-xã hội của VN với một số nước trong khu vực thì rõ ràng khác biệt nhau cả một trời một vực. Theo tài liệu của Ủy ban LHQ về kinh tế và xã hội châu Á – Thái bình dương (ECAFE), năm 1954 thu nhập đầu người của miền Nam VN là 117 USD, xấp xỉ với Thái Lan (108) và cao hơn Indonesia (88) vào hai năm trước đó. Nhưng 60 năm sau, vào năm 2014 thu nhập đầu người của VN chỉ bằng một phần ba Thái Lan và một nửa Indonesia…Trong khi “Hàn quốc chỉ mất 16 năm (từ 1971-1987) để chuyển từ nước thu nhập trung bình thấp lên trung bình cao và chỉ mất thêm 10 năm nữa để tiến lên hàng các nước tiên tiến. Đài loan trở thành nền kinh tế tiên tiến vào năm 1995, chỉ tốn 12 năm kể từ giai đoạn thu nhập trung bình cao”. [6]
Sau hơn 40 năm hòa bình trong đó hơn 30 năm gọi là đổi mới, nhưng VN vẫn lẹt đẹt thuộc những nước có thu nhập trung bình thấp và đang có nguy cơ phải ngụp lặn lâu dài ở mức này. Ông Thọ còn nêu ra viễn tượng kinh tế VN vào năm 2020. Hiện nay theo phân loại của Ngân hàng thế giới, bình quân đầu người từ 1.000 đến 12.000 USD là nước có thu nhập trung bình, trên 12.000 USD là nước thu nhập cao. Do đó một nước được gọi là công nghiệp phải ở mức trên 12.000 USD. VN hiện nay mới gần 2.000 USD. Đến năm 2020 có lẽ cũng chỉ đạt được khoảng 3.000-3.500 USD, tức là thuộc các nước có mức trung bình thấp. [7]
Nông nghiệp: Bỏ rơi nông dân và nông thôn!
Chủ trương công nghiệp hóa nông nghiệp, nhưng sau 30 năm đổi mới vẫn là cảnh con trâu đi trước cái cày đi sau!
VN là một nước nông nghiệp, vào thập niên 80 của thế kỉ trước có tới 80% dân số sống và phụ thuộc vào nghề nông. Đồng bằng sông Hồng và nhất là Đồng bằng Cửu long là hai thúng gạo nuôi dân và xuất cảng để tạo cơ sở và ngân sách cho xây dựng công nghiệp, phát triển bền vững cho toàn quốc. Nếu hiểu thấu đáo thế mạnh này của VN và có được một tầm nhìn xa thì một nhà nước sáng suốt không chỉ tìm cách làm phục hồi nông nghiệp, mà còn phải canh tân, công nghiệp hóa mọi khâu trong nông nghiệp. Từ tạo kiến thức trồng trọt cho nông dân, đem điện nước, đường xá, trường học và y tế về thôn xã, trả lại quyền tư hữu ruộng đất cho nông dân, và có những chính sách khuyến khích nông dân tự nguyện hợp tác để sử dụng kĩ thuật canh tác mới nhằm gia tăng năng suất và tăng lợi tức cho nông dân, tức là gia tăng sức mua và đầu tư của 80% dân số. Ngoài ra nhà nước cần có chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp chế biến nông – lâm – thủy sản để làm tăng giá trị các mặt hàng này; khuyến khích và hỗ trợ nông dân tự thành lập các trung tâm hiện đại lưu trữ gạo, rau trái và các tổ chức của nông dân theo dõi thị trường nông nghiệp trên thế giới để tạo thương hiệu có uy tín cho các sản phẩm nông nghiệp của VN và có sức cạnh tranh mạnh trên thị trường quốc tế.
Các chính sách trên đây không phải là những điều mới lạ, trái lại đã được thực hiện thành công ở nhiều nước phương Tây dưới nhiều tên gọi nổi tiếng, như “Chương trình xanh” trong ngành nông nghiệp, như Hòa lan, Đức, Pháp, Hoa Kỳ và Gia nã đại. Đúng ra là một nước đi sau, nên VN cỏ thể học hỏi nhanh chóng và hiệu quả kinh nghiệm và kĩ thuật của các nước này.
Sau chiến thắng 1975 những người cầm đầu say mê với thành tích con đường XHCN đã dẫn tới chiến thắng vẻ vang trong chiến tranh thì tất yếu cũng sẽ dẫn tới thắng lợi thần kì trong kinh tế! Đây là tư tưởng rất lạc quan từ Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng tới hầu hết các ủy viên BCT khi ấy. Vì thế mô hình kinh tế theo XHCN đã được thi hành cấp tốc và triệt để trong nông nghiệp với các Hợp tác xã (HTX), trong thương nghiệp với xóa bỏ tư sản mại bản kinh tế tư nhân và thành lập các thương nghiệp quốc doanh, trong công nghiệp với hàng loạt doanh nghiệp quốc doanh. Nhưng sau đó không lâu, mô hình phát triển theo XHCN đã dẫn tới bế tắc toàn diện. Nông dân không chịu làm ăn, thương nghiệp nhà nước không có hàng để bán, các DNNN ngồi chơi. Dẫn tới nạn đói khủng khiếp vào giữa thập niên 80, khiến cho hàng triệu người rơi vào cảnh đói và khủng hoảng lương thực trầm trọng như thời 1945. Trong khi các cán bộ cao cấp được hưởng các chính sách ưu đãi từ nhà cửa, xe đưa đón tới chế độ ăn uống ngon và đầy đủ; còn người dân thì không có cả thịt, cá, vải, thuốc men và các nhu yếu phẩm hàng ngày.[8] Nhóm cầm đầu giáo điều mới thấy là không thể tiếp tục mô hình tập thể hóa nông nghiệp HTX theo kiểu Liên Xô và TQ được nữa, nếu không thì nông dân và thị dân sẽ nổi loạn.
Nhưng sau ĐH 6 (12.86) phải đợi thêm hơn một năm, sau những tranh cãi gay gắt giữa các phe trong BCT và TU, mới ra được Nghị quyết (NQ) 10 ngày 5.4.1988, được gọi là Khoán 10. Tuy vậy đảng xuyên qua nhà nước của đảng vẫn tiếp tục giữ độc quyền công hữu ruộng đất, nông dân vẫn phải thuê ruộng (xem Chương một, III và Chương hai, V). Tuy đây chỉ là chính sách đổi mới nửa vời, nhưng đã làm cho nông dân gắn bó siêng năng với đồng ruộng, thửa vườn, cái ao và gia súc. Nhờ thế sản lượng nông nghiệp đã gia tăng mạnh và liên tiếp trong nhiều năm. Khiến cho từ khủng hoảng lương thực với nạn đói trầm trọng, từ 1989 đã trở thành một nước xuất cảng gạo.
Trước khi có Khoán 10, sản suất lúa cả nước chỉ khoảng 13 triệu tấn, hàng năm phải nhập khẩu hàng triệu tấn.[9] Năm 2017 sản lượng lúa đã đạt khoảng 42,84 triệu tấn.[10] Trong những năm gần đây số gạo xuất khẩu đã lên tới gần 8 triệu tấn, đứng thứ hai trên thế giới về xuất cảng gạo.[11] Nhưng nay sau hơn 30 năm nông dân và nông nghiệp tại VN vẫn phải đối diện gay gắt trong nhiều vấn đề. Nhiều chuyên viên trong nước ta thán là, tại sao VN đang là nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới, nhưng đại đa số nông dân vẫn rất nghèo, ngay cả nông dân Đồng bằng Cửu long, vựa thóc của cả nước? Trong khi ấy ngay sau Hội nghị Đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kì tháng 1.94 (Khóa 7), tại Hội nghị trung ương (HNTU) 7 (7.94) đã đưa ra nghị quyết với tham vọng “phát triển công nghiệp, thực hiện công nghiệp hóa nông nghiệp và nông thôn gắn với đô thị hóa nông thôn”. [12]
Tại sao giá gạo của VN vẫn thấp hơn nhiều gạo Thái lan và cho tới nay sau mấy chục năm xuất khẩu, nhưng gạo của VN vẫn chưa có thương hiệu uy tín trên thị trường quốc tế, chỉ bán được cho một số nước với giá thấp? Sau hơn 30 năm thực hiện chính sách tam nông (nông nghiệp, nông dân, nông thôn) coi “nông nhiệp là mặt trận hàng đầu”, nhưng tại sao máy móc và kĩ thuật canh tác vẫn rất lạc hậu, tiếp tục lối làm ăn thô sơ con trâu đi trước cái cày đi sau? Tại ĐH 10 (2006) những người cầm đầu toàn trị thổi lên tiêu chí từ “ăn no” sang “ăn ngon”! UVTU Đỗ Hoài Nam khi ấy đã cho biết, ĐH 10 đã ra NQ khẳng định đưa “nền nông nghiệp VN phải hình thành được một số sản phẩm chủ lực, mũi nhọn có lợi thế phát triển, có phẩm chất tốt, chất lượng cao và qua chế biến sâu, đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và thế giới để có giá trị gia tăng cao”. Ông còn cho biết thêm, tại HNTU 7 Khóa 10 đã ra NQ về nông nghiệp, nông dân và nông thôn theo hướng này và lãnh đạo vẫn tuyên bố, nông nghiệp là mũi nhọn.[13]
Nhưng tại sao tới nay vẫn thường diễn ra “được mùa mất giá” cho nông dân? Tại sao sau hơn 30 năm vẫn không lập được các trung tâm lưu trữ gạo hiện đại và không thiết lập được công nghiệp chế biến nông sản; trong khi đó lại bỏ hàng ngàn tỉ đồng xây các cảng để chỉ nằm đắp chiếu, hay bỏ ra cả hàng trăm tỉ hoang phí để xây các tượng đài cho các nhà độc tài của Đảng? Sau 30 năm đổi mới, nhưng tại “Diễn đàn nông nghiệp” do CP tổ chức vào giữa tháng 10. 2016 lại vẫn lập lại, phải tạo một thương hiệu quốc tế tốt cho gạo xuất khẩu của VN! Nhưng nhiều chuyên gia đã chua chát nói thẳng: “Thương hiệu gạo, có đâu mà mất!” [14]
Một sản phẩm (công nghiệp hay nông nghiệp) phải có chất lượng tốt, được tín nhiệm của khách hàng, người tiêu dùng tín nhiệm và sẵn sàng trả giá cao. Họ sẽ tiếp tục tìm thương hiệu này. Thí dụ như trong sản phẩm xe hơi và điện tử, người tiêu dùng thường thích xe hơi Toyota, Mercedes và Samsung…. vì có phẩm chất tốt. Nhưng sau gần 30 năm xuất cảng gạo, gạo của VN vẫn không có thương hiệu có uy tín trên thị trường nông sản thế giới. Đầu năm 2016 nhiều chuyên viên và ngay cả các cán bộ phụ trách nông nghiệp cũng đã ta thán và nhìn nhận tình hình rất bất lợi này trong việc xuất cảng các nông sản của VN… Phó Cục trưởng Cục xuất nhập khẩu, bộ Công thương Trần Thanh Hải cho biết, năm 2015 gạo VN chiếm trên 50% tổng số gạo nhập khẩu của TQ, nhưng tại các siêu thị và cửa hàng lại không tìm ra gạo mang thương hiệu VN. Trong khi ấy, gạo Campuchia lại chễm chệ trên các cửa hàng. Chè, cà phê, hạt tiêu… là các nông sản xuất khẩu lớn của VN, nhưng vị thế cũng tương tự. Cựu Hiệu trưởng Trường Cán bộ quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn II (thành phố HCM) Vũ Trọng Khải cho biết, nguyên nhân đang gây bất lợi cho quyền lợi của nông dân, là vì các doanh nghiệp xuất khẩu gạo ở VN đều là DNNN, nên vẫn giữ tâm lí thờ ơ cha chung không ai khóc! [15]
Tại Hội nghị toàn quốc triển khai Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới 30.9.16 với sự hiện diện của tân TT Nguyễn Xuân Phúc, được biết sau 30 năm thực hiện chủ trương lấy nông nghiệp làm mũi nhọn để xây dựng “nông thôn mới” nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nông dân, nhưng tới tháng 9.16 mới chỉ có 2.045 xã (23%) được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.[16] Liệu con số đưa ra có chính xác không, không ai biết. Nhưng sau 30 năm mới chỉ có gần ¼ xã ở nông thôn tên toàn quốc đạt tiêu chuẩn nông thông mới. Đây là nhìn nhận thất bại trong việc cải thiện đời sống mấy chục triệu nông dân!
Trong khi chính phủ Nguyễn Tấn Dũng bảo đảm để nông dân được hưởng lãi ít nhất là 30% so với giá thành, nhưng dịp này tại QH bộ trưởng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Cao đức Phát lại cho biết, “giá thành 1 kg lúa là 4.100đ/kg như vậy giá thu mua lúa phải đạt 5.400đ/kg thì người trồng lúa mới lãi 30%. Nhưng hiện nay giá lúa khô loại thường nông dân cũng chỉ bán được 4.500đ, lúa hạt dài khoảng 4.800đ”. Nghĩa là chỉ đạt được 10% lãi. Bà Phạm Chi Lan cho biết, từ 2007 khi VN gia nhập WTO thì đầu tư cho nông nghiệp đã giảm rất mạnh và liên tục, “trước khi VN gia nhập WTO thì tỷ trọng đầu tư toàn xã hội vào nông nghiệp nhất là đầu tư của Nhà nước cũng còn tương đối cao chiếm tới 13,8% trong tổng mức đầu tư, nhưng sau vài năm tham gia vào WTO thì mức đầu tư vào nông nghiệp giảm xuống chỉ còn 6,4% trong tổng mức đầu tư phát triển”. Đây rõ ràng là thái độ trọng công, khinh nông và bỏ nội, trọng ngoại của những người làm chính sách. Theo bà, chính sách bỏ rơi nông dân và nông nghiệp của chính quyền CSVN hoàn toàn trái ngược với các nước khác, “hầu hết các nước khi hội nhập họ đều lo bảo hộ nông sản, nhưng VN thì ngược lại buông nông sản, buông nông nghiệp và ngành này phải tự bơi tự bươn chải”. Trong khi ấy “ nguồn lực đầu tư dồn quá nhiều cho DNNN, quá nhiều cho các Tập đoàn Kinh tế để rồi họ gây biết bao vấn đề cho nền kinh tế hiện nay”. [17]
Thái độ khinh nông dẫn tới các chính chính sách bỏ rơi nông dân đã khiến cho tốc độ tăng trưởng trong nông nghiệp đã giảm liên tục từ giữa thập niên 90. Trong dịp tổng kết 30 năm đổi mới vào dịp ĐH 12 nhiều chuyên gia về nông nghiệp thảo luận trên các cơ quan truyền thông. Họ sử dụng ngay lí luận của chế độ toàn trị là, kết quả thực tiễn chứng minh cho lí thuyết đúng hay sai. Khi “Tổng kết thực tiễn” trong 30 năm đổi mới trong nông nghiệp họ đã nhận thấy rất rõ, tốc độ trăng trưởng trong nông nghiệp không tăng, trái lại đã giảm liên tục từ kế hoạch ngũ niên này sang kế hoạch ngũ niên khác.
Tốc độ tăng trưởng nông nghiêp từ 1996-2013[18]
Thời gianTốc dộ gia tăng
1996-20004,01%
2001-20053,83%
2006-20103,03%
2009-20132,9%
Theo Tổng Cục Thống kê, khu vực nông, lâm và thủy sản tăng 0,65%, là mức tăng thấp nhất so với cùng kỳ 6 năm.[19] Các con số trên giải thích tình trạng chung trong sản xuất nông nghiệp: Nông nghiệp đã bị bỏ rơi, nông dân không được giúp đỡ các mặt cần thiết, nên năng suất lao động trong nông nghiệp rất thấp và giảm liên tục. Trong bản Báo cáo 2016 của Ngân hàng Thế giới (WB) về phát triển nông nghiệp của VN đã xác nhận lối canh tác chậm tiến, lạc hậu thiếu cơ giới hóa nông nghiệp và lạm dụng thuốc trừ sâu, nông dân thất nghiệp gia tăng, chất lượng xấu.[20] WB còn cho biết, những năm gần đây mỗi năm nông nghiệp VN phải chịu thiệt hại khoảng 1 tỉ USD vì mất thị trường xuất khẩu do không tuân thủ các qui định vệ sinh an toàn thực phẩm.[21]
Cuối tháng 8.16 bộ Nông nghiệp & phát triển nông thôn (NN&PTTN) đã họp tổng kết 3 năm tái cơ cấu trong nông nghiệp (2013-15) có mặt Phó TT Trịnh Đình Dũng và bộ trưởng Nông nghiệp Nguyễn Xuân Cường. Các viên chức này xác nhận, không có chuyển biến thuận lợi, vì ruộng đất vẫn bị xé nhỏ cho nên không thể công nghiệp hóa nông nghiệp.[22] Ngân hàng Thế giới cho biết, đất nông nghiệp chia theo đầu người ở VN rất thấp, “chỉ đạt bình quân 0,07 hecta, thấp hơn nhiều so với tỉ lệ 0,27 hecta mỗi người tại Thái lan .[23] TS Lê Đăng Doanh nêu rõ một nguyên khác khiến các sản phẩm nông nghiệp có giá trị rất thấp và nông dân nghèo, vì nền nông nghiệp VN chưa phát triển được công nghiệp gia công chế biến là làm tăng thêm giá trị gia tăng. [24]
Chính vì thế đời sống của mấy chục triệu nông dân tiếp tục trong cảnh đói nghèo, ngay cả ở Đồng bằng Cửu long, vựa thóc cả nước. Họ dẫn chứng, một gia đình nông dân hai vợ chồng và hai con mức thu nhập từ 8 công ruộng ba vụ mỗi năm được tổng cộng 40 triệu đồng. Nếu chia theo đầu người thì mỗi người chỉ được 10 triệu đồng/năm, tức trung bình chỉ được 840.000đ/tháng, tương đương với 40 USD/tháng. Trong khi đó mức thu nhập đầu người bình quân năm 2013 ở VN là 1.960 USD, tức khoảng 150 USD/tháng.[25] Như thế mức chênh lệch giầu nghèo giữa thành thị và thôn quê rất lớn.
Nhìn tổng thể về kết quả 30 năm gọi là “đổi mới” xuyên qua 6 ĐH và bao nhiêu HNTU và các nghị quyết về công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông nghiệp, nông dân và nông thôn, Đỗ Hoài Nam, một nhà khoa bảng hàng đầu XHCN đã từng đóng góp ý kiến cho BCT và BBT trong nhiều nhiệm kì đã phải nhìn nhận tình trạng dẫm chân tại chỗ:
“Sự phát triển của nông nghiệp chủ yếu vẫn phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên, thời tiết và phương thức canh tác truyền thống, dựa vào đất đai và lao động thủ công và vẫn nặng về sản xuất lúa gạo phẩm chất thấp, chưa chịu tác động mạnh mẽ của công nghiệp, công nghệ và dịch vụ, nhất là công nghệ cao. Lao động trong nông nghiệp vẫn còn gần 50% lao động toàn xã hội, trong đó trên 90% là chưa qua đào tạo và dân số sống ở nông thôn vẫn còn khoảng 70%”. [26]
Tại QH ngày 22.10.15 bộ trưởng Kế hoạch&đầu tư Bùi Quang Vinh cho biết: “Nhìn lại bao nhiêu năm, nông nghiệp bây giờ vẫn còn tình trạng con trâu đi trước cái cày theo sau. Ruộng của chúng ta chia manh mún, bé tí, từ máy bay nhìn xuống, ruộng, kể cả ở đồng bằng sông Cửu Long, chia nát bét, ô ruộng bé tí bằng căn nhà này thôi. Ngày xưa ruộng thẳng cánh cò bay thì bây giờ nó đã phân đất cho hộ gia đình tự cứu lấy mình trong giai đoạn trước, bây giờ nó đang cản trở lại nền sản xuất lớn…Một cân ngô và một cân đậu tương ở VN đắt gấp ba lần so với Mỹ sản xuất. Cánh đồng của họ thẳng cánh cò bay, một công lao động bằng máy móc bằng 1.000 người VN, nên giá thành ngô của họ chỉ bằng một phần ba giá thành ngô VN. Cho nên họ có sức cạnh tranh”.[27] Các điều kiện vô cùng bất lợi này đã dẫn tới năng suất lao động ở VN trong mọi lãnh vực, kể cả trong nông nghiệp rất thấp. Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), năm 2013 năng suất lao động của VN thuộc nhóm thấp nhất châu Á-Thái bình dương; thấp hơn Singapore 15 lần, Nhật 11 lần, Nam hàn 10 lần; chỉ bằng 1/5 Mã lai, 2/5 Thái lan.[28]
Tại “Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về chiến lược tam nông” ngày 27.11.18 chính Nguyễn Xuân Phúc đã xác nhận kết quả trên 30 năm trong chính sách tam nông là thất bại trong mọi lãnh vực, thua cả Thái lan và Campuchia: “Việc áp dụng tiến bộ khoa học trong nông nghiệp còn yếu, giá thành sản phẩm cao, chủ yếu là xuất thô, chưa qua chế biến, chưa đột phá trong nâng cao giá trị gia tăng; cơ cấu sản xuất còn manh mún, tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn còn chậm, tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo còn nhiều, việc xây dựng thương hiệu nông nghiệp còn yếu kém..”. [29] Mức đầu tư khoa học trong nông nghiệp ở VN chỉ bằng 1/10 Thái lan và 1/7 Phi luật tân. Nếu so với Nam Hàn thì con số này chỉ bằng 1/600.[30]
Mặc dầu vậy Nguyễn Xuân Phúc không dám nhìn thẳng sự thực về sự bỏ rơi nông dân và nông thôn trong suốt trên 30 năm “đổi mới” của những người cầm đầu chế độ toàn trị. Trong Hội nghị trên ông Phúc lại trút trách nhiệm là nông dân ỷ lại: “Chúng ta đang nói tập trung làm nông nghiệp, nông thôn mà nông dân chúng ta có tinh thần ỷ lại thì không bao giờ thành công!” [31]
Nguyên nhân và hiểm họa
Sau 30 năm đổi mới, nhưng tình hình nông nghiệp và đời sống mấy chục triệu nông dân vẫn ở tình trạng rất lạc hậu và đói nghèo. Nhiều chuyên viên, trong đó có cả những cán bộ cao cấp, đã dẫn chứng và cắt nghĩa, như trình bày ở trên, về các nguyên nhân dẫn tới tình hình rất bi đát hiện nay cho 70% dân số. Trong đó tổng hợp lại nổi bật hai nguyên nhân căn bản.
Nguyên nhân hàng đầu rất quan trọng khiến bao nhiều triệu nông dân triền miên rơi vào tình trạng “được mùa mất giá” và vẫn phải lao động theo cách con trâu đi trước cái cày đi sau, vì chính sách vô trách nhiệm của chế độ toàn trị, nhắm mắt rập khuôn theo kiểu DNNN trong nông nghiệp. Việc chế độ cho thành lập các Tổng công ti lương thực I và II và Hiệp hội Lương thực (VFA) chính là cách độc quyền trong nông, lâm và thủy sản. Các DNNN này gần như độc quyền trong việc định giá thóc gạo và thường cấu kết với các thương lái để ép giá nông dân phải bán nông sản theo giá bất lợi.[32] Chế độ toàn trị không tin vào nông dân và không sáng suốt nhận ra được tầm quan trọng của nông nghiệp VN trong việc phát triển đất nước, nên đã không tạo cho giới nông dân những điều kiện và cơ hội cần thiết để tự canh tân sản suất, tự tổ chức những cơ sở thiết yếu trong các khâu canh tác, chế biến và tìm thị trường để các nông sản VN có thương hiệu tốt, khả năng cạnh tranh cao, bán được giá trên thị trường quốc tế….
Các Tổng công ti lương thực nhà nước được độc quyền và được ưu đãi nên chỉ làm việc theo tinh thần công chức, sáng xách ô đi tối xách về, không tha thiết tới quyền lợi của mấy chục triệu nông dân…Không những thế còn thỏa hiệp với nhau và với các đại quan đỏ để tham nhũng và bóc lột nông dân! Đây là thái độ khinh thường nông dân và bỏ rơi nông thôn của nhóm cầm đầu toàn trị trong suốt mấy thập kỉ vừa qua! Chính vì thế cho tới nay mấy chục triệu nông dân vẫn bị nghèo đói và nông nghiệp không ngóc đầu lên được!
Một nguyên nhân quan trọng khác khiến nông nghiệp VN vẫn lạc hậu và nông dân vẫn phải chịu cảnh đói nghèo là do trước sau đảng vẫn ngang ngược coi đất đai thuộc công hữu, vẫn giáo điều nhắm mắt theo ý thức hệ Marx-Lenin. Chính từ khi Nguyễn Phú Trọng làm TBT đã cố tình ngăn cản và chống lại cả quyết định của ĐH 11 đòi sửa lại Luật Đất đai cho phù hợp với quyền lợi của nhân dân. Theo Tổng thanh tra CP thì có đến trên 70% các vụ khiếu kiện là về đất đai.[33] Ở nông thôn nông dân vẫn phải thuê ruộng đất của nhà nước, đại đa số ruộng đất bị chia cắt ra rất nhỏ và không có những biện pháp khuyến khích nông dân canh tác chung cùng có lợi. Nên không thể sử dụng các máy móc nông nghiệp hiện đại từ các khâu làm đất, cấy hạt giống, phân bón, trừ sâu tới gặt hái… Phần lớn các phương tiện canh tác cũ đã lạc hậu vẫn được sử dụng. Đây là lí do khiến năng suất nông nghiệp thấp và dẫn tới đời sống vẫn đói nghèo cùa bao nhiêu triệu nông dân chiếm tới trên 2/3 dân số VN. Mặc dù nông dân VN rất siêng năng và cần cù!
Tóm lại, cuộc sống đói nghèo của nông dân VN suốt gần 70 năm dưới chế độ toàn trị bắt nguồn từ một nguyên nhân căn bản là, thực hành chủ thuyết Marx-Lenin với chính sách coi ruộng đất là thuộc độc quyền của Đảng. Tức là trong thực tế ĐCSVN đã trở thành tên địa chủ độc nhất trên toàn quốc; nó tái lập biện pháp phát canh thu tô của địa chủ trước đây. Chỉ có điều khác là, trước đây địa chủ cho nông dân thuê ruộng đất, nhưng phải trả tiền thuê ruộng đất cho địa chủ. Nay thì ĐCS đóng vai trò này của địa chủ, nhưng với những chính sách tham lam và độc ác hơn, tuy rằng vẫn hô lớn chống địa chủ bóc lột!
***
Ngoài thái độ và chính sách khinh nông của nhà cầm quyền, cũng như sự thiếu năng lực của cán bộ, hiện nay nông nghiệp VN còn đứng trước nguy cơ của biến đổi khí hậu trên toàn cầu do những hậu quả của CO2, đặc biệt là Đồng bằng Cửu long, vựa lúa nuôi dân cả nước. “Bát cơm vàng” đang có nguy cơ biến mất. Khu vực này bao gồm 13 tỉnh, với 12,3 % diện tích và 20% dân số, đóng góp tới 27% GDP cả nước. Hai tỉnh Cà mâu và Kiên giang là khu đất thấp hơn cả mức nước biển. Trong mùa mưa nếu thủy triều cao khoảng một mét thì có nguy cơ đồng ruộng bị chìm trong nước mặn, không thể canh tác. Nạn sụt lún sẽ càng gia tăng. Trong khi ấy từ trước tới nay sông Cửu long là nguồn cung cấp không chỉ hải sản, mà còn đem phù sa làm phì nhiêu đồng ruộng. Nhưng hiện nay TQ đã xây nhiều đập thủy điện ở thượng nguồn sông Cửu long, khiến cho lưu lượng nước bị giảm.
Theo dự báo của Cơ quan Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) và nhiều chuyên viên quốc tế, với tình hình gia tăng nhiệt độ trên thế giới tiếp tục như hiện nay thì tới cuối thế kỉ này nhiệt độ ở Đồng bằng Cửu long có thể tăng thêm 1,3-2,8°C, mưa sẽ tăng 4-8%, nước biển dâng từ 66 cm tới 99cm. Nếu nước biển dâng cao thêm 1m có thể làm cho 39% diện tích Đồng bằng Cửu long bị ngập, 35% dân số bị ảnh hưởng. Đây là khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất do biến đổi khí hậu. Nếu tình hình này diễn ra sẽ làm 22 triệu người mất nhà cửa và thiệt hại lên tới 10% GDP.[34]
III. Đầu tư nước ngoài: Khinh trong trọng ngoài,
dẫn tới kinh tế lệ thuộc FDI và công nghiệp nội bị bỏ rơi
Sau khi HK và các nước Tây phương hủy bỏ chính sách cấm vận kinh tế và thương mại với VN từ đầu thập niên 90, chế độ toàn trị CSVN đứng trước hoàn cảnh rất ngặt nghèo. Khi ấy Liên Xô đã sụp đổ, tức là HN mất toàn bộ khu vực “thị trường truyền thống” suốt mấy chục năm từng là chủ lực giao thương và viện trợ cho VN. Trong khi ấy tái lập bang giao với TQ mới bắt đầu và chưa có gì vững chắc. Trong hoàn cảnh đó, muốn tái thiết đất nước chỉ còn cách mở cửa buôn bán với Tây phương, đặc biệt với cựu thù Mĩ. Đây là giai đoạn chủ trương làm bạn với tất cả! Hà nội đưa ra mục tiêu kinh tế đối ngoại là tìm cách thu hút mời các công ti nước ngoài đầu tư trực tiếp vào VN xây dựng các xí nghiệp để sản xuất các sản phẩm xuất khẩu (Foreign Direct Investment -FDI). Họ cho rằng, đây là chính sách khôn ngoan “đi tắt đón đầu”, như một đòn bẩy để đưa nền kinh tế vốn rất tụt hậu của VN có thể chuyển nhanh sang phát triển canh tân đất nước, nhờ vốn và kĩ thuật hiện đại của các công ti này.
Về lí thuyết, chủ trương này bao gồm một số mục tiêu chính:
Tạo công ăn việc làm và nâng cao trình độ chuyên môn cho công nhân VN
FDI hợp tác với các doanh nghiệp VN, chuyển giao kĩ thuật công nghiệp hiện đại và giúp công nghiệp VN phát triển kiến thức quản trị
Thu được các nguồn ngoại tệ mạnh để làm vốn cho phát triển kinh tế
Các sản phẩm của FDI xuất cảng sẽ mang lại số thuế lớn cho ngân sách quốc gia
Các FDI sẽ sử dụng các kĩ thuật hiện đại, nên tránh làm bãi rác công nghệ
Tuy Luật đầu tư cho nước ngoài đầu tiên ra đời từ 1988 (QH thông qua 29.12.1987)[35], nhưng phải đợi tới giữa thập niên 90 sau khi VN và HK bình thường hóa quan hệ ngoại giao thì các các công ti FDI mới dồn dập vào làm ăn ở VN.[36] Điều 27 Luật đầu tư cho doanh nghiệp nước ngoài năm 2005 qui định các lãnh vực được ưu đãi, trong đó Khoản 3 ghi rõ “Sử dụng công nghệ cao, kĩ thuật hiện đại; bảo vệ môi trường sinh thái.”. [37] Tuy nhiên phải đợi tới sau khi VN gia nhập WTO vào cuối năm 2006 thời Nguyễn Tấn Dũng làm Thủ tướng (TT) thì các công ti lớn quốc tế mới đổ hàng tỉ USD đầu tư vào VN. Chỉ riêng 9 tháng đầu 2008 vốn đăng kí đầu tư nước ngoài vào VN đã lên tới 57 tỉ USD. Trong đó có 8 dự án có vốn đăng kí trên 1 tỉ USD/dự án.[38] Tới cuối 2012 có tất cả 14.364 dự án đang hoạt động với tổng số vốn đăng kí lên tới 212,846 tỉ USD. Trong đó chủ yếu là các công ti FDI với 100% vốn nước ngoài chiếm tới 79,61% tổng số dự án và 66,51% tổng vốn đăng kí; số công ti FDI liên doanh với tư nhân VN và DNNN chỉ chiếm 17,86% tổng số dự án và 25,92% tổng vốn đăng kí.
Trong dịp tổng kết 30 năm chính sách đối với FDI (1988-2018) một số cơ quan và chuyên viên đã phân tích các hoạt động và kết quả của FDI đối với kinh tế VN. Thứ trưởng bộ Kế hoạch và Đầu tư Vũ Đại Thắng cho biết, VN “đã thu hút được trên 25.000 dự án FDI với tổng vốn đăng ký đạt 320 tỉ đô la Mỹ”.[39] Theo TS Vũ Thành Tự Anh, Đại học Fulbright VN, đầu tư trực tiếp nước ngoài trong ba thập niên qua “đang tạo ra khoảng 70% giá trị xuất khẩu, 50% giá trị sản xuất công nghiệp và 20% GDP của cả nước”.[40] Trong khi FDI chiếm trên 2/3 tổng xuất khẩu và ½ tổng giá trị sản xuất công nghiệp của VN thì “hệ số chuyển giao công nghệ” của các doanh nghiệp FDI với các doanh nghiệp nội lại “thấp nhất trong khu vực ASEAN, thua cả Lào và Campuchia”. Chính sự kiện này đã được Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) ông Vũ Tiến Lộc xác nhận trong cuộc Hội thảo ở HN ngày 30. 8.18. [41]
Nói một cách khác, vai trò của các doanh nghiệp FDI đang đóng vai trò then chốt có tính cách quyết định cho tương lai của kinh tế VN, nhưng hầu như không có chuyển giao công nghệ với các doanh nhiệp tư nhân VN. Nguy hiểm nữa là, rất nhiều xí nghiệp FDI đã sử dụng các máy móc cũ và có trình độ công nghiệp rất thấp, ngày càng đe dọa môi trường sinh thái của VN, điển hình như thảm họa cá chết hàng loạt phủ trắng ven biển các tỉnh miền Trung do đại công ti Formosa gây ra năm 2016. Điều này hoàn toàn trái ngược với các mục tiêu đã đưa ra của nhà cầm quyền toàn trị VN xuyên qua các Luật đầu tư cho các doanh nghiệp nước ngoài tại VN trong hơn 30 năm qua.
Cũng theo báo cáo vào đầu năm 2018 của VCCI, “mỗi năm có khoảng từ 40-50% doanh nghiệp FDI kê khai lỗ, trong đó, có rất nhiều doanh nghiệp lỗ liên tục trong nhiều năm, thậm chí có doanh nghiệp lỗ lũy kế đến mức âm vốn chủ sở hữu, nhưng vẫn tiếp tục hoạt động bình thường, kể cả việc mở rộng quy mô kinh doanh. Một số địa phương thu hút nhiều doanh nghiệp FDI như thành phố HCM, Bình Dương, tỉ lệ doanh nghiệp FDI kê khai lỗ lên đến 50-60%, trong đó có nhiều doanh nghiệp kê khai lỗ trong nhiều năm”.[42] Tình hình rất lạ lùng như thế phải hiểu theo nhiều mặt. Đó là: 1. Những đóng góp thuế thực sự của FDI vào ngân sách quốc gia ở mức rất thấp. 2. Mức chuyển giao kĩ thuật công nghệ cho các doanh nghiệp nội địa rất thấp. 3. Sử dụng các máy móc cũ nên đang tạo nguy hại về môi trường.
Mặc dầu tình hình phát triển của các công ti FDI đi ngược lại với các chủ chương và chính sách của chế độ toàn trị trong việc thu hút đầu tư của nước ngoài, vậy tại sao họ vẫn được mở rộng làm ăn ở VN? Những nghịch lí này của FDI đang diễn ra ở VN trong suốt mấy thập niên qua. Tại sao các nghịch lí ngày không được cải thiện, ngược lại còn đang mở rộng từ thời Nguyễn Tấn Dũng và đang gia tăng từ khi Nguyễn Xuân Phúc làm TT? Những người cầm đầu chế độ toàn trị có làm chủ động trong các chính sách đối với FDI, hay đã bị lệ thuộc và bị sai khiến bởi các nhóm lợi ích cấu kết với các công ti FDI từ ngay trong giai đoạn hoạch định chính sách?
Nhà nước CS ưu đãi tối đa cho các công ti FDI về nhiều mặt, như đất đai lập công xưởng, được ưu đãi thuế rất thấp các năm đầu, lương công nhân thấp; nhập khẩu máy móc, mua sắm trang thiết bị và hàng từ công ti mẹ hưởng chế độ giảm thuế đặc biệt, giành ưu đãi cho họ chuyển lợi nhuận về công ti mẹ. Ngoài ra để thu hút FDI, mỗi địa phương còn được quyền đưa ra các biện pháp ưu đãi cao hơn; ngoài việc miễn giảm tiền thuế đất, tiền sử dụng đất lên tới 50% theo NQ 62 của CP, còn gia hạn thêm thời gian miễn giảm thuế từ 3-6 năm.[43] Chế độ toàn trị cho lập nhiều Khu chế suất và Khu công nghiệp giành riêng cho các công ti FDI. Các công ti FDI tập trung hoạt động trong lãnh vực sản xuất hàng hóa xuất khẩu, như giầy dép, quần áo, linh kiện điện tử. Khi chương trình mở rộng các đô thị được ban hành, nhiều công ti FDI đã tìm cách hợp tác với các DNNN để lợi dụng chính sách ưu đãi của NHNN trong việc vay với lãi suất rất thấp những số tiền rất lớn lên tới 135.000 tỉ đồng (>8,4 tỉ USD) vào khu vực bất động sản. Như các dự án Nam Thăng long-Ciputra, Hồ Tràm của một công ti Canada (4,2 tỉ USD), Starbay của British VirginIslands (1,65 tỉ USD) và Khu công nghiệp Thủ thiêm của Singapor (1,2 tỉ USD) khi ấy. Họ còn lợi dụng sự dễ dãi và khuyến khích của chính quyền trung ương và các địa phương, nên nhiều năm -nhất là thời Nguyễn Tấn Dũng- đã ồ ạt lập 78 sân golf với tổng số vốn đăng kí là 13,3 tỉ USD và chiếm một diện tích 26.170 ha ở 39 thành phố/tỉnh. Ngoài ra cũng trong thời gian này còn có 66 dự án khác xây sân golf.
Chính TCCS đã đăng bài của hai chuyên gia kinh tế của Cơ quan Phát triển của LHQ ở VN tường thuật cách biến đất nông nghiệp thành các sân golf làm nơi giải trí của các nhà tư bản nước ngoài và các quan đỏ. Theo qui định của Nhà nước thì tiền bồi thường cho đất nông nghiệp rất thấp. Không những thế đất xây sân golf còn được coi là dùng vào thể thao, “nên được hưởng mức thuế đất ưu đãi”. Vì thế nhiều công ti FDI đã lợi dụng dùng một phần đất sân golf để xây “khách sạn, nhà hàng và giải trí”. Họ đầu cơ xây các sân golf, khách sạn và các khu giải trí với các ưu đãi cao nhất để hi vọng có thể thu hồi vốn và có lời nhanh. Trong việc xây dựng các khu vực bất động sản, nhiều công ti FDI đã dùng uy tín và mánh lới là công ti ngoại quốc, có quan hệ tốt với các quan đỏ có quyền lực, nên nhiều khi họ chỉ cần xây móng xong là đã rao bán. Người mua (thường là cán bộ có máu mặt) sẵn sàng bỏ ra số tiền lớn đặt cọc trước. Như vậy là các công ti FDI đã dùng tiền của người mua nhà để xây nhà, họ chỉ phải bỏ ra số vốn rất ít nhưng hưởng lợi nhuận rất cao. Có dư luận cho rằng, dự án Ciputra và Keangnam (Đại hàn) thuộc loại đầu cơ như vậy.[44] Đây chính là cách làm ăn móc ngoặc, làm giầu nhanh bất chính giữa các quan đỏ với nhiều công ti nước ngoài.
Một hiện tượng rất phổ biến là, nhiều doanh nghiệp FDI đã khai lỗ nhiều năm liên tiếp, trong khi đó họ vẫn gia tăng đầu tư tại VN. Như ở Khu chế suất tại Bình dương số doanh nghiệp FDI khai lỗ năm 2010 là 754/1490, chiếm tỉ trọng 50,6%; trong đó có tới 200 doanh nghiệp mức lỗ cao hơn cả vốn. Tại Sài gòn và Đồng nai số doanh nghiệp FDI khai lỗ cũng lên tới 60% và 52,2%. Tại Lâm đồng số doanh nghiệp FDI khai lỗ là 104/111. Mánh lới phổ thông thứ hai của các công ti FDI là khai giá các tài sản như máy móc, thiết bị, nguyên liệu, dịch vụ, phí bản quyền… cao hơn nhiều so với giá thực tế. Mặc dầu đa số máy móc chuyển sang VN đều thuộc loại trình độ kĩ thuật cũ và gây ô nhiễm cao. Đây là thuộc vào các vốn đầu tư, từ đó họ có lợi thế để tính thuế. Họ còn khai vay tiền các ngân hàng với lãi suất rất cao, hoặc các chi phí cho dịch vụ như quản lí, quảng cáo, tiếp thị, đào tạo, thuê chuyên gia. Đây là những chi phí đầu vào. Từ đó vào cuối mỗi năm họ có thể khai lỗ, hoặc lời rất ít để được miễn thuế hoặc chỉ đóng thuế rất ít. Năm 2009 có 760/1.358 (56%) công ti FDI khai lỗ. Các thủ đoạn này làm ngân sách nhà nước thất thu hàng năm rất lớn.[45]
Một hiện tượng phổ thông khác là, đại đa số các công ti nước ngoài hoạt động tại VN theo hình thức 100%, không thích liên kết với các doanh nghiệp VN vì nhiều lí do, từ bí mật nghề nghiệp, khác biệt ngôn ngữ tới sự phân hóa quá nhỏ của các doanh nghiệp tư VN. Đặc biệt nhất là, nhà cầm quyền CS rất cần ngoại tệ qua sự đầu tư của các công ti FDI nên không dám có những chính sách rõ ràng -như TQ và một số nước Á châu- để các công ti FDI phải tích cực hợp tác với doanh nghiệp tư nhân VN. Vì thế các doanh nhân, doanh nghiệp VN và công nhân mất các cơ hội tốt để học tập kĩ thuật, cách quản trị và điều hành các hãng xưởng theo trình độ mới.
Không chỉ chèn ép giới kinh doanh tư nhân VN, các công ti FDI còn tìm cách bóc lột hàng triệu công nhân bằng nhiều thủ đoạn tinh vi, với sự làm ngơ hoặc tiếp tay nhà cầm quyền CS. Tính tới năm 2012 có 283 Khu công nghiệp trên 58 tỉnh/thành phố, chiếm diện tích 76.000 hecta. Trong đó miền Đông Nam Việt nhiều nhất với 88 khu công nghiệp ( 31,1%), Đồng bằng sông Hồng 24,7%, Đồng bằng Cửu long 17,7%, Miền Trung 15,5%. Chia theo tỉnh/thành phố thì Đồng nai có 30 Khu công nghiệp, Bình dương 25, Sài gòn 19, Hà nội 11…Riêng Đồng bằng Cửu long có 51 Khu công nghiệp và 200 cụm công nghiệp chiếm diện tích 25.000ha, nhưng mới sử dụng khoảng 20%. Nhiều Khu công nghiệp bị qui hoạch treo phí phạm đất canh tác.[46] Số lao động làm trong các Khu công nghiệp tăng rất nhanh. 1995 mới có 50.000 công nhân, năm 2000 đã tăng lên 201.000, năm 2007 lên tới 1,04 triệu và 1,765 triệu công nhân vào năm 2011. Bình quân số công nhân làm trong các khu công nghiệp gia tăng hàng năm từ 10-15%.
Trong khi số công nhân gia tăng rất nhanh thì Nhà nước CS không có chính sách để các doanh nghiệp FDI có chương trình xây dựng cư xá cho công nhân. 80% công nhân phải thuê phòng trọ ở bên ngoài. Nếu tính theo tỉ lệ và diện tích các phòng trọ thì thật khủng khiếp: Số công nhân phải sống trong phòng rộng dưới 3m² chiếm tới 19%, 3-5m² (21,4%), 5-7 m² (10,6%),8-10m² (22%), 11-20m² (22,4%); số công nhân có phòng trọ trên 20m² chỉ có 5,9%. Rất nhiều trường hợp 3 công nhân phải thuê 1 phòng 10-12m², giá thuê 250.000-300.000đ/tháng (2012). Không chỉ phải ở trong các phòng trọ chật chội, thiếu tiện nghi, thiếu vệ sinh như các chuồng gà; còn thiếu các nhà trẻ, trường học, trạm y tế, chợ, siêu thị, giải trí…Đấy là chưa kể chính sách “hộ khẩu” đã khiến cho con cái công nhân không được thu nhận vào các trường học. Điều này ảnh hưởng vô cùng bất lợi cho hàng trăm ngàn thiếu niên.[47]
Cuộc sống lam lũ của hàng triệu công nhân, đa số là phụ nữ và con thơ, trong các khu công nghiệp giành cho các công ti FDI là những hình ảnh sống động nhất và tồi tệ nhất như thời Cách mạng Công nghiêp hai thế kỉ trước, với cảnh bóc lột của thời kì tư bản rừng rú. Trong đó có sự cấu kết công khai giữa vua chúa cầm quyền và bọn tư bản bóc lột. Nhưng rất oái ăm và lạ lùng là, tình trạng vô nhân đạo này lại tái diễn vào đầu Thế kỉ 21 tại VN trong khuôn khổ chế độ XHCN; trong đó những người cầm đầu luôn luôn vỗ ngực, đó là chế độ bảo vệ người lao động, bảo vệ quyền làm người!
Không những thế nhiều công ti FDI vi phạm qui luật lao động, thậm chí vi phạm cả luật hình sự đối với công nhân VN. Như ngược đãi công nhân, làm tới 12 giờ/ngày, đánh đập công nhân. Nhiều công ti Nam hàn đã vi phạm. Các vụ đình công diễn ra khá phổ biến trong các công ti của Đài loan và Nam hàn. Năm 2010 xẩy ra 62 vụ đình công ở Sài gòn, trong đó 37 vụ trong các công ti FDI. Trong số này 21 vụ ở các công ti Nam hàn.[48] Số các công ti của Nam Hàn, Đài loan, Hồng kông và Nhật chiếm một tỉ lớn của FDI hoạt động ở VN. Điều này có thể hiểu, các nước này không chỉ là láng giềng mà còn có nền văn hoá tương đồng với VN, hiểu rõ tâm lí và tập quán của người Việt, đặc biệt một số các nước này không coi trọng nhân quyền và quyền lợi của công nhân ngay ở trong nước họ!
Một hình ảnh “thân dân” rất kịch cỡm đã được TT Nguyễn Xuân Phúc dàn cảnh trong chuyến thăm công nhân tại một công ti FDI ở Đồng nai vào cuối tháng 10.2017. Đây cũng là công ti mà hơn một năm trước, khi mới nhận chức TT ông Phúc đã thăm. Nay ông trở lại để xem có tiến bộ hay không. Tại đây TT đã hỏi công nhân về tình hình lao động và cuộc sống hàng ngày của họ. Khi tới bàn ăn của công nhân ông hỏi: “Bữa ăn từ 16.000-23.000 đồng có đảm bảo chất lượng không? Sau giờ làm việc, công nhân có thời gian để sinh hoạt văn hóa, thể thao hay không? Mức lương và cuộc sống có đảm bảo không?”[49] Tại sao Nguyễn Xuân Phúc không tổ chức một cuộc thăm bất ngờ ở một công ti FDI khác để biết các bữa ăn trưa thịt ôi canh ủng chỉ với giá hai ba ngàn đồng; hay đi thăm các phòng trọ như ổ chuồng gà giành cho công nhân?
