Trung Quốc đã cảnh cáo hoạt động khai
thác dầu khí trên Biển Đông của tập đoàn dầu khí nhà nước Nga Rosneft,
nhưng Điện Kremlin không chấp nhận, theo nhận định của hai nhà phân tích
cấp cao của Viện Chính sách Chiến lược Úc (ASPI), khi họ đề cập “phải
chăng siêu cường Nga cũng quan tâm đến quyền lợi của mình ở Biển Đông?”.
Thủy thủ hải quân Nga - Ảnh: Reuters |
Trang
National Interest ngày 21.12 khi tham dự hội nghị các Ngoại trưởng
ASEAN (Hiệp hội các nước Đông Nam Á) ở thủ đô Bangkok của Thái Lan trong
năm nay, ở một cuộc gặp bên lề, Ngoại trưởng Vương Nghị của Trung Quốc
yêu cầu đồng nhiệm Nga Sergei Lavrov rằng phải chấm dứt hoạt động của
Rosneft ở Biển Đông, và ông Lavrov được cho là đã không chấp nhận lời đề
nghị này.
Rosneft không ngán lời cảnh cáo của Trung Quốc...
Chính
phủ Nga sở hữu một nửa cổ phần Rosneft, và tập đoàn này không phải
“người lạ” ở Biển Đông. Từ năm 2013, Rosneft đã điều hành một dự án khai
thác-sản xuất khí ở Lô 06.1 tại vùng biển Nam Côn Sơn (miền Nam Việt
Nam) và từ năm 2018, Rosneft cùng Việt Nam mở rộng các dự án khai thác
khí ở Vùng Đặc quyền kinh tế EEZ của Việt Nam, gồm khoan hai giếng khí ở
khu vực này.
Skip
Trong
bối cảnh Trung Quốc tăng sức ép khẳng định yêu sách chủ quyền vô lý
trên Biển Đông, các hoạt động của Rosneft đã khiến Bắc Kinh chú ý và khó
chịu. Trung Quốc đã ngang ngược công bố bản đồ “đường lưỡi bò 9 đoạn”
và “vun vén” cả Lô 06.1 trong EEZ của Việt Nam thành của mình!
EEZ
của Việt Nam đã được công nhận theo Công ước LHQ về Luật Biển 1982
(UNCLOS). Nhưng căng thẳng đã dâng cao hồi tháng 7.2019, khi tàu cảnh
sát biển Việt Nam ngăn chặn đội tàu hải cảnh Trung Quốc vũ trang hạng
nặng hộ tống tàu thăm dò Hải Dương 8 vào tận EEZ của Việt Nam, nhằm ngăn
chặn hoạt động khai thác dầu khí giữa Việt Nam với Rosneft ở gần Bãi Tư
Chính giàu tài nguyên của Việt Nam. Trung Quốc cũng đã ngang ngược
tuyên bố chủ quyền bãi này.
Việt
Nam đã cáo buộc Trung Quốc xâm phạm lãnh thổ, nhưng Bắc Kinh nói nhiệm
vụ thăm dò địa chất của tàu Hải Dương là “chính đáng và hợp lý”, và việc
nước ngoài khai thác dầu khí ở Bãi Tư Chính là xâm phạm quyền lợi của
Trung Quốc. Đến tháng 10 thì tàu Hải Dương 8 rời đi, sau khi đã thực
hiện ít nhất 3 chuyến đi vi phạm EEZ và thềm lục địa của Việt Nam.
Chính
sách của Bắc Kinh về các dự án tài nguyên trên Biển Đông đã rõ ràng thế
này: “Nếu không có sự cho phép của chính phủ Trung Quốc, thì không một
quốc gia, tổ chức, công ty hoặc cá thể nào được quyền khai thác dầu khí
và hoạt động thăm dò trong vùng biển thuộc quyền tài phán của Trung
Quốc”.
Nhưng
bất chấp Trung Quốc liên tục cảnh cáo (nhưng không dọa trả đũa) Rosneft
đã không chấm dứt các hoạt động. Và khi thực hiện chuyến thăm chính
thức Nga lần thứ hai, Tổng thống Rodrigo Duterte đã mời gọi Rosneft thăm
dò dầu khí ở vùng biển của Philippines trên Biển Đông. Đại sứ Nga tại
Philippines, ông Igor Khovaev cũng mời các công ty Philippines “cùng các
công ty thăm dò- khai thác dầu khí ở Nga”. Hồi tháng 11, một đoàn
chuyên gia Rosneft đã đến Manila, cùng Bộ Năng lượng Philippines bàn
luận khả năng liên doanh thăm dò- khai thác năng lượng xa bờ.
