Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế
Vài năm sau này, cụm từ lỗi thằng đánh máy – xem chừng – thưa hẳn trên những trang báo của nước CHXHCNVN. Hỏi thăm mới biết rằng (với thời gian, cùng tuổi đời) mấy chả đều đã lần lượt chuyển qua từ trần ráo nạo. Đám hậu duệ thì vì không quan hệ và cũng chả tiền tệ nên cả lũ đành chạy xe ôm, chứ chả đứa nào chịu đút đầu vào làm một cái chân thư ký quèn ở xứ sở này. Địa vị thấp hèn, lương bổng thấp kém nhưng phải gánh chịu hết mọi lỗi lầm của nguyên cả một chế độ (ngu xuẩn) thì thằng nào mà chịu đời sao thấu.
Trám vào chỗ của thằng đánh máy, gần đây, có lẽ là thằng sứ quán. Nó hiện đang được thiên hạ nhắc đến thường xuyên. Nếu thằng công an nhũng nhiễu dân chúng trong nước ra sao thì thằng sứ quán cũng gây phiền hà, tương tự, đối với nhiều người Việt đang sống ở nước ngoài. Sự việc tệ hại đến độ mà ở Âu Châu đã phát động cả một CHIẾN DỊCH để đối phó với những thằng sứ quán.
Mới đây, tại Mỹ Châu lại có thêm một dự án vừa được ra đời với đôi lời giới thiệu ngắn gọn và minh bạch như sau:
Trang web này được lập ra với hai mục đích: giám sát tình trạng nhũng nhiễu lạm thu của các sứ quán Việt Nam và cung cấp thông tin quy trình, thủ tục làm giấy tờ và chi phí, để giảm thiểu số nạn nhân của các sứ quán.
Chúng tôi là một nhóm người Việt Nam đang sống và làm việc ở Silicon Valley. Từ nhiều năm nay, chúng tôi bị Tổng Lãnh sự quán San Francisco nhũng nhiễu lạm thu khi đến làm giấy tờ. Thông qua diễn đàn Tôi và Sứ quán, chúng tôi được biết vấn nạn này đã diễn ra nhiều năm nay, ở khắp mọi nơi, chứ không riêng gì ở Mỹ.
Sẵn có chút nghề trong người, chúng tôi quyết định làm trang web này, như là một cách để góp lửa với các anh chị em trên diễn đàn đàn Tôi và Sứ quán . Chúng tôi viết chương trình để tự động tải về các bài viết trên diễn đàn, rồi thống kê theo địa điểm sứ quán và loại nhũng nhiễu, tạo thành một báo cáo minh bạch để chứng minh đây là lỗi hệ thống, kéo dài trong nhiều năm, ở khắp mọi nơi, chứ không phải riêng lẻ như Bộ Ngoại giao giải thích…
Chúng tôi xác định đấu tranh với sứ quán là chuyện lâu dài và cam kết sẽ duy trì trang web này cho đến khi nào không còn nạn nhũng nhiễu lạm thu. Báo cáo Minh bạch Sứ quán sẽ được công bố 2 kỳ/năm. Chúng tôi còn nhiều dự định cho dự án này và sẽ sớm công bố trong thời gian sắp tới.
Giữa lúc nhân tâm ly tán, và vô cảm trở thành một vấn nạn lớn cho cả một dân tộc (như hiện cảnh) thì mọi nỗ lực hướng đến công ích – bất kể lớn/ nhỏ – đều phải được đón nhận với tất cả trân trọng cùng thiện cảm. Tôi vô cùng quí mến tinh thần dấn thân và tính minh bạch của những vị ̣đang chủ trương, điều hành dự án thượng dẫn.
Tuy thế, vấn đề e không phải do lỗi nơi thằng sứ quán mà ở thằng cơ chế. Trong một cuộc phỏng vấn dành cho blogger Nguyễn Thị Từ Huy (RFA) vào hôm 28 tháng 6 năm 2016, ông Đặng Xương Hùng – cựu lãnh sự Việt Nam tại Geneve – cho biết công chức bộ của Bộ Ngoại Giao ở nước ngoài “chỉ có lương cơ bản chừng khoảng 500 USD/ tháng.”
Với số tiền nhỏ nhoi này mà một nhân viên thuộc Toà Tổng Lãnh Sự ở Houston dùng để ăn sáng thì có thể dư nhưng ở San Francisco thì chắc thiếu, còn ở Washington (D.C) thì thiếu chắc! Thảo nào mà dư luận không ít điều tiếng eo sèo, và nhiều lời cay đắng:
– Trúc Bạch: Kể cũng tội, người ta bỏ ra rất nhiều, rất nhiều tiền để có một chân – lớn, nhỏ – trong Đại sứ quán, bây giờ là lúc “thu hoạch” để….trước là trả lãi ngân hàng, sau là để lấy lại vốn, rồi mới tới….lãi (chút ít) cho bản thân, vậy mà các anh chị em Việt kiều yêu nước lại không thông cảm được hay sao?