Theo bộ Kế hoạch và đầu tư, tới cuối 2017 có 128 quốc gia và vùng lãnh thổ đã đầu tư vào Việt Nam. Lần đầu tiên Nam Hàn đang dẫn đầu với tổng vốn đăng ký 57,1 tỷ USD (chiếm gần 18,2%), thứ hai là Nhật bản với 46,3 tỷ USD, tiếp đến là Singapore và Đài loan.[50]
Tờ Quân đội Nhân dân (QĐND) cũng cho biết, hiện các công ti FDI đang sử dụng khoảng 30% lực lượng lao động công nghiệp”.[51] Nhưng mặt khác, khu vực FDI đang bộc lộ những mặt trái gay gắt; như gây ô nhiễm môi trường rất nghiêm trọng, nạn chuyển giá bất hợp pháp, sử dụng công nghệ lạc hậu. BCT đưa ra mục tiêu là, dùng FDI để lan tỏa công nghiệp hiện đại cho kinh tế tư nhân nội địa, nhưng thực tế đã không diễn ra như vậy. Theo điều tra của Phòng Thương mại và Công nghiệp VN (VCCI), các công ti FDI “chỉ mua khoảng 26,6% thiết bị, đầu vào từ DN Việt Nam, còn lại là nhập khẩu và nhập từ công ty mẹ. Điều này chứng tỏ, DN Việt Nam đang được hưởng lợi rất ít từ hiệu ứng lan tỏa do dòng vốn FDI mang lại qua quá trình chuyển giao công nghệ, chuyển giao kiến thức và nâng cao năng suất”. Trong báo cáo “Việt Nam tăng cường năng lực cạnh tranh và liên kết của DN vừa và nhỏ (DNVVN)-Bài học kinh nghiệm trong nước và quốc tế” Nhóm nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới cũng xác nhận, “các DNVVN của Việt Nam chủ yếu là nhà cung cấp cấp ba (gián tiếp), được mô tả như là ngành sản xuất các nguyên liệu đầu vào, nguyên liệu đơn giản và ít giá trị gia tăng”.[52]
***
Nếu so sánh giữa chủ trương (lí thuyết) và kết quả thực tiễn trong việc thực hiện chính sách FDI gần ba thập kỉ qua của chế độ toàn trị CSVN thì càng thấy rõ sự khác biệt rất rõ rệt như trắng với đen giữa mục tiêu và kết quả:
– Chủ trương dùng FDI để thúc đẩy công nghiệp VN phát triển. Nhưng oái oăm đại đa số các FDI chỉ làm ăn riêng, cho nên đến nay nhiều doanh nghiệp tư VN đã không làm được cái đinh ốc!
– Chủ trương dùng FDI để VN có “công nghiệp xanh”. Nhưng nay nhiều FDI đang biến VN thành bãi rác thải công nghiệp độc hại, không những thế họ chỉ chuyển vào VN các máy móc có trình độ kĩ thuật rất thấp.
– Chủ trương bảo vệ quyền lợi lao động của công nhân trong các công ti FDI, nhưng thực tế hàng triệu công nhân VN đang bị bóc lột và bạc đãi!
Tự vỗ ngực là những người lãnh đạo CS giầu kinh nghiệm, biết rõ tâm đen của các giới tư bản, nhưng tại sao họ lại trải thảm đỏ mời gọi FDI, thế rồi bị sỏ mũi? Họ nghĩ rằng có thể tương kế tựu kế? Nhưng nếu xét qua nhiều giai đoạn tham gia của FDI ở VN thì cho thấy, họ bị chạy theo, rất bị động chứ không chủ động. Những sự cố về ô nhiễm môi trường đã xẩy ra và các hậu quả vô cùng tai hại của nó, cũng như lương bổng bị bóc lột và đời sống đói rách của hàng triệu công nhân cho thấy, khi lập kế hoạch mời FDI họ ở thế bị động, cứu đảng và cứu mình để nắm quyền nên phải nhắm mắt làm liều.
Lời xác nhận của Nguyễn Phú Trọng trong vụ Formosa: “Trước kia chúng ta kêu gọi đầu tư nhưng không nghĩ đến vấn đề môi trường, không nghĩ đến đổ rác đi đâu, nên bây giờ chúng ta phải trả giá”. (Xem Chương chín, V). Lời xác nhận trên của người cầm đầu chế độ toàn trị không chỉ giới hạn trong lãnh vực môi trường, mà có giá trị cả trong các lãnh vực khác, như chờ đợi FDI chuyển vào VN những công nghệ với kĩ thuật tiên tiến, hay bảo vệ quyền lợi lao động của công nhân.
Sự tăng trưởng về vốn đầu tư vào VN hay kim ngạch xuất khẩu gia tăng của FDI không đồng nghĩa với những lợi ích cho VN. Nhiều khi đi ngược lại các mục đích ban đầu của CSVN: Xuất khẩu gia tăng nhưng nhập khẩu cũng gia tăng; gia tăng số lượng công ti FDI nhưng lại giảm số công ti FDI hợp tác với doanh nghiệp tư VN và các thiết bị đưa vào VN có trình độ kĩ thuật thấp, đang biến VN thành nơi tiêu thụ các máy móc lỗi thời, nguy hiểm nữa là thành bãi rác đầy chất độc công nghiệp. Điều cực kỳ nguy hiểm nữa là, sự kiện ngày càng lớn mạnh của FDI dẫn tới hậu quả, ngày càng òi ọp của doanh nghiệp tư nhân VN và kinh tế VN càng lệ thuộc bên ngoài!
Cuối tháng 11.18 tại cuộc Hội thảo đánh giá hiệu quả chính sách thu hút và ưu đãi đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong các thập niên vừa qua do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức, nhiều chuyên viên đã lên tiếng cảnh báo về những hệ lụy vô cùng bất lợi trong nhiều lãnh vực cả trước mắt và lâu dài của chủ trương “quá sính ngoại” của chế độ toàn trị đối với các công ti FDI. Chuyên viên ngân hàng Phạm Xuân Hòe nhận xét, “khối FDI được rất lớn, còn VN chỉ được mấy đồng lương còi cho người lao động. Trong khi ô nhiễm môi trường không biết phải chi bao nhiêu cho đủ và người công nhân cũng luôn phải đối mặt với rủi ro”. [53]
***
Trước đây cũng như hiện nay một số nước Âu châu cũng như Á châu lấy xuất cảng làm trọng tâm. Trong giai đoạn đầu mãi lực nội địa không cao, vốn ít; nên để tạo điều kiện phát triển nhanh hơn, các quốc gia này cần vốn của cả bên ngoài. Nhưng mục tiêu lâu dài vẫn phải lấy nội lực làm chính. Đây là những suy nghĩ sáng suốt và thực tế. Bởi vì hoạt động kinh tế liên quan trực tiếp tới đồng tiền bát gạo. Ta không thương ta thì chẳng ai đoái hoài. Tâm lí chung là không ai giúp một cách vô công, có đi có lại. Nhưng phải hiểu tâm lí và động cơ của các nhà tư bản. Đối với họ, lợi nhuận là tiêu chí giá trị cao nhất, nơi nào thu hoạch có lời cao, thuế thấp cùng các ưu đãi khác thì họ sẽ đổ xô tới; nếu không còn thì họ lại bỏ đi tìm nơi khác. Chính tâm lí này của các giới tư bản đã được cựu Phó TT Đức và cựu Chủ tịch Đảng Dân chủ Xã hội Đức F. Müntefering mô tả; ông đã ví giới này như các đàn cào cào, châu chấu, nơi nào có ăn thì cả đàn tới, khi hết rồi thì cả đàn lại bay đi nơi khác kiếm ăn![54]
Như trước đây ở Nhật, Đài loan và Đại hàn và hiện nay ở TQ, một mặt họ khuyến khích tư bản nước ngoài bỏ vốn vào đầu tư ở nước họ. Xuyên qua nguyên tắc hợp tác, các FDI được giành một số ưu đãi nhất định trong hoạt động kinh doanh, nhưng đồng thời phải thực hiện nghiêm túc các nghĩa vụ và các thỏa thuận với các quốc gia này. Trong đó ngoài nhiệm vụ đóng thuế sòng phẳng, còn phải chuyển giao công nghệ tân tiến và đào tạo chuyên môn cho người lao động bản xứ.
Cách vận hành của một nền kinh tế lấy xuất cảng làm trọng tâm có đặc điểm là, các công ti FDI dùng công nhân bản xứ với lương bổng thấp, nhờ đó giá thành các hàng hóa thấp, nên các sản phẩm này có thể bán chạy ở nhiều nước công nghiệp. Nhờ thế các công ti FDI hưởng lợi nhuận rất cao. Trong khi đó nhà nước sẽ thu ngoại tệ để tăng mức ngoại hối và thu được thuế từ các hàng xuất khẩu; nhờ đó ngân sách quốc gia được gia tăng để có thể đầu tư và canh tân đất nước tiến tới tự lập tự cường. Nhưng các mục tiêu và cách thực hiện đường lối kinh tế này chỉ thành công trong một số điều kiện nhất định, ắt có và đủ. Đó là phải có một hệ thống chính trị tốt, trong đó những người nắm vận mệnh đất nước phải có tinh thần trách nhiệm cao, có tầm nhìn sâu rộng; quốc hội, hệ thống tòa án phải có thực quyền; các công chức phải chí công vô tư; có hệ thống báo chí độc lập và các đoàn thể xã hội dân sự được tự do hoạt động. Mặt khác phải có các chính sách khuyến khích và bảo vệ các giới doanh gia và tư thương nội địa trong việc bỏ vốn và sáng kiến vào các hoạt động sản suất và kinh doanh để làm giầu cho chính mình và đất nước.
Nếu chỉ thích hoàng nhoáng bề ngoài, thích giả dối; gộp nhập trên 2/3 kim ngạch xuất khẩu hàng năm từ FDI vào GDP để trưng diện là lợi tức đầu người ở VN đang tăng nhanh. Nhưng đó chỉ là giả dối, vì phần lớn thu nhập của các công ti FDI lại được chuyển nhanh về công ti mẹ ở mẫu quốc. Cả phần thuế của FDI vào ngân sách quốc gia cũng rất thấp; vì họ được ưu đãi thuế, trốn thuế bằng cách khai lỗ, hay chỉ phải trả mức thuế rất thấp!
Cân nhắc giữa quyền lợi quốc gia và sự phân công quốc tế cùng có lợi cho các bên, thì nếu sự đầu tư của nước ngoài đem lại những lợi ích thiết thực cho việc phát triển nhanh và bền vững cho đất nước, sẽ là một việc rất đáng hoan nghênh. Không nên có thái độ bài ngoại quá khích, nhất là trong giai đoạn toàn cầu hóa. Bế quan tỏa cảng chỉ làm trì trệ đất nước thêm. Nhưng mục tiêu này chỉ có thể thành công, nếu có một chính quyền có tầm nhìn xa trông rộng, biết cân nhắc ưu và khuyết điểm của kế hoạch xây dựng đất nước; có chính sách mở cửa thích hợp, biết sử dụng vốn tư bản nước ngoài, công nghệ tân tiến nước ngoài và kiến thức quản trị và trình độ chuyên môn cao của họ. Đó là tạo những điều kiện ắt có và đủ cho việc canh tân VN. Nhưng suốt trên 30 năm qua các điều kiện trên đều không có!
Tư doanh VN bị bạc đãi và bị chèn ép
Từ trước tới nay, đặc biệt dưới thời Nguyễn Tấn Dũng làm TT, các NQ của nhiều ĐH đảng và chính sách kinh tế của chính phủ đều nhấn mạnh phát triển nội lực. Nghĩa là về mặt lí thuyết, các doanh nghiệp VN (DNNN và tư nhân) phải là nồng cốt cho phát triển kinh tế. Các Luật về Doanh nghiệp tư nhân 2000 và 2005 qui định về hoạt động của kinh tế tư nhân trong nước. Nhưng trong thực tế thì lại hoàn toàn khác. Trong khi các công ti nước ngoài FDI ngày càng bung ra chiếm lãnh thị trường và các DNNN được giành ưu đãi trong tín dụng và đất đai, lại nắm độc quyền nhiều lãnh vực được coi là huyết mạch của nền kinh tế. Còn các doanh nghiệp tư nhân nội địa lại không ngóc đầu lên được, phải chịu đựng một cổ hai ba tròng, vừa bị các DNNN chèn ép, lại bị các công ti FDI cạnh tranh, đồng thời còn bị các quan đỏ móc túi và trấn áp.
Có nhiều con số khác nhau về doanh nghiệp tư nhân VN từ nhỏ, trung bình đến lớn (tính theo số công nhân và vốn đầu tư). Theo Cục Quản lí đăng kí kinh doanh của bộ Kế hoạch và đầu tư, tính tới Quí 1/2014 có tất cả 789.813 doanh nghiệp tư nhân VN đã đăng kí, trong đó 296.206 doanh nghiệp đã phải đóng cửa hoặc phá sản. Riêng từ khi VN gia nhập WTO (2007) số doanh nghiệp tư nhân gia tăng cao, mỗi năm có trên 50.000 doanh nghiệp được thành lập.[55] Nhưng đồng thời số doanh nghiệp ngưng hoạt động hoặc phá sản cũng rất cao. Theo báo cáo của Phòng Thương mại và Công nghiệp VN ngày 13.4.16, có đến 428.000 doanh nghiệp tư nhân VN phải ngừng hoạt động hoặc giải thể trong giai đoạn 2007-2015, tương đương với 45,5% tổng số doanh nghiệp được thành lập kể từ khi có Luật Doanh nghiệp năm 2000 đến nay. [56]
Xét về qui mô lao động thì các doanh nghiệp VN ngày càng có khuynh hướng nhỏ đi. Vào năm 2002 một doanh nghiệp có trung bình 74 lao động, đến 2007 chỉ còn 47 lao động, nhưng tới 2012 lại giảm chỉ còn khoảng 32 lao động. Vào năm 2012 số doanh nghiệp vừa là lớn chỉ chiếm khoảng 4,3%, doanh nghiệp nhỏ chiếm 29% và siêu nhỏ chiếm 66,8% (dưới 10 lao động). Năm 2002 số doanh nghiệp siêu nhỏ chiếm 53,1% đã tăng lên 66.8% vào năm 2012. Tình hình chung rất đặc biệt là, trong suốt 10 năm (2002-2011) rất ít doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ phát triển thành doanh nghiệp vừa hoặc lớn. Nhưng ngược lại, tỉ lệ các doanh nghiệp vừa lại biến thành nhỏ và siêu nhỏ lại gia tăng. Thành thử nhiều chuyên viên đã rất chua chát phải nêu câu hỏi, tại sao các doanh nghiệp tư nhân VN “không lớn lên được”? [57]
Cũng vào giai đoạn này đã có bài thơ rất chua chát và mỉa mai, vì sao đất nước không lớn lên được với tựa đề “Đất nước mình ngộ quá phải không anh?” của Thạc sĩ Trần Thị Lam, một nữ giáo viên trung học ở Hà Tĩnh, được phổ biến rất rộng rãi và được phổ nhạc. Bài thơ được phổ biến vào dịp sau biến cố thảm họa môi trường do Formosa ở Hà tĩnh gây ra, 4.2016.[58] (Xem phần sau).
Viện trưởng Viện Kinh tế VN Trần Đình Thiên nêu câu hỏi, tại sao Nhà nước vẫn nói là kinh tế chuyển dịch tốt, nhưng công nghiệp VN vẫn yếu? Ông dẫn chứng, công nghiệp chế biến, chế tạo là lãnh vực then chốt trong phát triển kinh tế, nhưng sau 30 năm chỉ tăng 1,6%. Ông dẫn chứng nguyên nhân dẫn tới tụt hậu vì các chính sách sai lầm. Theo ông, “trong thời đại công nghệ cao mà lĩnh vực chế biến chế tạo chỉ tăng như vậy thử hình dung công nghiệp Việt Nam giậm chân tại chỗ hay thụt lùi ghê gớm so với thế giới? Ta thích công nghiệp khai khoáng, xây dựng, tập trung gia công còn lĩnh vực tạo năng lực cốt lõi là chế biến chế tạo lại rất yếu”. Ông trách là, Nhà nước CS đã quá chiều chuộng các công ti FDI, dẫn tới hậu quả là nay tùy thuộc quá nhiều vào họ.[59] Trong khi đó theo chuyên gia Phạm Chi Lan, chế độ toàn trị đã không tạo một sân chơi bình đẳng giữa các hoạt động kinh tế. Trong khi các Doanh nghiệp nhà nước, các công ti FDI và “doanh nghiệp tư nhân thân hữu” được biệt đãi (tiếp cận các nguồn lực, quyền kinh doanh, đầu tư công/mua sắm của chính phủ, bảo hộ để né cạnh tranh…) thì đại đa số doanh nghiệp vừa và nhỏ ở vị thế rất bất lợi, nên không lớn lên được và dễ bị đào thải. [60]
Tới 2014 cả nước có khoảng gần 3000 doanh nghiệp công nghiệp phụ trợ và hoạt động rất yếu. Ngay bộ Công thương cũng cho biết, công nghiệp phụ trợ phải sử dụng tới 80% nguyên liệu nhập khẩu, lại chỉ tập trung vào các hoạt động đơn giản như đóng gói, bao bì. Các ngành công nghiệp phụ trợ như giầy dép, dệt may… phần lớn nằm trong tay các công ti FDI. Các công nhân VN chỉ làm công tác gia công; trong khi ấy phần chính nguyên liệu phải nhập cảng, nhất là từ TQ. [61] Trong khi nhóm cầm đầu toàn trị thề thốt là công nghiệp hóa hiện đại hóa nền kinh tế thì nhiều chuyên viên đã chỉ trích và cảnh báo nghiêm khắc là, “hiện nay VN đang trở thành quốc gia có nền công nghiệp gia công toàn diện”, tức là chỉ đi làm thuê và làm những công việc phụ thuộc cho các công ti FDI.[62] Ngoài các nguyên nhân không có sân chơi bình đẳng và bị chén ép, các doanh nghiệp tư nhân VN còn bị cán bộ nhũng nhiễu, hàng năm phải tiếp nhiều phái đoàn thanh tra, muốn được yên thì phải trao “phong bì”! Tiến sĩ Cao Sĩ Kiêm, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa, đã cho biết, theo số liệu từ một cơ quan nghiên cứu có tới 73% doanh nghiệp phải lót tay cho cán bộ. [63]
Ngay tại QH vào cuối năm 2015 (22.10.15) Bộ trưởng Kế hoạch và đầu tư Bùi Quanh Vinh vừa than thở vừa trách móc là: “Một đất nước muốn tự chủ kinh tế thì doanh nghiệp của nước ấy phải phát triển. Doanh nghiệp nội địa phát triển thì mới hỗ trợ cho khu vực FDI, và tiếp thu công nghệ của nước ngoài… Nhiều doanh nghiệp FDI, như Nhật Bản, muốn chuyển giao công nghệ, nhưng doanh nghiệp chúng ta không có nền tảng để nhận. Chúng ta kêu ca doanh nghiệp FDI không chuyển giao công nghệ là do có hai mảng. Thứ nhất họ không chuyển giao, và thứ hai, họ có chuyển giao thì chúng ta cũng không có đủ năng lực tiếp nhận”.[64]
Trong buổi tọa đàm với Hội Doanh nhân trẻ VN vào cuối năm 2018 TS Trần Đình Thiên, nay là thành viên Tổ tư vấn kinh tế của TT, đã phải chua chát nhận xét, sau trên 30 năm “đổi mới” nhưng doanh nghiệp tư nhân VN chỉ đóng góp 8% GDP; trong khi đó đóng góp của FDI lên tới 20% và DNNN khoảng 27-28%. Theo ông, ở trong một nước phát triển kinh tế thực sự với nội lực làm chủ yếu dựa trên kinh tế thị trường thì khu vực doanh nhân nội địa đóng góp đến 60-70%, nếu mạnh thì đến 80-90%. Nhưng ở VN sau trên “30 năm phát triển kinh tế thị trường rực rỡ mà chỉ có 8%”. Một trong những lí do chính là doanh nghiệp tư nhân VN đang bị bạc đãi và chèn ép. Ông dẫn chứng, trong khi các doanh nghiệp FDI chỉ phải chịu mức thuế trung bình là 11% thì các doanh nghiệp VN phải đóng thuế trung bình lên tới 29%, cao hơn gần 3 lần so với FDI![65]
Nói chung lại, trong suốt ba thập niên theo mô hình Kinh thế Thị trường định hướng XHCN sở dĩ các xí nghiệp tư nhân VN không thể vươn lên được vì nhiều nguyên nhân: Bị chế độ toàn trị bỏ rơi và khinh rẻ, bị các DNNN và FDI chèn ép; không được đối xử bình đẳng trong việc tiếp nhận các nguồn lực kinh tế từ vay tiền, lãi suất, thuế vụ tới đất đai. Ngoài ra còn phải thường xuyên bị cán bộ các cơ quan đảng và nhà nước nhũng nhiễu!
Hai trường hợp điển hình về chính sách
của Nhà nước CSVN với các công ti FDI
Nguyễn Xuân Phúc ưu đãi Samsung
Từ tháng 2.17 Lee Jae-yong 49 tuổi, Phó chủ tịch công ti Samsung phải ngồi tù ở Nam Hàn, là người giầu thứ 3 của Nam Hàn với 6,6 tỉ Euro. Ông phải tù 5 năm vì các tội hối lộ, che dấu và khai man. Ông đã hối lộ một số tiền rất lớn cho cựu Tổng thống bà Park để mong sớm trở thành Chủ tịch Samsung. Nhiều cuộc biểu tình của hàng trăm ngàn người ở Nam Hàn phản đối quan hệ bất chính và tệ trạng tham nhũng- hối lộ giữa chính phủ và Samsung. Bà Park cũng bị cách chức Tổng thống. Cha ông là Lee Kun-hee (72t) năm 2009 cũng bị kết án 3 năm tù với các tội tương tự, nhưng không bị ngồi tù; từ 3 năm qua sau khi bị nhồi máu cơ tim trở thành hôn mê nhưng vẫn là Chủ tịch Samsung. Đầu tháng 2. 2018 Tòa án trả tự do cho ông với điều kiện. Tập đoàn Samsung chiếm tới 20% tổng sản lượng kinh tế của Nam Hàn, có 490.000 nhân viên. Trong quí 3/2017 đã đạt lợi nhuận 11,2 tỉ € (12,91 tỷ USD ), cao nhất từ trước tới nay. Dự đoán trong tương lai mức lợi nhuận còn cao hơn nữa.[66]
Trong cuộc gặp TT Nguyễn Xuân Phúc tại trụ sở chính phủ ngày 6.10.17 Tổng giám đốc Samsung Electronics Hàn quốc Shin Jong Kyun đã cho biết, sau 10 năm đầu tư vào VN đến nay tổng vốn đầu tư của Samsung đã lên tới 17 tỷ USD. Samsung dự kiến sẽ xuất khẩu hơn 50 tỷ USD trong năm 2017, chiếm trên 20% kim ngạch xuất khẩu của VN. Ông còn nhấn mạnh, các nhà máy đặt tại VN có quy mô lớn nhất, hiện đại nhất của Samsung.[67] Đây là cuộc gặp lần thứ hai của đại diện Samsung với Nguyễn Xuân Phúc trong năm nay và có lẽ lần này CP xác nhận giành ưu đãi sử dụng đất và thuế nhiều hơn nữa cho Samsung.
Cho tới trước khi cuộc gặp này Samsung đã nhận được nhiều ưu đãi đầu tư từ Chính phủ CS: “Hưởng thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong 30 năm, miễn 4 năm và giảm 50% trong 9 năm tiếp theo”. Ngoài ra, “các địa phương cũng đã giành cho Samsung các ưu đãi về tiền thuê đất, tiếp tục cho Samsung được giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp trong 3 năm tiếp theo sau giai đoạn 9 năm đó”.[68] Các đại diện của Samsung vẫn chưa thỏa mãn với các ưu đãi này, nên họ đòi được đãi ngộ cao hơn sau việc gia tăng đầu tư. Trong cuộc gặp TT Nguyễn Xuân Phúc ngày 26.7.17 một đại diện Samsung ở Thái nguyên đã đề cao sự đầu tư của Samsung và cam kết “xuất khẩu hơn 50 tỷ USD trong năm nay”, tương đương với gần ¼ tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.[69]
Với mức kim ngạch xuất cảng gia tăng cao và nhanh như vậy, nên Nguyễn Xuân Phúc có thể dùng nó để phô trương thành tích tăng trưởng kinh tế của VN dưới quyền của ông! Vì thế ông đã hứa với đại diện Samsung là sẽ ra lệnh cho “Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ sớm cấp chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao cho Samsung VN vì đã đạt được các tiêu chí cần thiết”.[70] Sớm nhận được giấy chứng nhận “Doanh nghiệp công nghệ cao” là nỗ lực hàng đầu của Samsung từ lâu. Vì khi đó Samsung sẽ nhận được những ưu đãi cao nhất về đất đai và thuế.[71]
Trong kì họp cuối năm của QH đã có dư luận cho là, việc tăng trưởng quí 3/2017 tăng đột biến lên tới trên 7% là nhờ sự đóng góp quan trọng của hai đại công ti FDI Samsung và Formosa.[72] Có lẽ để giải quyết gánh nặng của nợ công ngày một chồng chất trong khi mức tăng trưởng kinh tế càng đi xuống, nên từ khi làm TT, Nguyễn Xuân Phúc còn dành ưu đãi đặc biệt cho các công ti FDI hơn cả người tiền nhiệm, đặc biệt cho Samsung. Cho nên Samsung đã đầu tư dồn dập vào VN để mở rộng các hoạt động kinh doanh trong năm 2016-2017. Chỉ trong nửa đầu năm 2017, các công ty Samsung đạt doanh thu 27,4 tỷ USD (622.000 tỷ đồng); lợi nhuận sau thuế đạt 3,1 tỷ USD (70.600 tỷ đồng).[73] Nếu tính toàn năm 2017 Samsung đã đạt được lợi nhuận ròng là 5,8 tỉ USD, trong khi ấy chỉ mới phải đóng thuế 186 triệu USD cho nửa năm 2017.
Trong cuộc gặp PTT Vương Đình Huệ ngày 17.11.17 ông Shim Wonhwan, Tổng giám đốc Tổ hợp Samsung VN, cho biết, hiện công ti đã có ba trung tâm sản suất tại VN ở Bắc ninh, Thái nguyên và Sài gòn, tổng số lao động đang làm việc trong các nhà máy của Samsung tại VN là 180.000 người (bao gồm cả 20.000 người làm bảo vệ và nhà ăn). Con số này không kể các nhân viên làm việc trong các đơn vị cung ứng của Samsung.[74] Trong đó số phụ nữ còn trẻ chiếm tới 75% .[75] Như vậy Samsung ở VN đứng thứ hai chỉ sau Samsung mẹ ở Nam Hàn, đồng thời là công ti FDI lớn nhất ở VN. Samsung tại VN tập trung sản xuất máy điện thoại cầm tay tối tân và các máy truyền hình có kĩ thuật cao nhất trên thế giới, xuất khẩu sang khoảng 120 nước.
Samsung hiểu được vai trò cực kỳ quan trọng của họ trong nền kinh tế VN, nên họ đang tìm mọi cách ép chính quyền CSVN phải gia tăng ưu đãi, đồng thời chèn ép công nhân VN. Điều này có thể thấy rõ trong cách đối xử với các đại diện của Samsung của các giới chức cao cấp VN. Vài năm trước các đại diện của Samsung thường gặp trực tiếp Bộ trưởng 4 T và được phổ biến rộng rãi trong các cơ quan báo đảng. Nhưng hiện nay cả TT lẫn Phó TT gặp trực tiếp các đại diện của Samsung. Điều này chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh đã tiên đoán trước đây vài năm, “Chính quyền có những ưu đãi để thu hút Samsung và Samsung có thể đòi các ưu đãi đặc biệt cao hơn mức bình thường vì họ biết vị thế của mình”. [76] Do được miễn và giảm thuế tối đa nên trong những năm qua, Samsung đã “tiết kiệm” được hàng tỷ USD tiền thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp. Với thuế suất rất thấp, VN thực sự đã trở thành “thiên đường thuế” của tập đoàn này. Đây cũng là lý do mà Samsung ngày càng rót nhiều tiền đầu tư cũng như chuyển nhiều hoạt động sản xuất vào VN. [77]
***
Trước những đòi hỏi của phía VN là Samsung nên để các doanh nghiệp VN tham gia, trong cuộc hội thảo “30 năm lan tỏa vốn FDI” 7.10.17 ông Bang Hyun Woo, Phó tổng giám đốc Samsung VN đã nói thẳng, “các sản phẩm của Samsung đang được xuất khẩu đi toàn cầu và những linh kiện mà chúng tôi sử dụng đòi hỏi phải rất tin tưởng, liên quan đến chất lượng vô cùng cao. Nói là doanh nghiệp VN ngay bây giờ có thể tham gia vào chuỗi cung ứng này vô cùng nan giải”. Có lần Samsung còn trách móc là, công nghiệp VN chậm tiến đến mức chưa làm được cả cái ốc! Nhà bình luận Ngô Nhân Dụng đã nhận xét:
“Câu chuyện cái đinh ốc bùng lên trong nước từ tháng Chín. Báo chí đăng tin công ty Samsung điện tử thú nhận cơ xưởng ráp máy điện thoại của họ ở Bắc ninh không tìm ra xí nghiệp nào của người VN có thể cung cấp những cây đinh xoắn trôn ốc, còn gọi là ốc vít.”. Nhưng rốt cuộc, có 67 doanh nghiệp cung cấp các linh kiện cho SEV; đại đa số là các doanh nghiệp của người Ðại hàn, Nhật bản, Singapore, Mã lai. Chỉ có bốn doanh nghiệp VN cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho SEV, mà việc chính của họ là làm bao bì, in ấn. Ông Shim Won Hwan, tổng giám đốc Samsung ở VN mới, nói tại một hội thảo ở HN vào tháng Chín vừa qua rằng, “không doanh nghiệp VN nào ‘nắm bắt’ được cơ hội, họ chỉ cung ứng được những sản phẩm in ấn, bao bì!” Còn những thứ “cao cấp” như cái đinh ốc vít, người VN làm không được theo tiêu chuẩn của Samsung! Họ cũng không kiếm mua được những bộ phận “sạc” điện cho cell phone do người VN làm”. [78]
Tới giữa năm 2017 chính báo Infonet của bộ 4T cho biết, mới chỉ có 25 doanh nghiệp VN tham gia chuỗi cung ứng cấp 1 cho Samsung. [79] Nhưng khi giải trình trước Quốc hội tại phiên thảo luận về tình hình kinh tế-xã hội vào 1-11.17, bộ trưởng bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đề cập đến vấn đề phát triển công nghiệp hỗ trợ lại cho biết, hiện có khoảng 30 doanh nghiệp cung cấp linh kiện điện tử trực tiếp cho Samsung tại VN và đều là các doanh nghiệp FDI, chứ chưa có bất kỳ doanh nghiệp nội địa nào.[80] Trong khi đó khi làm việc với đại diện Samsung ở Thái nguyên ngày 26.7.17 để xét việc giành ưu đãi thuế đặc biệt cho Samsung Nguyễn Xuân Phúc đã hết lời khen ngợi là, hiện đã có “215 nhà cung cấp là doanh nghiệp VN” và “tỉ lệ nội địa hóa của Samsung VN đạt 57%”.[81] Ông Phúc đưa ra con số cao gấp nhiều lần về việc các doanh nghiệp tư VN tham gia hệ thống xí nghiệp phụ trợ cho Samsung là để có cớ xếp Samsung vào Luật Công nghệ cao? Một điều rõ ràng nhất là, Samsung VN nhập khẩu từ Samsung mẹ ở Hàn quốc hầu như toàn bộ các máy móc và linh kiện điện tử. Đây cũng là lí do chính khiến mức nhập khẩu hàng hóa vào VN của Nam Hàn đã gia tăng rất mạnh trong vài năm gần đây.
Gần 200.000 công nhân VN, đại đa số là phụ nữ trẻ chỉ làm gia công, phải lao động rất vất vả dưới những điều kiện nghiêm ngặt, nhưng lương bổng lại rất thấp. Lê Đăng Doanh đã nhận xét, “năng suất lao động của công nhân VN làm đạt 80% năng suất lao động, trong khi tiền lương chỉ bằng khoảng 10%”. Phần lớn các phụ nữ này đã bỏ quê ra tỉnh để làm công nhân cho Samsung. Cuối tháng 11.17 Tổ chức phi chính phủ Thụy Điển IPEN -một tổ chức phi vụ lợi có uy tín quốc tế, chuyên về bảo vệ sức khỏe và môi trường- phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu giới, gia đình và môi trường trong phát triển ở HN (CGFED), đã công bố Bản báo cáo về điều kiện làm việc của nữ công nhân ở các nhà máy điện tử của Samsung tại VN. Theo báo cáo này, IPEN và CGFED đã phỏng vấn 45 nhân viên Samsung và đưa ra nhận xét:
“Tiếng ồn ở khu sản xuất cao hơn nhiều so với cho phép của VN, tất cả nhân viên được phỏng vấn đều cảm thấy mỏi mệt trầm trọng và chóng mặt, sẩy thai ở người lao động diễn ra thường xuyên..”. Công nhân phải đứng làm việc suốt 8-12 giờ, công nhân mang thai cũng phải lao động như vậy. Nhiều công nhân bị sổ mũi, rối loạn tiêu hóa, đau chân…Báo cáo còn cho biết, hàng ngày công nhân bị Samsung kiểm soát quá nghiêm ngặt, “thời gian nghỉ ngắn và nếu muốn đi vệ sinh thì lại phải được cho phép ra vào đặc biệt”. Báo cáo đưa ra yêu cầu, “phải điều tra bổ sung về việc rò rỉ hóa chất. Bởi người lao động đang làm việc trong môi trường mở tiếp xúc với nhiều loại hóa chất đa dạng nhưng lại không nhận thức được về những rủi ro hóa chất trong công đoạn lắp ráp”. [82]
Ngay hôm sau đại diện Samsung đã lên tiếng phủ nhận các lời cáo buộc trên. Samsung “công nhận có sử dụng hóa chất trong một số công đoạn, nhưng đều áp dụng các biện pháp để công nhân không bị phơi nhiễm nhờ thiết bị thoát khí, cùng việc đeo thiết bị bảo hộ”. [83] Thanh tra của bộ Lao động & thương binh, xã hội cho biết, vào tháng 7.17 đã thanh tra ở hai trung tâm của Samsung ở Bắc ninh và Thái nguyên và cho biết, phụ nữ mang thai từ tháng thứ 7 được nghỉ. Theo Bộ, các cáo buộc khác trong Bản báo cáo của IPEN là “chưa thuyết phục”. Nhưng Bộ xác nhận Samsung đã vi phạm pháp luật về qui chế lao động. “Samsung chia thời gian làm việc thành hai ca. Ca ngày 8-20h, ca đêm từ 20h đến 8h sáng hôm sau và đưa vào nội quy lao động, luân phiên làm việc 4 ngày liên tục sẽ được nghỉ 2 ngày”. Qui định này trái với Luật lao động 2012. Theo đó giờ làm việc không quá 8h/ngày và không quá 48h/tuần; giờ làm việc ban đêm từ 22h-6h sáng hôm sau; giờ làm thêm không quá 30h/tháng, 200h/năm. [84]
Nếu giữ thái độ khách quan và thận trọng thì những lời xác nhận trên của Thanh tra của bộ Lao động & thương binh, xã hội có lẽ mới chỉ là một phần rất nhỏ của sự thực. Vì trong quá khứ đã chứng minh nhiều lần, các cơ quan thanh tra của đảng cũng như chính phủ không thể tin cậy. Như trong các vụ PMU 18, Vinashin và Formosa các cơ quan thanh tra của nhiều cơ quan đã thanh tra, nhưng rốt cuộc đều có báo cáo tốt! Tuy nhiên những điều nêu trong Báo cáo này trái ngược với khen ngợi của Nguyễn Xuân Phúc vài tháng trước. Khi ông thăm công ti Samsung ở Thái nguyên đã nói là, “đời sống công nhân, người lao động ngày càng được nâng cao, trong đó công ty quan tâm đến khu ăn ở, giải trí, lao động nữ…”[85]
***
Không ai phủ nhận công ti Samsung là một trong những công ti điện tử hàng đầu trên thế giới hiện nay. Nó cũng là một trong vài công ti lớn nhất của Nam Hàn và đóng góp phần quan trọng cho sự phát triển và hưng thịnh kinh tế của nước này. Nhưng đó không phải là công lao riêng của Samsung mà còn là cả nửa triệu công nhân của công ti ở Nam Hàn và của nhân dân Nam Hàn nói chung. Trong đó không thể quên được những cuộc biểu tình của hàng trăm ngàn người phản đối chính sách bạc đãi công nhân và hối lộ của các Ban giám đốc công ti này.
Mặc dầu chế độ toàn trị ở VN giành rất nhiều đặc ân để Samsung chỉ trong vài năm trở thành nhà đầu tư FDI lớn nhất hiện nay ở VN kể cả về vốn và kim ngạch xuất khẩu. Nhưng Samsung có thực sự phục vụ phát triển kinh tế VN theo những mục tiêu đề ra của chế độ toàn trị trong việc thu hút FDI vào VN hay không? Đó là để các xí nghiệp VN cùng tham gia trong các khâu sản xuất để nâng cao trình độ kĩ thuật và quản trị, bảo vệ quyền lao động của hàng trăm ngàn công nhân và đóng góp vào sự phát triển kinh tế của VN.
Mặc dầu trong những năm gần đây Samsung ở VN đạt được lợi nhuận hàng năm nhiều tỉ Mĩ kim, phần chính là vì nhà cầm quyền ở trung ương và địa phương đã ưu đãi thuế rất cao từ xuất cảng tới nhập cảng các sản phẩm. Nhưng ngược lại số xí nghiệp tư nhân VN tham gia với Samsung có thể đếm trên đầu ngón tay. Gần 200.000 công nhân, phần lớn là phụ nữ trẻ, phải chịu những điều kiện lao động rất bất lợi, từ lương bổng tới các bảo hiểm xã hội. Nói chung là công ti tư nhân VN chỉ đứng bên lề và công nhân VN chỉ đóng vai làm gia công cho Samsung. Đây là chính sách đem con bỏ chợ của chế độ toàn trị. Nó thể hiện rõ ràng đây là chủ chương đầu cơ đầy rủi ro và rất phiêu lưu.
Những người đứng đầu Samsung nắm bắt được những nhược điểm của những người cầm đầu chế độ toàn trị CSVN là trình độ quản trị kinh tế rất yếu, nền kinh tế đang đứng trước vực thẳm, nhưng chỉ thích đề cao thành tích bề ngoài, cơ chế và cán bộ tham nhũng và bất lực. Vì thế chỉ trong ít năm Samsung đã trở thành trụ cột của kinh tế VN, hiện nay chiếm tới hơn ¼ tổng kim ngạch xuất khẩu của VN. Nhưng trong thực tế những thành công này chỉ đem lại lợi ích riêng rất lớn và rất nhanh cho Samsung. Do sự gia tăng xuất khẩu rất lớn của Samsung nên Nguyễn Xuân Phúc đã hô hoán là kinh tế VN đang phục hồi, đạt tăng trưởng cao nhất sau nhiều năm. Nhưng nếu tính toán nghiêm túc sẽ thấy Samsung không đóng góp quan trọng vào ngân sách quốc gia của VN. Vì Samsung được hưởng các ưu đãi thuế rất cao. Ngoài ra mức xuất khẩu gia tăng thì mức nhập khẩu của Samsung cũng gia tăng rất mạnh.
Tóm lại, mặc dầu những mục tiêu trong việc mời gọi Samsung đầu tư tại VN đã không đạt được, nhưng nhà cầm quyền CSVN vẫn liên tiếp giành từ ưu đãi này tới đặc quyền khác cho Samsung. Sự hoạt động càng bung ra của Samsung càng chứng tỏ có sự tiếp tay của những người có thế lực nhất trong chế độ. Chính các sự kiện này đã dẫn tới câu hỏi, tại sao trong giai đoạn Nguyễn Phú Trọng đang hô hoán đốt lò chống tham nhũng, nhưng một công ti nổi tiểng về hối lộ như Samsung -ngay cả ở chính quốc Nam Hàn- lại đang được nâng đỡ và chiều chuộng hết mức ở VN? Nguy hiểm cực kỳ khác nữa là, nền kinh tế VN đang ngày lệ thuộc nhiều mặt vào một công ti lớn nước ngoài. Điều này có thể dẫn tới những hậu quả rất nguy hại cho cả kinh tế lẫn chính trị VN! Chính sách đối với Samsung nói riêng và với các công ti FDI nói chung từ Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Tấn Dũng tới Nguyễn Xuân Phúc không phải là mã tìm mã, nhưng đúng là ngưu tìm ngưu!
Nguyễn Phú Trọng ưu ái Formosa
Tại sao ông Trọng lại đủng đỉnh tới thăm Ban giám đốc Formosa,
giữa lúc hàng triệu nhân dân là nạn nhân do thảm họa cá chết hoàng loạt?
Ngay từ đầu tháng 4.16 đại diện sở Nông nghiệp-phát triển nông thôn (NN-PTNT) Hà tĩnh cho biết, “cá nuôi ven biển và cá tự nhiên chết bất thường xuất hiện từ ngày 6.4 tại vùng ven biển xã Kỳ lợi và tại xã Kỳ hà, Kỳ ninh (thị xã Kỳ anh) vào ngày 7.4. Ngày 11.4, sau khi công ty Grobest tại xã Kỳ phương (thị xã Kỳ anh) cấp nước biển vào ao nuôi khoảng 6 giờ đồng hồ thì xảy ra hiện tượng tôm nuôi chết hàng loạt. Đến ngày 14.4, ngao nuôi tại 2 xã Kỳ hà và Kỳ ninh tiếp tục bị chết, gây thiệt hại khoảng 4,71 tỉ đồng”.[86] Khi ấy Phó phòng Kinh tế và đô thị thị xã Kỳ anh Nguyễn Thị Thủy cũng cho biết, “địa bàn xã Kỳ lợi xuất hiện cá chết đầu tiên nằm cách cảng Sơn dương của khu kinh tế Vũng áng khoảng 4 – 5 km, còn các xã Kỳ ninh, Kỳ hà cách Vũng áng khoảng 20 km về phía bắc thì tôm, cá chết sau đó một ngày”. [87]
Các địa danh này là khu vực nằm cạnh Khu công nghiệp Vũng áng khổng lồ của công ti Đài loan Formosa Hà tĩnh (FHS). Đến giữa tháng 4 các tin dồn dập cùng những hình ảnh nhiều loại cá lớn nhỏ chết hàng loạt rất khủng khiếp và kinh hoàng suốt mấy trăm cây số dọc duyên hải từ các tỉnh Hà tĩnh, Quảng bình, Quảng trị, Thừa thiên-Huế do chính các báo lề đảng như Tuổi trẻ, Thanh niên, Lao động, Dân trí, VTV, VNNet… phổ biến đã tràn ngập dư luận các tỉnh ven biển miền Trung làm nhân dân rất hoang mang lo lắng. Hàng chục ngàn ngư dân không dám ra biển đánh cá, người dân cả nước không dám ăn cá, dịch vụ du lịch các bãi biển miền Trung thu hút hàng triệu du khách VN và ngoại quốc lo lắng bị mất khách!
Mãi tới ngày 19.4 Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp – Phát triển nông thôn) mới đến Hà tĩnh kiểm tra về nguyên nhân cá chết và cho biết, “cá chết là do chất độc gây ra nhưng chưa xác định đó là chất gì”.[88] Điều này có nghĩa là phải khẩn trương nghiêm túc điều tra tiếp để tìm ra nguyên nhân gây ra nạn cá chết hàng loạt, tàn phá và hủy hoại môi trường thiên nhiên và de dọa cuộc sống của hàng triệu ngư dân và những người sinh sống bằng dịch vụ du lịch.
Giữa khi ấy báo chí đưa tin, “Tổng bí thư kiểm tra tiến độ dự án Formosa”.[89] Nhiều người nghĩ rằng, vì vừa được tái cử TBT nên Nguyễn Phú Trọng đã nhạy cảm trước nỗi lo sợ và sự bất bình của nhân dân về thăm Hà tĩnh và khu công nghiệp gang thép Formosa để thúc đẩy cuộc điều tra về vụ cá chết hàng loạt. Nhưng thật là thất vọng và sai lầm lớn, ngày 22. 4 Nguyễn Phú Trọng cầm đầu phái đoàn cao cấp của đảng và chính phủ gồm Nguyễn Văn Bình, UVBCT, Trưởng Ban Kinh tế TU; Nguyễn Văn Nên, Bí thư TUĐ, Chánh Văn phòng TU và lãnh đạo nhiều Ban, Bộ, ngành TU về thăm Hà tĩnh. Ông giành toàn thời gian tới thăm khu công nghiệp gang thép và cảng nước sâu Sơn dương Formosa Hà tĩnh. Dự án này rất khổng lồ với mức đầu tư giai đoạn 1 lên tới 10,5 tỉ USD.[90] Ban giám đốc của FHS đã hoan hỉ báo cáo cho Nguyễn Phú Trọng biết, nhà máy sản xuất thép, nhiệt điện, cầu cảng đã bắt đầu hoạt động!
Ban giám đốc FHS còn hãnh diện báo cáo với ông Trọng, từ tháng 12. 2015 FHS đã cho ra lò sản phẩm thép cuộn cán nóng đầu tiên và đến nay đã có hơn 7.000 tấn thép cuộn được xuất ra thị trường trong và ngoài nước. “Dự kiến, tháng 6. 2016 sẽ hoàn thành và đưa vào hoạt động lò cao số 1. Khi đi vào hoạt động, đây sẽ là nhà máy luyện gang thép lớn nhất Đông Nam Á tính đến thời điểm hiện nay”.[91] Nguyễn Phú Trọng và phái đoàn cao cấp rất chăm chú và ngưỡng mộ thành quả kinh doanh của FHS. Trong dịp này tuyệt đối từ Nguyễn Phú Trọng tới các nhân vật cao cấp trong phái đoàn không ai đả động một câu hỏi nào với Ban giám đốc Formosa đến thảm khốc cá chết hoàng loạt đang bùng nổ từ đầu tháng 4 khởi đầu từ cảng Sơn dương thuộc khu công nghiệp Vũng Áng của FHS khiến cho nhân dân cả nước đang lo lắng và bất bình “Cá chết trắng biển miền Trung” ![92] Ông Trọng và phái đoàn cũng không đến thăm các nạn nhân! Tại sao người cầm đầu chế độ CS vẫn vỗ ngực là bảo vệ quyền lợi người lao động, nhưng lại chẳng thèm ngó tới thảm trạng của ngư dân, trong khi ấy lại khen ngợi và vuốt ve tỉ phú Dollar nước ngoài? Chả lẽ người đứng đầu chế độ toàn trị lại không biết thảm trạng môi trường ngay chính nơi ông tới thăm đã diễn ra từ hơn ba tuần?
Chỉ một ngày sau Đinh Thế Huynh, Thường trực BBT và khi đó được coi là kế nghiệp ông Trọng, cũng có mặt tại Quảng trị, không xa Hà tĩnh. Ông đã chỉ họp với lãnh đạo Quảng trị về tình hình kinh tế, xã hội, quốc phòng-an ninh và xây dựng đảng; bàn cả việc tôn tạo, nâng cấp Khu tưởng niệm Lê Duẩn. Ông còn giành thời gian đi thăm Nghĩa trang Trường sơn. Nhưng người đứng thứ hai trong đảng cũng tuyệt nhiên không thèm đả động tới thảm trạng “Cá chết trắng biển miền Trung” và cũng chẳng thèm tới thăm hỏi dân chài, những nạn nhân ở Quảng trị sinh sống ra làm sao từ khi xẩy ra đại nạn cá chết hàng loạt![93]
Ngày 17.4 giữa lúc tiếng than và nỗi bất bình của nhân dân về “Cá chết trắng biển miền Trung”, tân TT Nguyễn Xuân Phúc đã giành chọn ngày thăm Quảng trị, nhưng cũng không có thì giờ đi thăm các nạn nhân ngư dân đau buồn, chỉ giành toàn thời gian thăm Nghĩa trang Trường sơn, Nhà lưu niệm Lê Duẩn và Thành cổ Quảng trị.[94] Việc cố tình chọn những địa chỉ trên tới thăm viếng đã cho thấy ông Phúc vẫn chỉ muốn khơi dậy hận thù giữa các tầng lớp nhân dân mặc dầu đã sau 41 năm “chiến thắng”, thay vì “hòa giải dân tộc” như những lời ngon ngọt trước đây. Ông Phúc cũng cố quên lời khuyên chân thành và thực tế của cố TT Võ Văn Kiệt là, kỉ niệm ngày “giải phóng”“có hàng triệu người vui, nhưng cũng có hàng triệu người buồn”!