Trung
Quốc đã ngang ngược tuyên bố chủ quyền hầu như toàn bộ Biển Đông, bất
chấp phán quyết năm 2006 của Tòa án trọng tài thường thực (PCA) vốn
tuyên Trung Quốc không hề có “chủ quyền lịch sử” trên Biển Đông, và PCA
bác bỏ “bản đồ đường lưỡi bò 9 đoạn” mà Bắc Kinh tự vẽ, gồm các Vùng EEZ
200 hải lý của những quốc gia ven biển Đông như Việt Nam, Philippines,
Malaysia và Brunei (4/10 nước thành viên ASEAN).
Nga
giữ vị thế trung lập trong cuộc tranh chấp chủ quyền Biển Đông, tuyên
bố không “về phe” với bất kỳ bên nào. Cho đến nay, phản ứng của Nga đều
phản ánh quan niểm này. Quan hệ Nga-Trung cũng ấm lên trong thời gian
qua, và đầu năm 2019, Moscow cùng Bắc Kinh nâng quan hệ lên cấp “đối tác
chiến lược toàn diện”, với Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc mô tả
quan hệ song phương này là “tốt nhất trong lịch sử”.
Hai
nhà phân tích Huong Le Thu và Sunny Cao ở ASPI nhận định: sự hiện diện
của Nga ở Biển Đông sẽ gây phức tạp cho cuộc tranh chấp chủ quyền Biển
Đông giữa Trung Quốc với các nước láng giềng. Nếu Philippines tham gia
liên doanh với Rosneft, Nga có thể khởi động một vai trò lớn hơn tại khu
vực.
Nga
cũng là đối tác quốc phòng chủ lực lâu năm của Việt Nam, cả về chiến
lược lẫn quân sự. Năm 2018, Việt-Nga đã ký một thỏa thuận hợp tác quốc
phòng từ năm 2018 đến năm 2020, và hai bên đồng ý hợp tác quốc phòng
trong giai đoạn 2019-2023. Hồi năm 2012, Việt-Nga cũng nâng quan hệ song
phương lên cấp đối tác chiến lược toàn diện.
...và làm gương cho các công ty dầu khí quốc tế khác
Bài
viết tiếp tục: “Dù Moscow tuyên bố sẽ không liên quan cuộc tranh chấp
chủ quyền, khi tiếp tục làm việc với Việt Nam thông qua Rosneft, Nga đã
bày tỏ sự ủng hộ dành cho Việt Nam. Nếu Rosneft vẫn kiên cường trước các
toan tính của Trung Quốc, tập đoàn này có thể nêu gương cho các công ty
thương mại dầu khí quốc tế khác đồng ý tham gia các dự án liên doanh ở
vùng biển tranh chấp này”.
Theo
hai tác giả, phản ứng của Bắc Kinh trước dự án liên doanh giữa Việt Nam
với Rosneft đã giảm độ hung hăng, so với những lần trước đây Bắc Kinh
đã cảnh cáo Việt Nam nên từ bỏ các dự án khai thác dầu khí với các công
ty nước ngoài, tuyên bố hoạt động này đe dọa chủ quyền lãnh thổ của
Trung Quốc.
Hai
nhà phân tích đặt dấu hỏi: “Nếu Philippines hợp tác thăm dò-khai thác
năng lượng với Nga, đấy sẽ là thêm một tầng nấc phức tạp cho cuộc tranh
chấp Biển Đông. Bắc Kinh cần chia sẻ nguồn lực cả với Manila lẫn Moscow,
song hành với các thỏa thuận hợp tác thăm dò-khai thác tài nguyên với
Manila.
Và
nếu dự án Nga-Philippines giành được vàng dưới dạng dầu hoặc khí đốt,
Trung Quốc sẽ phản ứng thế nào? Và Bắc Kinh sẽ đối phó thế nào với việc
Nga khai thác tài nguyên với Philippines và các dự án khí đốt với Việt
Nam, ngay trong vùng lãnh hải mà Trung Quốc tự nhận là của mình? Các câu
hỏi này nay rất quan trọng, khi xem ra Trung Quốc và Philippines đang ở
giai đoạn cuối của việc đạt đến một thỏa thuận hợp tác khai thác”.
Mỹ Trinh (theo National Interest)
(Một Thế giới)
Không có nhận xét nào