– Hương Vũ: Trừ đại sứ được cấp nhà riêng, tất cả ở phòng tập thể. Thường thì 4 người chung 1 phòng 20m, họp hành ngoại giao thì lúc nào quần áo cũng sực nức mùi xào rán bởi quần áo lưu cữu trong gian phòng chật hẹp. Chế độ bảo hiểm y tế, tai nạn như cccc, trợ giá học tập hay trợ giúp hoàn cảnh gia đình gì, hoàn toàn không. Sống ở các nước tư bản trường lớp công được free thì đỡ, sống ở các nước thổ dân phải đóng tiền học cho con cái thì số tiền lương coi như chẳng bõ chua mép dép. Mà để có 1 chân trong sứ quán, các mẹ tưởng bần nông chân đất mắt toét đi thi tuyển công chức là nghiễm nhiên có 1 chỗ ấm êm trong sứ quán á há há??? Thế mà các mẹ đòi hỏi họ phải phục vụ các mẹ cách công chính, không lạm thu, không phiền nhiễu. Xin lỗi các mẹ, chân chạm xuống đất 1 tý nhìn đời thực tế hơn đi. Sống và làm việc cách công chính như nhân viên sứ quán các nước khác, nhân viên sứ quán VN chỉ còn cách cắn dép gặm không khí qua ngày.
Nói thế (“cắn dép gặm không khí qua ngày”) e hơi quá lời nhưng cũng khó chối được rằng Nhà Nước VN chỉ trả lương tượng trưng, đủ để công nhân viên mua sắm quần áo và ăn sáng đến sở làm thôi. Đến nơi rồi họ mới tìm mọi cách “kiếm thêm” để trang trải cho cuộc sống. Số tiền phụ thu này bị coi là lạm thu, nếu nhìn với đôi mắt khắt khe. Bao dung và khách quan mà nói thì đây thực chất chỉ là một thứ “thuế gián thu – indirect tax” – mà nhà nước thu (khéo) qua tay của đám quan chức khốn khổ và khốn nạn thôi. Blogger Nguyễn Anh Tuấn đã có đôi lời tinh tế: “Bi kịch của những người cán bộ này, cũng như nhiều người Việt Nam khác dưới thể chế này, là cùng lúc phải đóng cả hai vai thủ phạm và nạn nhân trong rất nhiều hoàn cảnh, đôi khi trộn lẫn vào nhau đến mức không thể phân biệt. Dối trá sinh ra từ đây mà hèn hạ cũng từ đây.”
Thế trên Bộ có biết không nhỉ? Biết tất. Không có loại thuế gián thu này thì Bộ Ngoại Giao chưa chắc tồn tại được đến … bẩy ngày! Bộ Công An, Bộ Y Tế, Bộ Giáo Dục, Bộ Giao Thông … cũng đều vậy cả. Bởi vậy, “mập mờ và gian dối” là chuyện tất nhiên. Và hống hách là hệ quả tất yếu. Cái thái độ thường bị “hiểu lầm” là “cửa quyền” của các ông/bà quan chức của nước ta, chả qua, chỉ để khoả lấp cái mặc cảm do những việc làm khuất tất của họ mà thôi.
Nên chi chả riêng chi thằng sứ quán. Thằng công an, thằng bác sỹ, thằng thầy giáo … đều phải kiếm cách thu (thêm) mới đủ ăn và chung chi cho thượng cấp. Chớ có thằng nào được trả lương đàng hoàng đâu, và cũng chả thằng nào không “chạy” mà có được chỗ ngồi. Đây là chủ trương nhất quán của ĐCSVN và được áp dụng xuyên suốt khắp chốn, trên mọi nẻo đường, trong mọi ngõ ngách, và ở tất cả các cơ quan: nhà tù, nhà thương, toà án, học đường …
Bởi thế, nghe các bạn “xác định đấu tranh với sứ quán là chuyện lâu dài và cam kết sẽ duy trì trang web này cho đến khi nào không còn nạn nhũng nhiễu lạm thu” khiến tôi có hơi ái ngại. Ngại rằng chúng ta sẽ mất rất nhiều thời giờ mà không mang lại được kết quả mong muốn vì vấn đề không nằm nơi thằng sứ quán mà ở thằng cơ chế. Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100.
Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao.