Trước nỗi bất bình và lo âu của nhân dân cả nước, vì đâu mà nạn cá chết diễn ra từ cảng Sơn dương của khu kinh tế Vũng áng thuộc Formosa suốt gần ba tuần mà vẫn không tìm ra được nguyên nhân; ngày 25.4 tờ Tuổi trẻ đã có cuộc phỏng vấn ông Chu Xuân Phàm, Trưởng văn phòng Formosa tại HN, về vụ cá chết hàng loạt bắt đầu từ bờ biển Khu công nghiệp Formosa. Ông Phàm đã trả lời thẳng băng:
“Trước khi xây dựng dự án này thì công ty phải xin phép Nhà nước VN. Nhiều khi được cái nọ mất cái kia, đây là tôi nói thật lòng. Hôm nay nhà nước mình muốn cho ngư dân đánh bắt ở đây hay là chọn cái nhà máy thép ở đây, đương nhiên Nhà nước phải có sự cân nhắc. Nếu xả thải thì đương nhiên sẽ thay đổi sinh học ở đây, ở vùng biển quanh đây. Nhưng bây giờ mà nói tôi không thể xây dựng nhà máy thép ở đây mà không ảnh hưởng đến con cá, con tôm. Đương nhiên mình cố gắng làm một nhà máy đạt được tiêu chuẩn quy định của nhà nước. Có khi được cái này thì phải mất cái kia chứ”. Rồi ông đưa ra kết luận rất tỉnh bơ và đầy thách thức, coi việc hàng triệu nhân dân miền Trung đang bị điêu đứng không đáng quan tâm bằng sự tồn tại của Formosa: “Muốn bắt cá, bắt tôm hay nhà máy, cứ chọn đi. Nếu chọn cả hai thì làm Thủ tướng cũng không giải quyết được…”[95]
Tại sao Trưởng văn phòng Formosa tại HN đã có những phát biểu rất phách lối, khiêu khích gây sốc như vậy khi trả lời phóng viên Tuổi trẻ vào sáng 25-4? Có phải chính thái độ rất thờ ơ của TT, vô cảm trước hàng trăm ngàn nạn nhân của tai nạn cá chết hàng loạt; đặc biệt là sự ưu ái tới thăm Ban giám đốc Fomosa ngày 22.4 của Nguyễn Phú Trọng, người cầm đầu chế độ toàn trị, làm họ tin rằng, họ có chỗ chống lưng rất vững chắc, không chỉ ở HN mà còn cả BK nên chẳng ai có thể làm gì Formosa được?
Từ sau trận đánh ngã “Đồng chí X” ông Trọng đang trở thành người hùng nên ai cũng sợ? Vì thế không thèm nhắc tới đại nạn “Cá chết trắng biển miền Trung”, lại đủng đỉnh tới thăm Ban giám đốc Formosa. Thử hỏi như thế thì bọn quan cấp dưới bố bảo không dám nêu đích danh Formosa ra tố. Chính vì thế, Vụ phó Vụ Nuôi trồng thủy sản, bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Phạm Khánh Ly cho biết, “đoàn công tác không vào kiểm tra tại khu công nghiệp Vũng áng được, vì đây là khu công nghiệp có yếu tố nước ngoài, đoàn không có thẩm quyền”.[96] Như vậy Ban giám đốc Formosa đã coi khu công nghiệp của mình giống như sứ quán của một nước bất khả xâm phạm.[97] Họ cho ai vào, làm gì, làm đến đâu trong các công xưởng của họ là quyền riêng của họ. Các cơ quan điều tra của VN nếu có vào cũng chỉ làm những gì họ cho phép mà thôi! Chính vì thế Formosa đã dám nói công khai, “không có bất cứ bằng chứng nào chứng tỏ sự liên can” của công ty trong vụ việc này, và giới chức VN đã “liên tục vào bên trong công xưởng tiến hành kiểm tra hệ thống xử lý nước thải, lấy mẫu nước thải” kể từ 22.4 tới nay, tức là sau chuyến thăm của Nguyễn Phú Trọng!
Chính vì vậy chỉ một ngày sau khi Nguyễn Phú Trọng thăm Formosa, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám cũng nói giống như tin trên đây của Ban giám đốc Formosa. Ông cho biết về kết quả kiểm tra bước đầu, nguyên nhân do môi trường nước, qua phân tích mẫu những chỉ số thì không có gì bất thường trừ một số mẫu ở Huế mang tính cục bộ.[98] Tuyên bố này hoàn toàn ngược lại với nhận định của Sở Nông nghiệp-Phát triển nông thôn Hà tĩnh vào đầu tháng 4 cho biết, “hiện tượng cá nuôi ven biển và cá tự nhiên chết bất thường xuất hiện từ ngày 6.4 tại vùng ven biển xã Kỳ lợi và tại xã Kỳ hà, Kỳ ninh (thị xá Kỳ anh) vào ngày 7.4”. Và cũng trái với sự xác nhận của Phó phòng Kinh tế và đô thị (Kỳ anh) Nguyễn Thị Thủy “địa bàn xã Kỳ Lợi xuất hiện cá chết đầu tiên nằm cách cảng Sơn Dương của khu kinh tế Vũng Áng khoảng 4 – 5 km, còn các xã Kỳ ninh, Kỳ hà cách Vũng áng khoảng 20 km về phía bắc thì tôm, cá chết sau đó một ngày” -như nói ở trên!
Lí do quan trọng khác khiến đại diện Formosa tại HN dám phát biểu khiêu khích “gây sốc” ngày 25.4 là có lẽ họ tin rằng, có cả BK đứng đằng sau. Formosa Hà tĩnh tuy là công ti Đài loan, nhưng trong những năm gần đây tuyển chọn công nhân nước ngoài phần rất lớn là từ TQ. Ngoài ra vốn đầu tư của Formosa mẹ từ Đài loan đang giảm mạnh và nhường cho một số công ti từ TQ. Khi giàn khoan HD 981 xâm nhập trái phép thềm lục địa VN vào giữa 2014 đã xẩy ra va chạm lớn khiến hàng ngàn công nhân TQ đã phải bỏ về nước, nhưng sau đó Nguyễn Phú Trọng đã phải xin lỗi Tập Cận Bình và số công nhân này lại trở lại Formosa làm việc (xem Chương bẩy, IV). Về mặt an ninh quốc phòng, khu vực Vũng áng Hà tĩnh nằm đối diện không xa đảo Hải nam của TQ. Trong kế hoạch bành trướng công khai ngang ngược của BK trên biển Đông thì khu công nghiệp Vũng áng Formosa có thể trở thành tay trong cực kỳ quan trọng khi tình thế cho phép BK ra tay!
Sau phát ngôn gây chấn động, Chu Xuân Phàm đã bị Formosa sa thải để làm dịu dư luận. Nhưng nội dung lời phát biểu của cựu đại diện Formosa đã tự để lộ những hoạt động của công ti này không thèm đếm xỉa gì tới luật pháp VN, vì tin rằng đã có chân trong ủng hộ đang giữ những chức cao nhất. Dùng sức mạnh tiền bạc nhiều tỉ USD trong vài năm vừa qua Formosa có thái độ phách lối và cách hoạt động như kiểu quốc gia trong một quốc gia: “Nếu xả thải thì đương nhiên sẽ thay đổi sinh học ở đây, ở vùng biển quanh đây”, “có khi được cái này thì phải mất cái kia chứ”, “muốn bắt cá, bắt tôm hay nhà máy, cứ chọn đi!” Rõ ràng với tuyên bố trên Formosa đã gián tiếp thừa nhận, thời gian qua Formosa đã xả nước thải với những hóa chất có chất độc cực mạnh làm tàn phá môi sinh trên biển.
Theo tờ Tuổi trẻ thì Tổng cục môi trường xác nhận là, “Formosa có vi phạm khi thực hiện việc súc xả đường ống nhưng không thông báo cho địa phương”. Ngày 25.4 báo này còn liệt kê 45 loại hóa chất Formosa nhập cảng để súc rửa đường ống. Vẫn theo Tuổi trẻ, “GS,TS Lê Huy Bá (chuyên gia độc học môi trường) cho biết nhận định ban đầu của ông về danh sách các loại hóa chất được sử dụng tại Formosa gồm nhiều chất độc và cực độc. Trong đó có các chất chống gỉ, chất làm sạch bề mặt kim loại, chất tẩy”. “Theo quy định, khi súc xả đường ống, Formosa có trách nhiệm phải thông báo cho địa phương việc súc xả đường ống diễn ra từ thời điểm nào tới thời điểm nào, nhưng Formosa không thông báo, cũng không báo cáo các cơ quan ở địa phương về việc súc rửa đường ống”.[99] Tờ VNNet còn cho biết, “1 thợ lặn Formosa tử vong, 5 người nhập viện” khi lặn xuống biển nơi đường ống của Formosa dẫn ra.[100] Tập đoàn Formosa xuất thân từ Đài loan với vốn đầu tư nhiều tỉ USD cũng đã từng vi phạm pháp luật ở nhiều nơi trên thế giới. Ngay ở Đài loan Tập đoàn này cũng đã bị phạt vì gây thiệt hại môi trường. “Chẳng hạn hồi tháng 7.2010, Formosa bị cho là “gây ô nhiễm không khí vùng miền Trung Đài loan” sau một vụ cháy công nghiệp tại nhà máy ở Mai Liao của họ”.[101]
***
Trong khi nhiều cơ quan chính quyền địa phương ngay trong những ngày đầu đã đưa ra những nhận định khá rõ ràng về nguyên nhân đưa đến đại nạn làm cá chết hàng loạt, nhưng suốt trên ba tuần nhiều bộ trưởng, thứ trưởng không chỉ trốn tránh không thực hiện trách nhiệm điều tra nghiêm túc và minh bạch, lại còn tìm cách bao che cho Formosa, hoặc đưa ra những tin và lập luận rất mâu thuẫn nhau, thậm chí cực kỳ ngớ ngẩn. Ba tuần sau đến lượt cá biển ở khu Bình trị thiên-Huế bị chết, tờ Công an nhân dân ngày 26.4 đưa tít “Nước biển vùng cá chết được xác định nhiễm kim loại nặng”: “Chiều 26-4, Sở Tài nguyên&Môi trường tỉnh Thừa thiên- Huế đã có kết quả phân tích mẫu nước lấy tại khu vực đầm Lập an, cửa biển Lăng cô (thị trấn Lăng cô, huyện Phú lộc) vào thời điểm xuất hiện cá chết tràn lan…Riêng các thông số gồm tổng hàm lượng nitơ tính theo amoni (NH4+-N), hàm lượng kim loại nặng crôm (Cr) vượt giới hạn cho phép của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển cũng như quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặn. Theo đánh giá ban đầu của cơ quan chức năng tỉnh Thừa thiên- Huế, khả năng chất độc trong môi trường nước gây sự cố cá chết hàng loạt xuất hiện từ vùng biển phía Bắc của tỉnh”.[102]
Nhưng trong cuộc họp báo tối 27.4 thứ trưởng bộ Thiên nhiên và môi trường Võ Tuấn Nhân đã làm trên 200 nhà báo lề phải vừa thất vọng, vừa rất bất bình về thái độ vô trách nhiệm và lấp liếm. Sau cuộc họp kín nhiều tiếng đồng hồ của đại diện nhiều bộ và cơ quan do bộ trưởng Bộ Tài nguyên-môi trường Trần Hồng Hà chủ trì, khiến các nhà báo phải chờ đợi đến cả nửa ngày. Nhưng cuối cùng Trần Hồng Hà đã đẩy thứ trưởng Tài nguyên&Môi trường Võ Tuấn Nhân mở “Buổi họp báo chỉ diễn ra trong 6 phút”. Trong đó ông khẳng định “Formosa vô can”. [103] Sau khi đưa ra 2 giả thuyết về nguyên nhân làm cá biển chết hàng loạt (hóa chất độc và “hiện tượng thủy triều đỏ”), ông Nhân khẳng định: “Đến nay, qua kiểm tra và thu thập chứng cứ, chưa có bằng chứng để kết luận về mối quan hệ liên quan của Formosa và các nhà máy đến vấn đề cá chết hàng loạt. Qua số liệu quan trắc và đánh giá của cả các cơ quan nghiên cứu khoa học, cơ quan quản lý nhà nước có liên quan, môi trường nước biển chưa phát hiện các thông số môi trường vượt quy chuẩn quy định”.[104] Sau đó ông Nhân chuồn mất!
Trong cuộc gặp riêng Võ Tuấn Nhân, tờ Thanh niên đã tường thuật câu hỏi và trả lời của Thứ trưởng này bảo vệ cho Formosa thật là kì lạ:
“ Thưa ông, trong 2 nhóm nguyên nhân thì nhóm thứ nhất nói có thể do độc tố thải ra từ hoạt động của con người, vậy cụ thể độc tố là gì? Có độc tố nào trùng với hơn 40 loại hóa chất mà Formosa được phép nhập khẩu vào VN để súc rửa đường ống không ?
– Chúng tôi chưa phát hiện ra…- Tôi xin khẳng định, về mặt pháp luật, họ vẫn hoạt động đúng theo pháp luật nước ta. Về mặt xả ra môi trường, liên quan đến hiện tượng cá chết hàng loạt ở các tỉnh ven biển miền Trung, đến nay chưa đủ căn cứ để kết luận.
Ông có thể cho biết kết quả phân tích mẫu nước và mẫu cá của Bộ?
– Cái này nói ra phải có căn cứ giấy tờ cụ thể, rất dài, rất nhiều thông số”.[105]
Trong khi giữ thái độ câm và điếc không thông tin chính xác và nguội lạnh trước những bức xúc của nhân dân cả nước, nhưng Võ Tuấn Nhân lại rất thính tai và năng động trước câu hỏi của một nữ phóng viên về tin không tốt cho chế độ, về nguy cơ ngành du lịch có thể bị tê liệt và yêu cầu bà tắt máy ghi âm. Bà hỏi:
“Thưa ông, trong cái kiểm nghiệm gần đây nhất của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thừa thiên – Huế, chỗ có một loạt các bè cá chết, thì họ có nói trong nước kiểm nghiệm ra có kim loại nặng. Vấn đề ở đây là trong thời gian tới, chúng tôi muốn là mình có thể trong một thời gian ngắn, vì mùa du lịch sắp tới rồi, mà cá thì…”
“Nghe tới đây, ông Võ Tuấn Nhân liền khoát tay ra hiệu dừng lại và nói: “Tắt máy. Tắt máy nghe. Xin lỗi. Không, không, để anh nói riêng với em. Đừng hỏi câu đó. Hỏi câu đó tổn hại cho đất nước của mình. Nhá. Em hỏi câu đó làm tổn hại cho đất nước của mình”.[106]
Không chỉ trên 200 nhà báo lề phải hoàn toàn thất vọng về “cuộc họp báo 6 phút” của thứ trưởng Tài nguyên&Môi trường Võ Tuấn Nhân mà nhiều nhà khoa học cũng đã kịch liệt chỉ trích những lời tuyên bố rất lếu láo của ông. GS-TS Vũ Trọng Hồng, nguyên thứ trưởng Bộ Thủy lợi, nói thẳng: “bộ Tài nguyên-Môi trường là cơ quan chức năng được nhà nước giao nhiệm vụ, nhưng kết luận như vậy là không hợp logic diễn biến của vụ việc”.
Nhưng ngày hôm sau trong cuộc họp nội các giả thuyết “thủy triều đỏ” bị bác bỏ. Có lẽ trước sự bất bình ngày càng mãnh liệt của nhân dân về cuộc “Họp báo 6 phút” tối trước, nên TT Nguyễn Xuân Phúc đã vội vàng để bộ trưởng Tài nguyên&Môi trường Trần Hồng Hà phải bay ra Hà tĩnh ngày 28.4 thị sát viêc xả thải của Formosa để nhằm xoa dịu dư luận. Tại đây Trần Hồng Hà đã tuyên bố, “pháp luật VN không chấp nhận việc đặt ống ngầm xả thải”. Như thế ông đã phủ nhận lời của người dưới quyền ông là Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân chỉ vài ngày trước. Ngoài ra ông Hà còn nhận khuyết điểm để cuộc điều tra chậm chạp…[107]
***
Tại sao mới chỉ vài năm trước Nguyễn Phú Trọng đã trách móc và rao giảng “đạo đức cách mạng” tại Hội nghị Cán bộ toàn quốc với sự tham dự của trên 1000 cán bộ cao cấp ngày 27.2.12: “ Bây giờ trong Đảng cũng có sự phân hóa giàu – nghèo, có những người giàu lên rất nhanh, cuộc sống cách xa người lao động; liệu rồi người giàu có nghĩ giống người nghèo không? “ và “ người sống trong lâu đài nghĩ khác người ở trong nhà tranh”., “mai kia Đảng này sẽ là đảng của ai?”[108]
Nhưng chỉ trong vài năm ngồi trong lâu đài quyền lực và hưởng thịt, cá loại ngon, sạch không phải trả tiền, nên lòng Nguyễn Phú Trọng đã nguội lạnh, vô cảm trước ngư dân thất nghiệp chịu cảnh đói rách vì thảm họa cá biển và nhân dân nhiều nơi có thể bị ăn cá và mắm độc. Chẳng những thế ông vẫn đủng đỉnh tới thăm Ban giám đốc tỉ phú Dollar Formosa Hà tĩnh và khen ngợi cách làm ăn của họ, chẳng thèm đoái hoài tới tiếng than ngất trời của dân lành, mặc dầu gần một tháng vẫn không có cơ quan nào của đảng lẫn nhà nước tìm ra nguyên nhân cá chết hàng loạt!
Trong một xã hội pháp trị theo Dân chủ đa nguyên thì khi một cá nhân, tổ chức hay xí nghiệp đang bị điều tra, người có trách nhiệm trong nhà nước không được phép có những hành động gây cản trở hoặc can thiệp công cuộc điều tra. Trong vụ cá chết hàng loạt ở duyên hải nhiều tỉnh miền Trung từ đầu tháng 4 và tập đoàn Formosa đang trở thành đối tượng điều tra của các cơ quan có thẩm quyền. Nhưng người cầm đầu chế độ là TBT Nguyễn Phú Trọng đã cố tình lại thăm và gặp Ban giám đốc Formosa ngày 22.4 và còn khen ngợi thành quả kinh doanh của công ti Đài loan này. Như thế Nguyễn Phú Trọng đã lợi dụng uy quyền riêng để cản trở, làm đình hoãn cuộc điều tra và còn tạo cơ hội để Formosa xóa sạch các tang chứng !
Trong dịp này nhiều tổ chức, nhân sĩ và chuyên viên đã công khai lên tiếng:
“Đây là một tệ nạn chính trị hết sức kinh tởm. Vụ Formosa bộc lộ rõ ràng thói vô cảm và vô trách nhiệm của nhà cầm quyền CS đối với lợi ích quốc gia, cuộc sống dân lành. Nó cũng cho thấy sự bất lực và chậm chạp của cả một hệ thống quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương trước một quốc nạn có tầm mức to lớn chưa từng thấy. Sự chậm trễ ấy đã tạo điều kiện cho nghi can kịp xoá hết dấu tích tội lỗi. Nó cũng hé lộ nhiều thế lực bao bọc nghi can, che giấu sự thật, đánh lừa dư luận qua những phát ngôn đầy hàm ý hay cố mập mờ của một số quan chức cấp bộ lẫn tỉnh và nhất là qua hành vi ủy lạo tinh thần hà hơi tiếp sức của người đứng đầu đảng Cộng sản đối với tập đoàn Formosa đầy thành tích bất hảo”.[109]
Những ngày Chủ nhật trong tháng 5 nhân dân các giới -đi đầu là trí thức, thanh niên và đảng viên tiến bộ- đã xuống đường ở HN, Sài gòn và nhiều nơi khác đòi “Trả lại biển xanh cho chúng tôi, chúng tôi chọn tôm cá”. Mọi người đang đồng thanh đòi:
– Nhân dân muốn biết rõ nhanh và công khai thủ phạm đã gây ra thảm trạng cá chết hàng loạt. Phải chấm dứt ngay những nguyên nhân gây ra thảm họa môi trường!
– Bồi thường thiệt hại cho ngư dân và các cơ sở du lịch!
– Công khai các cơ quan và cá nhân nào đã cố tình làm chậm, làm sai, đánh lạc dư luận và phải chịu trách nhiệm trực tiếp trước nhân dân!
***
Sau thảm trạng môi trường 4 tỉnh miền Trung ba tháng, nhưng tại HNTU 3 vào đầu tháng 7.2016 trong suốt 5 ngày họp đã không có nói tới chủ đề cực kỳ nóng bỏng này. Mặc dầu đây là thảm họa môi trường lớn nhất ở VN, gây thiệt hại sức khỏe, tài sản và môi trường sống trực tiếp cho hàng triệu người dân bốn tỉnh Hà tĩnh, Quảng bình, Quảng trị và Thừa thiên-Huế; đồng thời còn tạo những nguy hại lâu dài về nhiều mặt cho nhân dân cả nước. HNTU này diễn ra sau khi Ban giám đốc Formosa công khai xin lỗi trong cuộc họp báo ngày 30.6. và nhận bồi thường 11.500 tỉ đồng, tương đương 500 triệu USD.[110] Nhưng ở đây Formosa không chỉ là thủ phạm duy nhất, vì nhiều cơ quan Đảng và Nhà nước đã cấp giấy phép đầu tư, hoạt động và kiểm soát công ti Formosa cũng đều là thủ phạm. Vì chính các cơ quan này đã lơ là và vô trách nhiệm trong các lãnh vực phụ trách, nên đã để cho Formosa làm ăn như một vua con trong vùng. Trong cuộc họp báo ngày 30.6 các Bộ trưởng đã cố tình tránh né không làm rõ cơ quan và người phải chịu trách nhiệm.[111]
Trong khi ấy các cuộc biểu tình của nhiều giới vào ba cuối tuần từ đầu tháng 5.16 với các khẩu hiệu “Cá cần nước sạch”, “Nước cần minh bạch” đã bị công an mật vụ chế độ toàn trị ngăn cấm, đàn áp và chụp mũ. Trong cuộc họp báo ngày 30.6 lần đầu tiên các quan chức hiện diện xác nhận, Formosa là thủ phạm gây ra thảm trạng môi trường ở miền Trung; nhưng cùng lúc họ lại vẫn kết án gay gắt những cuộc biểu tình của nhân dân đòi Formosa phải sớm công khai minh bạch về nguyên nhân dẫn tởi thảm trạng môi trường. Dịp này Trương Minh Tuấn, Bộ tưởng 4 T vẫn chụp mũ: “Tôi cũng nói thẳng rằng, có thế lực thù địch đã lợi dụng tình trạng cá chết này để công kích sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, thậm chí kích động để gây mất trật tự công cộng, gây bất an trong nhân dân”.[112]
Mãi hơn nửa năm sau thảm trạng môi trường 4 tỉnh miền Trung, ngày 17.10.16 trước các “đại biểu cử tri” tại Ba đình, Hoàn kiếm, tức những đảng viên ngoan ngoãn chỉ biết xu nịnh và bốc thơm, Nguyễn Phú Trọng đã không sợ bị chất vấn nên đã bộc lộ:
“Trước kia chúng ta kêu gọi đầu tư nhưng không nghĩ đến vấn đề môi trường, không nghĩ đến đổ rác đi đâu, nên bây giờ chúng ta phải trả giá”.[113]
Lời xác nhận trên của người cầm đầu chế độ toàn trị đã nhìn nhận cung cách suy nghĩ, quyết định và hành động công việc nước theo lối ăn xổi ở thì, bóc ngắn cắn dài, xuất phát từ bệnh kiêu ngạo quyền lực, không cần nghe ý kiến của các chuyên viên cũng như nhân dân. Lời xác nhận này có khác nào như người chủ nhà đã xây nhà mà không xây cầu tiêu, không lập hệ thống dẫn nước thải! Xây nhà máy sản xuất thép không tính tới chất thải độc hại! Xây hàng trăm đập thủy điện không tính tới việc đồng ruộng mất nước, nhân dân thiếu nước sinh hoạt, nhưng khi mưa lũ lại trở thành đại họa cho nhân dân! Bất kể tới lời can ngăn của cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nhiều tướng lãnh và chuyên viên những người cầm đầu chế độ toàn trị đã cho BK xây các nhà máy khai thác Bauxit ở Tây nguyên từ năm 2009 bất kể tới hậu quả môi trường và an ninh quốc phòng! Nay tới Formosa!
Đây là sự thông minh hay chính là sự ngu dốt và thái độ kiêu ngạo quyền lực của Nguyễn Phú Trọng và các đại quan đỏ trong BCT? Chính Phạm Văn Đồng, TT đầu tiên và lâu đời nhất của chế độ toàn trị đã phải nhìn nhận là, sự ngu dốt và thái độ kiêu ngạo quyền lực của những người cầm đầu đã gây ra những hậu quả thảm khốc cho nhân dân trong giai đoạn đó.
Tình trạng này hiện nay còn tệ hại hơn, ngay Nguyễn Phú Trọng đã phải nhìn nhận! Ông Trọng còn nói “bây giờ chúng ta phải trả giá”. Nhưng “chúng ta” ở đây là ai? Có phải Nguyễn Phú Trọng và các đại quan trong BCT và TUĐ đang sống vương giả và ngồi trong những biệt thự an toàn ? Chính thái độ ăn xổi ở thì và bệnh kiêu ngạo quyền lực của họ đã dẫn tới công ti Formosa gây thảm họa môi trường cho bao nhiêu triệu nhân dân bốn tỉnh miền Trung từ đầu tháng 4. 2016 và đang phải hứng chịu cảnh thất nghiệp, bệnh tật và đói nghèo. Họ chia sẻ sự cơ hàn với nhân dân như thế nào?
Khi thảm họa môi trường do Formosa gây ra sau mấy tuần hàng triệu nhân dân điêu đứng lo âu, nhưng TT Nguyễn Xuân Phúc, Thường trực BBT Đinh Thế Huynh khi đi qua những vùng này vẫn ngoảnh mặt làm thinh; còn người cầm đầu chế độ toàn trị Nguyễn Phú Trọng lại đủng đỉnh tới thăm hỏi và khen ngợi Ban giám đốc Formosa và chẳng thèm màng tới nạn nhân của Formosa! Còn Chủ tịch nước Trần Đại Quang thì trước sau vẫn im thin thít. Trong buổi QH khai mạc Kì họp thứ 2 ngày 20.10.16 Ủy viên BCT, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) -cánh tay dài của ĐCS- Nguyễn Thiện Nhân cho biết, “đến nay vẫn chưa có cơ quan, tổ chức và cá nhân nào trong hệ thống quản lý Nhà nước có liên quan đứng ra nhận lỗi và chịu trách nhiệm”.[114] Mặc dầu Nguyễn Xuân Phúc vẫn lớn tiếng là “Chính phủ phục vụ”! Rõ ràng là thái độ cao ngạo quyền lực từ cấp lãnh đạo trở xuống!
Nếu tứ trụ Nguyễn Phú Trọng, Trần Đại Quang, Nguyễn Xuân Phúc và Nguyễn Thị Kim Ngân thực tình nghiêm túc với chính mình, khi đối chiếu với những tiêu chuẩn cao vòi vọi để chọn lựa cán bộ cao cấp mà chính họ đã đưa ra trong HNTU 11 (5.15) thì chính họ phải thấy hết sức rõ ràng là, họ đã hoàn toàn vô trách nhiệm trước thảm họa môi trường do Formosa gây ra!
“Kêu gọi đầu tư nhưng không nghĩ đến vấn đề môi trường, không nghĩ đến đổ rác đi đâu!” Lời nhìn nhận trên của TBT Nguyễn Phú Trọng có tầm quan trọng đặc biệt. Nó bạch hóa lối suy nghĩ cực kỳ thiển cận và phong thái hành động vô trách nhiệm của những người có quyền lực cao nhất trong chế độ toàn trị khi quyết định mời gọi các công ti nước ngoài đầu tư vào VN. Đây là những quyết định ở cấp cao nhất là BCT và BBT và được sự cố vấn của các Ban trong đảng và các Bộ trong CP. Các quyết định liên quan tới chương trình FDI nói chung, đặc biệt các công trình FDI có vốn đầu tư cao mang tầm vóc chiến lược, không chỉ có ý nghĩa thuần kinh tế, mà nó còn liên hệ trực tiếp tới nhiều lãnh vực chính trị, an ninh-quốc phòng, kĩ thuật, môi trường và sức khỏe của nhân dân.
Nhưng khi để Formosa đầu tư cả chục tỉ USD vào VN, Bộ chính trị đã quyết định theo tiêu chuẩn nào? Nguyễn Phú Trọng đã trả lời: “Kêu gọi đầu tư nhưng không nghĩ đến vấn đề môi trường, không nghĩ đến đổ rác đi đâu”. Như vậy là các tỉ Dollar đã làm họ chóa mắt, nên đã vội vàng nhắm mắt bỏ qua các yếu tố cực kỳ quan trọng khác là an ninh-quốc phòng, kĩ thuật, môi trường và sức khỏe của nhân dân. Như vậy khi quyết định mời Formosa vào đầu tư, những người có quyền lực trong BCT đã đặt sự tồn tại của chế độ và cái ghế của chính họ, ích kỉ cá nhân lên hàng đầu. Chỉ mong càng có nhiều Dollar vào càng nhanh càng tốt! Chương trình FDI là một chủ trương rất lớn được đề cao trong các ĐH đảng, nhưng trong thực hành thì BCT đã vô trách nhiệm cùng cực, hoàn toàn không có một kế hoạch đúng đắn và khoa học để tạo những lợi ích thực sự cho đất nước và tránh những hậu quả tai hại cho nhân dân. Chính điều này người cầm đầu chế độ toàn trị Nguyễn Phú Trọng đã công khai xác nhận như trên!
Nay trong khi hàng triệu người dân phải hứng chịu hậu quả do thảm họa môi trường, phải trả giá bằng thất nghiệp, bệnh tật mà nguyên do từ những quyết định sai lầm và thái độ cực kỳ vô trách nhiệm của BCT, đứng đầu là Nguyễn Phú Trọng. Nhưng khi nhân dân đòi những người có quyền lực đã tiếp tay gây ra thảm họa môi trường phải có những chính sách đền bù thích đáng và biện pháp nghiêm khắc với Formosa, thì bọn quan độc ác này đã không biết ăn năn, không chịu xin lỗi, lại còn cho báo chí và chính quyền địa phương chụp mũ xuyên tạc, cho công an ngăn cản và đe dọa “không bảo đảm an ninh cho người đi khiếu kiện”[115] Chẳng những thế Nguyễn Phú Trọng còn để công an giam giữ và tòa án nhân dân bỏ tù nhiều người đi biểu tình! Họ phục vụ đất nước, bảo vệ quyền lợi nhân dân, hay đã tự chuyển biến xấu chỉ lo phục vụ quyền lợi riêng cho chính mình, nên đã sẵn sàng bảo vệ các nhà đại tư bản nước ngoài? Nếu còn lương tâm có lẽ ông Trọng nên đọc bài thơ của cô giáo Trần Thi Lam ở Hà Tĩnh đã sáng tác vào dịp này: “Đất nước mình ngộ quá phải không anh?”
“Đất nước mình buồn quá phải không anh
Biển bạc, rừng xanh, cánh đồng lúa biếc
Rừng đã hết và biển thì đang chết
Những con thuyền nằm nhớ sóng khơi xa..”.
http://nhathothaiha.net/wp-content/uploads/2016/04/dat-nuoc-minh-ngo-qua-phai-khong-anh-tin8-5.jpg
Chỉ trong 20 câu thơ không chỉ trách móc những người có trách nhiệm với đất nước đã làm cho nhân dân phải đói khổ, nhục nhằn, môi trường bị tàn phá, còn bị khinh rẻ và đàn áp. Bài thơ còn nhắc nhở mỗi cá nhân, trước những nguy vong của đất nước phải can đảm cùng nhau gánh vác trách nhiệm làm thay đổi tình hình. Bài thơ “Đất nước mình ngộ quá phải không anh?” là lời gọi rất chân thành và thúc giục mọi người, mọi giới hãy can đảm cùng nhau lên đường làm nhiệm vụ của người công dân VN là làm lại lịch sử, đưa dân tộc ta tới quang vinh trong Thế kỉ 21!
Mô hình phát triển theo “Kinh tế Thị trường
định hướng Xã hội chủ nghĩa”
Kết quả thực tiễn: Doanh nghiệp Nhà nước thua lỗ, lãng phí nguồn ODA, bùng nổ nợ công, tham nhũng và lợi ích nhóm
Trong suốt thời kì từ 1986 tuy đề cao là “đổi mới” trong kinh tế, nhưng sợi chỉ đỏ trong các lãnh vực công nghiệp trước sau vẫn là DNNN. Trước đây thường được gọi là Quốc doanh. Nay vì tình thế bất đắc dĩ nên phải nhìn nhận sự hiện diện của các loại kinh tế tư nhân VN và FDI; tuy nhiên trước sau hệ thống DNNN được xếp vào thành phần tối ưu và giữ trọng trách “chủ đạo”, tức là làm nền tảng cho các hoạt động kinh tế. Chính sách này có thể ví như một con bạch tuộc. Trong thời hùng mạnh nó vươn các chân tới mọi hang cùng ngõ hẻm, nay yếu sức nên phải rút chân ra một số nơi, nhưng vẫn quyết bám chặt ở những địa bàn hiểm yếu. Cách thay đổi nhỏ giọt và trong điều kiện ngặt nghèo như thế thể hiện tư duy và tâm lí vẫn như cũ của một số người có quyền lực liên quan tới các hoạt động kinh tế. Ở đây là chủ nghĩa Marx đầy thành kiến đối với các sinh hoạt kinh tế của tư nhân, đặc biệt thành phần tư bản. Ở đây cũng là tuân thủ tư tưởng giành và giữ quyền lực độc quyền cho ĐCS của Lenin đã thực hiện ở Nga và Liên Xô cũ trước đây và được HCM vận dụng vô điều kiện trong việc cướp và giữ chính quyền độc quyền cho ĐCS từ 1945. Điều này phản ảnh tâm lí không tin dân và không dám nhìn nhận những thành công không thể chối cãi của nhiều quốc gia đã từ bỏ các DNNN và trao lại các hoạt động kinh tế cho nhân dân.
Căn cứ vào các Nghị quyết của các ĐH và các Luật về DNNN, hệ thống DNNN có nhiệm vụ vừa hướng dẫn vừa kiểm soát toàn bộ sinh hoạt kinh tế và trực tiếp dưới quyền lãnh đạo của ĐCS, trong thực tế là BCT và BBT. Các bộ và cơ quan của CP có nhiệm vụ thi hành các quyết định của BCT trong các DNNN. Nhờ vậy, hệ thống DNNN giữ vai trò như một bộ máy tuần hoàn trong cơ thể truyền dinh dưỡng, dưỡng khí và máu cho các bộ phận. Nó còn giữ nhiệm vụ cực kỳ quan trọng là định hướng và kiểm soát nền kinh tế trong cái khung của một chế độ toàn trị. Muốn như vậy thì hệ thống DNNN phải nắm các động mạch chính của nền kinh tế-tài chánh. Như hệ thống ngân hàng, các lãnh vực công nghiệp liên quan tới quốc phòng, an ninh như truyền thông (báo chí, điện thoại…), chế tạo vũ khí, khai thác quặng mỏ, dầu khí, xây dựng các hạ tầng cơ sở như đường xá, cầu cống, phi trường, hải cảng và các trung tâm điều phối nông, lâm, thủy sản…
Mục tiêu và quan điểm này đã được trình bày trong nhiều ĐH từ 1986. Nó thể hiện rõ hơn trong ĐH 8 (1996) khi họ đưa ra chủ trương đầy tham vọng là, công nghiệp hóa, hiện đại hóa với kinh tế tri thức để “đến năm 2020 cơ bản trở thành một nước công nghiệp”. [116] Đặc biệt nó được định nghĩa và xác định lãnh vực hoạt động rất rõ ràng trong Báo cáo Chính trị tại ĐH 9 (2001):
“Kinh tế nhà nước phát huy vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, là lực lượng vật chất quan trọng và là công cụ để Nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Doanh nghiệp nhà nước giữ những vị trí then chốt; đi đầu ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ; nêu gương về năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế – xã hội và chấp hành pháp luật”.[117]
Những người cầm đầu Đảng khi ấy đã đưa ra tham vọng rất cao là, KTNN không chỉ giữ “chủ đạo” trong việc tạo mặt vật chất làm phương tiện thiết yếu để bảo vệ chế độ; cả về mặt chất lượng và đạo đức nghề nghiệp, các DNNN còn là những đơn vị kinh tế có trình độ công nghệ kĩ thuật hàng đầu, năng suất lao động cao và tạo ra được những sản phẩm có chất lượng tốt. Không những thế, vẫn theo tham vọng của họ, sự hoạt động của các DNNN không chỉ đem lại sự phồn vinh cho xã hội mà còn làm gương mẫu trong việc “chấp hành pháp luật”! Họ đã vẽ ra một bức tranh tuyệt vời về Kinh tế Nhà nước (KTNN) xuyên qua các DNNN! Khi nuôi tham vọng cực kỳ cao này họ đã ngủ mơ, nhưng cũng có thể họ đã quá tự tin theo tâm lí kiêu ngạo CS, bất kể các qui luật khoa học và bất chấp cả những kinh nghiệm thất bại từ các mô hình Nhà nước làm kinh tế trong thời kì trước đây ở VN cũng như ở nhiều nước CS trước đây.
Để thực hiện giấc mộng kê vàng này, trong ĐH 9 họ quyết định thành lập các Tập đoàn kinh tế từ sự sát nhập các Tổng công ti và công ti DNNN:
“Trong 5 năm tới, cơ bản hoàn thành việc củng cố, sắp xếp, điều chỉnh cơ cấu, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động các doanh nghiệp nhà nước hiện có, đồng thời phát triển thêm doanh nghiệp mà Nhà nước đầu tư 100% vốn hoặc có cổ phần chi phối ở một số ngành, lĩnh vực then chốt và địa bàn quan trọng. Xây dựng một số tập đoàn kinh tế mạnh trên cơ sở các tổng công ty nhà nước, có sự tham gia của các thành phần kinh tế”. [118]
Mô hình Tập đoàn kinh tế bắt chước các Cheabol của Nam Hàn. Có lẽ ý tưởng này được thành hình sau các cuộc đi thăm Nam Hàn của nhiều chính trị gia cấp cao của đảng, đặc biệt là Đỗ Mười vào năm 1995. Sự phát triển nhanh chóng và cức mạnh của nhiều Cheabol Nam Hàn đã gây cho họ những ấn tượng mạnh. Vì thế họ cũng muốn thành lập một số Tập đoàn kinh tế như những “quả đấm thép” trong kinh tế. Chủ trương này dựa trên Luật DNNN năm 2003. [119] Theo Điều 9 của Luật này, việc thành lập các Tập đoàn và Tổng công ti cũng như bổ nhiệm các Ban quản trị các DNNN thuộc quyền TT và các Bộ. Như thế các cơ quan CP như một cơ quan tổng chỉ huy KTNN, đặt trực tiếp dưới quyền TT. Đấy là mặt tổ chức nhân sự.
Chế độ toàn trị còn giành những ưu đãi đặc biệt cho DNNN cả về vốn tư bản, đất đai và các tài nguyên. Các DNNN được sử dụng ngân sách quốc gia, được vay tiền của các ngân hàng với lãi suất rất thấp, có quyền phát hành (bán) trái phiếu ở trong và ngoài nước với sự bảo lãnh của Nhà nước, không phải trả tiền đất để xây các xí nghiệp, được hưởng ưu đãi quan thuế trong việc xuất nhập khẩu sản phẩm, chỉ phải đóng thuế mức rất thấp so với các doanh nghiệp tư. Quan trọng khác nữa, các DNNN được độc quyền sử dụng các nguồn vốn ODA, tổng số lên tới 78 tỉ USD trong gần ba thập niên qua.
Với việc hưởng các ưu đãi và độc quyền đó, có thể ví các DNNN như những đứa con cưng của một tỉ phú, vừa có tiền bạc lại đầy quyền lực, được nuông chiều đủ thứ, lại còn được bảo vệ không ai dám đụng chạm tới, kể cả pháp luật! Các cậu công tử này đâu cần phải học hành, đâu cần phải lao động, chỉ việc ngồi mát ăn bát vàng! Đây không phải là chuyện giả tưởng hay bức tranh siêu thực, nhưng lại là một sự thực 100% suốt mấy thập kỉ ở VN dưới chế độ toàn trị!
Độc quyền trong chính trị đã tác hại nguy hiểm như thế nào ở nhiều nước. Độc quyền cả chính trị lẫn kinh tế còn gây thiệt hại khủng kiếp hơn nữa cho người dân. Hình ảnh kinh tế kiệt quệ, nhân dân sống trong nghèo khổ, trong khi cán bộ trung và cao cấp hưởng giầu sang và tham nhũng ở cựu Liên Xô và Đông Âu cho tới cuối thập niên 80 không ai có thể quên được.
Tại VN sự độc quyền của các DNNN đã tiêu giệt yếu tố cạnh tranh, khiến toàn bộ kinh tế không thể vươn lên được. Vì cạnh tranh lành mạnh là yếu tố tối cần thiết để thúc đẩy toàn bộ nền kinh tế tiến lên, đồng thời bảo vệ các quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng. Nhưng ở VN trong khi các doanh nghiệp tư bị chèn ép thì các DNNN ngồi chơi xơi nước, lãng phí tiền bạc, tài nguyên và thời gian! Vào cuối 2013 các tập đoàn và tổng công ti nhà nước chiếm thị phần áp đảo trong toàn bộ kinh tế. Như Tập đoàn Điện (bao gồm EVN và PVN) chiếm 80% thị phần, Tập đoàn Than và khoáng sản 98%, Tập đoàn Dầu khí 100%, Tập đoàn vận tải đường sắt (100%), Tổng công ti hàng không VN (61,4%), Tập đoàn viễn thông (gồm VNPT và Viettel) (81,5%).[120]
Số liệu tài chính tổng hợp của các Tập đoàn và Tổng công ti Nhà nước
(tỉ đồng)[121]
Năm
2006
2007
2010
2011
2013
Tổng tài sản có
751.698
767.151
1.799.317
2.093.907
2.639.916
Tổng tài sản nợ
751.698
767.151
1.799.317
2.093.907
2.639.916
Vốn chủ sở hữu
317.647
406.975
653.166
727.277
1.044.769
Các khoản phải trả
419.991
51.904
1.088.290
1.292.400
1.514.915
– Dài hạn
226.478
262.061
–
604.191
–
– Ngắn hạn
193.933
256.979
–
688.202
–
Doanh thu
504.253
625.027
1.488.273
1.577.311
1.709.134
Lợi nhuận trước thuế
56.083
67.404
16.291
135.111
181.530
Thua lỗ
–
–
1.116
5.823
–
Số doanh nghiệp (đơn vị)
95
95
85
91
108
Tỉ lệ nợ/vốn chủ sở hữu
1,4
1,3
1,7
1,8
1,45
Số liệu này không bao gồm Vinashine
Nguồn: Bộ Tài chính (dẫn tại Matheson, 2013, tr. 7; Thời báo VN, 2014)
Dưới những điều kiện của chế độ toàn trị, mọi quyết định từ chính trị, kinh tế, pháp luật tới văn hóa xã hội chỉ là quyết định của một số người có quyền lực trong BCT. Trên họ không còn ai hết, không có những cơ chế kiểm soát công khai và nghiêm túc, không có báo chí độc lập và hệ thống một xã hội dân sự độc lập. Nên những người này có thể ban bố các chính sách, đạo luật theo ý muốn của họ và khi cần thiết có thể giải thích tùy tiện, vo tròn, bóp méo và thậm chí làm vô hiệu hóa các luật pháp hay quyết định trước đây của chính họ, nếu thấy rằng nó bất lợi hay nguy hiểm cho địa vị và quyền lực của họ. Điều này càng dễ xẩy ra khi đụng chạm tới quyền-tiền, hai động lực có sức lôi cuốn rất mạnh thúc đẩy lòng tham của con người, nhất là những người có điều kiện biến quyền lực thành tiền bạc, hoặc dùng tiền bạc để mua quyền lực!
Cách tổ chức và điều hành của hệ thống DNNN, nhất là từ gần hai thập niên vừa qua với việc ra đời các tập đoàn và tổng công ti nhà nước, là những dẫn chứng cụ thể rõ rệt nhất về sự liên hết như hình với bóng của quyền lực và tiền bạc dưới chế độ toàn trị ở VN. Các giám đốc và hội đồng quản trị (hội đồng thành viên) của các tập đoàn và tổng công ti nhà nước do TT chỉ định. Các cơ quan này có quyền hành rất lớn trong mọi quyết định liên quan tới hoạt động của tập đoàn và tổng công ti. Từ việc chọn lựa nhân sự then chốt, đầu tư, vay tiền, gọi thầu tới việc liên kết kinh doanh với bên ngoài. Họ đều là những cán bộ có thế lực, nhưng hầu như không có kiến thức và kinh nghiệm quản trị các công ti lớn. Một khi quyền nhiều, nhưng trách nhiệm rất ít thì dễ sinh ra lạm dụng những gì có lợi cho bản thân, gia đình và vây cánh. Từ đó dẫn tới những lãng phí hàng trăm, hàng ngàn tỉ đồng, tự do xà xẻo các công trình. Muốn làm giầu bất chính nhanh và gọn gàng thì phải lập phe cánh che chở và bảo vệ lẫn nhau. Qua đó sẽ hình thành các nhóm lợi ích. Vì quyền lợi ích kỉ, các nhóm này sẽ lợi dụng quyền lực kết hợp với nhau ngay từ giai đoạn soạn thảo các kế hoạch có lợi cho phe cánh của mình.
Trong vụ PMU 18 thứ trưởng Giao thông vận tải Nguyễn Việt Tiến cùng cánh vế với bộ trưởng Giao thông vận tải Đào Đình Bình đã lôi kéo cả con rể TBT Nông Đức Mạnh vào làm. Nhờ vào uy quyền lớn nên họ đã được giao nhiều dự án xây dựng hạ tầng với số vốn cả hàng ngàn tỉ đồng từ nguồn ODA và lập ra các công ti con làm sân sau để thân nhân và vây cánh thao túng. Sự thỏa hiệp đen tối quyền lực và chia chác tiền bạc trong vụ Vinashin lại càng khủng khiếp hơn nữa. Nguyễn Tấn Dũng dùng uy quyền TT để giao cho người đồng hương Phạm Thanh Bình làm Giám đốc Vinashin, được Ngân hàng Nhà nước cung cấp vốn cả hàng trăm ngàn tỉ đồng, đẻ ra hàng trăm công ti con, đầu tư vào những công trình ngoài cả lãnh vực đóng tàu thủy, như mở cả ngân hàng và công ti du lịch…Sau nhiều năm làm ăn thua lỗ khổng lồ lên tới cả gần 100.000 tỉ đồng, nhưng Nguyễn Tấn Dũng vẫn bình chân như vại. Hai người có quyền lực nhất khi ấy là Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũng đã ngấm ngầm thỏa hiệp với nhau hai ghế TBT và TT, như đã trình bày trong Chương sáu, XI.
