Quân đội Trung Quốc tuần này đã thực
hiện phóng thử tên lửa phóng từ tàu ngầm mới, loại có khả năng mang theo
đầu đạn hạt nhân bắn vào toàn bộ nước Mỹ, theo các quan chức Bộ Quốc
phòng Mỹ.
Trung Quốc thử tên lửa phóng từ tàu ngầm có thể bắn tới Mỹ |
Trung
Quốc thử tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm JL-3 mới vào ngày Chủ Nhật
(22/12) tại Biển Bột Hải, ngoài khơi bờ biển miền bắc Trung Quốc. Tên
lửa JL-3 được phóng từ tàu ngầm tên lửa đạn đạo lớp Jin, Washington
Times dẫn thông tin từ hai quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ giấu tên.
Mỹ
theo dõi vụ phóng thử tên lửa của Trung Quốc bằng hệ thống vệ tinh tình
báo và các nền tảng khác từ một vị trí trên Biển Bột Hải. Tên lửa này
được cho là bay về phía tây.
Những
thông tin chi tiết khác về vụ phóng thử JL-3 nêu trên của Trung Quốc
không được tiết lộ, cũng không có thông tin vụ thử nghiệm này có thành
công hay không.
Phát
ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ David W. Eastburn phát biểu công khai với
báo giới rằng ông không có thông tin về vụ phóng thử JL-3 của Trung
Quốc.
JL-3
là một phần của lực lượng hạt nhân chiến lược của Trung Quốc, trong đó
bao gồm tên lửa tàu ngầm mới, tên lửa mặt đất mới như DF-41 mang đa đầu
đạn, và phát triển oanh tạc cơ chiến lược mới, cũng như nâng cấp các
chiến đấu cơ mang đầu đạn hạt nhân cũ hơn.
Vụ
thử hôm 22/12 ít nhất là vụ phóng thử JL-3 lần thứ tư trong hai năm
qua, một dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đang phát triển nhanh chóng loại
vụ khí này.
Vụ
thử JL-3 đầu tiên diễn ra vào tháng 12/2018 và hai vụ thử tiếp theo
được Trung Quốc thực hiện vào tháng Sáu và tháng Mười năm nay.
Cũng
giống như vụ thử hôm 22/12, vụ thử JL-3 hồi tháng Mười cũng diễn ra tại
Biển Bột Hải và tên lửa bay về hướng tây tới một khu vực trên sa mạc
Gobi.
Việc
phóng thử tên lửa từ tàu ngầm lớp Jin cho thấy JL-3 mới có thể được
trang bị thêm vào 6 tàu ngầm lớp Jin đã được triển khai của Trung Quốc.
JL-3 là hệ thống tên lửa mới với tầm bắn ước đạt 5.600 dặm. Loại tên lửa thế hệ trước đó, JL-2 có tầm bắn 4.350 dặm.
Đại
úy Hải quân về hưu James E. Fanell nói rằng vụ thử tên lửa trước Giáng
sinh này, nếu được xác nhận, thì “không chỉ cho thấy sự tiến bộ của Hải
quân Trung Quốc về công nghệ tên lửa phóng từ tàu ngầm, mà cũng là thông
điệp cho Mỹ và thế giới về mục đích chiến lược của Bắc Kinh là buộc Mỹ
phải chịu rủi ro từ đe dọa hạt nhân của Trung Quốc”.
“Thực
sự là Trung Quốc đang đặt ra mối đe dọa hiện hữu với hòa bình và an
ninh thế giới giống như những gì Liên Xô đã đặt ra 30 năm trước,” ông
James E. Fanell nói thêm.
Truyền
thông nhà nước Trung Quốc đã từng công khai kế hoạch của nước này trong
việc sử dụng tên lửa phóng từ tàu ngầm để tấn công nước Mỹ.
Tờ
Hoàn cầu Thời báo, cơ quan của Đảng Cộng sản Trung Quốc, trong một bài
báo năm 2013 đã phác họa các kế hoạch Trung Quốc tấn công vào miền Tây
nước Mỹ bằng tên lửa hạt nhân phóng từ tàu ngầm, có thể giết tới 12
triệu người Mỹ.