Tưởng Năng Tiến
12/2019
Năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/180 với mức điểm 33/100 về chỉ số tham nhũng. |
Vài năm sau này, cụm từ lỗi thằng đánh máy – xem chừng – thưa hẳn trên những trang báo của nước CHXHCNVN. Hỏi thăm mới biết rằng (với thời gian, cùng tuổi đời) mấy chả đều đã lần lượt chuyển qua từ trần ráo nạo. Đám hậu duệ thì vì không quan hệ và cũng chả tiền tệ nên cả lũ đành chạy xe ôm, chứ chả đứa nào chịu đút đầu vào làm một cái chân thư ký quèn ở xứ sở này. Địa vị thấp hèn, lương bổng thấp kém nhưng phải gánh chịu hết mọi lỗi lầm của nguyên cả một chế độ (ngu xuẩn) thì thằng nào mà chịu đời sao thấu.
Trám vào chỗ của thằng đánh máy, gần đây, có lẽ là thằng sứ quán. Nó hiện đang được thiên hạ nhắc đến thường xuyên. Nếu thằng công an nhũng nhiễu dân chúng trong nước ra sao thì thằng sứ quán cũng gây phiền hà, tương tự, đối với nhiều người Việt đang sống ở nước ngoài. Sự việc tệ hại đến độ mà ở Âu Châu đã phát động cả một CHIẾN DỊCH để đối phó với những thằng sứ quán.
Mới đây, tại Mỹ Châu lại có thêm một dự án vừa được ra đời với đôi lời giới thiệu ngắn gọn và minh bạch như sau:
Trang web này được lập ra với hai mục đích: giám sát tình trạng nhũng nhiễu lạm thu của các sứ quán Việt Nam và cung cấp thông tin quy trình, thủ tục làm giấy tờ và chi phí, để giảm thiểu số nạn nhân của các sứ quán.
Chúng tôi là một nhóm người Việt Nam đang sống và làm việc ở Silicon Valley. Từ nhiều năm nay, chúng tôi bị Tổng Lãnh sự quán San Francisco nhũng nhiễu lạm thu khi đến làm giấy tờ. Thông qua diễn đàn Tôi và Sứ quán, chúng tôi được biết vấn nạn này đã diễn ra nhiều năm nay, ở khắp mọi nơi, chứ không riêng gì ở Mỹ.
Sẵn có chút nghề trong người, chúng tôi quyết định làm trang web này, như là một cách để góp lửa với các anh chị em trên diễn đàn đàn Tôi và Sứ quán . Chúng tôi viết chương trình để tự động tải về các bài viết trên diễn đàn, rồi thống kê theo địa điểm sứ quán và loại nhũng nhiễu, tạo thành một báo cáo minh bạch để chứng minh đây là lỗi hệ thống, kéo dài trong nhiều năm, ở khắp mọi nơi, chứ không phải riêng lẻ như Bộ Ngoại giao giải thích…
Chúng tôi xác định đấu tranh với sứ quán là chuyện lâu dài và cam kết sẽ duy trì trang web này cho đến khi nào không còn nạn nhũng nhiễu lạm thu. Báo cáo Minh bạch Sứ quán sẽ được công bố 2 kỳ/năm. Chúng tôi còn nhiều dự định cho dự án này và sẽ sớm công bố trong thời gian sắp tới.
Giữa lúc nhân tâm ly tán, và vô cảm trở thành một vấn nạn lớn cho cả một dân tộc (như hiện cảnh) thì mọi nỗ lực hướng đến công ích – bất kể lớn/ nhỏ – đều phải được đón nhận với tất cả trân trọng cùng thiện cảm. Tôi vô cùng quí mến tinh thần dấn thân và tính minh bạch của những vị ̣đang chủ trương, điều hành dự án thượng dẫn.
Tuy thế, vấn đề e không phải do lỗi nơi thằng sứ quán mà ở thằng cơ chế. Trong một cuộc phỏng vấn dành cho blogger Nguyễn Thị Từ Huy (RFA) vào hôm 28 tháng 6 năm 2016, ông Đặng Xương Hùng – cựu lãnh sự Việt Nam tại Geneve – cho biết công chức bộ của Bộ Ngoại Giao ở nước ngoài “chỉ có lương cơ bản chừng khoảng 500 USD/ tháng.”
Với số tiền nhỏ nhoi này mà một nhân viên thuộc Toà Tổng Lãnh Sự ở Houston dùng để ăn sáng thì có thể dư nhưng ở San Francisco thì chắc thiếu, còn ở Washington (D.C) thì thiếu chắc! Thảo nào mà dư luận không ít điều tiếng eo sèo, và nhiều lời cay đắng:
– Trúc Bạch: Kể cũng tội, người ta bỏ ra rất nhiều, rất nhiều tiền để có một chân – lớn, nhỏ – trong Đại sứ quán, bây giờ là lúc “thu hoạch” để….trước là trả lãi ngân hàng, sau là để lấy lại vốn, rồi mới tới….lãi (chút ít) cho bản thân, vậy mà các anh chị em Việt kiều yêu nước lại không thông cảm được hay sao?