PVN và vụ án Đinh La Thăng
Tập đoàn đầu khí VN (Petro VN, PVN) là một công ti Nhà nước lớn nhất. Năm 2015 đạt tổng doanh thu là 293.439 tỉ đồng, đóng góp vào NSNN là 93.000 tỉ đ. trong tổng số thu NSNN là 911.100 tỉ đ.; nghĩa là chiếm tới gần 12% tổng thu của NSNN.[122] Như vậy PVN đóng một vai trò rất quan trọng trong toàn bộ nền kinh tế VN. Năm 2017 PVN khai thác 15,52 triệu tấn dầu thô, 9,89 tỉ m³ khí; sản xuất 20,58 tỉ kWh điện, 1,65 triệu tấn phân đạm, 6, 24 triệu tấn xăng dầu. [123]
Theo Quyết định 924-QĐ-TTg ngày 18.6.2010 đây là Tập đoàn độc quyền trong khai thác, vận chuyển, chế biến, lưu trữ dầu hỏa và khí đốt; ngoài ra còn độc quyền các dịch vụ về dầu khí ở trong và ngoài nước. Quyết định trên còn giành cho PVN độc quyền kinh doanh, phân phối các sản phầm dầu khí và các nguyên liệu hóa chất dầu khí; xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị và sản phầm dầu khí; khảo sát, thiết kế, xây dựng, khai thác, sửa chữa các công trình, phương tiện phục vụ dầu khí dân dụng. Không những thế PVN còn có quyền đầu tư, sản xuất, chế biến, kinh doanh nhiên liệu sinh học, điện và phân bón; đầu tư khai thác than và khoáng sản tại nước ngoài. Đặc biệt nữa, PVN còn được hoạt động kinh doanh cả những lãnh vực ngoài dầu khí, như: đầu tư, kinh doanh bất động sản; kinh doanh khách sạn, du lịch; đầu tư, khai thác, kinh doanh các cảng, vận tải biển, sông và hàng không và đường bộ…[124]
Như thế cho thấy PVN không chỉ là một “vua” trong lãnh vực dầu khí mà còn bao thầu cả trong nhiều lãnh vực khác! Từ khi trở thành tập đoàn lớn nhất, PVN trong nhiều năm liên tiếp đã “sai phạm rất nghiêm trọng” trong việc sử dụng vốn, đầu tư hàng chục ngàn tỉ đồng vào nhiều lãnh vực nhưng không có hiệu quả, phải nằm đắp chiếu và thua lỗ. Nhất là dưới thời Đinh La Thăng làm Giám đốc và Bí thư đảng ủy Tập đoàn PVN (2005-2011) và các người kế vị những năm sau này. Như trong Thông báo của Ủy ban Kiểm tra TU ngày 27.4.17 do Trưởng ban và UVBCT Trần Quốc Vượng công bố.[125]
Khi đó là thời có nhiều quyền lực của các UVBCT, như TT Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Phú Trọng (CTQH và TBT), Nguyễn Sinh Hùng (Phó TT thứ nhất và CTQH, Trương Tấn Sang (Trưởng ban Kinh tế TU, Thường trực BBT và CTN), Tô Huy Rứa (Trưởng ban Tuyên giáo và Trưởng ban Tổ chức), Nguyễn Xuân Phúc (Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng CP, Phó TT)…Điều vô cùng ngạc nhiên là, mặc dầu đã xẩy ra nhiều sai phạm rất nghiêm trọng trong suốt nhiều năm, nhưng Đinh La Thăng vẫn trở thành ngôi sao sáng chính trị liên tiếp trên 10 năm: Là UVTU từ khóa 10 (2006), sau khi thôi Giám đốc PVN lại lên nắm chức bộ trưởng Giao thông vận tải (2011-16), UVBCT Khóa 12 và Bí thư Thành ủy thành phố HCM (tới tháng 5.17), đại biểu QH các khóa 11-14 (tới 5.17).
Vì vậy một số câu hỏi rất quan trọng được nêu ra trong các hoạt động sai phạm rất nghiêm trọng của PVN, từ thời Đinh La Thăng làm giám đốc và cả những người kế vị, nhưng tại sao vị thế chính trị của ông vẫn lên như diều trong thời gian rất dài đến cả chục năm liên tiếp? Vì nó hoàn toàn đi ngược lại những tiêu chí chọn lựa và giao phó công việc cho “những cán bộ cấp chiến lược” theo HNTU 11 Khóa 11 (5.15) dưới quyền Nguyễn Phú Trọng đã đề ra:
“Kiên quyết không để lọt vào BCHTU những người có một trong các khuyết điểm, như: Bản lĩnh chính trị không vững vàng, không kiên định đường lối, quan điểm của Đảng, có biểu hiện cơ hội chính trị, nói và làm trái Cương lĩnh, đường lối, nguyên tắc của Đảng; tham vọng quyền lực, xu nịnh, chạy chọt, vận động cá nhân, tư tưởng cục bộ, phe cánh, lợi ích nhóm… tham nhũng, tiêu cực lớn …không chấp hành sự điều động, phân công của tổ chức; kê khai tài sản không trung thực, có biểu hiện giầu nhanh, nhiều nhà, nhiều đất, nhiều tài sản khác mà không giải trình rõ được nguồn gốc” [126]
Ông Trọng đã từng nhấn mạnh, công tác cán bộ là then chốt của các then chốt. Chả lẽ suốt thời gian rất dài như vậy Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Tấn Dũng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Sinh Hùng, Tô Huy Rứa và Nguyễn Xuân Phúc….ở những địa vị cao như vậy cả trong đảng lẫn chính phủ lại không biết rõ những sai phạm nghiêm trọng trong PVN và Đinh La Thăng?
Phải phân biệt ở đây một số trường hợp: Nếu họ không biết những gì đã xẩy ra tại PVN thì chứng tỏ họ không đủ khả năng đảm nhiệm các trọng trách. Nhưng nếu biết mà không dám nói, chứng tỏ họ làm bù nhìn. Không những thế, nếu biết những cán bộ cao cấp đã làm những “sai phạm rất nghiệm trọng” như Đinh La Thăng mà không dám cách chức lại còn cất nhắc, chứng tỏ họ càng vô trách nhiệm và chỉ lo củng cố quyền lực, chểnh mảng nhiệm vụ, không cương quyết bảo vệ tài sản của đất nước và quyền lợi của nhân dân!
Nắm các địa vị quan trọng trong đảng và chính phủ, họ phải chịu trách nhiệm chính trị, trách nhiệm về pháp luật và lương tâm đạo đức, vì đã để cho Đinh La Thăng và nhiều cán bộ cao cấp trong PVN hoạt động sai phạm nghiêm trọng liên tiếp trong nhiều năm. Do đó đúng ra Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Tấn Dũng và các UVBCT đầy quyền lực nêu trên phải công khai nhận trách nhiệm chính trị trước nhân dân và phải xin từ chức. Không những thế, họ còn phải chịu trách nhiệm về mặt luật pháp đối với những thiệt hại cực lớn cho ngân sách quốc gia và các tài sản của nhà nước.
Họ chủ trương DNNN làm chủ đạo và giành nhiều ưa đãi, lại không có cơ chế luật pháp nghiêm minh, không có báo chí độc lập theo dõi, có khác nào như mời cán bộ tham nhũng thả cửa hôi của. Vì thế tập đoàn PVN là doanh nghiệp nhà nước lớn nhất đã có thể dễ dàng làm thất thoát hàng trăm ngàn tỉ đồng trong nhiều năm. Sự hoạt động của các tập đoàn, trong đó có PVN, thuộc quyền của BCT và CP, trong đó hai người đứng đầu là TBT Nguyễn Phú Trọng và TT Nguyễn Tấn Dũng phải là hai người chịu trách nhiệm cao nhất cả về mặt chính trị lẫn mặt pháp luật. Vì các nghị quyết của các HNTU và quyết định của CP đều qui định rõ thẩm quyền và trách nhiệm của tập thể cũng như cá nhân phụ trách. Chính Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũng đã nhiều lần tuyên bố, cơ quan nào để xẩy ra lãng phí và tham nhũng nghiêm trọng thì người đứng đầu cơ quan phải chịu trách nhiệm trước đảng và nhân dân!
Riêng trường hợp của Nguyễn Phú Trọng, một mặt ông trương cờ với những tiêu chí thật cao trong việc lựa chọn cán bộ cấp chiến lược vào cấp cao nhất. Như “Ủy viên BCT, BBT phải là những đồng chí thật tiêu biểu của Ban chấp hành trung ương (BCHTU) về bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, trí tuệ, ý chí chiến đấu, năng lực lãnh đạo quản lý” và không “tham vọng quyền lực, xu nịnh, chạy chọt, vận động cá nhân, tư tưởng cục bộ, phe cánh, lợi ích nhóm”.[127] Nhưng mặt khác, chính ông lại dùng các thủ đoạn để giành cho riêng mình được xếp vào “trường hợp đặc biệt”, đồng thời cô lập Nguyễn Tấn Dũng bằng cách mua chuộc những thân tín của ông Dũng, trong đó cho Đinh La Thăng vào BCT và Bí thư Thành ủy thành phố HCM.
Nhưng sau khi đã nắm vững ghế TBT thêm một nhiệm kì thì ông liền ra tay thanh toán những đối thủ để trừ hậu hoạ, thậm chí đưa cả đối thủ ra xét xử theo những bản án đã định sẵn. Thủ đoạn nham hiểm này không làm sạch bộ mặt của ông Trọng, mà chỉ bôi đen thêm. Một người nổi tiếng lợi dụng địa vị để tham nhũng quyền lực trong suốt hơn thập kỉ vừa qua thì không thể chống tham nhũng quyền lực và tiền bạc được. Tay đã nhúng chàm! Vì tham nhũng quyền lực và tham nhũng tiền bạc như bóng với hình, chúng nương tựa nhau, bảo vệ nhau. Đây mới là nguy cơ của mọi nguy cơ đưa chế độ toàn trị từng bước nhưng chắc chắn rơi sâu xuống vực thẳm! Quyền và tiền như đổ dầu vào lửa. Tới một thời điểm thích hợp không còn xa, những quan tham nhũng quyền lực và tham nhũng tiền bạc không thể chung sống và cũng không thể nhượng bộ nhau!
Tại HNTU 5 Khóa 12 (5-10.5.17) Đinh La Thăng đã bị cách chức UVBCT và Bí thư Thành ủy thành phố HCM. Trong diễn văn khai mạc Hội nghị Nguyễn Phú Trọng đã đưa ra câu hỏi về tình trạng ngày càng thua lỗ và tham nhũng trong các DNNN: “Vì sao những hạn chế, yếu kém nêu trên đã được chỉ ra từ lâu nhưng qua nhiều nhiệm kỳ đến nay tình hình vẫn chậm chuyển biến, thậm chí có mặt còn trầm trọng hơn?”
Là người cầm đầu BCT thì đúng ra, Nguyễn Phú Trọng phải là người tiêu biểu nhất “của BCHTU về bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, trí tuệ, ý chí chiến đấu, năng lực lãnh đạo quản lý”. Đây là những điều kiện chính ông đã đặt ra làm nguyên tắc chọn người vào BCT! Nhưng các DNNN đã được BCT dưới quyền của ông cho tung hoành hoạt động suốt bao nhiều năm qua, nay Nguyễn Phú Trọng lại làm bộ ngây thơ đặt câu hỏi, “vì sao” các DNNN đi đến nông nỗi như ngày hôm nay! Điều này chứng tỏ Nguyễn Phú Trọng đã đóng kịch giả bộ, làm như người mù lòa không nhìn thấy nguyên nhân; hoặc thừa nhận vai trò bất lực, chỉ ngồi làm bù nhìn như ông bình vôi, càng già, càng ngồi lâu, càng tồi!
Giả vờ quên thực tế, bỏ qua những chuyện tầy đình trước sau vẫn là thái độ và mánh lới cực kỳ lươn lẹo của người cầm đầu chế độ toàn trị. Chính khi BK gia tăng chính sách bành trướng và thôn tính ở biển Đông, Nguyễn Phú Trọng đã gạt phăng và nói tỉnh bơ tại QH, “tình hình biển Đông không có gì mới!”. Hay khi xẩy ra thảm trạng môi trường cá chết trắng trên bãi biển miền Trung do công ti Formosa gây ra thì Nguyễn Phú Trọng vẫn thản nhiên lại thăm Ban giám đốc công ti này và sau đó lại còn nói tỉnh bơ như một người bàng quang: “Trước kia chúng ta kêu gọi đầu tư nhưng không nghĩ đến vấn đề môi trường, không nghĩ đến đổ rác đi đâu!”
Đối với những người hiểu biết và có lương tri không ai có thể hiểu được những lời tuyên bố trên thật vô cùng lạ lùng như thế. “Bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, trí tuệ, ý chí chiến đấu, năng lực lãnh đạo quản lý” của người cầm đầu chế độ toàn trị là như thế!!! Chính điều này Nguyễn Phú Trọng đã đưa ra làm tiêu chuẩn để chọn lựa và đánh giá các UVBCT !!!
***
Tổng kết lại, phân tích cặn kẽ và nghiêm túc về thái độ, hành động và tư duy diễn tiến từ ĐH 6 (1986) tới ĐH 12 (2016) của những người cầm đầu toàn trị từ Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu, Nông đức Mạnh đến Nguyễn Phú Trọng có thể tóm lược là: Tuy miệng luôn luôn phải nói “đổi mới”, nhưng trong thâm tâm vẫn tin tuyệt đối vào chủ nghĩa Marx-Leninn và đi theo con đường của Bác đã chọn. Theo họ, đó là “sáng suốt” và “uống nước nhớ nguồn”, không phản bội người khai sáng và những thế hệ đã hi sinh, như thế là vừa khôn ngoan, vừa giữ được đạo lí của người đi sau! Bất đắc dĩ phải thay đổi một vài điều ở lãnh vực này hay lãnh vực khác chỉ là vì tình thế theo tiêu chí “Dĩ bất biến, ứng vạn biến”!
Trong đó trước sau họ vẫn không thèm đoái hoài tới nguyện vọng và khát vọng rất chính đáng và bức thiết của nhân dân là hòa giải dân tộc thực sự để Bắc-Nam cùng nhau phát triển nội lực, để xây dựng lại quê hương từ đống tro tàn do bạo lực, hận thù từ những cuộc chiến tranh tàn khốc và giai giẳng để lại, tiến lên thành một quốc gia giầu mạnh, nhân dân được hưởng hạnh phúc, sống có nhân phẩm và tự do dân chủ! Họ cũng không thèm đếm xỉa tới những thay đổi sâu sắc của thế giới sau khi Liên Xô sụp đổ, các nước CS Đông Âu tan dã và TQ trỗi dậy trở thành tân đế quốc đang đe dọa trực tiếp VN, các nước trong khu vực và thế giới!
Trên đây là nền tảng căn bản về thái độ, cách hành động và tư duy của những người cầm đầu chế độ toàn trị suốt trên 30 năm qua. Trong đó hai nhân vật có trách nhiệm cao nhất là Đỗ Mười và Nguyễn Phú Trọng, vì họ đã và đang nắm độc quyền lâu và tàn bạo nhất!
Họ không đủ trình độ kiến thức, sự sáng suốt cần thiết và thái độ chân thành đáng lẽ ra phải có, để nhận ra và hiểu rằng, mỗi thời đại phải có những cái nhìn mới, những bước đi thích hợp; nếu người đi trước làm sai thì thế hệ sau phải có trách nhiệm và can đảm thay đổi. Châm ngôn VN có câu “con hơn cha là nhà có phúc”! Cũng với tinh thần này, đáng lẽ ra họ phải dứt khóat chấm dứt sự dối trá, lừa đảo và từ bỏ những ý thức hệ đã bị thực tiễn chứng minh là sai lầm; đồng thời thực tâm chọn con đường mới để kiến thiết đất nước và gây dựng hạnh phúc cho nhân dân. Đấy mới chính là sáng suốt, biết đền bù tương xứng những sự hi sinh của bao nhiêu triệu người đã từng tin vào họ.
Nhưng vì quá giáo điều nên họ đã không nhận ra được sự tiến hóa rất chính đáng và tự nhiên của nhân loại. Khi xã hội bộ lạc-du mục không còn thích hợp thì chuyển sang chế độ định cư, lập làng xã, chọn cách tổ chức thích hợp để xây dựng xã hội mới. Khi chế độ phong kiến trở thành lạc hậu và tàn bạo, cản đường tiến hóa của nhân dân thì quyết giã từ nó; khi chế độ toàn trị theo Marx-Lenin đã bị thực tế phủ nhận thì nếu sáng suốt, họ phải quyết chuyển sang DCĐN, tôn trọng các giá trị con người, khuyến khích những sáng tạo và tham gia tích cực của mọi thành phần.
Vì bảo thủ mù quáng nên họ vẫn cố giữ thái độ và tư duy cũ đã lỗi thời và hoàn toàn sai lầm. Vì thế họ đã cấm đoán, đàn áp đảng viên và nhân dân nói khác, nghĩ khác và hành động khác. Họ sẵn sàng tiếp tục sử dụng cả dối trá, tàn bạo, thậm chí cả nhân danh người đã khuất để biện minh cho các hành động cực kỳ sai lầm và độc ác. Đến khi bị kẹt cứng (khi Liên Xô sụp đổ) họ lôi cả HCM làm lá chắn để bảo vệ quyền lực và tiền bạc cho cá nhân, gia đình và vây cánh!
Công thức để thực hiện “đổi mới” suốt trên 30 năm qua chỉ loay hoay trên thái độ và tư duy cũ. Đó là: Chủ nghĩa Marx-Lenin + Đi theo con đường của Bác đã chọn. Họ bắt mọi người phải tin theo và làm như họ. Thậm chí còn ra lệnh cho các nhà khoa bảng XHCN không được suy nghĩ khác và phải khẳng định rằng, chỉ có CNXH theo Marx-Lenin như Bác đã chọn là đúng muôn đời! Đỗ Mười đã ra lệnh như vậy. Cựu CTN Nguyễn Minh Triết từng hô “bỏ Điều 4 Hiến pháp là tự sát”. Nguyễn Phú Trọng đã ngạo mạn phán rằng, “đi lên CNXH là nguyện vọng của nhân dân” và mạt sát các trí thức và chuyên viên đòi bỏ Điều 4 Hiến pháp là “suy thoái đạo đức”!
Chính vì vậy từ Đỗ Mười tới Nguyễn Phú Trọng, là hai người chính nắm quyền trên 30 năm qua, phải dựng lên bộ máy công an trị hà khắc và sử dụng trí trá, độc ác, giả nhân giả nghĩa để tham nhũng quyền lực và tiền bạc cho chính họ và phe nhóm!
Sử dụng những thủ đoạn và phương pháp gian trá, độc đoán để thực hành các ý thức hệ sai lầm và những hành động cực kỳ mù quáng và tàn bạo suốt trên 30 năm qua đã chứng minh rất rõ ràng: Họ đã tự đánh mất tư cách, cực kỳ vô trách nhiệm đối với đảng viên và nhân dân, kể cả với hàng triệu người đã hi sinh. Vì thế sự cầm quyền và tồn tại của họ và phe nhóm là hoàn toàn bất chính, phản lại nguyện vọng chính đáng của nhân dân và đi ngược với trào lưu của thời đại!
______________________________
Thân mời đọc tiếp Chương kết: Các nguyên nhân, người chịu trách nhiệm và hậu quả của “Đổi mới” lừa bịp.
Chương cuối: Phải dứt khoát đoạn tuyệt với chủ nghĩa Marx-Lenin, mọi người quyết phá rào cản độc tài, cùng nhau đứng lên nắm lấy cơ hội kiến tạo một Nước Việt Nam Mới: Những điều nên nhớ, nên tránh và nên làm!
Và Mục lục toàn bộ sách và lời Dẫn nhập.
_______
[1] . CP 31.12.14
[2] . BBC 20.4.16; theo con số khác thì lợi tức đầu người của VN năm 2014 là 1890 USD, der neue Fischer Weltalmanach 2016, tr. 502
[3] . Đời sống&pháp luật, 31.1.18
[4] . Fischer Weltalmanach 2017, tr. 531
[5] . CS 21.1.16
[6] . http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/bai-phat-bieu-tam-huyet-thang-than-cua-bo-truong-bui-quang- vinh-286196.html -có cả video,VNNet 23.1.16; BBC 22.1.16
[7] . GS. Vũ Dương Ninh, Đại học Quốc gia HN, VN sau 30 năm đổi mới, thành tựu và triển vọng, sách lưu hành nội bộ.
[8] . Trần Đình Thiên, quản trị công trong quá trình chuyển đổi và tái cơ cấu kinh tế ở VN: một cái
nhìn tổng quan, Nghiên cứu kinh tế (NCKT) 1.2014, tr.21, 17-22
[5] . Sách đã dẫn (Sđd), tr. 20
[6] . GS Trần Văn Thọ, Cú sốc thời gian và kinh tế VN, Thời báo kinh tế Sàigòn (TBKTSG),Xuân 7.2.16
[7] . GS Trần Văn Thọ, Góp ý Đại hội Đảng 12:Đánh giá thành quả phát triển của VN từ sau Đổi
mới, Vietnamnet (VNN)16.11.15
[8] . Âu Dương Thệ, die politische Entwicklung…., sđd, tr. 82 t.th.
[9] . Âu Dương Thệ, sđd
[10] . Tổng cục Thống kê, Tình hình kinh tế – xã hội năm 2017;
https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=621&ItemID=18668
[11] . Lê Cao Đoàn, cấu trúc và tái cấu trúc nền kinh tế trong quá trình phát triển của VN, NCKT,
10.2013, tr.18
[12] . Đỗ Hoài Nam, sđd, tr.7
[13] . Nh.t., tr.10-11
[14] . „Diễn đàn Nông nghiệp“, CP 16.10.16
[15] .„Gạo Việt thua Lào, Campuchia, chỉ xuất đi… TQ“, Infonet 28.3.16
[16] . CS 30.9.16
[17] . 50 triệu nông dân điêu đứng, Nam Nguyên, RFA 17.6.13,
http://www.dcvapt.net/thoisu/baithoisu2013/nongdan.htm
[18] . http://vtv.vn/chuong-trinh-dac-sac/30-nam-doi-moi-nong-nghiep-va-phat-trien-nong-thon-20150910110734265.htm
[19] . Infonet 30.9.16
[20] . Infonet 27.9, 30.9.16
[21] . NCKT 11.15, tr.52.
[22] . Infonet 28.6.16
[23] . Thể chế cản trở sự phát triển của thị trường đất nông nghiệp Việt Nam, RFA 20.11.18
[24] . Nông dân sau 40 năm thống nhất đất nước, Nam Nguyên RFA 27.1.15
[25] . 50 triệu nông dân điêu đứng, Nam Nguyên RFA,17.6.15
[26] . Đỗ Hoài Nam, sđd, tr.15
[27] . TBKTSG 22.10.15
[28] . Phạm Bích Ngọc, Thương mại VN-TQ: những rủi ro phát triển, NCKT 10.14, tr. 74 ,
www.baomoi.com/Tan-tao-ma-nang-suat-van-thap/45/14822298.epi , 16.9.14
[29] . Công an nhân dân (CAND) 27.11.18; VNEc 27.11
[30] . TBKTSG 16.11.18
[31] . Nông nghiệp VN, 27.11.18
[32] . RFA 17.6.13; TS Đào Thế Anh, chuỗi giá trị lúa gạo Đồng bằng sông Cửu long:Chính sách nông
nghiệp và thương mại thiếu hiệu quả, NCKT 8.15, tr.24-36
[33] . Tô Văn Trường ,Bauxite Viet Nam 17.03.15
[34] . VNN 1.11.15; ‘Bát cơm vàng’ của Việt Nam đang biến mất,
http://dcpt.org/thoisu/baithoisu2015/vnv511.htm
[35] . https://luatvietnam.vn/dau-tu/luat-4-lct-hdnn8-quoc-hoi-1588-d1.html
[36] . Hoàng Quế, Dân chủ & Phát triển (DCPT) 27,12.03, tr. 27
[37] . TS Nguyễn Chiến Thắng, ThS Bùi Thị Hồng Ngọc, Thu hút FDI Hàn quốc vào VN: thực trạng và
định hướng”, NCKT 3.14, tr59-67, 64
[38] . Tạp chí CS, “Dầu tư trực tiếp nước ngoài vào lãnh vực xây dựng và bất động sản – thực trạng và
những vấn đề đặt ra, Nguyễn Thanh Nga & A-lếc-xơ Ua-ren, 11.2008, 60-66,tr. 60
[39] . SGTB 21.7.2018
[40] . SGTB 15.7.18 (https://www.thesaigontimes.vn/275054/nghich-ly-fdi.html).
[41] . VOV 30.8.18
[42] . FDI: Lỗ âm vốn chủ sở hữu nhưng vẫn hoạt động bình thường, SGTB 24.7.18
[43] . NCKT 3.14, tr. 65
[44] . TCCS 11.2008, sđd, tr. 64; NCKT 3.14, tr.65
[45] . TS Nguyễn Thị Kim Anh, chuyển giá và chống chuyển giá của các công ti xuyên quốc gia tại VN,
NCKT 4.13, tr. 47-53; TS Nguyễn Thị Lan, thực trạng chuyển giá của các công ti đa quốc gia
hoạt động trên lãnh thổ VN, NCKT 6.14, tr. 56-62
[46] . PGS TS Kê Khương Ninh, thực trạng nông hộ ở Đồng bằng song Cửu long sau 7 năm thực hiện
chính sách tam nông, NCKT 11.14, tr.63
[47] . Bùi Văn Dũng, nhà ở cho người lao động tại các khu công nghiệp VN, NCKT 1.14, tr.61-68.
[48] . NCKT 3.14, tr. 66
[49] . Zing VN 28.10.17
[50] . Vũ Dung, FDI và “bài toán” chuyển giao công nghệ, QĐND 23.11.17; VNEconomy đưa ra con
số rất khác biệt, VNE 26.11.18
[51] . Sđd; QĐND 23.11.17
[52] . Sđd
[53] . VNE 30.11.18
[54] . Trả lời phỏng vấn của báo Bild Chủ nhật ngày 17.4.05
[55] . Lương Minh Huân, Đặng Thị phương Hoa, tại sao doanh nghiệp VN không lớn lên được?, NCKT
12.14, tr. 28-37, 28
[56] . TBKTSG 13.4.16
[57] . Doanh nghiệp tính gia đình, NCKT 12.14, tr. 29-37
[58] . https://www.youtube.com/watch?v=KksGK-JrN_k
[59] . VOV 21.4.16.
[60] . VNEconomy 7.12.17
[61] . Nguyễn Văn Nam, Đỗ Thị Thanh Loan, phát triển ngành công nghiệp phụ trợ trong chiến lược
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở VN, NCKT 11.14, tr. 31-38
[62] . TS Vũ Hùng Cường, Bùi Trinh, doanh nghiệp ngoài nhà nước: vai trò và thực trạng, NCKT
10.14, 38
[63] . VNE 21.04.15
[64] . CP 22.10.15
[65] . VNECo. 22.12.18
[66] . Süddeusche Zeitung 27.11.17; Der Spiegel 5.2.18
[67] . CP 6.10.17
[68] . http://soha.vn/samsung-se-duoc-uu-dai-nhieu-hon-ve-thue-tai-viet-nam- 20170728134704975rf20171127222649593.htm, Soha 28.7.17
[69] . CP 26.7.17
[70] . VTV 26.7.17
[71] . Soha 28.7.17
[72] . VNEconomy 2.11.17
[73] . http://soha.vn/lai-ca-chuc-nghin-ty-moi-thang-ma-khong-phai-ban-tam-nhieu-ve-thue-loi-nhuan-cua-to-hop-samsung-viet-nam-tiep-tuc-tang-truong-phi-ma-20170912104537955rf20171127222649593.htm, Soha12.9.17; Nguyễn Quang Duy, Tại sao cứ nói „Samsung 100% nước ngoài“?, BBC 31.12.18
[74] . https://dantri.com.vn/kinh-doanh/ket-noi-cac-doanh-nghiep-viet-nhin-tu-chuyen-samsung-20171116235752017.htm
[75] . Lê Đăng Doanh, BBC 19.3.15
[76] . Nh.t.
[77] . http://soha.vn/lai-ca-chuc-nghin-ty-moi-thang-ma-khong-phai-ban-tam-nhieu-ve-thue-loi-nhuan-cua-to-hop-samsung-viet-nam-tiep-tuc-tang-truong-phi-ma-20170912104537955rf20171127222649593.htm,
Soha12.9.17
[78] . Ngô Nhân Dụng, Bao giờ dân ta làm được cái đinh ốc? Người Việt 6. 1.15
[79] . Infonet 7.10.17
[80] . TBKTSG 1.11.17
[81] . CP 26.7.17
[82] . Soha 23.11.17, Diễn đàn doanh nghiệp 26.11.17
[83] . VNEconomy 23.11.17
[84] . VNEconomy 27.11.17
[85] . CP 26.7.17
[86] . TN 21.4; BBC 23.4.16
[87] . TN 21.4.16
[88] . Nh.t
[89] . VNN 22.4.16
[90] . CP, VNN 22.4.16
[91] . VNN 22.4.16
[92] . BBC 23.4; VOA 24.4;VNN 22.4, facebook Lang Anh 23.4.16
[93] . VOV 23.4.16
[94] . CP 17.4.16
[95] . Tuổi trẻ (TT) 25.4.16
[96] . VOA 24.4.16
[97] . Dân trí 24.4.16
[98] . VNN 23.4.16
[99] . „Formosa nhập nhiều hóa chất cực độc“ TT 25.4.16
[100] . VNN 25.4.16
[101] . BBC 26.4.16
[102] . CAND 26.4.16
[103] . CAND 27.4, LĐ 27.4.16
[104] . Thanh niên (TN) 28.4.16
[105] . TN ,nh.t
[106] . VOA 28.4.16
[107] . Lao động 28.4.16
[108] . CS 27.2.12
[109] . Tuyên bố của các tổ chức xã hội dân sự độc lập về thảm họa quốc gia tại các tỉnh miền Trung,
29.4.16
[110] . Video họp báo ngày 30.6: http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20160630/truyen-hinh-truc-tiep-cong-bo-thu-pham-lam-ca-chet-hang-loat/1127773.html ; VNN 30.6.16
[111] . VNN 30.6.16
[112] . Trương Minh Tuấn, Bộ trưởng 4 T, Infonet 1.7.16
[113] . Lao động (LĐ), 17.10.16
[114] . CAND 20.10.16
[115] . Người Việt 18.10.16; Linh mục Anton Đặng Hữu Nam trả lời phỏng vấn của nhà báo Trần
Quang Thành, DQVN 19.10.16
[116] . Báo cáo chính trị ĐH 8: http://www.lichsuvietnam.vn/home.php?option=com_content&task=view&id=1164&Itemid=5
[117] . Báo cáo chính trị ĐH 9 http://www.vietnam.gov.vn/portal/page/portal/chinhphu/NuocCHXHCNVietNam/ThongTinTongHop/noidungvankiendaihoidang?categoryId=10000714&articleId=10038377
[118] . Nh.t.
[119] . https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-nghiep/Luat-doanh-nghiep-nha-nuoc-2003-14-2003-QH11-51698.aspx
[120] . PGS,TS Nguyễn Chí Hải, ThS Nguyễn Thanh Trọng, kiểm soát độc quyền đối với doanh nghiệp
nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở VN, NCKT 6.15, 3-11, 5.
[121] . Nh.t., tr. 6
[122] . http://www.pvn.vn/DataStore/Report/2016/bctc-pvn-2015.pdf
http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/noidungsolieungansachnhanuoc?categoryId=100003090&articleId=10056813
[123]. http://www.pvn.vn/pages/Default.aspx
[124].http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=1&mode=detail&document_id=95211
[125] . Infonet 27.4.17
[126] . HNTU 11, CP 7.5.15. Xem Chương bẩy, VIII.
[127] . Sđd
Thủ đoạn lừa đảo nhân dân và trí trá với đảng viên! |
“Hôm nay tại đây, đứng trước quí vị, nói với tư cách là Thủ tướng Đức, tôi thấy thật không dễ dàng. Tôi cảm thấy cực kỳ xẩu hổ trước những tội ác dã man, những gì đã diễn ra do người Đức đã hành động. Những tội ác này đã vượt qua tất cả những gì có thể hình dung được. Thật là khủng khiếp về những gì mà phụ nữ, đàn ông và trẻ em đã phải trải qua ở đây…Vì từ ngữ nào có thể diễn tả nổi sự đau buồn đến như thế, khiến bao nhiêu người đã bị hành hạ, đày ải và thủ tiêu?…Nhưng im lặng không được phép là câu trả lời duy nhất của chúng tôi. Nơi đây ràng buộc trách nhiệm chúng tôi, phải cảnh thức hồi tưởng. Chúng tôi phải nhớ lại những tội ác đã diễn ra ở đây và phải nói đúng tội danh của nó!…
Nhớ lại những tội ác, vạch rõ thủ phạm và trân trọng tưởng nhớ tới các nạn nhân. Đó là trách nhiệm không bao giờ chấm dứt. Trách nhiệm này không thể nào san sẻ được, nó liên hệ trực tiếp tới đất nước tôi. Ý thức trách nhiệm này là bổn phận của chúng tôi, nó là phần liên đới chặt chẽ tới hình ảnh của đất nước chúng tôi, đó là một thái độ tự nhiên của một xã hội có ý thức và tự do, cùng với dân chủ và tôn trọng pháp quyền”. (Bundeskanzleramt, 6.12.19)
Sau khi chế độ Hitler tan rã, nước Đức đã can đảm và kiên tâm đấu tranh trở thành một Nước Đức Mới – Trước hết là ở Tây Đức. Từ một đống tro tàn, hận thù với các lân bang, Tây Đức đã mau chóng chỉ sau khoảng hai thập niên, đối nội đã trở thành quốc gia tân tiến, tôn trọng các giá trị dân chủ, tự do, pháp trị của một xã hội Dân chủ đa nguyên (DCĐN). Đối ngoại Tây Đức đã xóa hận thù với các lân bang, là thành viên tích cực trong Liên minh Âu châu (EU). Biết chọn Hoa Kỳ làm đồng minh khiến Liên Xô (cũ) không dám đụng tới. Nhờ thế, cuối cùng Đông Đức đã thống nhất với Tây Đức không tốn một viên đạn từ trên 30 năm nay. Nay Nước Đức Mới là cường quốc kinh tế thứ ba, thứ tư trên thế giới, các công dân được quyền hành xử các quyền tự do căn bản và xã hội phồn vinh.
***
Còn VN từ sau Thế chiến Thứ hai thì như thế nào? Nhờ lòng yêu nước và sự đấu tranh của nhân dân nên chế độ thực dân đã chấm dứt. Nhưng thay vì để lương tri hướng dẫn thực hiện dân chủ và tôn trọng tự do thực sự cho mọi người, thì Hồ Chí Minh đã vội nuốt lời hứa. Sau khi nắm quyền ở miền Bắc ông đã dùng những thủ đoạn cực kỳ gian xảo để buộc chặt đất nước trong chủ nghĩa Marx-Lenin, coi là “đũa thần”; lấy bạo lực, đấu tranh giai cấp, đàn áp các người khác chính kiến là những tiêu chuẩn giá trị trong xã hội.
Vì thế đã diễn ra cuộc nội chiến dài tàn khốc và dã man chưa từng có trong lịch sử dân tộc, với sự tiếp tay từ bên ngoài. Bao nhiêu triệu người cùng là đồng bào máu mủ đã bị giết hại trên các chiến trường Nam-Bắc. Hàng trăm ngàn người bị bị đấu tố, nhục hình, bắt con cháu tố cáo cha mẹ, ông bà. Hàng triệu người bị giam cầm trong các trại tập trung, trại cải tạo, trở thành thuyền nhân phải bỏ thân quyến và quê hương ra đi! Cao điểm của chính sách tàn bạo chưa từng có trong lịch sử dân tộc là từ 1975, khi chế độ toàn trị toàn thắng ở miền Nam!
Những tội ác khủng khiếp như vậy đối với chính đồng bào ruột thịt của mình chẳng khác những tội ác tày trời của Hitler với người Do thái. Nhưng cho tới hôm nay chưa có một nhân vật nào đương quyền của CSVN dám can đảm công khai nhìn nhận và xin lỗi trước nhân dân. Trái lại, trước sau họ vẫn phản ứng theo quán tính, tiếp tục ngụp lặn trong độc tài, đàn áp và tham nhũng; vì thế đã bỏ lỡ nhiều cơ hội canh tân đất nước!
***
Đúng vào dịp này 33 năm trước, số phận chế độ toàn trị và cả những người cầm đầu nó đang rơi vào thế cực kỳ hiểm nguy, như sợi chỉ treo ngàn cân. Bên ngoài Bắc kinh tiếp tục dùng chiến tranh gây áp lực ở biên giới phía Bắc và tiếp tay Pol Pot để CSVN bị sa lầy. Không những thế, VN còn bị Hoa Kỳ (HK) và các nước Tây phương phong tỏa thương mại và tẩy chay ngoại giao. Nguy hiểm nữa là Liên Xô khi đó, mụ đỡ tinh thần và vật chất cho CSVN, cũng đang rơi vào tình trạng tổng khủng hoảng. Giữa khi ấy ở trong nước nạn đói khủng khiếp không kém thời 1945, tiền Đồng bị mất giá với nạn lạm phát phi mã 700-800%. Nhân dân bất mãn. Cán bộ, đảng viên mất niềm tin.
Vì thế đúng vào những ngày này 33 năm trước, tại Đại hội 6 (15-18.12.1986) Trường Chinh thề thốt “Lấy dân làm gốc”, Nguyễn Văn Linh long trọng tuyên bố “Đổi mới hay là chết”! Sau đó họ còn hồ hởi tuyên bố “Cởi trói” cho người cầm bút và tôn trọng quyền phản biện của các chuyên viên và trí thức. Từ Hội nghị Đại biểu toàn quốc 1.1994 Đỗ Mười đã hứa đưa VN tới năm 2020 trở thành một nước công nghiệp! Nay Nguyễn Phú Trọng cũng hô hoán như thế. Nhưng hơn ba thập niên sau, mặc dầu Liên Xô đã tan rã, chủ nghĩa Marx-Lenin đã bị vất vào sọt rác, nhưng dịp kỉ niệm 100 năm chế độ Xô-viết người cầm đầu chế độ Nguyễn Phú Trọng vẫn còn ngủ mơ, lảm nhảm nói sảng rằng: “Tinh thần Cách mạng Tháng 10 và những thành quả lịch sử cũng như những cống hiến to lớn của nhân dân các dân tộc trong Liên bang Xô-viết đối với loài người mãi mãi không bao giờ phai mờ, mãi mãi sẽ còn ghi đậm trong tâm trí của mọi người có lương tâm trên toàn thế giới”. (Diễn văn của Nguyễn Phú Trọng tại lễ Kỉ niệm 100 năm Cách mạng Tháng 10 Nga (1917-2017), Nhân dân 5.11.17)
Nay đất nước đang chuyển sang năm 2020. Nhưng sau 33 năm gọi là “Đổi mới” đó, VN đang đứng ở vị thế nào? Trí thức được mở miệng? Các quyền căn bản của nhân dân được tôn trọng? Việt Nam đã trở thành một nước công nghiệp tiên tiến, hay đang trở thành bãi rác chứa chất thải độc hại do các công ty nước ngoài và các doanh nghiệp nhà nước tự do thải ra? Các quan đỏ nắm quyền lực đang phục vụ nhân dân, hay chỉ lo tham nhũng đất đai và tiền bạc? Biển đảo và toàn vẹn lãnh thổ được bảo vệ, hay đang để người “Bạn” Tập Cận Bình của Nguyễn Phú Trọng cày nát biển Đông?
Giữa lúc triều đại Tập Cận Bình cổ súy chủ nghĩa tân đế quốc theo đuổi tham vọng “Thực hiện giấc mộng vĩ đại cùa Trung quốc”, khiến nước này đang như con hổ đói. Tại Hội nghị cấp cao kỷ niệm 70 năm thành lập NATO (3-4.12.2019) ở London, mặc dù còn có nhiều khác biệt, nhưng NATO đã chính thức coi chính sách tăng cường hải quân-không quân và uy hiếp biển Đông của Cộng sản Trung quốc (TQ) là một “thách đố” nghiêm trọng tới an ninh thế giới!
Nhưng mới đây Nguyễn Phú Trọng lại vẫn nhu nhược và ngờ nghệch cho công bố “Sách trắng Quốc phòng 2019” với chính sách 4 không: “Việt Nam chủ trương không tham gia liên minh quân sự; không liên kết với nuớc này để chống nuớc kia; không cho nuớc ngoài đặt căn cứ quân sự, hoăc sử dụng länh thổ Việt Nam để chống lại nuớc khác; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế”. (tr. 25, QPVN 2019).
Tại Diễn đàn Hương sơn ở Bắc kinh (BK) lần thứ 9 ngày 21.10.19 trước sự hiện diện của bộ trưởng quốc phòng nhiều nước và các chuyên viên quốc tế, trong diễn văn khai mạc Bộ trưởng Quốc phòng Trung quốc Ngụy Phượng Hòa đã lập lại quan điểm của Tập Cận Bình: Biển Đông là “phần không thể tách rời của lãnh thổ Trung quốc”. Trong khi đó cũng tại Hội nghị này, Bộ trưởng Quốc phòng CSVN Ngô Xuân Lịch không dám phản bác thẳng thắn chính sách đế quốc của Ngụy Phương Hòa, nhưng lại ấp úng, chỉ lập lại chủ trương 4 không và kêu gào những điều hoàn toàn không có thực trong quan hệ giữa hai nước: “Trên tinh thần bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau và phát huy truyền thống đoàn kết, hữu nghị, những vấn đề còn tồn tại trong quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc cần được kiên trì xử lý theo tinh thần thỏa thuận cấp cao giữa lãnh đạo hai nước” (BBC,VOA, Reuters 22.10.19).
Chẳng những thế ngày 10.12.19 Đại sứ TQ Hùng Ba còn được mời tới Học viện Chính trị Quốc gia HCM “giảng bài cho lớp đào tạo cán bộ quy hoạch cấp chiến lược Việt Nam”. Trong đó ông đã lên tiếng như chỉ bảo cho 100 học viên là Ủy viên Trung ương tương lai sẽ nắm giữ các chức vụ then chốt tại Đại hội 13 vào đầu năm 2021: “Là nước xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản lãnh đạo, hai nước Trung-Việt có con đường phát triển tương tự, tiền đồ và vận mệnh tương quan, việc tăng cường giao lưu kinh nghiệm quản lý Đảng và quản lý đất nước giữa hai Đảng trong tình hình mới có ý nghĩa chiến lược quan trọng!” (đài Bắc kinh 14.12.19)
Từ tháng 7.2019 bá quyền BK lại ngang ngược cho mấy chục tàu hải quân TQ cày nát biển Đông, thuộc khu vực lãnh hải của VN. Trong khi nhiều tổ chức xã hội dân sự, nhân sĩ, trí thức, thanh niên và cả đảng viên tiến bộ đòi phải đưa những đòi hỏi sai trái và ngang ngược của BK ra kiện tại Tòa án Quốc tế, thì Nguyễn Phú Trọng lại ra lệnh báo chí xuyên tạc và bôi nhọ, và để công an đe dọa khủng bố và bắt giam nhiều người dân chủ! Đồng thời không cho phép Quốc hội (QH) được công khai thảo luận về sự xâm lấn của BK! Vì thế trong khi đất nước đang phải đối diện đương đầu với chủ trương bành trướng xâm lược hiện nay của Tập Cận Bình thì việc thực hiện chính sách quốc phòng-ngoại giao 4 không này, rõ ràng không phải là “ngăn địch từ xa” mà chính là mời kẻ thù vào nhanh hơn, thả cửa cho con hổ đói Trung quốc lộng hành. Do đó chính sách quốc phòng-ngoại giao 4 không này sẽ dẫn tất yếu tới cái không thứ 5, đó là không bảo vệ được chủ quyền biển-đảo, tài nguyên và quốc phòng của VN!
Những người cầm đầu chế độ toàn trị cũng không dám nhìn thẳng vào thực trạng tang thương của đất nước và cơ cực của nhân dân, do chính những sai lầm và tàn bạo do họ gây ra. Nguyễn Phú Trọng đã từng mở miệng: “Dân chủ như thế là cùng”, “Đất nước chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày nay”. Nhưng giữa khi ấy hình ảnh 39 thanh thiếu niên VN bị chết đông lạnh trong các container trên đường đi tìm cuộc sống mới đã làm thế giới bàng hoàng và đau buồn về một nước đang phải sống dưới chế độ đứng đầu về chà đạp nhân quyền, kìm kẹp báo chí!
Sau 33 năm đổi mới giả hiệu, chế độ toàn trị độc tài gian ác tưởng như vẫn vững chắc. Nhưng thực sự nó đang biến dạng từ chế độ độc tài của một đảng trở thành chế độ độc tài cá nhân với sự tiếp tay và thỏa hiệp giữa một số nhóm lợi ích với các đại gia đỏ đang thao túng chính trị, chiếm đất vàng, xây biệt điện và tham nhũng tiền bạc. Họ đang dùng quyền-tiền để buôn bán và tham nhũng, từ thượng tầng trong Bộ chính trị, Trung ương đảng, các Ban trong đảng, các Bộ trong chính phủ tới các thành ủy, tỉnh ủy trên toàn quốc. Sự tha hóa đạo đức cùng cực của tầng lớp cán bộ có quyền đã khiến số đảng viên bất mãn ngày càng gia tăng, khinh bỉ thành phần lãnh đạo. Vì thế Nguyễn Phú Trọng đã phải ra Quyết định số 102/QĐTW 15.11.17 cực kỳ phản động: “Đảng viên sẽ bị kỉ luật bằng hình thức khai trừ, nếu đòi thực hiện thể chế “tam quyền phân lập”, “xã hội dân sự”, “đa nguyên, đa đảng”; bôi nhọ lãnh tụ, lãnh đạo Đảng, Nhà nước”.
Hiện nay chính người cầm đầu chế độ Nguyễn Phú Trọng lại tiêu biểu nhất về tha hóa đạo đức trong thao túng quyền lực. Ông Trọng thề thốt “nhốt quyền lực”, “nêu gương”, “minh bạch” … nhưng các lần lấy phiếu tín nhiệm lại không dám công bố kết quả. Các lớp “đào tạo cán bộ cấp chiến lược” đã cài cắm gần 200 cán bộ sẽ được đưa vào Trung ương đảng Khóa 13 (đầu 2021) để nắm giữ các chức vụ chủ chốt trong Đảng và Chính phủ (CP), nhưng lại giấu nhẹm danh sách những người này, chỉ có Nguyễn Phú Trọng và những người trong phe nhóm biết! Từ nhiều năm nay do đầu óc cực kỳ bảo thủ và suy thoái đạo đức, nên ông Trọng đã tự xếp mình là “người đặc biệt” cực kỳ tham nhũng quyền lực. Vì thế mặc dầu từ gần một năm nay tuy bị bệnh nặng, không còn đủ sức khỏe để đảm đương việc nước, đang phải nhờ người dìu, sắp trở thành ngọa long hoàng đế đỏ, nhưng vẫn cố bám cả hai ghế Tổng bí thư (TBT) và Chủ tịch nước (CTN)!
***
Nói cho cùng, trong chính trị có nhiều loại người lãnh đạo, nhưng trong đó có hai loại người cầm quyền nổi bật nhất. Những người lãnh đạo biết dùng lương tri để hướng dẫn tri thức và hành động để xây dựng hạnh phúc cho nhân dân và đưa đất nước đi lên. Và những người cầm đầu chỉ lấy gian xảo và tàn ác làm kim chỉ nam cho các hành động của mình để xây dựng và bảo vệ quyền lực và tiền bạc bất chính!
Nước Đức đã đổi mới, đã thay đổi toàn diện và triệt để là do dứt khoát biết thay đổi chế độ chính trị. Từ chế độ Quốc xã độc tài, tôn thờ chủ nghĩa dân tộc cực đoan, nhưng từ sau Thế chiến Thứ hai đã dứt khoát chọn và thực hiện chế độ Dân chủ đa nguyên. Còn tại VN chế độ độc tài vẫn ngự trị và áp dụng chủ nghĩa sai lầm Marx-Lenin, nên trước sau không thể đổi mới được. Đây là một sự thực không ai có thể phủ nhận được. Từ Đại hội (ĐH) 6 (12.1986) tới nay 5 đời TBT Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh và Nguyễn Phú Trọng đã lừa đảo nhân dân và đảng viên, trương cờ “Đổi mới”, nhưng thực tình họ vẫn là những người độc tài, tôn thờ chủ nghĩa Marx-Lenin đã bị lịch sử vất vào sọt rác!
Đây là kết luận qua những dẫn chứng rất cụ thể và rõ ràng trong sách nghiên cứu “Việt Nam “Đổi mới”?! Hay: Treo đầu dê, bán thịt chó” !” trên 700 trang vừa phát hành ở Hoa Kỳ. Trong đó xuyên qua 11 chương, tác giả đã phân tích và dẫn chứng theo phương pháp khoa học, trình bày rõ ràng về các nguyên nhân và những công thức sai lầm đã khiến chủ trương gọi là “Đổi mới” đã đi đến thất bại; đồng thời nêu rõ những hậu quả vô cùng tai hại cho đất nước. Nhưng hiện nay sự tranh giành quyền lực và tiền bạc giữa các phe nhóm ngày càng tàn bạo và quỉ quyệt; vì thế theo qui luật “cùng tắc biến, biến tắc thông, thông tắc cửu” đang mở ra cơ hội tốt để thoát khỏi nạn độc tài, đưa đất nước thực sự thành một Nước Việt Nam Mới!
