Ông Chủ tịch nước - Tổng Bí thư
Nguyễn Phú Trọng, đang trong giai đoạn thứ ba của đời người
(sinh-lão-bệnh-tử). Cái giai đoạn cận tử, và ông có vẻ đang vắt sức lực
sau cùng để đốt những gì có thể.
Câu
chuyện “đến mức phải kỷ luật” của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đem lại
nhiều suy nghĩ. Sai phạm của ông Hải theo kết luận ngày 9/12 của Ủy ban
Kiểm tra Trung ương. Theo đó, liên quan đến dự án mở rộng sản xuất giai
đoạn II – Công ty gang thép Thái Nguyên (dự án TISCO II). Cụ thể hơn,
ngày 21/4/2013, Văn phòng Chính phủ có Văn bản số 3136 thông báo ý kiến
của Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải gửi Bộ Công thương và VNS đồng ý cho
HĐQT VNS quyết định, chịu trách nhiệm việc điều chỉnh tổng mức đầu tư dự
án.
Như
vậy, bất chấp ý kiến của Bộ Xây dựng và Bộ Tài chính, Phó Thủ tướng
Hoàng Trung Hải vẫn đưa ra chỉ đạo mà hệ quả lâu dài là khiến dự án càng
thua lỗ hàng ngàn tỷ đồng.
Sai
phạm liên quan trong 2 năm (2013-2014), nhưng tại ĐH XII ông vẫn được
bầu vào Bộ Chính trị (cơ quan tinh hoa của ĐCSVN), ĐBQH khoá XIV, và là
Bí thư Thành uỷ Hà Nội.
Nếu đây không phải là một câu chuyện điều hoà quyền lực giữa các nhóm chính trị trong nước thì nó là gì?
Nguyên lý vận hành sẽ là nhóm A mạnh lên thì các chức vụ quan trọng và số ghế Bộ Chính trị sẽ được lấp đầy và ngược lại.
Khi
“chỉnh đốn Đảng” được đặt ra trong tình thế nguy cấp của chế độ, ông
Nguyễn Phú Trọng đã thu hút được cái nhìn của phần lớn Bộ Chính trị để
từ đó ông có đủ quyền lực để “dọn dẹp” sai phạm liên quan đến tham
nhũng.
Và
“minh quân” đối với ứng phó các vấn đề trong Đảng, ông Trọng xứng đáng
được nhận. Và như blogger Người Buôn gió, ông Trọng đang “say máu”(?).
Thế
nhưng câu chuyện của ông Hoàng Trung Hải cũng thể hiện đậm nét cái gọi
là “vật đổi sao dời”. Và khi ông Trọng mất đi, ai sẽ là “minh quân”? Và
“minh quân” đó có phải là đại diện cho một nhóm chính trị?
Thế
nên, chúng ta chấp nhận một suy nghĩ mang tính tương đối: ông Trọng
đang xoá tham nhũng hoặc thậm chí phe phái trong đảng nhằm quy quyền lực
về một mối dưới cụm từ “thống nhất trong đảng”.
Thế
nhưng, nếu chỉ dừng tại đó thì không khác gì ông tự đào huyệt chính trị
cho chính mình và bản thân tổ chức đảng khi ông mất đi. Bởi mọi thứ sẽ
tái lặp lại, một Vũ Huy Hoàng, Trương Minh Tuấn, Nguyễn Bắc Son, Hoàng
Trung Hải,... sẽ hiện diện trở lại. Và vai trò của Uỷ ban kiểm tra Trung
ương sẽ trở về vị trí thứ yếu.
“Cái
lò” là cách nói ví von của chính ông Chủ tịch nước - Tổng Bí thư Nguyễn
Phú Trọng đối với chiến dịch chống tham nhũng và chỉnh đốn đảng. Cách
ví von này lại thể hiện sự giới hạn của “cái lò”, đồng nghĩa “lò” đến
lúc sẽ không còn đủ sức chứa “củi khô, củi tươi” để đốt. Và giới hạn của
“lò” sẽ ở ngưỡng 1-2 kỳ Đại hội (10 năm).
Facebooker Menras André nhận xét tinh tế về chiến dịch của ông Trọng: "Về
sông Tô Lịch và công nghệ, tôi không dám nói vì không phải là nghề của
tôi. Nhưng về thể chế này, với từ cách là một công dân Việt Nam có ý
thức và trách nhiệm,, tôi có thể nói: không có bất cứ 'lò' nào hiệu quả
hơn nền dân chủ đề làm nó sạch đến... cùng."
Thực
tế, bất chấp trước thời điểm Đại hội là thời kỳ “giấu mình” của một bộ
phận không nhỏ cán bộ đảng viên trung cao cấp, các sai phạm lớn nhỏ vẫn
diễn ra trong thời kỳ “đốt lò”.
Ông
Trọng sẽ yếu đi nhiều dưới sức nóng của “lò” và khối lượng ngày càng
lớn của chiến dịch. Nhưng trước khi bước qua thế giới bên kia, liệu ông
có “hồi quang phản chiếu” (sự tỉnh táo, soi mình trong thời khắc cuối
đời)? Về những quan chức tham nhũng đến mức “phải kỷ luật” hiện nay có
phần góp sức không nhỏ của ông trong thời kỳ làm Chủ tịch Quốc Hội, rồi
Tổng Bí thư ĐCSVN? Và liệu ông có từng nghĩ về cải cách thể chế như một
dấu chấm son chói lọi trong sự nghiệp của ông, giúp cho ông ghi vào danh
sách nhân vật lịch sử nổi bật của Việt Nam thời kỳ hiện đại?
(VNTB)
Không có nhận xét nào