– Hương Vũ: Trừ đại sứ được cấp nhà riêng, tất cả ở phòng tập thể. Thường thì 4 người chung 1 phòng 20m, họp hành ngoại giao thì lúc nào quần áo cũng sực nức mùi xào rán bởi quần áo lưu cữu trong gian phòng chật hẹp. Chế độ bảo hiểm y tế, tai nạn như cccc, trợ giá học tập hay trợ giúp hoàn cảnh gia đình gì, hoàn toàn không. Sống ở các nước tư bản trường lớp công được free thì đỡ, sống ở các nước thổ dân phải đóng tiền học cho con cái thì số tiền lương coi như chẳng bõ chua mép dép. Mà để có 1 chân trong sứ quán, các mẹ tưởng bần nông chân đất mắt toét đi thi tuyển công chức là nghiễm nhiên có 1 chỗ ấm êm trong sứ quán á há há??? Thế mà các mẹ đòi hỏi họ phải phục vụ các mẹ cách công chính, không lạm thu, không phiền nhiễu. Xin lỗi các mẹ, chân chạm xuống đất 1 tý nhìn đời thực tế hơn đi. Sống và làm việc cách công chính như nhân viên sứ quán các nước khác, nhân viên sứ quán VN chỉ còn cách cắn dép gặm không khí qua ngày.
Nói thế (“cắn dép gặm không khí qua ngày”) e hơi quá lời nhưng cũng khó chối được rằng Nhà Nước VN chỉ trả lương tượng trưng, đủ để công nhân viên mua sắm quần áo và ăn sáng đến sở làm thôi. Đến nơi rồi họ mới tìm mọi cách “kiếm thêm” để trang trải cho cuộc sống. Số tiền phụ thu này bị coi là lạm thu, nếu nhìn với đôi mắt khắt khe. Bao dung và khách quan mà nói thì đây thực chất chỉ là một thứ “thuế gián thu – indirect tax” – mà nhà nước thu (khéo) qua tay của đám quan chức khốn khổ và khốn nạn thôi. Blogger Nguyễn Anh Tuấn đã có đôi lời tinh tế: “Bi kịch của những người cán bộ này, cũng như nhiều người Việt Nam khác dưới thể chế này, là cùng lúc phải đóng cả hai vai thủ phạm và nạn nhân trong rất nhiều hoàn cảnh, đôi khi trộn lẫn vào nhau đến mức không thể phân biệt. Dối trá sinh ra từ đây mà hèn hạ cũng từ đây.”
Thế trên Bộ có biết không nhỉ? Biết tất. Không có loại thuế gián thu này thì Bộ Ngoại Giao chưa chắc tồn tại được đến … bẩy ngày! Bộ Công An, Bộ Y Tế, Bộ Giáo Dục, Bộ Giao Thông … cũng đều vậy cả. Bởi vậy, “mập mờ và gian dối” là chuyện tất nhiên. Và hống hách là hệ quả tất yếu. Cái thái độ thường bị “hiểu lầm” là “cửa quyền” của các ông/bà quan chức của nước ta, chả qua, chỉ để khoả lấp cái mặc cảm do những việc làm khuất tất của họ mà thôi.
Nên chi chả riêng chi thằng sứ quán. Thằng công an, thằng bác sỹ, thằng thầy giáo … đều phải kiếm cách thu (thêm) mới đủ ăn và chung chi cho thượng cấp. Chớ có thằng nào được trả lương đàng hoàng đâu, và cũng chả thằng nào không “chạy” mà có được chỗ ngồi. Đây là chủ trương nhất quán của ĐCSVN và được áp dụng xuyên suốt khắp chốn, trên mọi nẻo đường, trong mọi ngõ ngách, và ở tất cả các cơ quan: nhà tù, nhà thương, toà án, học đường …
Bởi thế, nghe các bạn “xác định đấu tranh với sứ quán là chuyện lâu dài và cam kết sẽ duy trì trang web này cho đến khi nào không còn nạn nhũng nhiễu lạm thu” khiến tôi có hơi ái ngại. Ngại rằng chúng ta sẽ mất rất nhiều thời giờ mà không mang lại được kết quả mong muốn vì vấn đề không nằm nơi thằng sứ quán mà ở thằng cơ chế. Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100.
Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao.
Tưởng Năng Tiến
12/2019
Không có nhận xét nào