Tập sách trên 700 trang có thể vào địa chỉ: http://www.lulu.com/shop/th%E1%BB%87-%C3%A2u-d%C6%B0%C6%A1ng/vi%E1%BB%87t-nam-%C4%91%E1%BB%95i-m%E1%BB%9Bi-hay-treo-%C4%91%E1%BA%A7u-d%C3%AA-b%C3%A1n-th%E1%BB%8Bt-ch%C3%B3/ebook/product-24317884.html
Để độc giả tiện theo dõi, toàn bộ ba chương cuối sẽ được phổ biến trong ba lần liên tiếp. Mở đầu loạt bài này, dưới đây là toàn bộ Chương 9:
Chương chín: Kết quả thực tiễn trên 30 năm “Đổi mới”
I. Mô hình “đổi mới” trên 30 năm qua
Sau trên 30 năm “Đổi mới” từ 1986 trải qua 5 đời TBT Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh và Nguyễn Phú Trọng và xuyên qua 7 ĐH (từ ĐH 6 tới ĐH 12). Không biết bao nhiêu Nghị quyết đã được ban hành đề ra mục tiêu là, đưa VN tới năm 2020 trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nhưng trong cuộc họp nội các vào cuối năm 2014 sau gần 30 năm tiến hành “đổi mới”, Nguyễn Tấn Dũng lại than, “sao lại cứ phải đứng sau 6 nước ASEAN? Chúng ta có đuổi kịp được ASEAN-6 không? Không có lý do gì chúng ta không cải thiện được để bằng ASEAN-6”? [1] Trong thực tế nhiều mặt VN còn đi sau cả Campuchia và Lào.
Sau gần 30 năm đổi mới, lợi tức đầu người /năm của VN vào năm 2014 mới chỉ 2.052 USD, tức là VN mới chỉ bước vào những nước đang phát triển ở mức trung bình thấp. Trong khi đó Singapore lên tới 56.287 USD, Mã lai á là 10.830 USD, Thái lan là 5.561 USD và Nam dương là 3.515 USD. PGS, TS Phạm Quý Thọ thuộc Học viện Chính sách và phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận xét, “chỉ tiêu này của nước ta tụt hậu so với Hàn quốc chừng 30 đến 35 năm, Malaysia khoảng 25 năm, Thái lan chừng 20 năm, Indonesia và Philippines chừng từ 5 đến 7 năm. Đến năm 2038 VN mới có thể bắt kịp năng suất lao động của Philippines và đến năm 2069 mới có thể bắt kịp Thái Lan”. [2]
Nếu xét về mặt diện tích và dân số thì VN không phải là nước nhỏ. Với dân số gần 94 triệu (2017) VN đứng thứ 13 trên thế giới[3]; với diện tích trên 331.114 km² VN đứng thứ 65. Nhưng về mặt kinh tế, xã hội (phát triển con người -HDI) hiện nay VN lại đứng thứ 116 trong tổng số gần 200 nước và ốc đảo trên giới.[4] Nhiều người cầm đầu chế độ toàn trị thường đổ lỗi cho rằng, VN là một nước nhược tiểu, đất hẹp, dân không đông và tài nguyên không nhiều. Đây là những khẳng định cực kỳ sai lầm để trốn tránh trách nhiệm. Một số các nước trong khu vực như Nam Hàn diện tích chỉ trên 99.000km², 50,6 triệu người, nhưng lợi tức đầu người 2015 trên 27.000 USD đang là nước giầu mạnh, công nghiệp cao. Nhật có dân số gần gấp rưỡi VN, diện tích xấp xỉ với VN, tài nguyên thiên nhiên không nhiều, nhưng từ lâu đã trở thành cường quốc kinh tế, lợi tức đầu người năm 2015 là gần 37.000 USD. Về dân số và diện tích giữa VN và Đức không chênh lệch bao nhiêu; nhưng Đức, cũng như Nhật, từ đống tro tàn sau Thế chiến thứ 2 đã nhanh chóng vượt lên thành cường quốc kinh tế đứng thứ ba, thứ bốn trên thế giới.
Những câu hỏi trung tâm rất nghiêm túc cần được đặt ra là, tại sao nhiều nước ngay trong khu vực khi bước vào thời kì phát triển kinh tế thì cũng ở trình độ ngang ngửa như VN, nhưng nay đã bỏ xa VN để trở thành các nước công nghiệp hàng đầu, lợi tức cao gấp mấy chục lần VN? Người dân không chỉ sống sung túc mà còn được tôn trọng nhân phẩm. Phải chăng các mô hình chính trị, kinh tế, giáo dục và văn hóa là những nền tảng căn bản cho sự tiến lên hưng thịnh, hạnh phúc và văn minh, hay sự tụt hậu, nghèo đói và tha hóa đạo đức của một xã hội? VN đang áp dụng mô hình chính trị-kinh tế nào, có những đặc điểm gì?
Trong suốt trên 30 năm cải cách kinh tế chưa bao giờ VN theo mô hình kinh tế thị trường hiện đại như ở các nước Tây phương. Mô hình phát triển của VN là “Kinh tế thị trường Định hướng XHCN”. Mô hình này có một số đặc tính căn bản khác biệt hoàn toàn với các nền Kinh tế thị trường hiện đại ở các nước Tây phương trong các lãnh vực then chốt:
Chế độ độc đảng: ĐCS, cụ thể là Bộ chính trị (BCT) và Ban bí thư (BBT), trước sau vẫn chỉ huy toàn bộ và trực tiếp các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa- giáo dục, tôn giáo và xã hội.
Công hữu toàn dân về đất đai (ĐCS là chủ nhân trong đất đai)
Doanh nghiệp nhà nước làm chủ đạo
Kinh tế tư nhân nội địa tuy được công nhận, nhưng chỉ ngồi rìa, đứng bên lề trước thế lực mạnh của Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) và sức ép của FDI (công ti nước ngoài).
Như thế cho thấy mô hình phát triển kinh tế của VN từ 1986 tới nay vẫn còn giữ căn bản mô hình kinh tế của chế độ toàn trị như ở Liên Xô cũ, với một số biến thể, mặc dầu chế độ toàn trị ở Liên Xô đã tan rã từ 1991. Trong đó ĐCSVN vẫn là người cầm trịch không chỉ trong chính trị, tư tưởng và văn hóa, mà cả trong kinh tế-xã hội. Mỗi ĐH vẫn đưa ra kế hoạch ngũ niên do ĐCS độc quyền từ các khâu hoạch định, đường lối tới các biện pháp…Nhưng dĩ nhiên trong giai đoạn và điều kiện Chủ nghĩa xã hội (CNXH) trên toàn thế giới đang tan rã ngay từ cái nôi, nên những người cầm đầu CSVN bắt buộc phải dùng những từ ngữ và ngôn ngữ mới, để tạo những hi vọng mới, để tỏ ra họ là những người thức thời và nhờ thế mới có thể biện minh cho sự tiếp tục cầm quyền độc tôn!
Mô hình phát triển kinh tế này chứa đựng nhiều mâu thuẫn nội tại và đối lập với nhau. Nó được thực hiện trong thời kì CNXH theo ý thức hệ Marx-Lenin đã bị thực tế phủ nhận, thế giới CS tan rã. ĐCSVN cũng rơi vào thế sợi chỉ treo ngàn cân. Suốt trên 30 năm đổi mới từ 1986, đặc biệt từ giữa thập niên 90 khi thiết lập quan hệ với Hoa Kỳ và thực hiện chính sách mở cửa với bên ngoài, mô hình phát triển kinh tế của chế độ toàn trị dựa trên một số cơ sở làm tiền đề đặt trọng tâm cho phát triển kinh tế. Đó là:
Nhân công rẻ
Khai thác nông sản
Khai thác khoáng sản
Ưu đãi cho tư bản nước ngoài vào đầu tư
Tranh thủ nguồn vốn ODA trong xây dựng hạ tầng
Đặt trọng tâm trong xuất cảng
Nhưng các cơ sở trên phải được đặt trong một khung kiên cố, nói thẳng ra là bị nhốt trong một cái lồng, đó là CNXH với tư tưởng Marx-Lenin làm chỉ đạo và trong cái lồng này, ĐCSVN chỉ huy độc quyền trực tiếp và toàn diện từ tổ chức, thực hiện, giám sát các hoạt động kinh tế-xã hội. ĐH 12 đã làm công việc tổng kết 30 năm thực hiện chính sách đổi mới (1986-2016) qua 5 đời TBT Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh và Nguyễn Phú Trọng.
Mặc dù những người đứng đầu luôn mở miệng khẳng định là, kết quả thực tiễn chứng minh cho lí thuyết và đường lối. Nhưng khi họ phải đối diện với những kết quả rất xấu thì lại không dám nhận đã chọn lí thuyết sai, ở đây là chủ nghĩa Marx-Lenin. Họ lờ đi hoặc nhận lỗi qua loa, nhưng đổ lỗi chính vì những lí do bên ngoài. Thái độ rất chủ quan, giáo điều, lừa dối và tô vẽ cho rằng, 30 năm đổi mới không chỉ tạo ra những thành tích tuyệt vời trong kinh tế-xã hội, mà cả trong lãnh vực chính trị cũng đã có nhiều cải cách theo hướng “lấy dân làm gốc” và dân chủ hơn ngàn lần các nước Dân chủ đa nguyên… Tiêu biểu nhất cho lập trường này là Báo cáo Chính trị và Kinh tế-Xã hội tại ĐH 12 của TBT Nguyễn Phú Trọng ngay vào ngày đầu của ĐH 12.[1] (Xem Chương tám, IV).
***
Trong dịp này một số chuyên viên trong nước từ gần với đảng hay đứng vị thế độc lập của những người người làm công tác khoa học, trong đó có cả một số chuyên viên VN ở nước ngoài, đã công bố các bài nghiên cứu hoặc trả lời phỏng vấn liên quan tới chủ đề kết quả 30 năm đổi mới.
Trước hết phải nói tới nhận định rất thắng thắn của cựu bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh ngay trước ĐH 12 khi ông còn là Bộ trưởng và Ủy viên Trung ương (UVTU), như đã trình bày ở Chương tám, IV:
“ 70 năm qua, cơ cấu tổ chức, phương thức hoạt động của bộ máy Đảng, Nhà nước, đoàn thể các cấp trong hệ thống chính trị gần như không thay đổi”. Và “Một hệ thống chính trị phù hợp với nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung trước đây, đặc biệt là trong hoàn cảnh chiến tranh, nay đã không còn phù hợp với điều kiện nền kinh tế thị trường, thậm chí là rào cản, trở ngại cho sự phát triển”. [2]
Chia sẻ quan điểm này GS Vũ Dương Ninh, Đại học Quốc gia Hà nội (HN), cho biết, trước đó 5 năm Nghị quyết của ĐH 11 (1.11) -khi đó Nguyễn Phú Trọng được bầu làm TBT- đã lập lại mục tiêu là, đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nhưng ĐH 12 đã phải nhìn nhận rằng, mục tiêu này không thể đạt được.[3] Ngay cả nguyên Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội VN, GS TS Đỗ Hoài Nam, một nhà khoa bảng hàng đầu của chế độ toàn trị , từng là UVTU suốt ba nhiệm kì từ ĐH 8-10 và có chân trong Hội đồng Lí luận Trung ương (TU) -một cơ quan cố vấn về tư tưởng và chính trị cho TUĐ, BCT và BBT-, trong một bài phân tích rất dài 14 trang trên tạp chí Nghiên cứu kinh tế số 1, 1.15 với tựa đề “Những đổi mới tư duy của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong 30 năm đổi mới”. Ông đã liệt kê các quyết định của đảng xuyên qua 6 Đại hội từ 1986 tới ĐH 11 (2011) với việc sử dụng “kinh tế tri thức” và đầu tư của nước ngoài nhằm công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế từ nông nghiệp, công nghiệp tới xuất nhập cảng. Ông ca tụng các quyết định này và coi đó là những biện pháp sáng suốt của ĐCS, nhằm đưa VN, từ một nước đi sau và công nghiệp hóa muộn, có thể đạt mục tiêu “rút ngắn quá trình công nghiệp hóa đất nước bằng sức mạnh của thời đại và sức mạnh nội sinh của đất nước”. Nhưng cuối cùng trong phần kết luận Đỗ Hoài Nam phải nhìn nhận kết quả thực tiễn sau 30 năm đổi mới là, “nhìn trên tổng thể, phần lớn nông dân và người dân đô thị đang trong tình trạng nghèo tương đối, trong đó không ít người đang thực sự nghèo theo nghĩa tuyệt đối”.
Ông nêu ra câu hỏi về nguyên nhân, tại sao không đạt mục tiêu, mặc dầu các quyết định đều được coi là sáng suốt? Trong đó Đỗ Hoài Nam đã cố tình dùng các thuật ngữ trừu tượng và trình bày ngoắt nghéo, như “nguyên nhân cơ bản là, nền tảng cho sự rút ngắn này chưa được tạo lập một cách đầy đủ và vững chắc. Đó là nền kinh tế thị trường đầy đủ và hiện đại (xét cả mặt kết cấu lẫn mặt thể chế của nền kinh tế này), cơ sở hạ tầng đồng bộ và hiện đại; là khoa học và công nghệ hiện đại, nguồn nhân lực chất lượng cao; là hệ thống công ti tư nhân dựa trên sở hữu cổ phần được quản trị hiện đại, đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước [và] quốc tế, tham gia sâu vào chuỗi giá trị và chuỗi phân phối toàn cầu và cuối cùng là vai trò vừa là bà đỡ, vừa là nhạc trưởng của Nhà nước bảo đảm co sự rút ngắn”. (tr.15)
Tuy cố tình trình bày vòng vo và tránh né không dám nêu đích danh thủ phạm đã gây ra thất bại, nhưng nhà khoa bảng XHCN hàng đầu Đỗ Hoài Nam đã gián tiếp nhìn nhận, đó là kế hoạch xây nhà trên cát; hay dùng hình tượng chuyện con nhái muốn to bằng con bò để diễn tả ý muốn công nghiệp hóa và hiện đại hóa VN thật nhanh như Nhật bản, Đại Hàn và các nước Tây phương, nhưng lại thiếu đủ mọi thứ và không có những điều kiện cần thiết; trong đó thiếu cả “ nhạc trưởng”, tức Nhà nước hiện đại trong thể chế DCĐN. Trong khi nhiều nước theo DCĐN cũng chỉ trong khoảng thời gian 30 năm đã chuyển thành công đất nước họ, từ lạc hậu chậm tiến sang công nghiệp hiện đại. Nhưng VN dưới chế độ toàn trị vẫn dẫm chân tại chỗ. Nghĩa là, chính thể chế độc tài toàn trị đã là nguyên nhân chính đưa đến thất bại trong việc canh tân đất nước và xây dựng hạnh phúc cho nhân dân trong suốt 30 năm!
Trong toàn bài, Đỗ Hoài Nam có dẫn chứng là, ngay từ ĐH 7 đã quyết định “cần đổi mới toàn diện, đồng bộ và triệt để” (tr. 5); nghĩa là phải đối mới cả hệ thống chính trị. Nhưng khi kết luận tuy phải nhìn nhận các thất bại, nhà khoa bảng Đỗ Hoài Nam đã không giữ được tinh thần khoa học và thẳng thắn như cựu Bộ trưởng Bùi quang Vinh, nên không một lần nào dám nói thẳng là, trong suốt quá trình 30 năm, trước sau vẫn là chế độ độc tài toàn trị. Đó mới chính là nguyên nhân của mọi nguyên nhân dẫn tới thất bại!
Chế độ toàn trị đã chọn ý thức hệ sai lầm dẫn tới độc tài hà khắc, làm triệt tiêu sự phản biện rất cần thiết của một hệ thống xã hội dân sự độc lập. Vì thế toàn bộ hệ thống công quyền trở thành trì trệ và bất cập, chống lại sự canh tân và phát triển của đất nước. Đây là nhận định của PGS, TS Trần Đình Thiên nguyên là Viện trưởng Viện Kinh tế VN, Chủ tịch Hội đồng Khoa học Viện Kinh tế VN, khi nói về nguyên nhân thất bại trong kinh tế:
“ĐCS lãnh vai trò lãnh đạo tuyệt đối, toàn diện”, mức độ chưa trưởng thành của Nhà nước pháp quyền, sự thiếu vắng các tổ chức dân sự đúng nghĩa, của các tổ chức phản biện xã hội độc lập, có ảnh hưởng mạnh mẽ, thậm chí là quyết định, đến kết quả hoạt động quản trị công”. [4] “Trong nhiều trường hợp, tình trạng không cụ thể hóa mục tiêu định hướng, né tránh thảo luận cấu trúc logic của khái niệm “Định hướng XHCN” (ĐHXHCN), lặng lẽ giả định nó, coi như một tiền đề định sẵn, đã có những ảnh hưởng to lớn”. [5]
Thực tế này cũng được GS Trần Văn Thọ (Đại học Waseda, Nhật bản) trình bày cặn kẽ hơn, khi ông so sánh sự phát triển kinh tế-xã hội của VN với một số nước trong khu vực thì rõ ràng khác biệt nhau cả một trời một vực. Theo tài liệu của Ủy ban LHQ về kinh tế và xã hội châu Á – Thái bình dương (ECAFE), năm 1954 thu nhập đầu người của miền Nam VN là 117 USD, xấp xỉ với Thái Lan (108) và cao hơn Indonesia (88) vào hai năm trước đó. Nhưng 60 năm sau, vào năm 2014 thu nhập đầu người của VN chỉ bằng một phần ba Thái Lan và một nửa Indonesia…Trong khi “Hàn quốc chỉ mất 16 năm (từ 1971-1987) để chuyển từ nước thu nhập trung bình thấp lên trung bình cao và chỉ mất thêm 10 năm nữa để tiến lên hàng các nước tiên tiến. Đài loan trở thành nền kinh tế tiên tiến vào năm 1995, chỉ tốn 12 năm kể từ giai đoạn thu nhập trung bình cao”. [6]
Sau hơn 40 năm hòa bình trong đó hơn 30 năm gọi là đổi mới, nhưng VN vẫn lẹt đẹt thuộc những nước có thu nhập trung bình thấp và đang có nguy cơ phải ngụp lặn lâu dài ở mức này. Ông Thọ còn nêu ra viễn tượng kinh tế VN vào năm 2020. Hiện nay theo phân loại của Ngân hàng thế giới, bình quân đầu người từ 1.000 đến 12.000 USD là nước có thu nhập trung bình, trên 12.000 USD là nước thu nhập cao. Do đó một nước được gọi là công nghiệp phải ở mức trên 12.000 USD. VN hiện nay mới gần 2.000 USD. Đến năm 2020 có lẽ cũng chỉ đạt được khoảng 3.000-3.500 USD, tức là thuộc các nước có mức trung bình thấp. [7]
Nông nghiệp: Bỏ rơi nông dân và nông thôn!
Chủ trương công nghiệp hóa nông nghiệp, nhưng sau 30 năm đổi mới vẫn là cảnh con trâu đi trước cái cày đi sau!
VN là một nước nông nghiệp, vào thập niên 80 của thế kỉ trước có tới 80% dân số sống và phụ thuộc vào nghề nông. Đồng bằng sông Hồng và nhất là Đồng bằng Cửu long là hai thúng gạo nuôi dân và xuất cảng để tạo cơ sở và ngân sách cho xây dựng công nghiệp, phát triển bền vững cho toàn quốc. Nếu hiểu thấu đáo thế mạnh này của VN và có được một tầm nhìn xa thì một nhà nước sáng suốt không chỉ tìm cách làm phục hồi nông nghiệp, mà còn phải canh tân, công nghiệp hóa mọi khâu trong nông nghiệp. Từ tạo kiến thức trồng trọt cho nông dân, đem điện nước, đường xá, trường học và y tế về thôn xã, trả lại quyền tư hữu ruộng đất cho nông dân, và có những chính sách khuyến khích nông dân tự nguyện hợp tác để sử dụng kĩ thuật canh tác mới nhằm gia tăng năng suất và tăng lợi tức cho nông dân, tức là gia tăng sức mua và đầu tư của 80% dân số. Ngoài ra nhà nước cần có chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp chế biến nông – lâm – thủy sản để làm tăng giá trị các mặt hàng này; khuyến khích và hỗ trợ nông dân tự thành lập các trung tâm hiện đại lưu trữ gạo, rau trái và các tổ chức của nông dân theo dõi thị trường nông nghiệp trên thế giới để tạo thương hiệu có uy tín cho các sản phẩm nông nghiệp của VN và có sức cạnh tranh mạnh trên thị trường quốc tế.
Các chính sách trên đây không phải là những điều mới lạ, trái lại đã được thực hiện thành công ở nhiều nước phương Tây dưới nhiều tên gọi nổi tiếng, như “Chương trình xanh” trong ngành nông nghiệp, như Hòa lan, Đức, Pháp, Hoa Kỳ và Gia nã đại. Đúng ra là một nước đi sau, nên VN cỏ thể học hỏi nhanh chóng và hiệu quả kinh nghiệm và kĩ thuật của các nước này.
Sau chiến thắng 1975 những người cầm đầu say mê với thành tích con đường XHCN đã dẫn tới chiến thắng vẻ vang trong chiến tranh thì tất yếu cũng sẽ dẫn tới thắng lợi thần kì trong kinh tế! Đây là tư tưởng rất lạc quan từ Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng tới hầu hết các ủy viên BCT khi ấy. Vì thế mô hình kinh tế theo XHCN đã được thi hành cấp tốc và triệt để trong nông nghiệp với các Hợp tác xã (HTX), trong thương nghiệp với xóa bỏ tư sản mại bản kinh tế tư nhân và thành lập các thương nghiệp quốc doanh, trong công nghiệp với hàng loạt doanh nghiệp quốc doanh. Nhưng sau đó không lâu, mô hình phát triển theo XHCN đã dẫn tới bế tắc toàn diện. Nông dân không chịu làm ăn, thương nghiệp nhà nước không có hàng để bán, các DNNN ngồi chơi. Dẫn tới nạn đói khủng khiếp vào giữa thập niên 80, khiến cho hàng triệu người rơi vào cảnh đói và khủng hoảng lương thực trầm trọng như thời 1945. Trong khi các cán bộ cao cấp được hưởng các chính sách ưu đãi từ nhà cửa, xe đưa đón tới chế độ ăn uống ngon và đầy đủ; còn người dân thì không có cả thịt, cá, vải, thuốc men và các nhu yếu phẩm hàng ngày.[8] Nhóm cầm đầu giáo điều mới thấy là không thể tiếp tục mô hình tập thể hóa nông nghiệp HTX theo kiểu Liên Xô và TQ được nữa, nếu không thì nông dân và thị dân sẽ nổi loạn.
Nhưng sau ĐH 6 (12.86) phải đợi thêm hơn một năm, sau những tranh cãi gay gắt giữa các phe trong BCT và TU, mới ra được Nghị quyết (NQ) 10 ngày 5.4.1988, được gọi là Khoán 10. Tuy vậy đảng xuyên qua nhà nước của đảng vẫn tiếp tục giữ độc quyền công hữu ruộng đất, nông dân vẫn phải thuê ruộng (xem Chương một, III và Chương hai, V). Tuy đây chỉ là chính sách đổi mới nửa vời, nhưng đã làm cho nông dân gắn bó siêng năng với đồng ruộng, thửa vườn, cái ao và gia súc. Nhờ thế sản lượng nông nghiệp đã gia tăng mạnh và liên tiếp trong nhiều năm. Khiến cho từ khủng hoảng lương thực với nạn đói trầm trọng, từ 1989 đã trở thành một nước xuất cảng gạo.
Trước khi có Khoán 10, sản suất lúa cả nước chỉ khoảng 13 triệu tấn, hàng năm phải nhập khẩu hàng triệu tấn.[9] Năm 2017 sản lượng lúa đã đạt khoảng 42,84 triệu tấn.[10] Trong những năm gần đây số gạo xuất khẩu đã lên tới gần 8 triệu tấn, đứng thứ hai trên thế giới về xuất cảng gạo.[11] Nhưng nay sau hơn 30 năm nông dân và nông nghiệp tại VN vẫn phải đối diện gay gắt trong nhiều vấn đề. Nhiều chuyên viên trong nước ta thán là, tại sao VN đang là nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới, nhưng đại đa số nông dân vẫn rất nghèo, ngay cả nông dân Đồng bằng Cửu long, vựa thóc của cả nước? Trong khi ấy ngay sau Hội nghị Đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kì tháng 1.94 (Khóa 7), tại Hội nghị trung ương (HNTU) 7 (7.94) đã đưa ra nghị quyết với tham vọng “phát triển công nghiệp, thực hiện công nghiệp hóa nông nghiệp và nông thôn gắn với đô thị hóa nông thôn”. [12]
Tại sao giá gạo của VN vẫn thấp hơn nhiều gạo Thái lan và cho tới nay sau mấy chục năm xuất khẩu, nhưng gạo của VN vẫn chưa có thương hiệu uy tín trên thị trường quốc tế, chỉ bán được cho một số nước với giá thấp? Sau hơn 30 năm thực hiện chính sách tam nông (nông nghiệp, nông dân, nông thôn) coi “nông nhiệp là mặt trận hàng đầu”, nhưng tại sao máy móc và kĩ thuật canh tác vẫn rất lạc hậu, tiếp tục lối làm ăn thô sơ con trâu đi trước cái cày đi sau? Tại ĐH 10 (2006) những người cầm đầu toàn trị thổi lên tiêu chí từ “ăn no” sang “ăn ngon”! UVTU Đỗ Hoài Nam khi ấy đã cho biết, ĐH 10 đã ra NQ khẳng định đưa “nền nông nghiệp VN phải hình thành được một số sản phẩm chủ lực, mũi nhọn có lợi thế phát triển, có phẩm chất tốt, chất lượng cao và qua chế biến sâu, đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và thế giới để có giá trị gia tăng cao”. Ông còn cho biết thêm, tại HNTU 7 Khóa 10 đã ra NQ về nông nghiệp, nông dân và nông thôn theo hướng này và lãnh đạo vẫn tuyên bố, nông nghiệp là mũi nhọn.[13]
Nhưng tại sao tới nay vẫn thường diễn ra “được mùa mất giá” cho nông dân? Tại sao sau hơn 30 năm vẫn không lập được các trung tâm lưu trữ gạo hiện đại và không thiết lập được công nghiệp chế biến nông sản; trong khi đó lại bỏ hàng ngàn tỉ đồng xây các cảng để chỉ nằm đắp chiếu, hay bỏ ra cả hàng trăm tỉ hoang phí để xây các tượng đài cho các nhà độc tài của Đảng? Sau 30 năm đổi mới, nhưng tại “Diễn đàn nông nghiệp” do CP tổ chức vào giữa tháng 10. 2016 lại vẫn lập lại, phải tạo một thương hiệu quốc tế tốt cho gạo xuất khẩu của VN! Nhưng nhiều chuyên gia đã chua chát nói thẳng: “Thương hiệu gạo, có đâu mà mất!” [14]
Một sản phẩm (công nghiệp hay nông nghiệp) phải có chất lượng tốt, được tín nhiệm của khách hàng, người tiêu dùng tín nhiệm và sẵn sàng trả giá cao. Họ sẽ tiếp tục tìm thương hiệu này. Thí dụ như trong sản phẩm xe hơi và điện tử, người tiêu dùng thường thích xe hơi Toyota, Mercedes và Samsung…. vì có phẩm chất tốt. Nhưng sau gần 30 năm xuất cảng gạo, gạo của VN vẫn không có thương hiệu có uy tín trên thị trường nông sản thế giới. Đầu năm 2016 nhiều chuyên viên và ngay cả các cán bộ phụ trách nông nghiệp cũng đã ta thán và nhìn nhận tình hình rất bất lợi này trong việc xuất cảng các nông sản của VN… Phó Cục trưởng Cục xuất nhập khẩu, bộ Công thương Trần Thanh Hải cho biết, năm 2015 gạo VN chiếm trên 50% tổng số gạo nhập khẩu của TQ, nhưng tại các siêu thị và cửa hàng lại không tìm ra gạo mang thương hiệu VN. Trong khi ấy, gạo Campuchia lại chễm chệ trên các cửa hàng. Chè, cà phê, hạt tiêu… là các nông sản xuất khẩu lớn của VN, nhưng vị thế cũng tương tự. Cựu Hiệu trưởng Trường Cán bộ quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn II (thành phố HCM) Vũ Trọng Khải cho biết, nguyên nhân đang gây bất lợi cho quyền lợi của nông dân, là vì các doanh nghiệp xuất khẩu gạo ở VN đều là DNNN, nên vẫn giữ tâm lí thờ ơ cha chung không ai khóc! [15]
Tại Hội nghị toàn quốc triển khai Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới 30.9.16 với sự hiện diện của tân TT Nguyễn Xuân Phúc, được biết sau 30 năm thực hiện chủ trương lấy nông nghiệp làm mũi nhọn để xây dựng “nông thôn mới” nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nông dân, nhưng tới tháng 9.16 mới chỉ có 2.045 xã (23%) được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.[16] Liệu con số đưa ra có chính xác không, không ai biết. Nhưng sau 30 năm mới chỉ có gần ¼ xã ở nông thôn tên toàn quốc đạt tiêu chuẩn nông thông mới. Đây là nhìn nhận thất bại trong việc cải thiện đời sống mấy chục triệu nông dân!
Trong khi chính phủ Nguyễn Tấn Dũng bảo đảm để nông dân được hưởng lãi ít nhất là 30% so với giá thành, nhưng dịp này tại QH bộ trưởng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Cao đức Phát lại cho biết, “giá thành 1 kg lúa là 4.100đ/kg như vậy giá thu mua lúa phải đạt 5.400đ/kg thì người trồng lúa mới lãi 30%. Nhưng hiện nay giá lúa khô loại thường nông dân cũng chỉ bán được 4.500đ, lúa hạt dài khoảng 4.800đ”. Nghĩa là chỉ đạt được 10% lãi. Bà Phạm Chi Lan cho biết, từ 2007 khi VN gia nhập WTO thì đầu tư cho nông nghiệp đã giảm rất mạnh và liên tục, “trước khi VN gia nhập WTO thì tỷ trọng đầu tư toàn xã hội vào nông nghiệp nhất là đầu tư của Nhà nước cũng còn tương đối cao chiếm tới 13,8% trong tổng mức đầu tư, nhưng sau vài năm tham gia vào WTO thì mức đầu tư vào nông nghiệp giảm xuống chỉ còn 6,4% trong tổng mức đầu tư phát triển”. Đây rõ ràng là thái độ trọng công, khinh nông và bỏ nội, trọng ngoại của những người làm chính sách. Theo bà, chính sách bỏ rơi nông dân và nông nghiệp của chính quyền CSVN hoàn toàn trái ngược với các nước khác, “hầu hết các nước khi hội nhập họ đều lo bảo hộ nông sản, nhưng VN thì ngược lại buông nông sản, buông nông nghiệp và ngành này phải tự bơi tự bươn chải”. Trong khi ấy “ nguồn lực đầu tư dồn quá nhiều cho DNNN, quá nhiều cho các Tập đoàn Kinh tế để rồi họ gây biết bao vấn đề cho nền kinh tế hiện nay”. [17]
Thái độ khinh nông dẫn tới các chính chính sách bỏ rơi nông dân đã khiến cho tốc độ tăng trưởng trong nông nghiệp đã giảm liên tục từ giữa thập niên 90. Trong dịp tổng kết 30 năm đổi mới vào dịp ĐH 12 nhiều chuyên gia về nông nghiệp thảo luận trên các cơ quan truyền thông. Họ sử dụng ngay lí luận của chế độ toàn trị là, kết quả thực tiễn chứng minh cho lí thuyết đúng hay sai. Khi “Tổng kết thực tiễn” trong 30 năm đổi mới trong nông nghiệp họ đã nhận thấy rất rõ, tốc độ trăng trưởng trong nông nghiệp không tăng, trái lại đã giảm liên tục từ kế hoạch ngũ niên này sang kế hoạch ngũ niên khác.
Tốc độ tăng trưởng nông nghiêp từ 1996-2013[18]
Thời gianTốc dộ gia tăng
1996-20004,01%
2001-20053,83%
2006-20103,03%
2009-20132,9%
Theo Tổng Cục Thống kê, khu vực nông, lâm và thủy sản tăng 0,65%, là mức tăng thấp nhất so với cùng kỳ 6 năm.[19] Các con số trên giải thích tình trạng chung trong sản xuất nông nghiệp: Nông nghiệp đã bị bỏ rơi, nông dân không được giúp đỡ các mặt cần thiết, nên năng suất lao động trong nông nghiệp rất thấp và giảm liên tục. Trong bản Báo cáo 2016 của Ngân hàng Thế giới (WB) về phát triển nông nghiệp của VN đã xác nhận lối canh tác chậm tiến, lạc hậu thiếu cơ giới hóa nông nghiệp và lạm dụng thuốc trừ sâu, nông dân thất nghiệp gia tăng, chất lượng xấu.[20] WB còn cho biết, những năm gần đây mỗi năm nông nghiệp VN phải chịu thiệt hại khoảng 1 tỉ USD vì mất thị trường xuất khẩu do không tuân thủ các qui định vệ sinh an toàn thực phẩm.[21]
Cuối tháng 8.16 bộ Nông nghiệp & phát triển nông thôn (NN&PTTN) đã họp tổng kết 3 năm tái cơ cấu trong nông nghiệp (2013-15) có mặt Phó TT Trịnh Đình Dũng và bộ trưởng Nông nghiệp Nguyễn Xuân Cường. Các viên chức này xác nhận, không có chuyển biến thuận lợi, vì ruộng đất vẫn bị xé nhỏ cho nên không thể công nghiệp hóa nông nghiệp.[22] Ngân hàng Thế giới cho biết, đất nông nghiệp chia theo đầu người ở VN rất thấp, “chỉ đạt bình quân 0,07 hecta, thấp hơn nhiều so với tỉ lệ 0,27 hecta mỗi người tại Thái lan .[23] TS Lê Đăng Doanh nêu rõ một nguyên khác khiến các sản phẩm nông nghiệp có giá trị rất thấp và nông dân nghèo, vì nền nông nghiệp VN chưa phát triển được công nghiệp gia công chế biến là làm tăng thêm giá trị gia tăng. [24]
Chính vì thế đời sống của mấy chục triệu nông dân tiếp tục trong cảnh đói nghèo, ngay cả ở Đồng bằng Cửu long, vựa thóc cả nước. Họ dẫn chứng, một gia đình nông dân hai vợ chồng và hai con mức thu nhập từ 8 công ruộng ba vụ mỗi năm được tổng cộng 40 triệu đồng. Nếu chia theo đầu người thì mỗi người chỉ được 10 triệu đồng/năm, tức trung bình chỉ được 840.000đ/tháng, tương đương với 40 USD/tháng. Trong khi đó mức thu nhập đầu người bình quân năm 2013 ở VN là 1.960 USD, tức khoảng 150 USD/tháng.[25] Như thế mức chênh lệch giầu nghèo giữa thành thị và thôn quê rất lớn.
Nhìn tổng thể về kết quả 30 năm gọi là “đổi mới” xuyên qua 6 ĐH và bao nhiêu HNTU và các nghị quyết về công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông nghiệp, nông dân và nông thôn, Đỗ Hoài Nam, một nhà khoa bảng hàng đầu XHCN đã từng đóng góp ý kiến cho BCT và BBT trong nhiều nhiệm kì đã phải nhìn nhận tình trạng dẫm chân tại chỗ:
“Sự phát triển của nông nghiệp chủ yếu vẫn phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên, thời tiết và phương thức canh tác truyền thống, dựa vào đất đai và lao động thủ công và vẫn nặng về sản xuất lúa gạo phẩm chất thấp, chưa chịu tác động mạnh mẽ của công nghiệp, công nghệ và dịch vụ, nhất là công nghệ cao. Lao động trong nông nghiệp vẫn còn gần 50% lao động toàn xã hội, trong đó trên 90% là chưa qua đào tạo và dân số sống ở nông thôn vẫn còn khoảng 70%”. [26]
Tại QH ngày 22.10.15 bộ trưởng Kế hoạch&đầu tư Bùi Quang Vinh cho biết: “Nhìn lại bao nhiêu năm, nông nghiệp bây giờ vẫn còn tình trạng con trâu đi trước cái cày theo sau. Ruộng của chúng ta chia manh mún, bé tí, từ máy bay nhìn xuống, ruộng, kể cả ở đồng bằng sông Cửu Long, chia nát bét, ô ruộng bé tí bằng căn nhà này thôi. Ngày xưa ruộng thẳng cánh cò bay thì bây giờ nó đã phân đất cho hộ gia đình tự cứu lấy mình trong giai đoạn trước, bây giờ nó đang cản trở lại nền sản xuất lớn…Một cân ngô và một cân đậu tương ở VN đắt gấp ba lần so với Mỹ sản xuất. Cánh đồng của họ thẳng cánh cò bay, một công lao động bằng máy móc bằng 1.000 người VN, nên giá thành ngô của họ chỉ bằng một phần ba giá thành ngô VN. Cho nên họ có sức cạnh tranh”.[27] Các điều kiện vô cùng bất lợi này đã dẫn tới năng suất lao động ở VN trong mọi lãnh vực, kể cả trong nông nghiệp rất thấp. Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), năm 2013 năng suất lao động của VN thuộc nhóm thấp nhất châu Á-Thái bình dương; thấp hơn Singapore 15 lần, Nhật 11 lần, Nam hàn 10 lần; chỉ bằng 1/5 Mã lai, 2/5 Thái lan.[28]
Tại “Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về chiến lược tam nông” ngày 27.11.18 chính Nguyễn Xuân Phúc đã xác nhận kết quả trên 30 năm trong chính sách tam nông là thất bại trong mọi lãnh vực, thua cả Thái lan và Campuchia: “Việc áp dụng tiến bộ khoa học trong nông nghiệp còn yếu, giá thành sản phẩm cao, chủ yếu là xuất thô, chưa qua chế biến, chưa đột phá trong nâng cao giá trị gia tăng; cơ cấu sản xuất còn manh mún, tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn còn chậm, tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo còn nhiều, việc xây dựng thương hiệu nông nghiệp còn yếu kém..”. [29] Mức đầu tư khoa học trong nông nghiệp ở VN chỉ bằng 1/10 Thái lan và 1/7 Phi luật tân. Nếu so với Nam Hàn thì con số này chỉ bằng 1/600.[30]
Mặc dầu vậy Nguyễn Xuân Phúc không dám nhìn thẳng sự thực về sự bỏ rơi nông dân và nông thôn trong suốt trên 30 năm “đổi mới” của những người cầm đầu chế độ toàn trị. Trong Hội nghị trên ông Phúc lại trút trách nhiệm là nông dân ỷ lại: “Chúng ta đang nói tập trung làm nông nghiệp, nông thôn mà nông dân chúng ta có tinh thần ỷ lại thì không bao giờ thành công!” [31]
Nguyên nhân và hiểm họa
Sau 30 năm đổi mới, nhưng tình hình nông nghiệp và đời sống mấy chục triệu nông dân vẫn ở tình trạng rất lạc hậu và đói nghèo. Nhiều chuyên viên, trong đó có cả những cán bộ cao cấp, đã dẫn chứng và cắt nghĩa, như trình bày ở trên, về các nguyên nhân dẫn tới tình hình rất bi đát hiện nay cho 70% dân số. Trong đó tổng hợp lại nổi bật hai nguyên nhân căn bản.
Nguyên nhân hàng đầu rất quan trọng khiến bao nhiều triệu nông dân triền miên rơi vào tình trạng “được mùa mất giá” và vẫn phải lao động theo cách con trâu đi trước cái cày đi sau, vì chính sách vô trách nhiệm của chế độ toàn trị, nhắm mắt rập khuôn theo kiểu DNNN trong nông nghiệp. Việc chế độ cho thành lập các Tổng công ti lương thực I và II và Hiệp hội Lương thực (VFA) chính là cách độc quyền trong nông, lâm và thủy sản. Các DNNN này gần như độc quyền trong việc định giá thóc gạo và thường cấu kết với các thương lái để ép giá nông dân phải bán nông sản theo giá bất lợi.[32] Chế độ toàn trị không tin vào nông dân và không sáng suốt nhận ra được tầm quan trọng của nông nghiệp VN trong việc phát triển đất nước, nên đã không tạo cho giới nông dân những điều kiện và cơ hội cần thiết để tự canh tân sản suất, tự tổ chức những cơ sở thiết yếu trong các khâu canh tác, chế biến và tìm thị trường để các nông sản VN có thương hiệu tốt, khả năng cạnh tranh cao, bán được giá trên thị trường quốc tế….
Các Tổng công ti lương thực nhà nước được độc quyền và được ưu đãi nên chỉ làm việc theo tinh thần công chức, sáng xách ô đi tối xách về, không tha thiết tới quyền lợi của mấy chục triệu nông dân…Không những thế còn thỏa hiệp với nhau và với các đại quan đỏ để tham nhũng và bóc lột nông dân! Đây là thái độ khinh thường nông dân và bỏ rơi nông thôn của nhóm cầm đầu toàn trị trong suốt mấy thập kỉ vừa qua! Chính vì thế cho tới nay mấy chục triệu nông dân vẫn bị nghèo đói và nông nghiệp không ngóc đầu lên được!
Một nguyên nhân quan trọng khác khiến nông nghiệp VN vẫn lạc hậu và nông dân vẫn phải chịu cảnh đói nghèo là do trước sau đảng vẫn ngang ngược coi đất đai thuộc công hữu, vẫn giáo điều nhắm mắt theo ý thức hệ Marx-Lenin. Chính từ khi Nguyễn Phú Trọng làm TBT đã cố tình ngăn cản và chống lại cả quyết định của ĐH 11 đòi sửa lại Luật Đất đai cho phù hợp với quyền lợi của nhân dân. Theo Tổng thanh tra CP thì có đến trên 70% các vụ khiếu kiện là về đất đai.[33] Ở nông thôn nông dân vẫn phải thuê ruộng đất của nhà nước, đại đa số ruộng đất bị chia cắt ra rất nhỏ và không có những biện pháp khuyến khích nông dân canh tác chung cùng có lợi. Nên không thể sử dụng các máy móc nông nghiệp hiện đại từ các khâu làm đất, cấy hạt giống, phân bón, trừ sâu tới gặt hái… Phần lớn các phương tiện canh tác cũ đã lạc hậu vẫn được sử dụng. Đây là lí do khiến năng suất nông nghiệp thấp và dẫn tới đời sống vẫn đói nghèo cùa bao nhiêu triệu nông dân chiếm tới trên 2/3 dân số VN. Mặc dù nông dân VN rất siêng năng và cần cù!
Tóm lại, cuộc sống đói nghèo của nông dân VN suốt gần 70 năm dưới chế độ toàn trị bắt nguồn từ một nguyên nhân căn bản là, thực hành chủ thuyết Marx-Lenin với chính sách coi ruộng đất là thuộc độc quyền của Đảng. Tức là trong thực tế ĐCSVN đã trở thành tên địa chủ độc nhất trên toàn quốc; nó tái lập biện pháp phát canh thu tô của địa chủ trước đây. Chỉ có điều khác là, trước đây địa chủ cho nông dân thuê ruộng đất, nhưng phải trả tiền thuê ruộng đất cho địa chủ. Nay thì ĐCS đóng vai trò này của địa chủ, nhưng với những chính sách tham lam và độc ác hơn, tuy rằng vẫn hô lớn chống địa chủ bóc lột!
***
Ngoài thái độ và chính sách khinh nông của nhà cầm quyền, cũng như sự thiếu năng lực của cán bộ, hiện nay nông nghiệp VN còn đứng trước nguy cơ của biến đổi khí hậu trên toàn cầu do những hậu quả của CO2, đặc biệt là Đồng bằng Cửu long, vựa lúa nuôi dân cả nước. “Bát cơm vàng” đang có nguy cơ biến mất. Khu vực này bao gồm 13 tỉnh, với 12,3 % diện tích và 20% dân số, đóng góp tới 27% GDP cả nước. Hai tỉnh Cà mâu và Kiên giang là khu đất thấp hơn cả mức nước biển. Trong mùa mưa nếu thủy triều cao khoảng một mét thì có nguy cơ đồng ruộng bị chìm trong nước mặn, không thể canh tác. Nạn sụt lún sẽ càng gia tăng. Trong khi ấy từ trước tới nay sông Cửu long là nguồn cung cấp không chỉ hải sản, mà còn đem phù sa làm phì nhiêu đồng ruộng. Nhưng hiện nay TQ đã xây nhiều đập thủy điện ở thượng nguồn sông Cửu long, khiến cho lưu lượng nước bị giảm.
Theo dự báo của Cơ quan Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) và nhiều chuyên viên quốc tế, với tình hình gia tăng nhiệt độ trên thế giới tiếp tục như hiện nay thì tới cuối thế kỉ này nhiệt độ ở Đồng bằng Cửu long có thể tăng thêm 1,3-2,8°C, mưa sẽ tăng 4-8%, nước biển dâng từ 66 cm tới 99cm. Nếu nước biển dâng cao thêm 1m có thể làm cho 39% diện tích Đồng bằng Cửu long bị ngập, 35% dân số bị ảnh hưởng. Đây là khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất do biến đổi khí hậu. Nếu tình hình này diễn ra sẽ làm 22 triệu người mất nhà cửa và thiệt hại lên tới 10% GDP.[34]
III. Đầu tư nước ngoài: Khinh trong trọng ngoài,
dẫn tới kinh tế lệ thuộc FDI và công nghiệp nội bị bỏ rơi
Sau khi HK và các nước Tây phương hủy bỏ chính sách cấm vận kinh tế và thương mại với VN từ đầu thập niên 90, chế độ toàn trị CSVN đứng trước hoàn cảnh rất ngặt nghèo. Khi ấy Liên Xô đã sụp đổ, tức là HN mất toàn bộ khu vực “thị trường truyền thống” suốt mấy chục năm từng là chủ lực giao thương và viện trợ cho VN. Trong khi ấy tái lập bang giao với TQ mới bắt đầu và chưa có gì vững chắc. Trong hoàn cảnh đó, muốn tái thiết đất nước chỉ còn cách mở cửa buôn bán với Tây phương, đặc biệt với cựu thù Mĩ. Đây là giai đoạn chủ trương làm bạn với tất cả! Hà nội đưa ra mục tiêu kinh tế đối ngoại là tìm cách thu hút mời các công ti nước ngoài đầu tư trực tiếp vào VN xây dựng các xí nghiệp để sản xuất các sản phẩm xuất khẩu (Foreign Direct Investment -FDI). Họ cho rằng, đây là chính sách khôn ngoan “đi tắt đón đầu”, như một đòn bẩy để đưa nền kinh tế vốn rất tụt hậu của VN có thể chuyển nhanh sang phát triển canh tân đất nước, nhờ vốn và kĩ thuật hiện đại của các công ti này.
Về lí thuyết, chủ trương này bao gồm một số mục tiêu chính:
Tạo công ăn việc làm và nâng cao trình độ chuyên môn cho công nhân VN
FDI hợp tác với các doanh nghiệp VN, chuyển giao kĩ thuật công nghiệp hiện đại và giúp công nghiệp VN phát triển kiến thức quản trị
Thu được các nguồn ngoại tệ mạnh để làm vốn cho phát triển kinh tế
Các sản phẩm của FDI xuất cảng sẽ mang lại số thuế lớn cho ngân sách quốc gia
Các FDI sẽ sử dụng các kĩ thuật hiện đại, nên tránh làm bãi rác công nghệ
Tuy Luật đầu tư cho nước ngoài đầu tiên ra đời từ 1988 (QH thông qua 29.12.1987)[35], nhưng phải đợi tới giữa thập niên 90 sau khi VN và HK bình thường hóa quan hệ ngoại giao thì các các công ti FDI mới dồn dập vào làm ăn ở VN.[36] Điều 27 Luật đầu tư cho doanh nghiệp nước ngoài năm 2005 qui định các lãnh vực được ưu đãi, trong đó Khoản 3 ghi rõ “Sử dụng công nghệ cao, kĩ thuật hiện đại; bảo vệ môi trường sinh thái.”. [37] Tuy nhiên phải đợi tới sau khi VN gia nhập WTO vào cuối năm 2006 thời Nguyễn Tấn Dũng làm Thủ tướng (TT) thì các công ti lớn quốc tế mới đổ hàng tỉ USD đầu tư vào VN. Chỉ riêng 9 tháng đầu 2008 vốn đăng kí đầu tư nước ngoài vào VN đã lên tới 57 tỉ USD. Trong đó có 8 dự án có vốn đăng kí trên 1 tỉ USD/dự án.[38] Tới cuối 2012 có tất cả 14.364 dự án đang hoạt động với tổng số vốn đăng kí lên tới 212,846 tỉ USD. Trong đó chủ yếu là các công ti FDI với 100% vốn nước ngoài chiếm tới 79,61% tổng số dự án và 66,51% tổng vốn đăng kí; số công ti FDI liên doanh với tư nhân VN và DNNN chỉ chiếm 17,86% tổng số dự án và 25,92% tổng vốn đăng kí.