Trong
bài báo đó, Hoàn cầu Thời báo đã sử dụng các bản đồ hiển thị những khu
vực có thể bị đánh bom hạt nhân, tuyên bố rằng các tên lửa hạt nhân JL-2
sẽ nhắm mục tiêu vào các khu vực tại Seattle, San Francisco và Los
Angeles và phóng xạ có thể phát tán tận tới Chicago ở miền cực đông.
“Nói
chung, sau khi một quả tên lửa tấn công vào một thành phố, bụi phóng xạ
do 20 đầu đạn hạt nhân phát ra sẽ bị phát tán hàng nghìn kilomet nhờ
gió,” Hoàn cầu Thời báo nói. “Dựa vào công nghệ đầu đạn hạt nhân nhỏ
tương đương một triệu tấn thuốc nổ TNT của Trung Quốc, 12 tên lửa hạt
nhân JL-2 trên một chiếc tàu ngầm hạt nhân Type 094 có thể giết chết từ 5
triệu tới 12 triệu người, tạo ra được hiệu ứng răn đe rất rõ ràng.”
Đô
đốc Philip S. Davidson, chỉ huy Bộ Chỉ huy Ấn Độ – Thái Bình Dương của
Bộ Quốc phòng Mỹ, đã tiết lộ trong phát biểu tại Diễn đàn An ninh Aspen
đầu năm nay rằng Trung Quốc đã từng thử tên lửa đạn đạo hạt nhân mới
trong vòng 24 giờ sau bài phát biểu của Tướng Ngụy Phượng Hòa hôm 2/6
tại Đối thoại Shangri-La, Singapore. Tên lửa đạn đạo hạt nhân mới mà Đô
đốc Philip S. Davidson đề cập chính là JL-3.
Vị
tướng 4 sao của Hải quân Mỹ cũng gọi bài phát biểu của Tướng Ngụy
Phượng Hòa tại Singapore hồi tháng Sáu là “thúc đẩy” cho sự quyết đoán
nói chung của Trung Quốc trong việc tìm cách thống trị Châu Á và Tây
Thái Bình Dương.
Vụ
thử JL-3 hôm 22/12 diễn ra chỉ 4 ngày sau khi lãnh đạo quân đội có
quyền lực nhất Trung Quốc, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương, Tướng Hứa Kỳ
Lượng tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Taro Kono tại Bắc Kinh.
Trong
quá khứ, Nhật Bản là đối thủ chính của Trung Quốc và đã từng là mục
tiêu khẩu chiến của các nhà lãnh đạo quân đội Trung Quốc.
Bộ
Quốc phòng Mỹ trong báo cáo hàng năm mới nhất cho biết cùng với việc
phát triển tên lửa JL-3, quân đội Trung Quốc cũng đang sản xuất tàu ngầm
tên lửa thế hệ tiếp theo, Type 096.
So
với Type 094, tàu ngầm thế hệ mới Type 096 ít tiếng ồn hơn và khiến cho
nó khó bị đối phương phát hiện khi hoạt động. Type 096 được cho là sẽ
được Trung Quốc triển khai vào đầu những năm 2020 và sẽ được trang bị
tên lửa JL-3.
Bộ
Quốc phòng Trung Quốc chưa đưa ra phát ngôn chính thức về vụ thử tên
lửa JL-3 gần nhất. Nhưng sau vụ thử loại tên lửa này hồi tháng Sáu, Phát
ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Nhậm Quốc Cường nói rằng “Việc Trung
Quốc thực hiện nghiên cứu và thử nghiệm khoa học theo kế hoạch là điều
bình thường”.
“Vụ
thử này không nhằm mục tiêu chống lại bất kỳ quốc gia hay thực thể cụ
thể nào. Trung Quốc theo đuổi chính sách quốc phòng mang bản chất phòng
vệ và chiến lược quân sự phòng vệ chủ động, và việc phát triển vũ khí và
thiết bị quân sự của chúng tôi là để đáp ứng yêu cầu cơ bản về bảo vệ
an ninh quốc gia Trung Quốc,” ông Nhậm Quốc Cường nói.
Xuân Thành
(Trí thức VN)
Không có nhận xét nào