Trong dịp tổng kết 30 năm chính sách đối với FDI (1988-2018) một số cơ quan và chuyên viên đã phân tích các hoạt động và kết quả của FDI đối với kinh tế VN. Thứ trưởng bộ Kế hoạch và Đầu tư Vũ Đại Thắng cho biết, VN “đã thu hút được trên 25.000 dự án FDI với tổng vốn đăng ký đạt 320 tỉ đô la Mỹ”.[39] Theo TS Vũ Thành Tự Anh, Đại học Fulbright VN, đầu tư trực tiếp nước ngoài trong ba thập niên qua “đang tạo ra khoảng 70% giá trị xuất khẩu, 50% giá trị sản xuất công nghiệp và 20% GDP của cả nước”.[40] Trong khi FDI chiếm trên 2/3 tổng xuất khẩu và ½ tổng giá trị sản xuất công nghiệp của VN thì “hệ số chuyển giao công nghệ” của các doanh nghiệp FDI với các doanh nghiệp nội lại “thấp nhất trong khu vực ASEAN, thua cả Lào và Campuchia”. Chính sự kiện này đã được Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) ông Vũ Tiến Lộc xác nhận trong cuộc Hội thảo ở HN ngày 30. 8.18. [41]
Nói một cách khác, vai trò của các doanh nghiệp FDI đang đóng vai trò then chốt có tính cách quyết định cho tương lai của kinh tế VN, nhưng hầu như không có chuyển giao công nghệ với các doanh nhiệp tư nhân VN. Nguy hiểm nữa là, rất nhiều xí nghiệp FDI đã sử dụng các máy móc cũ và có trình độ công nghiệp rất thấp, ngày càng đe dọa môi trường sinh thái của VN, điển hình như thảm họa cá chết hàng loạt phủ trắng ven biển các tỉnh miền Trung do đại công ti Formosa gây ra năm 2016. Điều này hoàn toàn trái ngược với các mục tiêu đã đưa ra của nhà cầm quyền toàn trị VN xuyên qua các Luật đầu tư cho các doanh nghiệp nước ngoài tại VN trong hơn 30 năm qua.
Cũng theo báo cáo vào đầu năm 2018 của VCCI, “mỗi năm có khoảng từ 40-50% doanh nghiệp FDI kê khai lỗ, trong đó, có rất nhiều doanh nghiệp lỗ liên tục trong nhiều năm, thậm chí có doanh nghiệp lỗ lũy kế đến mức âm vốn chủ sở hữu, nhưng vẫn tiếp tục hoạt động bình thường, kể cả việc mở rộng quy mô kinh doanh. Một số địa phương thu hút nhiều doanh nghiệp FDI như thành phố HCM, Bình Dương, tỉ lệ doanh nghiệp FDI kê khai lỗ lên đến 50-60%, trong đó có nhiều doanh nghiệp kê khai lỗ trong nhiều năm”.[42] Tình hình rất lạ lùng như thế phải hiểu theo nhiều mặt. Đó là: 1. Những đóng góp thuế thực sự của FDI vào ngân sách quốc gia ở mức rất thấp. 2. Mức chuyển giao kĩ thuật công nghệ cho các doanh nghiệp nội địa rất thấp. 3. Sử dụng các máy móc cũ nên đang tạo nguy hại về môi trường.
Mặc dầu tình hình phát triển của các công ti FDI đi ngược lại với các chủ chương và chính sách của chế độ toàn trị trong việc thu hút đầu tư của nước ngoài, vậy tại sao họ vẫn được mở rộng làm ăn ở VN? Những nghịch lí này của FDI đang diễn ra ở VN trong suốt mấy thập niên qua. Tại sao các nghịch lí ngày không được cải thiện, ngược lại còn đang mở rộng từ thời Nguyễn Tấn Dũng và đang gia tăng từ khi Nguyễn Xuân Phúc làm TT? Những người cầm đầu chế độ toàn trị có làm chủ động trong các chính sách đối với FDI, hay đã bị lệ thuộc và bị sai khiến bởi các nhóm lợi ích cấu kết với các công ti FDI từ ngay trong giai đoạn hoạch định chính sách?
Nhà nước CS ưu đãi tối đa cho các công ti FDI về nhiều mặt, như đất đai lập công xưởng, được ưu đãi thuế rất thấp các năm đầu, lương công nhân thấp; nhập khẩu máy móc, mua sắm trang thiết bị và hàng từ công ti mẹ hưởng chế độ giảm thuế đặc biệt, giành ưu đãi cho họ chuyển lợi nhuận về công ti mẹ. Ngoài ra để thu hút FDI, mỗi địa phương còn được quyền đưa ra các biện pháp ưu đãi cao hơn; ngoài việc miễn giảm tiền thuế đất, tiền sử dụng đất lên tới 50% theo NQ 62 của CP, còn gia hạn thêm thời gian miễn giảm thuế từ 3-6 năm.[43] Chế độ toàn trị cho lập nhiều Khu chế suất và Khu công nghiệp giành riêng cho các công ti FDI. Các công ti FDI tập trung hoạt động trong lãnh vực sản xuất hàng hóa xuất khẩu, như giầy dép, quần áo, linh kiện điện tử. Khi chương trình mở rộng các đô thị được ban hành, nhiều công ti FDI đã tìm cách hợp tác với các DNNN để lợi dụng chính sách ưu đãi của NHNN trong việc vay với lãi suất rất thấp những số tiền rất lớn lên tới 135.000 tỉ đồng (>8,4 tỉ USD) vào khu vực bất động sản. Như các dự án Nam Thăng long-Ciputra, Hồ Tràm của một công ti Canada (4,2 tỉ USD), Starbay của British VirginIslands (1,65 tỉ USD) và Khu công nghiệp Thủ thiêm của Singapor (1,2 tỉ USD) khi ấy. Họ còn lợi dụng sự dễ dãi và khuyến khích của chính quyền trung ương và các địa phương, nên nhiều năm -nhất là thời Nguyễn Tấn Dũng- đã ồ ạt lập 78 sân golf với tổng số vốn đăng kí là 13,3 tỉ USD và chiếm một diện tích 26.170 ha ở 39 thành phố/tỉnh. Ngoài ra cũng trong thời gian này còn có 66 dự án khác xây sân golf.
Chính TCCS đã đăng bài của hai chuyên gia kinh tế của Cơ quan Phát triển của LHQ ở VN tường thuật cách biến đất nông nghiệp thành các sân golf làm nơi giải trí của các nhà tư bản nước ngoài và các quan đỏ. Theo qui định của Nhà nước thì tiền bồi thường cho đất nông nghiệp rất thấp. Không những thế đất xây sân golf còn được coi là dùng vào thể thao, “nên được hưởng mức thuế đất ưu đãi”. Vì thế nhiều công ti FDI đã lợi dụng dùng một phần đất sân golf để xây “khách sạn, nhà hàng và giải trí”. Họ đầu cơ xây các sân golf, khách sạn và các khu giải trí với các ưu đãi cao nhất để hi vọng có thể thu hồi vốn và có lời nhanh. Trong việc xây dựng các khu vực bất động sản, nhiều công ti FDI đã dùng uy tín và mánh lới là công ti ngoại quốc, có quan hệ tốt với các quan đỏ có quyền lực, nên nhiều khi họ chỉ cần xây móng xong là đã rao bán. Người mua (thường là cán bộ có máu mặt) sẵn sàng bỏ ra số tiền lớn đặt cọc trước. Như vậy là các công ti FDI đã dùng tiền của người mua nhà để xây nhà, họ chỉ phải bỏ ra số vốn rất ít nhưng hưởng lợi nhuận rất cao. Có dư luận cho rằng, dự án Ciputra và Keangnam (Đại hàn) thuộc loại đầu cơ như vậy.[44] Đây chính là cách làm ăn móc ngoặc, làm giầu nhanh bất chính giữa các quan đỏ với nhiều công ti nước ngoài.
Một hiện tượng rất phổ biến là, nhiều doanh nghiệp FDI đã khai lỗ nhiều năm liên tiếp, trong khi đó họ vẫn gia tăng đầu tư tại VN. Như ở Khu chế suất tại Bình dương số doanh nghiệp FDI khai lỗ năm 2010 là 754/1490, chiếm tỉ trọng 50,6%; trong đó có tới 200 doanh nghiệp mức lỗ cao hơn cả vốn. Tại Sài gòn và Đồng nai số doanh nghiệp FDI khai lỗ cũng lên tới 60% và 52,2%. Tại Lâm đồng số doanh nghiệp FDI khai lỗ là 104/111. Mánh lới phổ thông thứ hai của các công ti FDI là khai giá các tài sản như máy móc, thiết bị, nguyên liệu, dịch vụ, phí bản quyền… cao hơn nhiều so với giá thực tế. Mặc dầu đa số máy móc chuyển sang VN đều thuộc loại trình độ kĩ thuật cũ và gây ô nhiễm cao. Đây là thuộc vào các vốn đầu tư, từ đó họ có lợi thế để tính thuế. Họ còn khai vay tiền các ngân hàng với lãi suất rất cao, hoặc các chi phí cho dịch vụ như quản lí, quảng cáo, tiếp thị, đào tạo, thuê chuyên gia. Đây là những chi phí đầu vào. Từ đó vào cuối mỗi năm họ có thể khai lỗ, hoặc lời rất ít để được miễn thuế hoặc chỉ đóng thuế rất ít. Năm 2009 có 760/1.358 (56%) công ti FDI khai lỗ. Các thủ đoạn này làm ngân sách nhà nước thất thu hàng năm rất lớn.[45]
Một hiện tượng phổ thông khác là, đại đa số các công ti nước ngoài hoạt động tại VN theo hình thức 100%, không thích liên kết với các doanh nghiệp VN vì nhiều lí do, từ bí mật nghề nghiệp, khác biệt ngôn ngữ tới sự phân hóa quá nhỏ của các doanh nghiệp tư VN. Đặc biệt nhất là, nhà cầm quyền CS rất cần ngoại tệ qua sự đầu tư của các công ti FDI nên không dám có những chính sách rõ ràng -như TQ và một số nước Á châu- để các công ti FDI phải tích cực hợp tác với doanh nghiệp tư nhân VN. Vì thế các doanh nhân, doanh nghiệp VN và công nhân mất các cơ hội tốt để học tập kĩ thuật, cách quản trị và điều hành các hãng xưởng theo trình độ mới.
Không chỉ chèn ép giới kinh doanh tư nhân VN, các công ti FDI còn tìm cách bóc lột hàng triệu công nhân bằng nhiều thủ đoạn tinh vi, với sự làm ngơ hoặc tiếp tay nhà cầm quyền CS. Tính tới năm 2012 có 283 Khu công nghiệp trên 58 tỉnh/thành phố, chiếm diện tích 76.000 hecta. Trong đó miền Đông Nam Việt nhiều nhất với 88 khu công nghiệp ( 31,1%), Đồng bằng sông Hồng 24,7%, Đồng bằng Cửu long 17,7%, Miền Trung 15,5%. Chia theo tỉnh/thành phố thì Đồng nai có 30 Khu công nghiệp, Bình dương 25, Sài gòn 19, Hà nội 11…Riêng Đồng bằng Cửu long có 51 Khu công nghiệp và 200 cụm công nghiệp chiếm diện tích 25.000ha, nhưng mới sử dụng khoảng 20%. Nhiều Khu công nghiệp bị qui hoạch treo phí phạm đất canh tác.[46] Số lao động làm trong các Khu công nghiệp tăng rất nhanh. 1995 mới có 50.000 công nhân, năm 2000 đã tăng lên 201.000, năm 2007 lên tới 1,04 triệu và 1,765 triệu công nhân vào năm 2011. Bình quân số công nhân làm trong các khu công nghiệp gia tăng hàng năm từ 10-15%.
Trong khi số công nhân gia tăng rất nhanh thì Nhà nước CS không có chính sách để các doanh nghiệp FDI có chương trình xây dựng cư xá cho công nhân. 80% công nhân phải thuê phòng trọ ở bên ngoài. Nếu tính theo tỉ lệ và diện tích các phòng trọ thì thật khủng khiếp: Số công nhân phải sống trong phòng rộng dưới 3m² chiếm tới 19%, 3-5m² (21,4%), 5-7 m² (10,6%),8-10m² (22%), 11-20m² (22,4%); số công nhân có phòng trọ trên 20m² chỉ có 5,9%. Rất nhiều trường hợp 3 công nhân phải thuê 1 phòng 10-12m², giá thuê 250.000-300.000đ/tháng (2012). Không chỉ phải ở trong các phòng trọ chật chội, thiếu tiện nghi, thiếu vệ sinh như các chuồng gà; còn thiếu các nhà trẻ, trường học, trạm y tế, chợ, siêu thị, giải trí…Đấy là chưa kể chính sách “hộ khẩu” đã khiến cho con cái công nhân không được thu nhận vào các trường học. Điều này ảnh hưởng vô cùng bất lợi cho hàng trăm ngàn thiếu niên.[47]
Cuộc sống lam lũ của hàng triệu công nhân, đa số là phụ nữ và con thơ, trong các khu công nghiệp giành cho các công ti FDI là những hình ảnh sống động nhất và tồi tệ nhất như thời Cách mạng Công nghiêp hai thế kỉ trước, với cảnh bóc lột của thời kì tư bản rừng rú. Trong đó có sự cấu kết công khai giữa vua chúa cầm quyền và bọn tư bản bóc lột. Nhưng rất oái ăm và lạ lùng là, tình trạng vô nhân đạo này lại tái diễn vào đầu Thế kỉ 21 tại VN trong khuôn khổ chế độ XHCN; trong đó những người cầm đầu luôn luôn vỗ ngực, đó là chế độ bảo vệ người lao động, bảo vệ quyền làm người!
Không những thế nhiều công ti FDI vi phạm qui luật lao động, thậm chí vi phạm cả luật hình sự đối với công nhân VN. Như ngược đãi công nhân, làm tới 12 giờ/ngày, đánh đập công nhân. Nhiều công ti Nam hàn đã vi phạm. Các vụ đình công diễn ra khá phổ biến trong các công ti của Đài loan và Nam hàn. Năm 2010 xẩy ra 62 vụ đình công ở Sài gòn, trong đó 37 vụ trong các công ti FDI. Trong số này 21 vụ ở các công ti Nam hàn.[48] Số các công ti của Nam Hàn, Đài loan, Hồng kông và Nhật chiếm một tỉ lớn của FDI hoạt động ở VN. Điều này có thể hiểu, các nước này không chỉ là láng giềng mà còn có nền văn hoá tương đồng với VN, hiểu rõ tâm lí và tập quán của người Việt, đặc biệt một số các nước này không coi trọng nhân quyền và quyền lợi của công nhân ngay ở trong nước họ!
Một hình ảnh “thân dân” rất kịch cỡm đã được TT Nguyễn Xuân Phúc dàn cảnh trong chuyến thăm công nhân tại một công ti FDI ở Đồng nai vào cuối tháng 10.2017. Đây cũng là công ti mà hơn một năm trước, khi mới nhận chức TT ông Phúc đã thăm. Nay ông trở lại để xem có tiến bộ hay không. Tại đây TT đã hỏi công nhân về tình hình lao động và cuộc sống hàng ngày của họ. Khi tới bàn ăn của công nhân ông hỏi: “Bữa ăn từ 16.000-23.000 đồng có đảm bảo chất lượng không? Sau giờ làm việc, công nhân có thời gian để sinh hoạt văn hóa, thể thao hay không? Mức lương và cuộc sống có đảm bảo không?”[49] Tại sao Nguyễn Xuân Phúc không tổ chức một cuộc thăm bất ngờ ở một công ti FDI khác để biết các bữa ăn trưa thịt ôi canh ủng chỉ với giá hai ba ngàn đồng; hay đi thăm các phòng trọ như ổ chuồng gà giành cho công nhân?
Theo bộ Kế hoạch và đầu tư, tới cuối 2017 có 128 quốc gia và vùng lãnh thổ đã đầu tư vào Việt Nam. Lần đầu tiên Nam Hàn đang dẫn đầu với tổng vốn đăng ký 57,1 tỷ USD (chiếm gần 18,2%), thứ hai là Nhật bản với 46,3 tỷ USD, tiếp đến là Singapore và Đài loan.[50]
Tờ Quân đội Nhân dân (QĐND) cũng cho biết, hiện các công ti FDI đang sử dụng khoảng 30% lực lượng lao động công nghiệp”.[51] Nhưng mặt khác, khu vực FDI đang bộc lộ những mặt trái gay gắt; như gây ô nhiễm môi trường rất nghiêm trọng, nạn chuyển giá bất hợp pháp, sử dụng công nghệ lạc hậu. BCT đưa ra mục tiêu là, dùng FDI để lan tỏa công nghiệp hiện đại cho kinh tế tư nhân nội địa, nhưng thực tế đã không diễn ra như vậy. Theo điều tra của Phòng Thương mại và Công nghiệp VN (VCCI), các công ti FDI “chỉ mua khoảng 26,6% thiết bị, đầu vào từ DN Việt Nam, còn lại là nhập khẩu và nhập từ công ty mẹ. Điều này chứng tỏ, DN Việt Nam đang được hưởng lợi rất ít từ hiệu ứng lan tỏa do dòng vốn FDI mang lại qua quá trình chuyển giao công nghệ, chuyển giao kiến thức và nâng cao năng suất”. Trong báo cáo “Việt Nam tăng cường năng lực cạnh tranh và liên kết của DN vừa và nhỏ (DNVVN)-Bài học kinh nghiệm trong nước và quốc tế” Nhóm nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới cũng xác nhận, “các DNVVN của Việt Nam chủ yếu là nhà cung cấp cấp ba (gián tiếp), được mô tả như là ngành sản xuất các nguyên liệu đầu vào, nguyên liệu đơn giản và ít giá trị gia tăng”.[52]
***
Nếu so sánh giữa chủ trương (lí thuyết) và kết quả thực tiễn trong việc thực hiện chính sách FDI gần ba thập kỉ qua của chế độ toàn trị CSVN thì càng thấy rõ sự khác biệt rất rõ rệt như trắng với đen giữa mục tiêu và kết quả:
– Chủ trương dùng FDI để thúc đẩy công nghiệp VN phát triển. Nhưng oái oăm đại đa số các FDI chỉ làm ăn riêng, cho nên đến nay nhiều doanh nghiệp tư VN đã không làm được cái đinh ốc!
– Chủ trương dùng FDI để VN có “công nghiệp xanh”. Nhưng nay nhiều FDI đang biến VN thành bãi rác thải công nghiệp độc hại, không những thế họ chỉ chuyển vào VN các máy móc có trình độ kĩ thuật rất thấp.
– Chủ trương bảo vệ quyền lợi lao động của công nhân trong các công ti FDI, nhưng thực tế hàng triệu công nhân VN đang bị bóc lột và bạc đãi!
Tự vỗ ngực là những người lãnh đạo CS giầu kinh nghiệm, biết rõ tâm đen của các giới tư bản, nhưng tại sao họ lại trải thảm đỏ mời gọi FDI, thế rồi bị sỏ mũi? Họ nghĩ rằng có thể tương kế tựu kế? Nhưng nếu xét qua nhiều giai đoạn tham gia của FDI ở VN thì cho thấy, họ bị chạy theo, rất bị động chứ không chủ động. Những sự cố về ô nhiễm môi trường đã xẩy ra và các hậu quả vô cùng tai hại của nó, cũng như lương bổng bị bóc lột và đời sống đói rách của hàng triệu công nhân cho thấy, khi lập kế hoạch mời FDI họ ở thế bị động, cứu đảng và cứu mình để nắm quyền nên phải nhắm mắt làm liều.
Lời xác nhận của Nguyễn Phú Trọng trong vụ Formosa: “Trước kia chúng ta kêu gọi đầu tư nhưng không nghĩ đến vấn đề môi trường, không nghĩ đến đổ rác đi đâu, nên bây giờ chúng ta phải trả giá”. (Xem Chương chín, V). Lời xác nhận trên của người cầm đầu chế độ toàn trị không chỉ giới hạn trong lãnh vực môi trường, mà có giá trị cả trong các lãnh vực khác, như chờ đợi FDI chuyển vào VN những công nghệ với kĩ thuật tiên tiến, hay bảo vệ quyền lợi lao động của công nhân.
Sự tăng trưởng về vốn đầu tư vào VN hay kim ngạch xuất khẩu gia tăng của FDI không đồng nghĩa với những lợi ích cho VN. Nhiều khi đi ngược lại các mục đích ban đầu của CSVN: Xuất khẩu gia tăng nhưng nhập khẩu cũng gia tăng; gia tăng số lượng công ti FDI nhưng lại giảm số công ti FDI hợp tác với doanh nghiệp tư VN và các thiết bị đưa vào VN có trình độ kĩ thuật thấp, đang biến VN thành nơi tiêu thụ các máy móc lỗi thời, nguy hiểm nữa là thành bãi rác đầy chất độc công nghiệp. Điều cực kỳ nguy hiểm nữa là, sự kiện ngày càng lớn mạnh của FDI dẫn tới hậu quả, ngày càng òi ọp của doanh nghiệp tư nhân VN và kinh tế VN càng lệ thuộc bên ngoài!
Cuối tháng 11.18 tại cuộc Hội thảo đánh giá hiệu quả chính sách thu hút và ưu đãi đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong các thập niên vừa qua do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức, nhiều chuyên viên đã lên tiếng cảnh báo về những hệ lụy vô cùng bất lợi trong nhiều lãnh vực cả trước mắt và lâu dài của chủ trương “quá sính ngoại” của chế độ toàn trị đối với các công ti FDI. Chuyên viên ngân hàng Phạm Xuân Hòe nhận xét, “khối FDI được rất lớn, còn VN chỉ được mấy đồng lương còi cho người lao động. Trong khi ô nhiễm môi trường không biết phải chi bao nhiêu cho đủ và người công nhân cũng luôn phải đối mặt với rủi ro”. [53]
***
Trước đây cũng như hiện nay một số nước Âu châu cũng như Á châu lấy xuất cảng làm trọng tâm. Trong giai đoạn đầu mãi lực nội địa không cao, vốn ít; nên để tạo điều kiện phát triển nhanh hơn, các quốc gia này cần vốn của cả bên ngoài. Nhưng mục tiêu lâu dài vẫn phải lấy nội lực làm chính. Đây là những suy nghĩ sáng suốt và thực tế. Bởi vì hoạt động kinh tế liên quan trực tiếp tới đồng tiền bát gạo. Ta không thương ta thì chẳng ai đoái hoài. Tâm lí chung là không ai giúp một cách vô công, có đi có lại. Nhưng phải hiểu tâm lí và động cơ của các nhà tư bản. Đối với họ, lợi nhuận là tiêu chí giá trị cao nhất, nơi nào thu hoạch có lời cao, thuế thấp cùng các ưu đãi khác thì họ sẽ đổ xô tới; nếu không còn thì họ lại bỏ đi tìm nơi khác. Chính tâm lí này của các giới tư bản đã được cựu Phó TT Đức và cựu Chủ tịch Đảng Dân chủ Xã hội Đức F. Müntefering mô tả; ông đã ví giới này như các đàn cào cào, châu chấu, nơi nào có ăn thì cả đàn tới, khi hết rồi thì cả đàn lại bay đi nơi khác kiếm ăn![54]
Như trước đây ở Nhật, Đài loan và Đại hàn và hiện nay ở TQ, một mặt họ khuyến khích tư bản nước ngoài bỏ vốn vào đầu tư ở nước họ. Xuyên qua nguyên tắc hợp tác, các FDI được giành một số ưu đãi nhất định trong hoạt động kinh doanh, nhưng đồng thời phải thực hiện nghiêm túc các nghĩa vụ và các thỏa thuận với các quốc gia này. Trong đó ngoài nhiệm vụ đóng thuế sòng phẳng, còn phải chuyển giao công nghệ tân tiến và đào tạo chuyên môn cho người lao động bản xứ.
Cách vận hành của một nền kinh tế lấy xuất cảng làm trọng tâm có đặc điểm là, các công ti FDI dùng công nhân bản xứ với lương bổng thấp, nhờ đó giá thành các hàng hóa thấp, nên các sản phẩm này có thể bán chạy ở nhiều nước công nghiệp. Nhờ thế các công ti FDI hưởng lợi nhuận rất cao. Trong khi đó nhà nước sẽ thu ngoại tệ để tăng mức ngoại hối và thu được thuế từ các hàng xuất khẩu; nhờ đó ngân sách quốc gia được gia tăng để có thể đầu tư và canh tân đất nước tiến tới tự lập tự cường. Nhưng các mục tiêu và cách thực hiện đường lối kinh tế này chỉ thành công trong một số điều kiện nhất định, ắt có và đủ. Đó là phải có một hệ thống chính trị tốt, trong đó những người nắm vận mệnh đất nước phải có tinh thần trách nhiệm cao, có tầm nhìn sâu rộng; quốc hội, hệ thống tòa án phải có thực quyền; các công chức phải chí công vô tư; có hệ thống báo chí độc lập và các đoàn thể xã hội dân sự được tự do hoạt động. Mặt khác phải có các chính sách khuyến khích và bảo vệ các giới doanh gia và tư thương nội địa trong việc bỏ vốn và sáng kiến vào các hoạt động sản suất và kinh doanh để làm giầu cho chính mình và đất nước.
Nếu chỉ thích hoàng nhoáng bề ngoài, thích giả dối; gộp nhập trên 2/3 kim ngạch xuất khẩu hàng năm từ FDI vào GDP để trưng diện là lợi tức đầu người ở VN đang tăng nhanh. Nhưng đó chỉ là giả dối, vì phần lớn thu nhập của các công ti FDI lại được chuyển nhanh về công ti mẹ ở mẫu quốc. Cả phần thuế của FDI vào ngân sách quốc gia cũng rất thấp; vì họ được ưu đãi thuế, trốn thuế bằng cách khai lỗ, hay chỉ phải trả mức thuế rất thấp!
Cân nhắc giữa quyền lợi quốc gia và sự phân công quốc tế cùng có lợi cho các bên, thì nếu sự đầu tư của nước ngoài đem lại những lợi ích thiết thực cho việc phát triển nhanh và bền vững cho đất nước, sẽ là một việc rất đáng hoan nghênh. Không nên có thái độ bài ngoại quá khích, nhất là trong giai đoạn toàn cầu hóa. Bế quan tỏa cảng chỉ làm trì trệ đất nước thêm. Nhưng mục tiêu này chỉ có thể thành công, nếu có một chính quyền có tầm nhìn xa trông rộng, biết cân nhắc ưu và khuyết điểm của kế hoạch xây dựng đất nước; có chính sách mở cửa thích hợp, biết sử dụng vốn tư bản nước ngoài, công nghệ tân tiến nước ngoài và kiến thức quản trị và trình độ chuyên môn cao của họ. Đó là tạo những điều kiện ắt có và đủ cho việc canh tân VN. Nhưng suốt trên 30 năm qua các điều kiện trên đều không có!
Tư doanh VN bị bạc đãi và bị chèn ép
Từ trước tới nay, đặc biệt dưới thời Nguyễn Tấn Dũng làm TT, các NQ của nhiều ĐH đảng và chính sách kinh tế của chính phủ đều nhấn mạnh phát triển nội lực. Nghĩa là về mặt lí thuyết, các doanh nghiệp VN (DNNN và tư nhân) phải là nồng cốt cho phát triển kinh tế. Các Luật về Doanh nghiệp tư nhân 2000 và 2005 qui định về hoạt động của kinh tế tư nhân trong nước. Nhưng trong thực tế thì lại hoàn toàn khác. Trong khi các công ti nước ngoài FDI ngày càng bung ra chiếm lãnh thị trường và các DNNN được giành ưu đãi trong tín dụng và đất đai, lại nắm độc quyền nhiều lãnh vực được coi là huyết mạch của nền kinh tế. Còn các doanh nghiệp tư nhân nội địa lại không ngóc đầu lên được, phải chịu đựng một cổ hai ba tròng, vừa bị các DNNN chèn ép, lại bị các công ti FDI cạnh tranh, đồng thời còn bị các quan đỏ móc túi và trấn áp.
Có nhiều con số khác nhau về doanh nghiệp tư nhân VN từ nhỏ, trung bình đến lớn (tính theo số công nhân và vốn đầu tư). Theo Cục Quản lí đăng kí kinh doanh của bộ Kế hoạch và đầu tư, tính tới Quí 1/2014 có tất cả 789.813 doanh nghiệp tư nhân VN đã đăng kí, trong đó 296.206 doanh nghiệp đã phải đóng cửa hoặc phá sản. Riêng từ khi VN gia nhập WTO (2007) số doanh nghiệp tư nhân gia tăng cao, mỗi năm có trên 50.000 doanh nghiệp được thành lập.[55] Nhưng đồng thời số doanh nghiệp ngưng hoạt động hoặc phá sản cũng rất cao. Theo báo cáo của Phòng Thương mại và Công nghiệp VN ngày 13.4.16, có đến 428.000 doanh nghiệp tư nhân VN phải ngừng hoạt động hoặc giải thể trong giai đoạn 2007-2015, tương đương với 45,5% tổng số doanh nghiệp được thành lập kể từ khi có Luật Doanh nghiệp năm 2000 đến nay. [56]
Xét về qui mô lao động thì các doanh nghiệp VN ngày càng có khuynh hướng nhỏ đi. Vào năm 2002 một doanh nghiệp có trung bình 74 lao động, đến 2007 chỉ còn 47 lao động, nhưng tới 2012 lại giảm chỉ còn khoảng 32 lao động. Vào năm 2012 số doanh nghiệp vừa là lớn chỉ chiếm khoảng 4,3%, doanh nghiệp nhỏ chiếm 29% và siêu nhỏ chiếm 66,8% (dưới 10 lao động). Năm 2002 số doanh nghiệp siêu nhỏ chiếm 53,1% đã tăng lên 66.8% vào năm 2012. Tình hình chung rất đặc biệt là, trong suốt 10 năm (2002-2011) rất ít doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ phát triển thành doanh nghiệp vừa hoặc lớn. Nhưng ngược lại, tỉ lệ các doanh nghiệp vừa lại biến thành nhỏ và siêu nhỏ lại gia tăng. Thành thử nhiều chuyên viên đã rất chua chát phải nêu câu hỏi, tại sao các doanh nghiệp tư nhân VN “không lớn lên được”? [57]
Cũng vào giai đoạn này đã có bài thơ rất chua chát và mỉa mai, vì sao đất nước không lớn lên được với tựa đề “Đất nước mình ngộ quá phải không anh?” của Thạc sĩ Trần Thị Lam, một nữ giáo viên trung học ở Hà Tĩnh, được phổ biến rất rộng rãi và được phổ nhạc. Bài thơ được phổ biến vào dịp sau biến cố thảm họa môi trường do Formosa ở Hà tĩnh gây ra, 4.2016.[58] (Xem phần sau).
Viện trưởng Viện Kinh tế VN Trần Đình Thiên nêu câu hỏi, tại sao Nhà nước vẫn nói là kinh tế chuyển dịch tốt, nhưng công nghiệp VN vẫn yếu? Ông dẫn chứng, công nghiệp chế biến, chế tạo là lãnh vực then chốt trong phát triển kinh tế, nhưng sau 30 năm chỉ tăng 1,6%. Ông dẫn chứng nguyên nhân dẫn tới tụt hậu vì các chính sách sai lầm. Theo ông, “trong thời đại công nghệ cao mà lĩnh vực chế biến chế tạo chỉ tăng như vậy thử hình dung công nghiệp Việt Nam giậm chân tại chỗ hay thụt lùi ghê gớm so với thế giới? Ta thích công nghiệp khai khoáng, xây dựng, tập trung gia công còn lĩnh vực tạo năng lực cốt lõi là chế biến chế tạo lại rất yếu”. Ông trách là, Nhà nước CS đã quá chiều chuộng các công ti FDI, dẫn tới hậu quả là nay tùy thuộc quá nhiều vào họ.[59] Trong khi đó theo chuyên gia Phạm Chi Lan, chế độ toàn trị đã không tạo một sân chơi bình đẳng giữa các hoạt động kinh tế. Trong khi các Doanh nghiệp nhà nước, các công ti FDI và “doanh nghiệp tư nhân thân hữu” được biệt đãi (tiếp cận các nguồn lực, quyền kinh doanh, đầu tư công/mua sắm của chính phủ, bảo hộ để né cạnh tranh…) thì đại đa số doanh nghiệp vừa và nhỏ ở vị thế rất bất lợi, nên không lớn lên được và dễ bị đào thải. [60]
Tới 2014 cả nước có khoảng gần 3000 doanh nghiệp công nghiệp phụ trợ và hoạt động rất yếu. Ngay bộ Công thương cũng cho biết, công nghiệp phụ trợ phải sử dụng tới 80% nguyên liệu nhập khẩu, lại chỉ tập trung vào các hoạt động đơn giản như đóng gói, bao bì. Các ngành công nghiệp phụ trợ như giầy dép, dệt may… phần lớn nằm trong tay các công ti FDI. Các công nhân VN chỉ làm công tác gia công; trong khi ấy phần chính nguyên liệu phải nhập cảng, nhất là từ TQ. [61] Trong khi nhóm cầm đầu toàn trị thề thốt là công nghiệp hóa hiện đại hóa nền kinh tế thì nhiều chuyên viên đã chỉ trích và cảnh báo nghiêm khắc là, “hiện nay VN đang trở thành quốc gia có nền công nghiệp gia công toàn diện”, tức là chỉ đi làm thuê và làm những công việc phụ thuộc cho các công ti FDI.[62] Ngoài các nguyên nhân không có sân chơi bình đẳng và bị chén ép, các doanh nghiệp tư nhân VN còn bị cán bộ nhũng nhiễu, hàng năm phải tiếp nhiều phái đoàn thanh tra, muốn được yên thì phải trao “phong bì”! Tiến sĩ Cao Sĩ Kiêm, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa, đã cho biết, theo số liệu từ một cơ quan nghiên cứu có tới 73% doanh nghiệp phải lót tay cho cán bộ. [63]
Ngay tại QH vào cuối năm 2015 (22.10.15) Bộ trưởng Kế hoạch và đầu tư Bùi Quanh Vinh vừa than thở vừa trách móc là: “Một đất nước muốn tự chủ kinh tế thì doanh nghiệp của nước ấy phải phát triển. Doanh nghiệp nội địa phát triển thì mới hỗ trợ cho khu vực FDI, và tiếp thu công nghệ của nước ngoài… Nhiều doanh nghiệp FDI, như Nhật Bản, muốn chuyển giao công nghệ, nhưng doanh nghiệp chúng ta không có nền tảng để nhận. Chúng ta kêu ca doanh nghiệp FDI không chuyển giao công nghệ là do có hai mảng. Thứ nhất họ không chuyển giao, và thứ hai, họ có chuyển giao thì chúng ta cũng không có đủ năng lực tiếp nhận”.[64]
Trong buổi tọa đàm với Hội Doanh nhân trẻ VN vào cuối năm 2018 TS Trần Đình Thiên, nay là thành viên Tổ tư vấn kinh tế của TT, đã phải chua chát nhận xét, sau trên 30 năm “đổi mới” nhưng doanh nghiệp tư nhân VN chỉ đóng góp 8% GDP; trong khi đó đóng góp của FDI lên tới 20% và DNNN khoảng 27-28%. Theo ông, ở trong một nước phát triển kinh tế thực sự với nội lực làm chủ yếu dựa trên kinh tế thị trường thì khu vực doanh nhân nội địa đóng góp đến 60-70%, nếu mạnh thì đến 80-90%. Nhưng ở VN sau trên “30 năm phát triển kinh tế thị trường rực rỡ mà chỉ có 8%”. Một trong những lí do chính là doanh nghiệp tư nhân VN đang bị bạc đãi và chèn ép. Ông dẫn chứng, trong khi các doanh nghiệp FDI chỉ phải chịu mức thuế trung bình là 11% thì các doanh nghiệp VN phải đóng thuế trung bình lên tới 29%, cao hơn gần 3 lần so với FDI![65]
Nói chung lại, trong suốt ba thập niên theo mô hình Kinh thế Thị trường định hướng XHCN sở dĩ các xí nghiệp tư nhân VN không thể vươn lên được vì nhiều nguyên nhân: Bị chế độ toàn trị bỏ rơi và khinh rẻ, bị các DNNN và FDI chèn ép; không được đối xử bình đẳng trong việc tiếp nhận các nguồn lực kinh tế từ vay tiền, lãi suất, thuế vụ tới đất đai. Ngoài ra còn phải thường xuyên bị cán bộ các cơ quan đảng và nhà nước nhũng nhiễu!
Hai trường hợp điển hình về chính sách
của Nhà nước CSVN với các công ti FDI
Nguyễn Xuân Phúc ưu đãi Samsung
Từ tháng 2.17 Lee Jae-yong 49 tuổi, Phó chủ tịch công ti Samsung phải ngồi tù ở Nam Hàn, là người giầu thứ 3 của Nam Hàn với 6,6 tỉ Euro. Ông phải tù 5 năm vì các tội hối lộ, che dấu và khai man. Ông đã hối lộ một số tiền rất lớn cho cựu Tổng thống bà Park để mong sớm trở thành Chủ tịch Samsung. Nhiều cuộc biểu tình của hàng trăm ngàn người ở Nam Hàn phản đối quan hệ bất chính và tệ trạng tham nhũng- hối lộ giữa chính phủ và Samsung. Bà Park cũng bị cách chức Tổng thống. Cha ông là Lee Kun-hee (72t) năm 2009 cũng bị kết án 3 năm tù với các tội tương tự, nhưng không bị ngồi tù; từ 3 năm qua sau khi bị nhồi máu cơ tim trở thành hôn mê nhưng vẫn là Chủ tịch Samsung. Đầu tháng 2. 2018 Tòa án trả tự do cho ông với điều kiện. Tập đoàn Samsung chiếm tới 20% tổng sản lượng kinh tế của Nam Hàn, có 490.000 nhân viên. Trong quí 3/2017 đã đạt lợi nhuận 11,2 tỉ € (12,91 tỷ USD ), cao nhất từ trước tới nay. Dự đoán trong tương lai mức lợi nhuận còn cao hơn nữa.[66]
Trong cuộc gặp TT Nguyễn Xuân Phúc tại trụ sở chính phủ ngày 6.10.17 Tổng giám đốc Samsung Electronics Hàn quốc Shin Jong Kyun đã cho biết, sau 10 năm đầu tư vào VN đến nay tổng vốn đầu tư của Samsung đã lên tới 17 tỷ USD. Samsung dự kiến sẽ xuất khẩu hơn 50 tỷ USD trong năm 2017, chiếm trên 20% kim ngạch xuất khẩu của VN. Ông còn nhấn mạnh, các nhà máy đặt tại VN có quy mô lớn nhất, hiện đại nhất của Samsung.[67] Đây là cuộc gặp lần thứ hai của đại diện Samsung với Nguyễn Xuân Phúc trong năm nay và có lẽ lần này CP xác nhận giành ưu đãi sử dụng đất và thuế nhiều hơn nữa cho Samsung.
Cho tới trước khi cuộc gặp này Samsung đã nhận được nhiều ưu đãi đầu tư từ Chính phủ CS: “Hưởng thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong 30 năm, miễn 4 năm và giảm 50% trong 9 năm tiếp theo”. Ngoài ra, “các địa phương cũng đã giành cho Samsung các ưu đãi về tiền thuê đất, tiếp tục cho Samsung được giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp trong 3 năm tiếp theo sau giai đoạn 9 năm đó”.[68] Các đại diện của Samsung vẫn chưa thỏa mãn với các ưu đãi này, nên họ đòi được đãi ngộ cao hơn sau việc gia tăng đầu tư. Trong cuộc gặp TT Nguyễn Xuân Phúc ngày 26.7.17 một đại diện Samsung ở Thái nguyên đã đề cao sự đầu tư của Samsung và cam kết “xuất khẩu hơn 50 tỷ USD trong năm nay”, tương đương với gần ¼ tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.[69]
Với mức kim ngạch xuất cảng gia tăng cao và nhanh như vậy, nên Nguyễn Xuân Phúc có thể dùng nó để phô trương thành tích tăng trưởng kinh tế của VN dưới quyền của ông! Vì thế ông đã hứa với đại diện Samsung là sẽ ra lệnh cho “Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ sớm cấp chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao cho Samsung VN vì đã đạt được các tiêu chí cần thiết”.[70] Sớm nhận được giấy chứng nhận “Doanh nghiệp công nghệ cao” là nỗ lực hàng đầu của Samsung từ lâu. Vì khi đó Samsung sẽ nhận được những ưu đãi cao nhất về đất đai và thuế.[71]
Trong kì họp cuối năm của QH đã có dư luận cho là, việc tăng trưởng quí 3/2017 tăng đột biến lên tới trên 7% là nhờ sự đóng góp quan trọng của hai đại công ti FDI Samsung và Formosa.[72] Có lẽ để giải quyết gánh nặng của nợ công ngày một chồng chất trong khi mức tăng trưởng kinh tế càng đi xuống, nên từ khi làm TT, Nguyễn Xuân Phúc còn dành ưu đãi đặc biệt cho các công ti FDI hơn cả người tiền nhiệm, đặc biệt cho Samsung. Cho nên Samsung đã đầu tư dồn dập vào VN để mở rộng các hoạt động kinh doanh trong năm 2016-2017. Chỉ trong nửa đầu năm 2017, các công ty Samsung đạt doanh thu 27,4 tỷ USD (622.000 tỷ đồng); lợi nhuận sau thuế đạt 3,1 tỷ USD (70.600 tỷ đồng).[73] Nếu tính toàn năm 2017 Samsung đã đạt được lợi nhuận ròng là 5,8 tỉ USD, trong khi ấy chỉ mới phải đóng thuế 186 triệu USD cho nửa năm 2017.
Trong cuộc gặp PTT Vương Đình Huệ ngày 17.11.17 ông Shim Wonhwan, Tổng giám đốc Tổ hợp Samsung VN, cho biết, hiện công ti đã có ba trung tâm sản suất tại VN ở Bắc ninh, Thái nguyên và Sài gòn, tổng số lao động đang làm việc trong các nhà máy của Samsung tại VN là 180.000 người (bao gồm cả 20.000 người làm bảo vệ và nhà ăn). Con số này không kể các nhân viên làm việc trong các đơn vị cung ứng của Samsung.[74] Trong đó số phụ nữ còn trẻ chiếm tới 75% .[75] Như vậy Samsung ở VN đứng thứ hai chỉ sau Samsung mẹ ở Nam Hàn, đồng thời là công ti FDI lớn nhất ở VN. Samsung tại VN tập trung sản xuất máy điện thoại cầm tay tối tân và các máy truyền hình có kĩ thuật cao nhất trên thế giới, xuất khẩu sang khoảng 120 nước.
Samsung hiểu được vai trò cực kỳ quan trọng của họ trong nền kinh tế VN, nên họ đang tìm mọi cách ép chính quyền CSVN phải gia tăng ưu đãi, đồng thời chèn ép công nhân VN. Điều này có thể thấy rõ trong cách đối xử với các đại diện của Samsung của các giới chức cao cấp VN. Vài năm trước các đại diện của Samsung thường gặp trực tiếp Bộ trưởng 4 T và được phổ biến rộng rãi trong các cơ quan báo đảng. Nhưng hiện nay cả TT lẫn Phó TT gặp trực tiếp các đại diện của Samsung. Điều này chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh đã tiên đoán trước đây vài năm, “Chính quyền có những ưu đãi để thu hút Samsung và Samsung có thể đòi các ưu đãi đặc biệt cao hơn mức bình thường vì họ biết vị thế của mình”. [76] Do được miễn và giảm thuế tối đa nên trong những năm qua, Samsung đã “tiết kiệm” được hàng tỷ USD tiền thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp. Với thuế suất rất thấp, VN thực sự đã trở thành “thiên đường thuế” của tập đoàn này. Đây cũng là lý do mà Samsung ngày càng rót nhiều tiền đầu tư cũng như chuyển nhiều hoạt động sản xuất vào VN. [77]
***
Trước những đòi hỏi của phía VN là Samsung nên để các doanh nghiệp VN tham gia, trong cuộc hội thảo “30 năm lan tỏa vốn FDI” 7.10.17 ông Bang Hyun Woo, Phó tổng giám đốc Samsung VN đã nói thẳng, “các sản phẩm của Samsung đang được xuất khẩu đi toàn cầu và những linh kiện mà chúng tôi sử dụng đòi hỏi phải rất tin tưởng, liên quan đến chất lượng vô cùng cao. Nói là doanh nghiệp VN ngay bây giờ có thể tham gia vào chuỗi cung ứng này vô cùng nan giải”. Có lần Samsung còn trách móc là, công nghiệp VN chậm tiến đến mức chưa làm được cả cái ốc! Nhà bình luận Ngô Nhân Dụng đã nhận xét:
“Câu chuyện cái đinh ốc bùng lên trong nước từ tháng Chín. Báo chí đăng tin công ty Samsung điện tử thú nhận cơ xưởng ráp máy điện thoại của họ ở Bắc ninh không tìm ra xí nghiệp nào của người VN có thể cung cấp những cây đinh xoắn trôn ốc, còn gọi là ốc vít.”. Nhưng rốt cuộc, có 67 doanh nghiệp cung cấp các linh kiện cho SEV; đại đa số là các doanh nghiệp của người Ðại hàn, Nhật bản, Singapore, Mã lai. Chỉ có bốn doanh nghiệp VN cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho SEV, mà việc chính của họ là làm bao bì, in ấn. Ông Shim Won Hwan, tổng giám đốc Samsung ở VN mới, nói tại một hội thảo ở HN vào tháng Chín vừa qua rằng, “không doanh nghiệp VN nào ‘nắm bắt’ được cơ hội, họ chỉ cung ứng được những sản phẩm in ấn, bao bì!” Còn những thứ “cao cấp” như cái đinh ốc vít, người VN làm không được theo tiêu chuẩn của Samsung! Họ cũng không kiếm mua được những bộ phận “sạc” điện cho cell phone do người VN làm”. [78]
Tới giữa năm 2017 chính báo Infonet của bộ 4T cho biết, mới chỉ có 25 doanh nghiệp VN tham gia chuỗi cung ứng cấp 1 cho Samsung. [79] Nhưng khi giải trình trước Quốc hội tại phiên thảo luận về tình hình kinh tế-xã hội vào 1-11.17, bộ trưởng bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đề cập đến vấn đề phát triển công nghiệp hỗ trợ lại cho biết, hiện có khoảng 30 doanh nghiệp cung cấp linh kiện điện tử trực tiếp cho Samsung tại VN và đều là các doanh nghiệp FDI, chứ chưa có bất kỳ doanh nghiệp nội địa nào.[80] Trong khi đó khi làm việc với đại diện Samsung ở Thái nguyên ngày 26.7.17 để xét việc giành ưu đãi thuế đặc biệt cho Samsung Nguyễn Xuân Phúc đã hết lời khen ngợi là, hiện đã có “215 nhà cung cấp là doanh nghiệp VN” và “tỉ lệ nội địa hóa của Samsung VN đạt 57%”.[81] Ông Phúc đưa ra con số cao gấp nhiều lần về việc các doanh nghiệp tư VN tham gia hệ thống xí nghiệp phụ trợ cho Samsung là để có cớ xếp Samsung vào Luật Công nghệ cao? Một điều rõ ràng nhất là, Samsung VN nhập khẩu từ Samsung mẹ ở Hàn quốc hầu như toàn bộ các máy móc và linh kiện điện tử. Đây cũng là lí do chính khiến mức nhập khẩu hàng hóa vào VN của Nam Hàn đã gia tăng rất mạnh trong vài năm gần đây.
Gần 200.000 công nhân VN, đại đa số là phụ nữ trẻ chỉ làm gia công, phải lao động rất vất vả dưới những điều kiện nghiêm ngặt, nhưng lương bổng lại rất thấp. Lê Đăng Doanh đã nhận xét, “năng suất lao động của công nhân VN làm đạt 80% năng suất lao động, trong khi tiền lương chỉ bằng khoảng 10%”. Phần lớn các phụ nữ này đã bỏ quê ra tỉnh để làm công nhân cho Samsung. Cuối tháng 11.17 Tổ chức phi chính phủ Thụy Điển IPEN -một tổ chức phi vụ lợi có uy tín quốc tế, chuyên về bảo vệ sức khỏe và môi trường- phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu giới, gia đình và môi trường trong phát triển ở HN (CGFED), đã công bố Bản báo cáo về điều kiện làm việc của nữ công nhân ở các nhà máy điện tử của Samsung tại VN. Theo báo cáo này, IPEN và CGFED đã phỏng vấn 45 nhân viên Samsung và đưa ra nhận xét:
“Tiếng ồn ở khu sản xuất cao hơn nhiều so với cho phép của VN, tất cả nhân viên được phỏng vấn đều cảm thấy mỏi mệt trầm trọng và chóng mặt, sẩy thai ở người lao động diễn ra thường xuyên..”. Công nhân phải đứng làm việc suốt 8-12 giờ, công nhân mang thai cũng phải lao động như vậy. Nhiều công nhân bị sổ mũi, rối loạn tiêu hóa, đau chân…Báo cáo còn cho biết, hàng ngày công nhân bị Samsung kiểm soát quá nghiêm ngặt, “thời gian nghỉ ngắn và nếu muốn đi vệ sinh thì lại phải được cho phép ra vào đặc biệt”. Báo cáo đưa ra yêu cầu, “phải điều tra bổ sung về việc rò rỉ hóa chất. Bởi người lao động đang làm việc trong môi trường mở tiếp xúc với nhiều loại hóa chất đa dạng nhưng lại không nhận thức được về những rủi ro hóa chất trong công đoạn lắp ráp”. [82]
Ngay hôm sau đại diện Samsung đã lên tiếng phủ nhận các lời cáo buộc trên. Samsung “công nhận có sử dụng hóa chất trong một số công đoạn, nhưng đều áp dụng các biện pháp để công nhân không bị phơi nhiễm nhờ thiết bị thoát khí, cùng việc đeo thiết bị bảo hộ”. [83] Thanh tra của bộ Lao động & thương binh, xã hội cho biết, vào tháng 7.17 đã thanh tra ở hai trung tâm của Samsung ở Bắc ninh và Thái nguyên và cho biết, phụ nữ mang thai từ tháng thứ 7 được nghỉ. Theo Bộ, các cáo buộc khác trong Bản báo cáo của IPEN là “chưa thuyết phục”. Nhưng Bộ xác nhận Samsung đã vi phạm pháp luật về qui chế lao động. “Samsung chia thời gian làm việc thành hai ca. Ca ngày 8-20h, ca đêm từ 20h đến 8h sáng hôm sau và đưa vào nội quy lao động, luân phiên làm việc 4 ngày liên tục sẽ được nghỉ 2 ngày”. Qui định này trái với Luật lao động 2012. Theo đó giờ làm việc không quá 8h/ngày và không quá 48h/tuần; giờ làm việc ban đêm từ 22h-6h sáng hôm sau; giờ làm thêm không quá 30h/tháng, 200h/năm. [84]
Nếu giữ thái độ khách quan và thận trọng thì những lời xác nhận trên của Thanh tra của bộ Lao động & thương binh, xã hội có lẽ mới chỉ là một phần rất nhỏ của sự thực. Vì trong quá khứ đã chứng minh nhiều lần, các cơ quan thanh tra của đảng cũng như chính phủ không thể tin cậy. Như trong các vụ PMU 18, Vinashin và Formosa các cơ quan thanh tra của nhiều cơ quan đã thanh tra, nhưng rốt cuộc đều có báo cáo tốt! Tuy nhiên những điều nêu trong Báo cáo này trái ngược với khen ngợi của Nguyễn Xuân Phúc vài tháng trước. Khi ông thăm công ti Samsung ở Thái nguyên đã nói là, “đời sống công nhân, người lao động ngày càng được nâng cao, trong đó công ty quan tâm đến khu ăn ở, giải trí, lao động nữ…”[85]
***
Không ai phủ nhận công ti Samsung là một trong những công ti điện tử hàng đầu trên thế giới hiện nay. Nó cũng là một trong vài công ti lớn nhất của Nam Hàn và đóng góp phần quan trọng cho sự phát triển và hưng thịnh kinh tế của nước này. Nhưng đó không phải là công lao riêng của Samsung mà còn là cả nửa triệu công nhân của công ti ở Nam Hàn và của nhân dân Nam Hàn nói chung. Trong đó không thể quên được những cuộc biểu tình của hàng trăm ngàn người phản đối chính sách bạc đãi công nhân và hối lộ của các Ban giám đốc công ti này.
Mặc dầu chế độ toàn trị ở VN giành rất nhiều đặc ân để Samsung chỉ trong vài năm trở thành nhà đầu tư FDI lớn nhất hiện nay ở VN kể cả về vốn và kim ngạch xuất khẩu. Nhưng Samsung có thực sự phục vụ phát triển kinh tế VN theo những mục tiêu đề ra của chế độ toàn trị trong việc thu hút FDI vào VN hay không? Đó là để các xí nghiệp VN cùng tham gia trong các khâu sản xuất để nâng cao trình độ kĩ thuật và quản trị, bảo vệ quyền lao động của hàng trăm ngàn công nhân và đóng góp vào sự phát triển kinh tế của VN.
Mặc dầu trong những năm gần đây Samsung ở VN đạt được lợi nhuận hàng năm nhiều tỉ Mĩ kim, phần chính là vì nhà cầm quyền ở trung ương và địa phương đã ưu đãi thuế rất cao từ xuất cảng tới nhập cảng các sản phẩm. Nhưng ngược lại số xí nghiệp tư nhân VN tham gia với Samsung có thể đếm trên đầu ngón tay. Gần 200.000 công nhân, phần lớn là phụ nữ trẻ, phải chịu những điều kiện lao động rất bất lợi, từ lương bổng tới các bảo hiểm xã hội. Nói chung là công ti tư nhân VN chỉ đứng bên lề và công nhân VN chỉ đóng vai làm gia công cho Samsung. Đây là chính sách đem con bỏ chợ của chế độ toàn trị. Nó thể hiện rõ ràng đây là chủ chương đầu cơ đầy rủi ro và rất phiêu lưu.
Những người đứng đầu Samsung nắm bắt được những nhược điểm của những người cầm đầu chế độ toàn trị CSVN là trình độ quản trị kinh tế rất yếu, nền kinh tế đang đứng trước vực thẳm, nhưng chỉ thích đề cao thành tích bề ngoài, cơ chế và cán bộ tham nhũng và bất lực. Vì thế chỉ trong ít năm Samsung đã trở thành trụ cột của kinh tế VN, hiện nay chiếm tới hơn ¼ tổng kim ngạch xuất khẩu của VN. Nhưng trong thực tế những thành công này chỉ đem lại lợi ích riêng rất lớn và rất nhanh cho Samsung. Do sự gia tăng xuất khẩu rất lớn của Samsung nên Nguyễn Xuân Phúc đã hô hoán là kinh tế VN đang phục hồi, đạt tăng trưởng cao nhất sau nhiều năm. Nhưng nếu tính toán nghiêm túc sẽ thấy Samsung không đóng góp quan trọng vào ngân sách quốc gia của VN. Vì Samsung được hưởng các ưu đãi thuế rất cao. Ngoài ra mức xuất khẩu gia tăng thì mức nhập khẩu của Samsung cũng gia tăng rất mạnh.
Tóm lại, mặc dầu những mục tiêu trong việc mời gọi Samsung đầu tư tại VN đã không đạt được, nhưng nhà cầm quyền CSVN vẫn liên tiếp giành từ ưu đãi này tới đặc quyền khác cho Samsung. Sự hoạt động càng bung ra của Samsung càng chứng tỏ có sự tiếp tay của những người có thế lực nhất trong chế độ. Chính các sự kiện này đã dẫn tới câu hỏi, tại sao trong giai đoạn Nguyễn Phú Trọng đang hô hoán đốt lò chống tham nhũng, nhưng một công ti nổi tiểng về hối lộ như Samsung -ngay cả ở chính quốc Nam Hàn- lại đang được nâng đỡ và chiều chuộng hết mức ở VN? Nguy hiểm cực kỳ khác nữa là, nền kinh tế VN đang ngày lệ thuộc nhiều mặt vào một công ti lớn nước ngoài. Điều này có thể dẫn tới những hậu quả rất nguy hại cho cả kinh tế lẫn chính trị VN! Chính sách đối với Samsung nói riêng và với các công ti FDI nói chung từ Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Tấn Dũng tới Nguyễn Xuân Phúc không phải là mã tìm mã, nhưng đúng là ngưu tìm ngưu!
Nguyễn Phú Trọng ưu ái Formosa
Tại sao ông Trọng lại đủng đỉnh tới thăm Ban giám đốc Formosa,
giữa lúc hàng triệu nhân dân là nạn nhân do thảm họa cá chết hoàng loạt?
Ngay từ đầu tháng 4.16 đại diện sở Nông nghiệp-phát triển nông thôn (NN-PTNT) Hà tĩnh cho biết, “cá nuôi ven biển và cá tự nhiên chết bất thường xuất hiện từ ngày 6.4 tại vùng ven biển xã Kỳ lợi và tại xã Kỳ hà, Kỳ ninh (thị xã Kỳ anh) vào ngày 7.4. Ngày 11.4, sau khi công ty Grobest tại xã Kỳ phương (thị xã Kỳ anh) cấp nước biển vào ao nuôi khoảng 6 giờ đồng hồ thì xảy ra hiện tượng tôm nuôi chết hàng loạt. Đến ngày 14.4, ngao nuôi tại 2 xã Kỳ hà và Kỳ ninh tiếp tục bị chết, gây thiệt hại khoảng 4,71 tỉ đồng”.[86] Khi ấy Phó phòng Kinh tế và đô thị thị xã Kỳ anh Nguyễn Thị Thủy cũng cho biết, “địa bàn xã Kỳ lợi xuất hiện cá chết đầu tiên nằm cách cảng Sơn dương của khu kinh tế Vũng áng khoảng 4 – 5 km, còn các xã Kỳ ninh, Kỳ hà cách Vũng áng khoảng 20 km về phía bắc thì tôm, cá chết sau đó một ngày”. [87]
Các địa danh này là khu vực nằm cạnh Khu công nghiệp Vũng áng khổng lồ của công ti Đài loan Formosa Hà tĩnh (FHS). Đến giữa tháng 4 các tin dồn dập cùng những hình ảnh nhiều loại cá lớn nhỏ chết hàng loạt rất khủng khiếp và kinh hoàng suốt mấy trăm cây số dọc duyên hải từ các tỉnh Hà tĩnh, Quảng bình, Quảng trị, Thừa thiên-Huế do chính các báo lề đảng như Tuổi trẻ, Thanh niên, Lao động, Dân trí, VTV, VNNet… phổ biến đã tràn ngập dư luận các tỉnh ven biển miền Trung làm nhân dân rất hoang mang lo lắng. Hàng chục ngàn ngư dân không dám ra biển đánh cá, người dân cả nước không dám ăn cá, dịch vụ du lịch các bãi biển miền Trung thu hút hàng triệu du khách VN và ngoại quốc lo lắng bị mất khách!
Mãi tới ngày 19.4 Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp – Phát triển nông thôn) mới đến Hà tĩnh kiểm tra về nguyên nhân cá chết và cho biết, “cá chết là do chất độc gây ra nhưng chưa xác định đó là chất gì”.[88] Điều này có nghĩa là phải khẩn trương nghiêm túc điều tra tiếp để tìm ra nguyên nhân gây ra nạn cá chết hàng loạt, tàn phá và hủy hoại môi trường thiên nhiên và de dọa cuộc sống của hàng triệu ngư dân và những người sinh sống bằng dịch vụ du lịch.
Giữa khi ấy báo chí đưa tin, “Tổng bí thư kiểm tra tiến độ dự án Formosa”.[89] Nhiều người nghĩ rằng, vì vừa được tái cử TBT nên Nguyễn Phú Trọng đã nhạy cảm trước nỗi lo sợ và sự bất bình của nhân dân về thăm Hà tĩnh và khu công nghiệp gang thép Formosa để thúc đẩy cuộc điều tra về vụ cá chết hàng loạt. Nhưng thật là thất vọng và sai lầm lớn, ngày 22. 4 Nguyễn Phú Trọng cầm đầu phái đoàn cao cấp của đảng và chính phủ gồm Nguyễn Văn Bình, UVBCT, Trưởng Ban Kinh tế TU; Nguyễn Văn Nên, Bí thư TUĐ, Chánh Văn phòng TU và lãnh đạo nhiều Ban, Bộ, ngành TU về thăm Hà tĩnh. Ông giành toàn thời gian tới thăm khu công nghiệp gang thép và cảng nước sâu Sơn dương Formosa Hà tĩnh. Dự án này rất khổng lồ với mức đầu tư giai đoạn 1 lên tới 10,5 tỉ USD.[90] Ban giám đốc của FHS đã hoan hỉ báo cáo cho Nguyễn Phú Trọng biết, nhà máy sản xuất thép, nhiệt điện, cầu cảng đã bắt đầu hoạt động!
Ban giám đốc FHS còn hãnh diện báo cáo với ông Trọng, từ tháng 12. 2015 FHS đã cho ra lò sản phẩm thép cuộn cán nóng đầu tiên và đến nay đã có hơn 7.000 tấn thép cuộn được xuất ra thị trường trong và ngoài nước. “Dự kiến, tháng 6. 2016 sẽ hoàn thành và đưa vào hoạt động lò cao số 1. Khi đi vào hoạt động, đây sẽ là nhà máy luyện gang thép lớn nhất Đông Nam Á tính đến thời điểm hiện nay”.[91] Nguyễn Phú Trọng và phái đoàn cao cấp rất chăm chú và ngưỡng mộ thành quả kinh doanh của FHS. Trong dịp này tuyệt đối từ Nguyễn Phú Trọng tới các nhân vật cao cấp trong phái đoàn không ai đả động một câu hỏi nào với Ban giám đốc Formosa đến thảm khốc cá chết hoàng loạt đang bùng nổ từ đầu tháng 4 khởi đầu từ cảng Sơn dương thuộc khu công nghiệp Vũng Áng của FHS khiến cho nhân dân cả nước đang lo lắng và bất bình “Cá chết trắng biển miền Trung” ![92] Ông Trọng và phái đoàn cũng không đến thăm các nạn nhân! Tại sao người cầm đầu chế độ CS vẫn vỗ ngực là bảo vệ quyền lợi người lao động, nhưng lại chẳng thèm ngó tới thảm trạng của ngư dân, trong khi ấy lại khen ngợi và vuốt ve tỉ phú Dollar nước ngoài? Chả lẽ người đứng đầu chế độ toàn trị lại không biết thảm trạng môi trường ngay chính nơi ông tới thăm đã diễn ra từ hơn ba tuần?
Chỉ một ngày sau Đinh Thế Huynh, Thường trực BBT và khi đó được coi là kế nghiệp ông Trọng, cũng có mặt tại Quảng trị, không xa Hà tĩnh. Ông đã chỉ họp với lãnh đạo Quảng trị về tình hình kinh tế, xã hội, quốc phòng-an ninh và xây dựng đảng; bàn cả việc tôn tạo, nâng cấp Khu tưởng niệm Lê Duẩn. Ông còn giành thời gian đi thăm Nghĩa trang Trường sơn. Nhưng người đứng thứ hai trong đảng cũng tuyệt nhiên không thèm đả động tới thảm trạng “Cá chết trắng biển miền Trung” và cũng chẳng thèm tới thăm hỏi dân chài, những nạn nhân ở Quảng trị sinh sống ra làm sao từ khi xẩy ra đại nạn cá chết hàng loạt![93]
Ngày 17.4 giữa lúc tiếng than và nỗi bất bình của nhân dân về “Cá chết trắng biển miền Trung”, tân TT Nguyễn Xuân Phúc đã giành chọn ngày thăm Quảng trị, nhưng cũng không có thì giờ đi thăm các nạn nhân ngư dân đau buồn, chỉ giành toàn thời gian thăm Nghĩa trang Trường sơn, Nhà lưu niệm Lê Duẩn và Thành cổ Quảng trị.[94] Việc cố tình chọn những địa chỉ trên tới thăm viếng đã cho thấy ông Phúc vẫn chỉ muốn khơi dậy hận thù giữa các tầng lớp nhân dân mặc dầu đã sau 41 năm “chiến thắng”, thay vì “hòa giải dân tộc” như những lời ngon ngọt trước đây. Ông Phúc cũng cố quên lời khuyên chân thành và thực tế của cố TT Võ Văn Kiệt là, kỉ niệm ngày “giải phóng”“có hàng triệu người vui, nhưng cũng có hàng triệu người buồn”!
Trước nỗi bất bình và lo âu của nhân dân cả nước, vì đâu mà nạn cá chết diễn ra từ cảng Sơn dương của khu kinh tế Vũng áng thuộc Formosa suốt gần ba tuần mà vẫn không tìm ra được nguyên nhân; ngày 25.4 tờ Tuổi trẻ đã có cuộc phỏng vấn ông Chu Xuân Phàm, Trưởng văn phòng Formosa tại HN, về vụ cá chết hàng loạt bắt đầu từ bờ biển Khu công nghiệp Formosa. Ông Phàm đã trả lời thẳng băng:
“Trước khi xây dựng dự án này thì công ty phải xin phép Nhà nước VN. Nhiều khi được cái nọ mất cái kia, đây là tôi nói thật lòng. Hôm nay nhà nước mình muốn cho ngư dân đánh bắt ở đây hay là chọn cái nhà máy thép ở đây, đương nhiên Nhà nước phải có sự cân nhắc. Nếu xả thải thì đương nhiên sẽ thay đổi sinh học ở đây, ở vùng biển quanh đây. Nhưng bây giờ mà nói tôi không thể xây dựng nhà máy thép ở đây mà không ảnh hưởng đến con cá, con tôm. Đương nhiên mình cố gắng làm một nhà máy đạt được tiêu chuẩn quy định của nhà nước. Có khi được cái này thì phải mất cái kia chứ”. Rồi ông đưa ra kết luận rất tỉnh bơ và đầy thách thức, coi việc hàng triệu nhân dân miền Trung đang bị điêu đứng không đáng quan tâm bằng sự tồn tại của Formosa: “Muốn bắt cá, bắt tôm hay nhà máy, cứ chọn đi. Nếu chọn cả hai thì làm Thủ tướng cũng không giải quyết được…”[95]
Tại sao Trưởng văn phòng Formosa tại HN đã có những phát biểu rất phách lối, khiêu khích gây sốc như vậy khi trả lời phóng viên Tuổi trẻ vào sáng 25-4? Có phải chính thái độ rất thờ ơ của TT, vô cảm trước hàng trăm ngàn nạn nhân của tai nạn cá chết hàng loạt; đặc biệt là sự ưu ái tới thăm Ban giám đốc Fomosa ngày 22.4 của Nguyễn Phú Trọng, người cầm đầu chế độ toàn trị, làm họ tin rằng, họ có chỗ chống lưng rất vững chắc, không chỉ ở HN mà còn cả BK nên chẳng ai có thể làm gì Formosa được?
Từ sau trận đánh ngã “Đồng chí X” ông Trọng đang trở thành người hùng nên ai cũng sợ? Vì thế không thèm nhắc tới đại nạn “Cá chết trắng biển miền Trung”, lại đủng đỉnh tới thăm Ban giám đốc Formosa. Thử hỏi như thế thì bọn quan cấp dưới bố bảo không dám nêu đích danh Formosa ra tố. Chính vì thế, Vụ phó Vụ Nuôi trồng thủy sản, bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Phạm Khánh Ly cho biết, “đoàn công tác không vào kiểm tra tại khu công nghiệp Vũng áng được, vì đây là khu công nghiệp có yếu tố nước ngoài, đoàn không có thẩm quyền”.[96] Như vậy Ban giám đốc Formosa đã coi khu công nghiệp của mình giống như sứ quán của một nước bất khả xâm phạm.[97] Họ cho ai vào, làm gì, làm đến đâu trong các công xưởng của họ là quyền riêng của họ. Các cơ quan điều tra của VN nếu có vào cũng chỉ làm những gì họ cho phép mà thôi! Chính vì thế Formosa đã dám nói công khai, “không có bất cứ bằng chứng nào chứng tỏ sự liên can” của công ty trong vụ việc này, và giới chức VN đã “liên tục vào bên trong công xưởng tiến hành kiểm tra hệ thống xử lý nước thải, lấy mẫu nước thải” kể từ 22.4 tới nay, tức là sau chuyến thăm của Nguyễn Phú Trọng!
Chính vì vậy chỉ một ngày sau khi Nguyễn Phú Trọng thăm Formosa, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám cũng nói giống như tin trên đây của Ban giám đốc Formosa. Ông cho biết về kết quả kiểm tra bước đầu, nguyên nhân do môi trường nước, qua phân tích mẫu những chỉ số thì không có gì bất thường trừ một số mẫu ở Huế mang tính cục bộ.[98] Tuyên bố này hoàn toàn ngược lại với nhận định của Sở Nông nghiệp-Phát triển nông thôn Hà tĩnh vào đầu tháng 4 cho biết, “hiện tượng cá nuôi ven biển và cá tự nhiên chết bất thường xuất hiện từ ngày 6.4 tại vùng ven biển xã Kỳ lợi và tại xã Kỳ hà, Kỳ ninh (thị xá Kỳ anh) vào ngày 7.4”. Và cũng trái với sự xác nhận của Phó phòng Kinh tế và đô thị (Kỳ anh) Nguyễn Thị Thủy “địa bàn xã Kỳ Lợi xuất hiện cá chết đầu tiên nằm cách cảng Sơn Dương của khu kinh tế Vũng Áng khoảng 4 – 5 km, còn các xã Kỳ ninh, Kỳ hà cách Vũng áng khoảng 20 km về phía bắc thì tôm, cá chết sau đó một ngày” -như nói ở trên!
Lí do quan trọng khác khiến đại diện Formosa tại HN dám phát biểu khiêu khích “gây sốc” ngày 25.4 là có lẽ họ tin rằng, có cả BK đứng đằng sau. Formosa Hà tĩnh tuy là công ti Đài loan, nhưng trong những năm gần đây tuyển chọn công nhân nước ngoài phần rất lớn là từ TQ. Ngoài ra vốn đầu tư của Formosa mẹ từ Đài loan đang giảm mạnh và nhường cho một số công ti từ TQ. Khi giàn khoan HD 981 xâm nhập trái phép thềm lục địa VN vào giữa 2014 đã xẩy ra va chạm lớn khiến hàng ngàn công nhân TQ đã phải bỏ về nước, nhưng sau đó Nguyễn Phú Trọng đã phải xin lỗi Tập Cận Bình và số công nhân này lại trở lại Formosa làm việc (xem Chương bẩy, IV). Về mặt an ninh quốc phòng, khu vực Vũng áng Hà tĩnh nằm đối diện không xa đảo Hải nam của TQ. Trong kế hoạch bành trướng công khai ngang ngược của BK trên biển Đông thì khu công nghiệp Vũng áng Formosa có thể trở thành tay trong cực kỳ quan trọng khi tình thế cho phép BK ra tay!
Sau phát ngôn gây chấn động, Chu Xuân Phàm đã bị Formosa sa thải để làm dịu dư luận. Nhưng nội dung lời phát biểu của cựu đại diện Formosa đã tự để lộ những hoạt động của công ti này không thèm đếm xỉa gì tới luật pháp VN, vì tin rằng đã có chân trong ủng hộ đang giữ những chức cao nhất. Dùng sức mạnh tiền bạc nhiều tỉ USD trong vài năm vừa qua Formosa có thái độ phách lối và cách hoạt động như kiểu quốc gia trong một quốc gia: “Nếu xả thải thì đương nhiên sẽ thay đổi sinh học ở đây, ở vùng biển quanh đây”, “có khi được cái này thì phải mất cái kia chứ”, “muốn bắt cá, bắt tôm hay nhà máy, cứ chọn đi!” Rõ ràng với tuyên bố trên Formosa đã gián tiếp thừa nhận, thời gian qua Formosa đã xả nước thải với những hóa chất có chất độc cực mạnh làm tàn phá môi sinh trên biển.
Theo tờ Tuổi trẻ thì Tổng cục môi trường xác nhận là, “Formosa có vi phạm khi thực hiện việc súc xả đường ống nhưng không thông báo cho địa phương”. Ngày 25.4 báo này còn liệt kê 45 loại hóa chất Formosa nhập cảng để súc rửa đường ống. Vẫn theo Tuổi trẻ, “GS,TS Lê Huy Bá (chuyên gia độc học môi trường) cho biết nhận định ban đầu của ông về danh sách các loại hóa chất được sử dụng tại Formosa gồm nhiều chất độc và cực độc. Trong đó có các chất chống gỉ, chất làm sạch bề mặt kim loại, chất tẩy”. “Theo quy định, khi súc xả đường ống, Formosa có trách nhiệm phải thông báo cho địa phương việc súc xả đường ống diễn ra từ thời điểm nào tới thời điểm nào, nhưng Formosa không thông báo, cũng không báo cáo các cơ quan ở địa phương về việc súc rửa đường ống”.[99] Tờ VNNet còn cho biết, “1 thợ lặn Formosa tử vong, 5 người nhập viện” khi lặn xuống biển nơi đường ống của Formosa dẫn ra.[100] Tập đoàn Formosa xuất thân từ Đài loan với vốn đầu tư nhiều tỉ USD cũng đã từng vi phạm pháp luật ở nhiều nơi trên thế giới. Ngay ở Đài loan Tập đoàn này cũng đã bị phạt vì gây thiệt hại môi trường. “Chẳng hạn hồi tháng 7.2010, Formosa bị cho là “gây ô nhiễm không khí vùng miền Trung Đài loan” sau một vụ cháy công nghiệp tại nhà máy ở Mai Liao của họ”.[101]
***
Trong khi nhiều cơ quan chính quyền địa phương ngay trong những ngày đầu đã đưa ra những nhận định khá rõ ràng về nguyên nhân đưa đến đại nạn làm cá chết hàng loạt, nhưng suốt trên ba tuần nhiều bộ trưởng, thứ trưởng không chỉ trốn tránh không thực hiện trách nhiệm điều tra nghiêm túc và minh bạch, lại còn tìm cách bao che cho Formosa, hoặc đưa ra những tin và lập luận rất mâu thuẫn nhau, thậm chí cực kỳ ngớ ngẩn. Ba tuần sau đến lượt cá biển ở khu Bình trị thiên-Huế bị chết, tờ Công an nhân dân ngày 26.4 đưa tít “Nước biển vùng cá chết được xác định nhiễm kim loại nặng”: “Chiều 26-4, Sở Tài nguyên&Môi trường tỉnh Thừa thiên- Huế đã có kết quả phân tích mẫu nước lấy tại khu vực đầm Lập an, cửa biển Lăng cô (thị trấn Lăng cô, huyện Phú lộc) vào thời điểm xuất hiện cá chết tràn lan…Riêng các thông số gồm tổng hàm lượng nitơ tính theo amoni (NH4+-N), hàm lượng kim loại nặng crôm (Cr) vượt giới hạn cho phép của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển cũng như quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặn. Theo đánh giá ban đầu của cơ quan chức năng tỉnh Thừa thiên- Huế, khả năng chất độc trong môi trường nước gây sự cố cá chết hàng loạt xuất hiện từ vùng biển phía Bắc của tỉnh”.[102]
Nhưng trong cuộc họp báo tối 27.4 thứ trưởng bộ Thiên nhiên và môi trường Võ Tuấn Nhân đã làm trên 200 nhà báo lề phải vừa thất vọng, vừa rất bất bình về thái độ vô trách nhiệm và lấp liếm. Sau cuộc họp kín nhiều tiếng đồng hồ của đại diện nhiều bộ và cơ quan do bộ trưởng Bộ Tài nguyên-môi trường Trần Hồng Hà chủ trì, khiến các nhà báo phải chờ đợi đến cả nửa ngày. Nhưng cuối cùng Trần Hồng Hà đã đẩy thứ trưởng Tài nguyên&Môi trường Võ Tuấn Nhân mở “Buổi họp báo chỉ diễn ra trong 6 phút”. Trong đó ông khẳng định “Formosa vô can”. [103] Sau khi đưa ra 2 giả thuyết về nguyên nhân làm cá biển chết hàng loạt (hóa chất độc và “hiện tượng thủy triều đỏ”), ông Nhân khẳng định: “Đến nay, qua kiểm tra và thu thập chứng cứ, chưa có bằng chứng để kết luận về mối quan hệ liên quan của Formosa và các nhà máy đến vấn đề cá chết hàng loạt. Qua số liệu quan trắc và đánh giá của cả các cơ quan nghiên cứu khoa học, cơ quan quản lý nhà nước có liên quan, môi trường nước biển chưa phát hiện các thông số môi trường vượt quy chuẩn quy định”.[104] Sau đó ông Nhân chuồn mất!
Trong cuộc gặp riêng Võ Tuấn Nhân, tờ Thanh niên đã tường thuật câu hỏi và trả lời của Thứ trưởng này bảo vệ cho Formosa thật là kì lạ:
“ Thưa ông, trong 2 nhóm nguyên nhân thì nhóm thứ nhất nói có thể do độc tố thải ra từ hoạt động của con người, vậy cụ thể độc tố là gì? Có độc tố nào trùng với hơn 40 loại hóa chất mà Formosa được phép nhập khẩu vào VN để súc rửa đường ống không ?
– Chúng tôi chưa phát hiện ra…- Tôi xin khẳng định, về mặt pháp luật, họ vẫn hoạt động đúng theo pháp luật nước ta. Về mặt xả ra môi trường, liên quan đến hiện tượng cá chết hàng loạt ở các tỉnh ven biển miền Trung, đến nay chưa đủ căn cứ để kết luận.
Ông có thể cho biết kết quả phân tích mẫu nước và mẫu cá của Bộ?
– Cái này nói ra phải có căn cứ giấy tờ cụ thể, rất dài, rất nhiều thông số”.[105]
Trong khi giữ thái độ câm và điếc không thông tin chính xác và nguội lạnh trước những bức xúc của nhân dân cả nước, nhưng Võ Tuấn Nhân lại rất thính tai và năng động trước câu hỏi của một nữ phóng viên về tin không tốt cho chế độ, về nguy cơ ngành du lịch có thể bị tê liệt và yêu cầu bà tắt máy ghi âm. Bà hỏi:
“Thưa ông, trong cái kiểm nghiệm gần đây nhất của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thừa thiên – Huế, chỗ có một loạt các bè cá chết, thì họ có nói trong nước kiểm nghiệm ra có kim loại nặng. Vấn đề ở đây là trong thời gian tới, chúng tôi muốn là mình có thể trong một thời gian ngắn, vì mùa du lịch sắp tới rồi, mà cá thì…”
“Nghe tới đây, ông Võ Tuấn Nhân liền khoát tay ra hiệu dừng lại và nói: “Tắt máy. Tắt máy nghe. Xin lỗi. Không, không, để anh nói riêng với em. Đừng hỏi câu đó. Hỏi câu đó tổn hại cho đất nước của mình. Nhá. Em hỏi câu đó làm tổn hại cho đất nước của mình”.[106]
Không chỉ trên 200 nhà báo lề phải hoàn toàn thất vọng về “cuộc họp báo 6 phút” của thứ trưởng Tài nguyên&Môi trường Võ Tuấn Nhân mà nhiều nhà khoa học cũng đã kịch liệt chỉ trích những lời tuyên bố rất lếu láo của ông. GS-TS Vũ Trọng Hồng, nguyên thứ trưởng Bộ Thủy lợi, nói thẳng: “bộ Tài nguyên-Môi trường là cơ quan chức năng được nhà nước giao nhiệm vụ, nhưng kết luận như vậy là không hợp logic diễn biến của vụ việc”.
Nhưng ngày hôm sau trong cuộc họp nội các giả thuyết “thủy triều đỏ” bị bác bỏ. Có lẽ trước sự bất bình ngày càng mãnh liệt của nhân dân về cuộc “Họp báo 6 phút” tối trước, nên TT Nguyễn Xuân Phúc đã vội vàng để bộ trưởng Tài nguyên&Môi trường Trần Hồng Hà phải bay ra Hà tĩnh ngày 28.4 thị sát viêc xả thải của Formosa để nhằm xoa dịu dư luận. Tại đây Trần Hồng Hà đã tuyên bố, “pháp luật VN không chấp nhận việc đặt ống ngầm xả thải”. Như thế ông đã phủ nhận lời của người dưới quyền ông là Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân chỉ vài ngày trước. Ngoài ra ông Hà còn nhận khuyết điểm để cuộc điều tra chậm chạp…[107]
***
Tại sao mới chỉ vài năm trước Nguyễn Phú Trọng đã trách móc và rao giảng “đạo đức cách mạng” tại Hội nghị Cán bộ toàn quốc với sự tham dự của trên 1000 cán bộ cao cấp ngày 27.2.12: “ Bây giờ trong Đảng cũng có sự phân hóa giàu – nghèo, có những người giàu lên rất nhanh, cuộc sống cách xa người lao động; liệu rồi người giàu có nghĩ giống người nghèo không? “ và “ người sống trong lâu đài nghĩ khác người ở trong nhà tranh”., “mai kia Đảng này sẽ là đảng của ai?”[108]
Nhưng chỉ trong vài năm ngồi trong lâu đài quyền lực và hưởng thịt, cá loại ngon, sạch không phải trả tiền, nên lòng Nguyễn Phú Trọng đã nguội lạnh, vô cảm trước ngư dân thất nghiệp chịu cảnh đói rách vì thảm họa cá biển và nhân dân nhiều nơi có thể bị ăn cá và mắm độc. Chẳng những thế ông vẫn đủng đỉnh tới thăm Ban giám đốc tỉ phú Dollar Formosa Hà tĩnh và khen ngợi cách làm ăn của họ, chẳng thèm đoái hoài tới tiếng than ngất trời của dân lành, mặc dầu gần một tháng vẫn không có cơ quan nào của đảng lẫn nhà nước tìm ra nguyên nhân cá chết hàng loạt!
Trong một xã hội pháp trị theo Dân chủ đa nguyên thì khi một cá nhân, tổ chức hay xí nghiệp đang bị điều tra, người có trách nhiệm trong nhà nước không được phép có những hành động gây cản trở hoặc can thiệp công cuộc điều tra. Trong vụ cá chết hàng loạt ở duyên hải nhiều tỉnh miền Trung từ đầu tháng 4 và tập đoàn Formosa đang trở thành đối tượng điều tra của các cơ quan có thẩm quyền. Nhưng người cầm đầu chế độ là TBT Nguyễn Phú Trọng đã cố tình lại thăm và gặp Ban giám đốc Formosa ngày 22.4 và còn khen ngợi thành quả kinh doanh của công ti Đài loan này. Như thế Nguyễn Phú Trọng đã lợi dụng uy quyền riêng để cản trở, làm đình hoãn cuộc điều tra và còn tạo cơ hội để Formosa xóa sạch các tang chứng !
Trong dịp này nhiều tổ chức, nhân sĩ và chuyên viên đã công khai lên tiếng:
“Đây là một tệ nạn chính trị hết sức kinh tởm. Vụ Formosa bộc lộ rõ ràng thói vô cảm và vô trách nhiệm của nhà cầm quyền CS đối với lợi ích quốc gia, cuộc sống dân lành. Nó cũng cho thấy sự bất lực và chậm chạp của cả một hệ thống quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương trước một quốc nạn có tầm mức to lớn chưa từng thấy. Sự chậm trễ ấy đã tạo điều kiện cho nghi can kịp xoá hết dấu tích tội lỗi. Nó cũng hé lộ nhiều thế lực bao bọc nghi can, che giấu sự thật, đánh lừa dư luận qua những phát ngôn đầy hàm ý hay cố mập mờ của một số quan chức cấp bộ lẫn tỉnh và nhất là qua hành vi ủy lạo tinh thần hà hơi tiếp sức của người đứng đầu đảng Cộng sản đối với tập đoàn Formosa đầy thành tích bất hảo”.[109]
Những ngày Chủ nhật trong tháng 5 nhân dân các giới -đi đầu là trí thức, thanh niên và đảng viên tiến bộ- đã xuống đường ở HN, Sài gòn và nhiều nơi khác đòi “Trả lại biển xanh cho chúng tôi, chúng tôi chọn tôm cá”. Mọi người đang đồng thanh đòi:
– Nhân dân muốn biết rõ nhanh và công khai thủ phạm đã gây ra thảm trạng cá chết hàng loạt. Phải chấm dứt ngay những nguyên nhân gây ra thảm họa môi trường!
– Bồi thường thiệt hại cho ngư dân và các cơ sở du lịch!
– Công khai các cơ quan và cá nhân nào đã cố tình làm chậm, làm sai, đánh lạc dư luận và phải chịu trách nhiệm trực tiếp trước nhân dân!
***
Sau thảm trạng môi trường 4 tỉnh miền Trung ba tháng, nhưng tại HNTU 3 vào đầu tháng 7.2016 trong suốt 5 ngày họp đã không có nói tới chủ đề cực kỳ nóng bỏng này. Mặc dầu đây là thảm họa môi trường lớn nhất ở VN, gây thiệt hại sức khỏe, tài sản và môi trường sống trực tiếp cho hàng triệu người dân bốn tỉnh Hà tĩnh, Quảng bình, Quảng trị và Thừa thiên-Huế; đồng thời còn tạo những nguy hại lâu dài về nhiều mặt cho nhân dân cả nước. HNTU này diễn ra sau khi Ban giám đốc Formosa công khai xin lỗi trong cuộc họp báo ngày 30.6. và nhận bồi thường 11.500 tỉ đồng, tương đương 500 triệu USD.[110] Nhưng ở đây Formosa không chỉ là thủ phạm duy nhất, vì nhiều cơ quan Đảng và Nhà nước đã cấp giấy phép đầu tư, hoạt động và kiểm soát công ti Formosa cũng đều là thủ phạm. Vì chính các cơ quan này đã lơ là và vô trách nhiệm trong các lãnh vực phụ trách, nên đã để cho Formosa làm ăn như một vua con trong vùng. Trong cuộc họp báo ngày 30.6 các Bộ trưởng đã cố tình tránh né không làm rõ cơ quan và người phải chịu trách nhiệm.[111]
Trong khi ấy các cuộc biểu tình của nhiều giới vào ba cuối tuần từ đầu tháng 5.16 với các khẩu hiệu “Cá cần nước sạch”, “Nước cần minh bạch” đã bị công an mật vụ chế độ toàn trị ngăn cấm, đàn áp và chụp mũ. Trong cuộc họp báo ngày 30.6 lần đầu tiên các quan chức hiện diện xác nhận, Formosa là thủ phạm gây ra thảm trạng môi trường ở miền Trung; nhưng cùng lúc họ lại vẫn kết án gay gắt những cuộc biểu tình của nhân dân đòi Formosa phải sớm công khai minh bạch về nguyên nhân dẫn tởi thảm trạng môi trường. Dịp này Trương Minh Tuấn, Bộ tưởng 4 T vẫn chụp mũ: “Tôi cũng nói thẳng rằng, có thế lực thù địch đã lợi dụng tình trạng cá chết này để công kích sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, thậm chí kích động để gây mất trật tự công cộng, gây bất an trong nhân dân”.[112]
Mãi hơn nửa năm sau thảm trạng môi trường 4 tỉnh miền Trung, ngày 17.10.16 trước các “đại biểu cử tri” tại Ba đình, Hoàn kiếm, tức những đảng viên ngoan ngoãn chỉ biết xu nịnh và bốc thơm, Nguyễn Phú Trọng đã không sợ bị chất vấn nên đã bộc lộ:
“Trước kia chúng ta kêu gọi đầu tư nhưng không nghĩ đến vấn đề môi trường, không nghĩ đến đổ rác đi đâu, nên bây giờ chúng ta phải trả giá”.[113]
Lời xác nhận trên của người cầm đầu chế độ toàn trị đã nhìn nhận cung cách suy nghĩ, quyết định và hành động công việc nước theo lối ăn xổi ở thì, bóc ngắn cắn dài, xuất phát từ bệnh kiêu ngạo quyền lực, không cần nghe ý kiến của các chuyên viên cũng như nhân dân. Lời xác nhận này có khác nào như người chủ nhà đã xây nhà mà không xây cầu tiêu, không lập hệ thống dẫn nước thải! Xây nhà máy sản xuất thép không tính tới chất thải độc hại! Xây hàng trăm đập thủy điện không tính tới việc đồng ruộng mất nước, nhân dân thiếu nước sinh hoạt, nhưng khi mưa lũ lại trở thành đại họa cho nhân dân! Bất kể tới lời can ngăn của cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nhiều tướng lãnh và chuyên viên những người cầm đầu chế độ toàn trị đã cho BK xây các nhà máy khai thác Bauxit ở Tây nguyên từ năm 2009 bất kể tới hậu quả môi trường và an ninh quốc phòng! Nay tới Formosa!
Đây là sự thông minh hay chính là sự ngu dốt và thái độ kiêu ngạo quyền lực của Nguyễn Phú Trọng và các đại quan đỏ trong BCT? Chính Phạm Văn Đồng, TT đầu tiên và lâu đời nhất của chế độ toàn trị đã phải nhìn nhận là, sự ngu dốt và thái độ kiêu ngạo quyền lực của những người cầm đầu đã gây ra những hậu quả thảm khốc cho nhân dân trong giai đoạn đó.
Tình trạng này hiện nay còn tệ hại hơn, ngay Nguyễn Phú Trọng đã phải nhìn nhận! Ông Trọng còn nói “bây giờ chúng ta phải trả giá”. Nhưng “chúng ta” ở đây là ai? Có phải Nguyễn Phú Trọng và các đại quan trong BCT và TUĐ đang sống vương giả và ngồi trong những biệt thự an toàn ? Chính thái độ ăn xổi ở thì và bệnh kiêu ngạo quyền lực của họ đã dẫn tới công ti Formosa gây thảm họa môi trường cho bao nhiêu triệu nhân dân bốn tỉnh miền Trung từ đầu tháng 4. 2016 và đang phải hứng chịu cảnh thất nghiệp, bệnh tật và đói nghèo. Họ chia sẻ sự cơ hàn với nhân dân như thế nào?
Khi thảm họa môi trường do Formosa gây ra sau mấy tuần hàng triệu nhân dân điêu đứng lo âu, nhưng TT Nguyễn Xuân Phúc, Thường trực BBT Đinh Thế Huynh khi đi qua những vùng này vẫn ngoảnh mặt làm thinh; còn người cầm đầu chế độ toàn trị Nguyễn Phú Trọng lại đủng đỉnh tới thăm hỏi và khen ngợi Ban giám đốc Formosa và chẳng thèm màng tới nạn nhân của Formosa! Còn Chủ tịch nước Trần Đại Quang thì trước sau vẫn im thin thít. Trong buổi QH khai mạc Kì họp thứ 2 ngày 20.10.16 Ủy viên BCT, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) -cánh tay dài của ĐCS- Nguyễn Thiện Nhân cho biết, “đến nay vẫn chưa có cơ quan, tổ chức và cá nhân nào trong hệ thống quản lý Nhà nước có liên quan đứng ra nhận lỗi và chịu trách nhiệm”.[114] Mặc dầu Nguyễn Xuân Phúc vẫn lớn tiếng là “Chính phủ phục vụ”! Rõ ràng là thái độ cao ngạo quyền lực từ cấp lãnh đạo trở xuống!
Nếu tứ trụ Nguyễn Phú Trọng, Trần Đại Quang, Nguyễn Xuân Phúc và Nguyễn Thị Kim Ngân thực tình nghiêm túc với chính mình, khi đối chiếu với những tiêu chuẩn cao vòi vọi để chọn lựa cán bộ cao cấp mà chính họ đã đưa ra trong HNTU 11 (5.15) thì chính họ phải thấy hết sức rõ ràng là, họ đã hoàn toàn vô trách nhiệm trước thảm họa môi trường do Formosa gây ra!
“Kêu gọi đầu tư nhưng không nghĩ đến vấn đề môi trường, không nghĩ đến đổ rác đi đâu!” Lời nhìn nhận trên của TBT Nguyễn Phú Trọng có tầm quan trọng đặc biệt. Nó bạch hóa lối suy nghĩ cực kỳ thiển cận và phong thái hành động vô trách nhiệm của những người có quyền lực cao nhất trong chế độ toàn trị khi quyết định mời gọi các công ti nước ngoài đầu tư vào VN. Đây là những quyết định ở cấp cao nhất là BCT và BBT và được sự cố vấn của các Ban trong đảng và các Bộ trong CP. Các quyết định liên quan tới chương trình FDI nói chung, đặc biệt các công trình FDI có vốn đầu tư cao mang tầm vóc chiến lược, không chỉ có ý nghĩa thuần kinh tế, mà nó còn liên hệ trực tiếp tới nhiều lãnh vực chính trị, an ninh-quốc phòng, kĩ thuật, môi trường và sức khỏe của nhân dân.
Nhưng khi để Formosa đầu tư cả chục tỉ USD vào VN, Bộ chính trị đã quyết định theo tiêu chuẩn nào? Nguyễn Phú Trọng đã trả lời: “Kêu gọi đầu tư nhưng không nghĩ đến vấn đề môi trường, không nghĩ đến đổ rác đi đâu”. Như vậy là các tỉ Dollar đã làm họ chóa mắt, nên đã vội vàng nhắm mắt bỏ qua các yếu tố cực kỳ quan trọng khác là an ninh-quốc phòng, kĩ thuật, môi trường và sức khỏe của nhân dân. Như vậy khi quyết định mời Formosa vào đầu tư, những người có quyền lực trong BCT đã đặt sự tồn tại của chế độ và cái ghế của chính họ, ích kỉ cá nhân lên hàng đầu. Chỉ mong càng có nhiều Dollar vào càng nhanh càng tốt! Chương trình FDI là một chủ trương rất lớn được đề cao trong các ĐH đảng, nhưng trong thực hành thì BCT đã vô trách nhiệm cùng cực, hoàn toàn không có một kế hoạch đúng đắn và khoa học để tạo những lợi ích thực sự cho đất nước và tránh những hậu quả tai hại cho nhân dân. Chính điều này người cầm đầu chế độ toàn trị Nguyễn Phú Trọng đã công khai xác nhận như trên!
Nay trong khi hàng triệu người dân phải hứng chịu hậu quả do thảm họa môi trường, phải trả giá bằng thất nghiệp, bệnh tật mà nguyên do từ những quyết định sai lầm và thái độ cực kỳ vô trách nhiệm của BCT, đứng đầu là Nguyễn Phú Trọng. Nhưng khi nhân dân đòi những người có quyền lực đã tiếp tay gây ra thảm họa môi trường phải có những chính sách đền bù thích đáng và biện pháp nghiêm khắc với Formosa, thì bọn quan độc ác này đã không biết ăn năn, không chịu xin lỗi, lại còn cho báo chí và chính quyền địa phương chụp mũ xuyên tạc, cho công an ngăn cản và đe dọa “không bảo đảm an ninh cho người đi khiếu kiện”[115] Chẳng những thế Nguyễn Phú Trọng còn để công an giam giữ và tòa án nhân dân bỏ tù nhiều người đi biểu tình! Họ phục vụ đất nước, bảo vệ quyền lợi nhân dân, hay đã tự chuyển biến xấu chỉ lo phục vụ quyền lợi riêng cho chính mình, nên đã sẵn sàng bảo vệ các nhà đại tư bản nước ngoài? Nếu còn lương tâm có lẽ ông Trọng nên đọc bài thơ của cô giáo Trần Thi Lam ở Hà Tĩnh đã sáng tác vào dịp này: “Đất nước mình ngộ quá phải không anh?”
“Đất nước mình buồn quá phải không anh
Biển bạc, rừng xanh, cánh đồng lúa biếc
Rừng đã hết và biển thì đang chết
Những con thuyền nằm nhớ sóng khơi xa..”.
http://nhathothaiha.net/wp-content/uploads/2016/04/dat-nuoc-minh-ngo-qua-phai-khong-anh-tin8-5.jpg
Chỉ trong 20 câu thơ không chỉ trách móc những người có trách nhiệm với đất nước đã làm cho nhân dân phải đói khổ, nhục nhằn, môi trường bị tàn phá, còn bị khinh rẻ và đàn áp. Bài thơ còn nhắc nhở mỗi cá nhân, trước những nguy vong của đất nước phải can đảm cùng nhau gánh vác trách nhiệm làm thay đổi tình hình. Bài thơ “Đất nước mình ngộ quá phải không anh?” là lời gọi rất chân thành và thúc giục mọi người, mọi giới hãy can đảm cùng nhau lên đường làm nhiệm vụ của người công dân VN là làm lại lịch sử, đưa dân tộc ta tới quang vinh trong Thế kỉ 21!
Mô hình phát triển theo “Kinh tế Thị trường
định hướng Xã hội chủ nghĩa”
Kết quả thực tiễn: Doanh nghiệp Nhà nước thua lỗ, lãng phí nguồn ODA, bùng nổ nợ công, tham nhũng và lợi ích nhóm
Trong suốt thời kì từ 1986 tuy đề cao là “đổi mới” trong kinh tế, nhưng sợi chỉ đỏ trong các lãnh vực công nghiệp trước sau vẫn là DNNN. Trước đây thường được gọi là Quốc doanh. Nay vì tình thế bất đắc dĩ nên phải nhìn nhận sự hiện diện của các loại kinh tế tư nhân VN và FDI; tuy nhiên trước sau hệ thống DNNN được xếp vào thành phần tối ưu và giữ trọng trách “chủ đạo”, tức là làm nền tảng cho các hoạt động kinh tế. Chính sách này có thể ví như một con bạch tuộc. Trong thời hùng mạnh nó vươn các chân tới mọi hang cùng ngõ hẻm, nay yếu sức nên phải rút chân ra một số nơi, nhưng vẫn quyết bám chặt ở những địa bàn hiểm yếu. Cách thay đổi nhỏ giọt và trong điều kiện ngặt nghèo như thế thể hiện tư duy và tâm lí vẫn như cũ của một số người có quyền lực liên quan tới các hoạt động kinh tế. Ở đây là chủ nghĩa Marx đầy thành kiến đối với các sinh hoạt kinh tế của tư nhân, đặc biệt thành phần tư bản. Ở đây cũng là tuân thủ tư tưởng giành và giữ quyền lực độc quyền cho ĐCS của Lenin đã thực hiện ở Nga và Liên Xô cũ trước đây và được HCM vận dụng vô điều kiện trong việc cướp và giữ chính quyền độc quyền cho ĐCS từ 1945. Điều này phản ảnh tâm lí không tin dân và không dám nhìn nhận những thành công không thể chối cãi của nhiều quốc gia đã từ bỏ các DNNN và trao lại các hoạt động kinh tế cho nhân dân.
Căn cứ vào các Nghị quyết của các ĐH và các Luật về DNNN, hệ thống DNNN có nhiệm vụ vừa hướng dẫn vừa kiểm soát toàn bộ sinh hoạt kinh tế và trực tiếp dưới quyền lãnh đạo của ĐCS, trong thực tế là BCT và BBT. Các bộ và cơ quan của CP có nhiệm vụ thi hành các quyết định của BCT trong các DNNN. Nhờ vậy, hệ thống DNNN giữ vai trò như một bộ máy tuần hoàn trong cơ thể truyền dinh dưỡng, dưỡng khí và máu cho các bộ phận. Nó còn giữ nhiệm vụ cực kỳ quan trọng là định hướng và kiểm soát nền kinh tế trong cái khung của một chế độ toàn trị. Muốn như vậy thì hệ thống DNNN phải nắm các động mạch chính của nền kinh tế-tài chánh. Như hệ thống ngân hàng, các lãnh vực công nghiệp liên quan tới quốc phòng, an ninh như truyền thông (báo chí, điện thoại…), chế tạo vũ khí, khai thác quặng mỏ, dầu khí, xây dựng các hạ tầng cơ sở như đường xá, cầu cống, phi trường, hải cảng và các trung tâm điều phối nông, lâm, thủy sản…
Mục tiêu và quan điểm này đã được trình bày trong nhiều ĐH từ 1986. Nó thể hiện rõ hơn trong ĐH 8 (1996) khi họ đưa ra chủ trương đầy tham vọng là, công nghiệp hóa, hiện đại hóa với kinh tế tri thức để “đến năm 2020 cơ bản trở thành một nước công nghiệp”. [116] Đặc biệt nó được định nghĩa và xác định lãnh vực hoạt động rất rõ ràng trong Báo cáo Chính trị tại ĐH 9 (2001):
“Kinh tế nhà nước phát huy vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, là lực lượng vật chất quan trọng và là công cụ để Nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Doanh nghiệp nhà nước giữ những vị trí then chốt; đi đầu ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ; nêu gương về năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế – xã hội và chấp hành pháp luật”.[117]
Những người cầm đầu Đảng khi ấy đã đưa ra tham vọng rất cao là, KTNN không chỉ giữ “chủ đạo” trong việc tạo mặt vật chất làm phương tiện thiết yếu để bảo vệ chế độ; cả về mặt chất lượng và đạo đức nghề nghiệp, các DNNN còn là những đơn vị kinh tế có trình độ công nghệ kĩ thuật hàng đầu, năng suất lao động cao và tạo ra được những sản phẩm có chất lượng tốt. Không những thế, vẫn theo tham vọng của họ, sự hoạt động của các DNNN không chỉ đem lại sự phồn vinh cho xã hội mà còn làm gương mẫu trong việc “chấp hành pháp luật”! Họ đã vẽ ra một bức tranh tuyệt vời về Kinh tế Nhà nước (KTNN) xuyên qua các DNNN! Khi nuôi tham vọng cực kỳ cao này họ đã ngủ mơ, nhưng cũng có thể họ đã quá tự tin theo tâm lí kiêu ngạo CS, bất kể các qui luật khoa học và bất chấp cả những kinh nghiệm thất bại từ các mô hình Nhà nước làm kinh tế trong thời kì trước đây ở VN cũng như ở nhiều nước CS trước đây.
Để thực hiện giấc mộng kê vàng này, trong ĐH 9 họ quyết định thành lập các Tập đoàn kinh tế từ sự sát nhập các Tổng công ti và công ti DNNN:
“Trong 5 năm tới, cơ bản hoàn thành việc củng cố, sắp xếp, điều chỉnh cơ cấu, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động các doanh nghiệp nhà nước hiện có, đồng thời phát triển thêm doanh nghiệp mà Nhà nước đầu tư 100% vốn hoặc có cổ phần chi phối ở một số ngành, lĩnh vực then chốt và địa bàn quan trọng. Xây dựng một số tập đoàn kinh tế mạnh trên cơ sở các tổng công ty nhà nước, có sự tham gia của các thành phần kinh tế”. [118]
Mô hình Tập đoàn kinh tế bắt chước các Cheabol của Nam Hàn. Có lẽ ý tưởng này được thành hình sau các cuộc đi thăm Nam Hàn của nhiều chính trị gia cấp cao của đảng, đặc biệt là Đỗ Mười vào năm 1995. Sự phát triển nhanh chóng và cức mạnh của nhiều Cheabol Nam Hàn đã gây cho họ những ấn tượng mạnh. Vì thế họ cũng muốn thành lập một số Tập đoàn kinh tế như những “quả đấm thép” trong kinh tế. Chủ trương này dựa trên Luật DNNN năm 2003. [119] Theo Điều 9 của Luật này, việc thành lập các Tập đoàn và Tổng công ti cũng như bổ nhiệm các Ban quản trị các DNNN thuộc quyền TT và các Bộ. Như thế các cơ quan CP như một cơ quan tổng chỉ huy KTNN, đặt trực tiếp dưới quyền TT. Đấy là mặt tổ chức nhân sự.
Chế độ toàn trị còn giành những ưu đãi đặc biệt cho DNNN cả về vốn tư bản, đất đai và các tài nguyên. Các DNNN được sử dụng ngân sách quốc gia, được vay tiền của các ngân hàng với lãi suất rất thấp, có quyền phát hành (bán) trái phiếu ở trong và ngoài nước với sự bảo lãnh của Nhà nước, không phải trả tiền đất để xây các xí nghiệp, được hưởng ưu đãi quan thuế trong việc xuất nhập khẩu sản phẩm, chỉ phải đóng thuế mức rất thấp so với các doanh nghiệp tư. Quan trọng khác nữa, các DNNN được độc quyền sử dụng các nguồn vốn ODA, tổng số lên tới 78 tỉ USD trong gần ba thập niên qua.
Với việc hưởng các ưu đãi và độc quyền đó, có thể ví các DNNN như những đứa con cưng của một tỉ phú, vừa có tiền bạc lại đầy quyền lực, được nuông chiều đủ thứ, lại còn được bảo vệ không ai dám đụng chạm tới, kể cả pháp luật! Các cậu công tử này đâu cần phải học hành, đâu cần phải lao động, chỉ việc ngồi mát ăn bát vàng! Đây không phải là chuyện giả tưởng hay bức tranh siêu thực, nhưng lại là một sự thực 100% suốt mấy thập kỉ ở VN dưới chế độ toàn trị!
Độc quyền trong chính trị đã tác hại nguy hiểm như thế nào ở nhiều nước. Độc quyền cả chính trị lẫn kinh tế còn gây thiệt hại khủng kiếp hơn nữa cho người dân. Hình ảnh kinh tế kiệt quệ, nhân dân sống trong nghèo khổ, trong khi cán bộ trung và cao cấp hưởng giầu sang và tham nhũng ở cựu Liên Xô và Đông Âu cho tới cuối thập niên 80 không ai có thể quên được.
Tại VN sự độc quyền của các DNNN đã tiêu giệt yếu tố cạnh tranh, khiến toàn bộ kinh tế không thể vươn lên được. Vì cạnh tranh lành mạnh là yếu tố tối cần thiết để thúc đẩy toàn bộ nền kinh tế tiến lên, đồng thời bảo vệ các quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng. Nhưng ở VN trong khi các doanh nghiệp tư bị chèn ép thì các DNNN ngồi chơi xơi nước, lãng phí tiền bạc, tài nguyên và thời gian! Vào cuối 2013 các tập đoàn và tổng công ti nhà nước chiếm thị phần áp đảo trong toàn bộ kinh tế. Như Tập đoàn Điện (bao gồm EVN và PVN) chiếm 80% thị phần, Tập đoàn Than và khoáng sản 98%, Tập đoàn Dầu khí 100%, Tập đoàn vận tải đường sắt (100%), Tổng công ti hàng không VN (61,4%), Tập đoàn viễn thông (gồm VNPT và Viettel) (81,5%).[120]
Số liệu tài chính tổng hợp của các Tập đoàn và Tổng công ti Nhà nước
(tỉ đồng)[121]
Năm
2006
2007
2010
2011
2013
Tổng tài sản có
751.698
767.151
1.799.317
2.093.907
2.639.916
Tổng tài sản nợ
751.698
767.151
1.799.317
2.093.907
2.639.916
Vốn chủ sở hữu
317.647
406.975
653.166
727.277
1.044.769
Các khoản phải trả
419.991
51.904
1.088.290
1.292.400
1.514.915
– Dài hạn
226.478
262.061
–
604.191
–
– Ngắn hạn
193.933
256.979
–
688.202
–
Doanh thu
504.253
625.027
1.488.273
1.577.311
1.709.134
Lợi nhuận trước thuế
56.083
67.404
16.291
135.111
181.530
Thua lỗ
–
–
1.116
5.823
–
Số doanh nghiệp (đơn vị)
95
95
85
91
108
Tỉ lệ nợ/vốn chủ sở hữu
1,4
1,3
1,7
1,8
1,45
Số liệu này không bao gồm Vinashine
Nguồn: Bộ Tài chính (dẫn tại Matheson, 2013, tr. 7; Thời báo VN, 2014)
Dưới những điều kiện của chế độ toàn trị, mọi quyết định từ chính trị, kinh tế, pháp luật tới văn hóa xã hội chỉ là quyết định của một số người có quyền lực trong BCT. Trên họ không còn ai hết, không có những cơ chế kiểm soát công khai và nghiêm túc, không có báo chí độc lập và hệ thống một xã hội dân sự độc lập. Nên những người này có thể ban bố các chính sách, đạo luật theo ý muốn của họ và khi cần thiết có thể giải thích tùy tiện, vo tròn, bóp méo và thậm chí làm vô hiệu hóa các luật pháp hay quyết định trước đây của chính họ, nếu thấy rằng nó bất lợi hay nguy hiểm cho địa vị và quyền lực của họ. Điều này càng dễ xẩy ra khi đụng chạm tới quyền-tiền, hai động lực có sức lôi cuốn rất mạnh thúc đẩy lòng tham của con người, nhất là những người có điều kiện biến quyền lực thành tiền bạc, hoặc dùng tiền bạc để mua quyền lực!
Cách tổ chức và điều hành của hệ thống DNNN, nhất là từ gần hai thập niên vừa qua với việc ra đời các tập đoàn và tổng công ti nhà nước, là những dẫn chứng cụ thể rõ rệt nhất về sự liên hết như hình với bóng của quyền lực và tiền bạc dưới chế độ toàn trị ở VN. Các giám đốc và hội đồng quản trị (hội đồng thành viên) của các tập đoàn và tổng công ti nhà nước do TT chỉ định. Các cơ quan này có quyền hành rất lớn trong mọi quyết định liên quan tới hoạt động của tập đoàn và tổng công ti. Từ việc chọn lựa nhân sự then chốt, đầu tư, vay tiền, gọi thầu tới việc liên kết kinh doanh với bên ngoài. Họ đều là những cán bộ có thế lực, nhưng hầu như không có kiến thức và kinh nghiệm quản trị các công ti lớn. Một khi quyền nhiều, nhưng trách nhiệm rất ít thì dễ sinh ra lạm dụng những gì có lợi cho bản thân, gia đình và vây cánh. Từ đó dẫn tới những lãng phí hàng trăm, hàng ngàn tỉ đồng, tự do xà xẻo các công trình. Muốn làm giầu bất chính nhanh và gọn gàng thì phải lập phe cánh che chở và bảo vệ lẫn nhau. Qua đó sẽ hình thành các nhóm lợi ích. Vì quyền lợi ích kỉ, các nhóm này sẽ lợi dụng quyền lực kết hợp với nhau ngay từ giai đoạn soạn thảo các kế hoạch có lợi cho phe cánh của mình.
Trong vụ PMU 18 thứ trưởng Giao thông vận tải Nguyễn Việt Tiến cùng cánh vế với bộ trưởng Giao thông vận tải Đào Đình Bình đã lôi kéo cả con rể TBT Nông Đức Mạnh vào làm. Nhờ vào uy quyền lớn nên họ đã được giao nhiều dự án xây dựng hạ tầng với số vốn cả hàng ngàn tỉ đồng từ nguồn ODA và lập ra các công ti con làm sân sau để thân nhân và vây cánh thao túng. Sự thỏa hiệp đen tối quyền lực và chia chác tiền bạc trong vụ Vinashin lại càng khủng khiếp hơn nữa. Nguyễn Tấn Dũng dùng uy quyền TT để giao cho người đồng hương Phạm Thanh Bình làm Giám đốc Vinashin, được Ngân hàng Nhà nước cung cấp vốn cả hàng trăm ngàn tỉ đồng, đẻ ra hàng trăm công ti con, đầu tư vào những công trình ngoài cả lãnh vực đóng tàu thủy, như mở cả ngân hàng và công ti du lịch…Sau nhiều năm làm ăn thua lỗ khổng lồ lên tới cả gần 100.000 tỉ đồng, nhưng Nguyễn Tấn Dũng vẫn bình chân như vại. Hai người có quyền lực nhất khi ấy là Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũng đã ngấm ngầm thỏa hiệp với nhau hai ghế TBT và TT, như đã trình bày trong Chương sáu, XI.
PVN và vụ án Đinh La Thăng
Tập đoàn đầu khí VN (Petro VN, PVN) là một công ti Nhà nước lớn nhất. Năm 2015 đạt tổng doanh thu là 293.439 tỉ đồng, đóng góp vào NSNN là 93.000 tỉ đ. trong tổng số thu NSNN là 911.100 tỉ đ.; nghĩa là chiếm tới gần 12% tổng thu của NSNN.[122] Như vậy PVN đóng một vai trò rất quan trọng trong toàn bộ nền kinh tế VN. Năm 2017 PVN khai thác 15,52 triệu tấn dầu thô, 9,89 tỉ m³ khí; sản xuất 20,58 tỉ kWh điện, 1,65 triệu tấn phân đạm, 6, 24 triệu tấn xăng dầu. [123]
Theo Quyết định 924-QĐ-TTg ngày 18.6.2010 đây là Tập đoàn độc quyền trong khai thác, vận chuyển, chế biến, lưu trữ dầu hỏa và khí đốt; ngoài ra còn độc quyền các dịch vụ về dầu khí ở trong và ngoài nước. Quyết định trên còn giành cho PVN độc quyền kinh doanh, phân phối các sản phầm dầu khí và các nguyên liệu hóa chất dầu khí; xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị và sản phầm dầu khí; khảo sát, thiết kế, xây dựng, khai thác, sửa chữa các công trình, phương tiện phục vụ dầu khí dân dụng. Không những thế PVN còn có quyền đầu tư, sản xuất, chế biến, kinh doanh nhiên liệu sinh học, điện và phân bón; đầu tư khai thác than và khoáng sản tại nước ngoài. Đặc biệt nữa, PVN còn được hoạt động kinh doanh cả những lãnh vực ngoài dầu khí, như: đầu tư, kinh doanh bất động sản; kinh doanh khách sạn, du lịch; đầu tư, khai thác, kinh doanh các cảng, vận tải biển, sông và hàng không và đường bộ…[124]
Như thế cho thấy PVN không chỉ là một “vua” trong lãnh vực dầu khí mà còn bao thầu cả trong nhiều lãnh vực khác! Từ khi trở thành tập đoàn lớn nhất, PVN trong nhiều năm liên tiếp đã “sai phạm rất nghiêm trọng” trong việc sử dụng vốn, đầu tư hàng chục ngàn tỉ đồng vào nhiều lãnh vực nhưng không có hiệu quả, phải nằm đắp chiếu và thua lỗ. Nhất là dưới thời Đinh La Thăng làm Giám đốc và Bí thư đảng ủy Tập đoàn PVN (2005-2011) và các người kế vị những năm sau này. Như trong Thông báo của Ủy ban Kiểm tra TU ngày 27.4.17 do Trưởng ban và UVBCT Trần Quốc Vượng công bố.[125]
Khi đó là thời có nhiều quyền lực của các UVBCT, như TT Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Phú Trọng (CTQH và TBT), Nguyễn Sinh Hùng (Phó TT thứ nhất và CTQH, Trương Tấn Sang (Trưởng ban Kinh tế TU, Thường trực BBT và CTN), Tô Huy Rứa (Trưởng ban Tuyên giáo và Trưởng ban Tổ chức), Nguyễn Xuân Phúc (Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng CP, Phó TT)…Điều vô cùng ngạc nhiên là, mặc dầu đã xẩy ra nhiều sai phạm rất nghiêm trọng trong suốt nhiều năm, nhưng Đinh La Thăng vẫn trở thành ngôi sao sáng chính trị liên tiếp trên 10 năm: Là UVTU từ khóa 10 (2006), sau khi thôi Giám đốc PVN lại lên nắm chức bộ trưởng Giao thông vận tải (2011-16), UVBCT Khóa 12 và Bí thư Thành ủy thành phố HCM (tới tháng 5.17), đại biểu QH các khóa 11-14 (tới 5.17).
Vì vậy một số câu hỏi rất quan trọng được nêu ra trong các hoạt động sai phạm rất nghiêm trọng của PVN, từ thời Đinh La Thăng làm giám đốc và cả những người kế vị, nhưng tại sao vị thế chính trị của ông vẫn lên như diều trong thời gian rất dài đến cả chục năm liên tiếp? Vì nó hoàn toàn đi ngược lại những tiêu chí chọn lựa và giao phó công việc cho “những cán bộ cấp chiến lược” theo HNTU 11 Khóa 11 (5.15) dưới quyền Nguyễn Phú Trọng đã đề ra:
“Kiên quyết không để lọt vào BCHTU những người có một trong các khuyết điểm, như: Bản lĩnh chính trị không vững vàng, không kiên định đường lối, quan điểm của Đảng, có biểu hiện cơ hội chính trị, nói và làm trái Cương lĩnh, đường lối, nguyên tắc của Đảng; tham vọng quyền lực, xu nịnh, chạy chọt, vận động cá nhân, tư tưởng cục bộ, phe cánh, lợi ích nhóm… tham nhũng, tiêu cực lớn …không chấp hành sự điều động, phân công của tổ chức; kê khai tài sản không trung thực, có biểu hiện giầu nhanh, nhiều nhà, nhiều đất, nhiều tài sản khác mà không giải trình rõ được nguồn gốc” [126]
Ông Trọng đã từng nhấn mạnh, công tác cán bộ là then chốt của các then chốt. Chả lẽ suốt thời gian rất dài như vậy Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Tấn Dũng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Sinh Hùng, Tô Huy Rứa và Nguyễn Xuân Phúc….ở những địa vị cao như vậy cả trong đảng lẫn chính phủ lại không biết rõ những sai phạm nghiêm trọng trong PVN và Đinh La Thăng?
Phải phân biệt ở đây một số trường hợp: Nếu họ không biết những gì đã xẩy ra tại PVN thì chứng tỏ họ không đủ khả năng đảm nhiệm các trọng trách. Nhưng nếu biết mà không dám nói, chứng tỏ họ làm bù nhìn. Không những thế, nếu biết những cán bộ cao cấp đã làm những “sai phạm rất nghiệm trọng” như Đinh La Thăng mà không dám cách chức lại còn cất nhắc, chứng tỏ họ càng vô trách nhiệm và chỉ lo củng cố quyền lực, chểnh mảng nhiệm vụ, không cương quyết bảo vệ tài sản của đất nước và quyền lợi của nhân dân!
Nắm các địa vị quan trọng trong đảng và chính phủ, họ phải chịu trách nhiệm chính trị, trách nhiệm về pháp luật và lương tâm đạo đức, vì đã để cho Đinh La Thăng và nhiều cán bộ cao cấp trong PVN hoạt động sai phạm nghiêm trọng liên tiếp trong nhiều năm. Do đó đúng ra Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Tấn Dũng và các UVBCT đầy quyền lực nêu trên phải công khai nhận trách nhiệm chính trị trước nhân dân và phải xin từ chức. Không những thế, họ còn phải chịu trách nhiệm về mặt luật pháp đối với những thiệt hại cực lớn cho ngân sách quốc gia và các tài sản của nhà nước.
Họ chủ trương DNNN làm chủ đạo và giành nhiều ưa đãi, lại không có cơ chế luật pháp nghiêm minh, không có báo chí độc lập theo dõi, có khác nào như mời cán bộ tham nhũng thả cửa hôi của. Vì thế tập đoàn PVN là doanh nghiệp nhà nước lớn nhất đã có thể dễ dàng làm thất thoát hàng trăm ngàn tỉ đồng trong nhiều năm. Sự hoạt động của các tập đoàn, trong đó có PVN, thuộc quyền của BCT và CP, trong đó hai người đứng đầu là TBT Nguyễn Phú Trọng và TT Nguyễn Tấn Dũng phải là hai người chịu trách nhiệm cao nhất cả về mặt chính trị lẫn mặt pháp luật. Vì các nghị quyết của các HNTU và quyết định của CP đều qui định rõ thẩm quyền và trách nhiệm của tập thể cũng như cá nhân phụ trách. Chính Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũng đã nhiều lần tuyên bố, cơ quan nào để xẩy ra lãng phí và tham nhũng nghiêm trọng thì người đứng đầu cơ quan phải chịu trách nhiệm trước đảng và nhân dân!
Riêng trường hợp của Nguyễn Phú Trọng, một mặt ông trương cờ với những tiêu chí thật cao trong việc lựa chọn cán bộ cấp chiến lược vào cấp cao nhất. Như “Ủy viên BCT, BBT phải là những đồng chí thật tiêu biểu của Ban chấp hành trung ương (BCHTU) về bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, trí tuệ, ý chí chiến đấu, năng lực lãnh đạo quản lý” và không “tham vọng quyền lực, xu nịnh, chạy chọt, vận động cá nhân, tư tưởng cục bộ, phe cánh, lợi ích nhóm”.[127] Nhưng mặt khác, chính ông lại dùng các thủ đoạn để giành cho riêng mình được xếp vào “trường hợp đặc biệt”, đồng thời cô lập Nguyễn Tấn Dũng bằng cách mua chuộc những thân tín của ông Dũng, trong đó cho Đinh La Thăng vào BCT và Bí thư Thành ủy thành phố HCM.
Nhưng sau khi đã nắm vững ghế TBT thêm một nhiệm kì thì ông liền ra tay thanh toán những đối thủ để trừ hậu hoạ, thậm chí đưa cả đối thủ ra xét xử theo những bản án đã định sẵn. Thủ đoạn nham hiểm này không làm sạch bộ mặt của ông Trọng, mà chỉ bôi đen thêm. Một người nổi tiếng lợi dụng địa vị để tham nhũng quyền lực trong suốt hơn thập kỉ vừa qua thì không thể chống tham nhũng quyền lực và tiền bạc được. Tay đã nhúng chàm! Vì tham nhũng quyền lực và tham nhũng tiền bạc như bóng với hình, chúng nương tựa nhau, bảo vệ nhau. Đây mới là nguy cơ của mọi nguy cơ đưa chế độ toàn trị từng bước nhưng chắc chắn rơi sâu xuống vực thẳm! Quyền và tiền như đổ dầu vào lửa. Tới một thời điểm thích hợp không còn xa, những quan tham nhũng quyền lực và tham nhũng tiền bạc không thể chung sống và cũng không thể nhượng bộ nhau!
Tại HNTU 5 Khóa 12 (5-10.5.17) Đinh La Thăng đã bị cách chức UVBCT và Bí thư Thành ủy thành phố HCM. Trong diễn văn khai mạc Hội nghị Nguyễn Phú Trọng đã đưa ra câu hỏi về tình trạng ngày càng thua lỗ và tham nhũng trong các DNNN: “Vì sao những hạn chế, yếu kém nêu trên đã được chỉ ra từ lâu nhưng qua nhiều nhiệm kỳ đến nay tình hình vẫn chậm chuyển biến, thậm chí có mặt còn trầm trọng hơn?”
Là người cầm đầu BCT thì đúng ra, Nguyễn Phú Trọng phải là người tiêu biểu nhất “của BCHTU về bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, trí tuệ, ý chí chiến đấu, năng lực lãnh đạo quản lý”. Đây là những điều kiện chính ông đã đặt ra làm nguyên tắc chọn người vào BCT! Nhưng các DNNN đã được BCT dưới quyền của ông cho tung hoành hoạt động suốt bao nhiều năm qua, nay Nguyễn Phú Trọng lại làm bộ ngây thơ đặt câu hỏi, “vì sao” các DNNN đi đến nông nỗi như ngày hôm nay! Điều này chứng tỏ Nguyễn Phú Trọng đã đóng kịch giả bộ, làm như người mù lòa không nhìn thấy nguyên nhân; hoặc thừa nhận vai trò bất lực, chỉ ngồi làm bù nhìn như ông bình vôi, càng già, càng ngồi lâu, càng tồi!
Giả vờ quên thực tế, bỏ qua những chuyện tầy đình trước sau vẫn là thái độ và mánh lới cực kỳ lươn lẹo của người cầm đầu chế độ toàn trị. Chính khi BK gia tăng chính sách bành trướng và thôn tính ở biển Đông, Nguyễn Phú Trọng đã gạt phăng và nói tỉnh bơ tại QH, “tình hình biển Đông không có gì mới!”. Hay khi xẩy ra thảm trạng môi trường cá chết trắng trên bãi biển miền Trung do công ti Formosa gây ra thì Nguyễn Phú Trọng vẫn thản nhiên lại thăm Ban giám đốc công ti này và sau đó lại còn nói tỉnh bơ như một người bàng quang: “Trước kia chúng ta kêu gọi đầu tư nhưng không nghĩ đến vấn đề môi trường, không nghĩ đến đổ rác đi đâu!”
Đối với những người hiểu biết và có lương tri không ai có thể hiểu được những lời tuyên bố trên thật vô cùng lạ lùng như thế. “Bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, trí tuệ, ý chí chiến đấu, năng lực lãnh đạo quản lý” của người cầm đầu chế độ toàn trị là như thế!!! Chính điều này Nguyễn Phú Trọng đã đưa ra làm tiêu chuẩn để chọn lựa và đánh giá các UVBCT !!!
***
Tổng kết lại, phân tích cặn kẽ và nghiêm túc về thái độ, hành động và tư duy diễn tiến từ ĐH 6 (1986) tới ĐH 12 (2016) của những người cầm đầu toàn trị từ Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu, Nông đức Mạnh đến Nguyễn Phú Trọng có thể tóm lược là: Tuy miệng luôn luôn phải nói “đổi mới”, nhưng trong thâm tâm vẫn tin tuyệt đối vào chủ nghĩa Marx-Leninn và đi theo con đường của Bác đã chọn. Theo họ, đó là “sáng suốt” và “uống nước nhớ nguồn”, không phản bội người khai sáng và những thế hệ đã hi sinh, như thế là vừa khôn ngoan, vừa giữ được đạo lí của người đi sau! Bất đắc dĩ phải thay đổi một vài điều ở lãnh vực này hay lãnh vực khác chỉ là vì tình thế theo tiêu chí “Dĩ bất biến, ứng vạn biến”!
Trong đó trước sau họ vẫn không thèm đoái hoài tới nguyện vọng và khát vọng rất chính đáng và bức thiết của nhân dân là hòa giải dân tộc thực sự để Bắc-Nam cùng nhau phát triển nội lực, để xây dựng lại quê hương từ đống tro tàn do bạo lực, hận thù từ những cuộc chiến tranh tàn khốc và giai giẳng để lại, tiến lên thành một quốc gia giầu mạnh, nhân dân được hưởng hạnh phúc, sống có nhân phẩm và tự do dân chủ! Họ cũng không thèm đếm xỉa tới những thay đổi sâu sắc của thế giới sau khi Liên Xô sụp đổ, các nước CS Đông Âu tan dã và TQ trỗi dậy trở thành tân đế quốc đang đe dọa trực tiếp VN, các nước trong khu vực và thế giới!
Trên đây là nền tảng căn bản về thái độ, cách hành động và tư duy của những người cầm đầu chế độ toàn trị suốt trên 30 năm qua. Trong đó hai nhân vật có trách nhiệm cao nhất là Đỗ Mười và Nguyễn Phú Trọng, vì họ đã và đang nắm độc quyền lâu và tàn bạo nhất!
Họ không đủ trình độ kiến thức, sự sáng suốt cần thiết và thái độ chân thành đáng lẽ ra phải có, để nhận ra và hiểu rằng, mỗi thời đại phải có những cái nhìn mới, những bước đi thích hợp; nếu người đi trước làm sai thì thế hệ sau phải có trách nhiệm và can đảm thay đổi. Châm ngôn VN có câu “con hơn cha là nhà có phúc”! Cũng với tinh thần này, đáng lẽ ra họ phải dứt khóat chấm dứt sự dối trá, lừa đảo và từ bỏ những ý thức hệ đã bị thực tiễn chứng minh là sai lầm; đồng thời thực tâm chọn con đường mới để kiến thiết đất nước và gây dựng hạnh phúc cho nhân dân. Đấy mới chính là sáng suốt, biết đền bù tương xứng những sự hi sinh của bao nhiêu triệu người đã từng tin vào họ.
Nhưng vì quá giáo điều nên họ đã không nhận ra được sự tiến hóa rất chính đáng và tự nhiên của nhân loại. Khi xã hội bộ lạc-du mục không còn thích hợp thì chuyển sang chế độ định cư, lập làng xã, chọn cách tổ chức thích hợp để xây dựng xã hội mới. Khi chế độ phong kiến trở thành lạc hậu và tàn bạo, cản đường tiến hóa của nhân dân thì quyết giã từ nó; khi chế độ toàn trị theo Marx-Lenin đã bị thực tế phủ nhận thì nếu sáng suốt, họ phải quyết chuyển sang DCĐN, tôn trọng các giá trị con người, khuyến khích những sáng tạo và tham gia tích cực của mọi thành phần.
Vì bảo thủ mù quáng nên họ vẫn cố giữ thái độ và tư duy cũ đã lỗi thời và hoàn toàn sai lầm. Vì thế họ đã cấm đoán, đàn áp đảng viên và nhân dân nói khác, nghĩ khác và hành động khác. Họ sẵn sàng tiếp tục sử dụng cả dối trá, tàn bạo, thậm chí cả nhân danh người đã khuất để biện minh cho các hành động cực kỳ sai lầm và độc ác. Đến khi bị kẹt cứng (khi Liên Xô sụp đổ) họ lôi cả HCM làm lá chắn để bảo vệ quyền lực và tiền bạc cho cá nhân, gia đình và vây cánh!
Công thức để thực hiện “đổi mới” suốt trên 30 năm qua chỉ loay hoay trên thái độ và tư duy cũ. Đó là: Chủ nghĩa Marx-Lenin + Đi theo con đường của Bác đã chọn. Họ bắt mọi người phải tin theo và làm như họ. Thậm chí còn ra lệnh cho các nhà khoa bảng XHCN không được suy nghĩ khác và phải khẳng định rằng, chỉ có CNXH theo Marx-Lenin như Bác đã chọn là đúng muôn đời! Đỗ Mười đã ra lệnh như vậy. Cựu CTN Nguyễn Minh Triết từng hô “bỏ Điều 4 Hiến pháp là tự sát”. Nguyễn Phú Trọng đã ngạo mạn phán rằng, “đi lên CNXH là nguyện vọng của nhân dân” và mạt sát các trí thức và chuyên viên đòi bỏ Điều 4 Hiến pháp là “suy thoái đạo đức”!
Chính vì vậy từ Đỗ Mười tới Nguyễn Phú Trọng, là hai người chính nắm quyền trên 30 năm qua, phải dựng lên bộ máy công an trị hà khắc và sử dụng trí trá, độc ác, giả nhân giả nghĩa để tham nhũng quyền lực và tiền bạc cho chính họ và phe nhóm!
Sử dụng những thủ đoạn và phương pháp gian trá, độc đoán để thực hành các ý thức hệ sai lầm và những hành động cực kỳ mù quáng và tàn bạo suốt trên 30 năm qua đã chứng minh rất rõ ràng: Họ đã tự đánh mất tư cách, cực kỳ vô trách nhiệm đối với đảng viên và nhân dân, kể cả với hàng triệu người đã hi sinh. Vì thế sự cầm quyền và tồn tại của họ và phe nhóm là hoàn toàn bất chính, phản lại nguyện vọng chính đáng của nhân dân và đi ngược với trào lưu của thời đại!
______________________________
Thân mời đọc tiếp Chương kết: Các nguyên nhân, người chịu trách nhiệm và hậu quả của “Đổi mới” lừa bịp.
Chương cuối: Phải dứt khoát đoạn tuyệt với chủ nghĩa Marx-Lenin, mọi người quyết phá rào cản độc tài, cùng nhau đứng lên nắm lấy cơ hội kiến tạo một Nước Việt Nam Mới: Những điều nên nhớ, nên tránh và nên làm!
Và Mục lục toàn bộ sách và lời Dẫn nhập.
_______
[1] . CP 31.12.14
[2] . BBC 20.4.16; theo con số khác thì lợi tức đầu người của VN năm 2014 là 1890 USD, der neue Fischer Weltalmanach 2016, tr. 502
[3] . Đời sống&pháp luật, 31.1.18
[4] . Fischer Weltalmanach 2017, tr. 531
[5] . CS 21.1.16
[6] . http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/bai-phat-bieu-tam-huyet-thang-than-cua-bo-truong-bui-quang- vinh-286196.html -có cả video,VNNet 23.1.16; BBC 22.1.16
[7] . GS. Vũ Dương Ninh, Đại học Quốc gia HN, VN sau 30 năm đổi mới, thành tựu và triển vọng, sách lưu hành nội bộ.
[8] . Trần Đình Thiên, quản trị công trong quá trình chuyển đổi và tái cơ cấu kinh tế ở VN: một cái
nhìn tổng quan, Nghiên cứu kinh tế (NCKT) 1.2014, tr.21, 17-22
[5] . Sách đã dẫn (Sđd), tr. 20
[6] . GS Trần Văn Thọ, Cú sốc thời gian và kinh tế VN, Thời báo kinh tế Sàigòn (TBKTSG),Xuân 7.2.16
[7] . GS Trần Văn Thọ, Góp ý Đại hội Đảng 12:Đánh giá thành quả phát triển của VN từ sau Đổi
mới, Vietnamnet (VNN)16.11.15
[8] . Âu Dương Thệ, die politische Entwicklung…., sđd, tr. 82 t.th.
[9] . Âu Dương Thệ, sđd
[10] . Tổng cục Thống kê, Tình hình kinh tế – xã hội năm 2017;
https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=621&ItemID=18668
[11] . Lê Cao Đoàn, cấu trúc và tái cấu trúc nền kinh tế trong quá trình phát triển của VN, NCKT,
10.2013, tr.18
[12] . Đỗ Hoài Nam, sđd, tr.7
[13] . Nh.t., tr.10-11
[14] . „Diễn đàn Nông nghiệp“, CP 16.10.16
[15] .„Gạo Việt thua Lào, Campuchia, chỉ xuất đi… TQ“, Infonet 28.3.16
[16] . CS 30.9.16
[17] . 50 triệu nông dân điêu đứng, Nam Nguyên, RFA 17.6.13,
http://www.dcvapt.net/thoisu/baithoisu2013/nongdan.htm
[18] . http://vtv.vn/chuong-trinh-dac-sac/30-nam-doi-moi-nong-nghiep-va-phat-trien-nong-thon-20150910110734265.htm
[19] . Infonet 30.9.16
[20] . Infonet 27.9, 30.9.16
[21] . NCKT 11.15, tr.52.
[22] . Infonet 28.6.16
[23] . Thể chế cản trở sự phát triển của thị trường đất nông nghiệp Việt Nam, RFA 20.11.18
[24] . Nông dân sau 40 năm thống nhất đất nước, Nam Nguyên RFA 27.1.15
[25] . 50 triệu nông dân điêu đứng, Nam Nguyên RFA,17.6.15
[26] . Đỗ Hoài Nam, sđd, tr.15
[27] . TBKTSG 22.10.15
[28] . Phạm Bích Ngọc, Thương mại VN-TQ: những rủi ro phát triển, NCKT 10.14, tr. 74 ,
www.baomoi.com/Tan-tao-ma-nang-suat-van-thap/45/14822298.epi , 16.9.14
[29] . Công an nhân dân (CAND) 27.11.18; VNEc 27.11
[30] . TBKTSG 16.11.18
[31] . Nông nghiệp VN, 27.11.18
[32] . RFA 17.6.13; TS Đào Thế Anh, chuỗi giá trị lúa gạo Đồng bằng sông Cửu long:Chính sách nông
nghiệp và thương mại thiếu hiệu quả, NCKT 8.15, tr.24-36
[33] . Tô Văn Trường ,Bauxite Viet Nam 17.03.15
[34] . VNN 1.11.15; ‘Bát cơm vàng’ của Việt Nam đang biến mất,
http://dcpt.org/thoisu/baithoisu2015/vnv511.htm
[35] . https://luatvietnam.vn/dau-tu/luat-4-lct-hdnn8-quoc-hoi-1588-d1.html
[36] . Hoàng Quế, Dân chủ & Phát triển (DCPT) 27,12.03, tr. 27
[37] . TS Nguyễn Chiến Thắng, ThS Bùi Thị Hồng Ngọc, Thu hút FDI Hàn quốc vào VN: thực trạng và
định hướng”, NCKT 3.14, tr59-67, 64
[38] . Tạp chí CS, “Dầu tư trực tiếp nước ngoài vào lãnh vực xây dựng và bất động sản – thực trạng và
những vấn đề đặt ra, Nguyễn Thanh Nga & A-lếc-xơ Ua-ren, 11.2008, 60-66,tr. 60
[39] . SGTB 21.7.2018
[40] . SGTB 15.7.18 (https://www.thesaigontimes.vn/275054/nghich-ly-fdi.html).
[41] . VOV 30.8.18
[42] . FDI: Lỗ âm vốn chủ sở hữu nhưng vẫn hoạt động bình thường, SGTB 24.7.18
[43] . NCKT 3.14, tr. 65
[44] . TCCS 11.2008, sđd, tr. 64; NCKT 3.14, tr.65
[45] . TS Nguyễn Thị Kim Anh, chuyển giá và chống chuyển giá của các công ti xuyên quốc gia tại VN,
NCKT 4.13, tr. 47-53; TS Nguyễn Thị Lan, thực trạng chuyển giá của các công ti đa quốc gia
hoạt động trên lãnh thổ VN, NCKT 6.14, tr. 56-62
[46] . PGS TS Kê Khương Ninh, thực trạng nông hộ ở Đồng bằng song Cửu long sau 7 năm thực hiện
chính sách tam nông, NCKT 11.14, tr.63
[47] . Bùi Văn Dũng, nhà ở cho người lao động tại các khu công nghiệp VN, NCKT 1.14, tr.61-68.
[48] . NCKT 3.14, tr. 66
[49] . Zing VN 28.10.17
[50] . Vũ Dung, FDI và “bài toán” chuyển giao công nghệ, QĐND 23.11.17; VNEconomy đưa ra con
số rất khác biệt, VNE 26.11.18
[51] . Sđd; QĐND 23.11.17
[52] . Sđd
[53] . VNE 30.11.18
[54] . Trả lời phỏng vấn của báo Bild Chủ nhật ngày 17.4.05
[55] . Lương Minh Huân, Đặng Thị phương Hoa, tại sao doanh nghiệp VN không lớn lên được?, NCKT
12.14, tr. 28-37, 28
[56] . TBKTSG 13.4.16
[57] . Doanh nghiệp tính gia đình, NCKT 12.14, tr. 29-37
[58] . https://www.youtube.com/watch?v=KksGK-JrN_k
[59] . VOV 21.4.16.
[60] . VNEconomy 7.12.17
[61] . Nguyễn Văn Nam, Đỗ Thị Thanh Loan, phát triển ngành công nghiệp phụ trợ trong chiến lược
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở VN, NCKT 11.14, tr. 31-38
[62] . TS Vũ Hùng Cường, Bùi Trinh, doanh nghiệp ngoài nhà nước: vai trò và thực trạng, NCKT
10.14, 38
[63] . VNE 21.04.15
[64] . CP 22.10.15
[65] . VNECo. 22.12.18
[66] . Süddeusche Zeitung 27.11.17; Der Spiegel 5.2.18
[67] . CP 6.10.17
[68] . http://soha.vn/samsung-se-duoc-uu-dai-nhieu-hon-ve-thue-tai-viet-nam- 20170728134704975rf20171127222649593.htm, Soha 28.7.17
[69] . CP 26.7.17
[70] . VTV 26.7.17
[71] . Soha 28.7.17
[72] . VNEconomy 2.11.17
[73] . http://soha.vn/lai-ca-chuc-nghin-ty-moi-thang-ma-khong-phai-ban-tam-nhieu-ve-thue-loi-nhuan-cua-to-hop-samsung-viet-nam-tiep-tuc-tang-truong-phi-ma-20170912104537955rf20171127222649593.htm, Soha12.9.17; Nguyễn Quang Duy, Tại sao cứ nói „Samsung 100% nước ngoài“?, BBC 31.12.18
[74] . https://dantri.com.vn/kinh-doanh/ket-noi-cac-doanh-nghiep-viet-nhin-tu-chuyen-samsung-20171116235752017.htm
[75] . Lê Đăng Doanh, BBC 19.3.15
[76] . Nh.t.
[77] . http://soha.vn/lai-ca-chuc-nghin-ty-moi-thang-ma-khong-phai-ban-tam-nhieu-ve-thue-loi-nhuan-cua-to-hop-samsung-viet-nam-tiep-tuc-tang-truong-phi-ma-20170912104537955rf20171127222649593.htm,
Soha12.9.17
[78] . Ngô Nhân Dụng, Bao giờ dân ta làm được cái đinh ốc? Người Việt 6. 1.15
[79] . Infonet 7.10.17
[80] . TBKTSG 1.11.17
[81] . CP 26.7.17
[82] . Soha 23.11.17, Diễn đàn doanh nghiệp 26.11.17
[83] . VNEconomy 23.11.17
[84] . VNEconomy 27.11.17
[85] . CP 26.7.17
[86] . TN 21.4; BBC 23.4.16
[87] . TN 21.4.16
[88] . Nh.t
[89] . VNN 22.4.16
[90] . CP, VNN 22.4.16
[91] . VNN 22.4.16
[92] . BBC 23.4; VOA 24.4;VNN 22.4, facebook Lang Anh 23.4.16
[93] . VOV 23.4.16
[94] . CP 17.4.16
[95] . Tuổi trẻ (TT) 25.4.16
[96] . VOA 24.4.16
[97] . Dân trí 24.4.16
[98] . VNN 23.4.16
[99] . „Formosa nhập nhiều hóa chất cực độc“ TT 25.4.16
[100] . VNN 25.4.16
[101] . BBC 26.4.16
[102] . CAND 26.4.16
[103] . CAND 27.4, LĐ 27.4.16
[104] . Thanh niên (TN) 28.4.16
[105] . TN ,nh.t
[106] . VOA 28.4.16
[107] . Lao động 28.4.16
[108] . CS 27.2.12
[109] . Tuyên bố của các tổ chức xã hội dân sự độc lập về thảm họa quốc gia tại các tỉnh miền Trung,
29.4.16
[110] . Video họp báo ngày 30.6: http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20160630/truyen-hinh-truc-tiep-cong-bo-thu-pham-lam-ca-chet-hang-loat/1127773.html ; VNN 30.6.16
[111] . VNN 30.6.16
[112] . Trương Minh Tuấn, Bộ trưởng 4 T, Infonet 1.7.16
[113] . Lao động (LĐ), 17.10.16
[114] . CAND 20.10.16
[115] . Người Việt 18.10.16; Linh mục Anton Đặng Hữu Nam trả lời phỏng vấn của nhà báo Trần
Quang Thành, DQVN 19.10.16
[116] . Báo cáo chính trị ĐH 8: http://www.lichsuvietnam.vn/home.php?option=com_content&task=view&id=1164&Itemid=5
[117] . Báo cáo chính trị ĐH 9 http://www.vietnam.gov.vn/portal/page/portal/chinhphu/NuocCHXHCNVietNam/ThongTinTongHop/noidungvankiendaihoidang?categoryId=10000714&articleId=10038377
[118] . Nh.t.
[119] . https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-nghiep/Luat-doanh-nghiep-nha-nuoc-2003-14-2003-QH11-51698.aspx
[120] . PGS,TS Nguyễn Chí Hải, ThS Nguyễn Thanh Trọng, kiểm soát độc quyền đối với doanh nghiệp
nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở VN, NCKT 6.15, 3-11, 5.
[121] . Nh.t., tr. 6
[122] . http://www.pvn.vn/DataStore/Report/2016/bctc-pvn-2015.pdf
http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/noidungsolieungansachnhanuoc?categoryId=100003090&articleId=10056813
[123]. http://www.pvn.vn/pages/Default.aspx
[124].http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=1&mode=detail&document_id=95211
[125] . Infonet 27.4.17
[126] . HNTU 11, CP 7.5.15. Xem Chương bẩy, VIII.
[127] . Sđd
Âu Dương Thệ
Chúng tôi hiện đang cung cấp chương trình cho vay DỄ DÀNG và NHANH CHÓNG với lãi suất thấp 2% với thẻ ID hợp lệ và phù hợp để xác minh.
Trả lờiXóaBạn có thể gửi đơn xin vay của bạn cho bất kỳ số tiền vay cần thiết.
Chúng tôi cung cấp các khoản vay từ $ 5.000,00 USD Tối thiểu. $ 100.000,00 USD Tối đa.
Chúng tôi có tín dụng dài hạn tối đa từ năm (5) đến năm mươi (50) năm.
Chúng tôi cung cấp các loại khoản vay sau: vay dự án, vay tái cấp vốn, vay đầu tư thương mại, vay mua ô tô hoặc xe, vay sinh viên, hợp nhất nợ,
cho vay mua nhà, cho vay cá nhân, cho vay du lịch và nghỉ mát, cho vay Giáng sinh và năm mới.
Công ty chúng tôi cũng cần một người có thể là đại diện của công ty chúng tôi ở nước bạn.
Liên hệ với văn phòng của CÔNG TY CHO VAY TÀI CHÍNH CROWN TRUST qua email: crowntrustfinancialloanfirm@gmail.com
Gửi yêu cầu trả lời ngay lập tức của bạn đến: crowntrustfinancialloanfirm@gmail.com
Cảm ơn bạn đã bảo trợ của bạn!
Thành công của bạn bắt đầu với chúng tôi: JEFFEREY FRANK!
GIÁM ĐỐC CROWN TRUST VAY TÀI CHÍNH!
Email: crowntrustfinancialloanfirm@gmail.com