Cựu thủ tướng Anh Tony Blair 'tái xuất giang hồ' lên tiếng về Đảng Lao động vừa thất cử và cho rằng ban lãnh đạo hiện nay của 'sống trong ảo mộng' của một ý thức hệ cũ kỹ.
Trả lời kênh CNN hôm 20/12/2019, đúng ngày Quốc hội Anh bỏ phiếu thông qua Brexit, ông Blair không tiếc lời phê phán ban lãnh đạo hiện thời của đảng Lao động mà ông từng nắm.
Dưới sự lãnh đạo của ông Jeremy Corbyn, một nhà cựu Marxist, đảng Lao động thất cử đau đớn trong kỳ tổng tuyển cử 12/12 vừa qua.
Trong nhiệm kỳ Quốc hội mới, Lao động chỉ còn 203 nghị sĩ trong Hạ viện Anh, kết quả tệ nhất từ năm 1935.
Ông Blair, người theo Con đường Thứ Ba, một học thuyết trung dung, bỏ Marxism và chấp nhận kinh tế thị trường, cho rằng Lao động sẽ còn tiếp tục thất cử nếu "cứ vẫn sống trên hòn đảo ảo mộng".
'Ý thức hệ sai lạc'
Hai hôm trước (18/12/2019), ông Blair, người cải tổ đảng Lao động và thắng cử liên tiếp ba lần cũng lên tiếng trên truyền thông Anh Quốc, kêu gọi đảng Lao động "vứt ngay ý thức hệ sai lạc của ông Corbyn" (ditch Corbyn's misguided ideology!).
Ông phê phán Jeremy Corbyn vì dẫn dắt đảng Lao động vào tranh cử với các ý tưởng mà đa số cử tri Anh "không thiết tha".
"Ông ta là hiện thân của một thương hiệu của chủ nghĩa xã hội giả vờ cách mạng, pha trộn với chính sách kinh tế cực tả, và sự căm ghét chính sách ngoại giao Phương Tây."
"Điều này không hề thu hút cử tri bỏ phiếu truyền thống cho đảng Lao động."
Sinh năm 1953, ông Tony Blair làm thủ tướng Anh từ 1997 đến 2007.
Còn ông Jeremy Corbyn, sinh năm 1949, là dân biểu lâu năm thuộc phái Marxist của Lao động.
Năm 2015, ông lên nắm quyền lãnh đạo đảng này và đưa ra một soạt chính sách thiên tả.
Sau thất bại vừa rồi của Lao động, ông Corbyn tuyên bố sẽ rút lui nhưng không nêu thời gian cụ thể.
Trả lời báo Anh, ông thừa nhận thất bại trong bầu cử nhưng tin rằng "lý luận của tôi vẫn đúng".
Ý thức hệ quá cũ để điều hành kinh tế hiện đại
Một trong các sáng kiến của ông Jeremy Corbyn là quốc hữu hóa hỏa xa, điện nước ở Anh nếu thắng cử.
Với nền kinh tế tư bản phát triển như Anh, kế hoạch quốc hữu hóa của ông bị cho là "phi thực tế".
Ông cũng nêu ra sáng kiến lập các ủy ban để kiểm soát, chỉ đạo kinh tế trong 100 ngày nếu cầm quyền.
Điều này gợi lại chế độ "chính ủy" của thời chiến, theo những người phê phán đảng Lao động.
Những kế hoạch nhằm can thiệp vào nền kinh tế Anh theo cách "của những năm 1970" bị cho là "bất khả thi".
Các báo cánh tả như The Guardian nay cũng đang mổ xẻ thất bại bốn lần liên tiếp trong bầu cử Anh của đảng Lao động.
Theo báo này, ý tưởng lập ra các ủy ban 100 ngày để điều hành kinh tế Anh cho thấy nhóm Marxist trong đảng Lao động đã đi quá xa.
Với hệ thống sở hữu tài sản tư và vốn của các công ty trải trên toàn cầu như hiện nay, việc chiếm lại sở hữu để nhà nước điều hành kinh tế cần phải "ít nhất 20 năm", theo tờ báo.
Ông Corbyn vốn căm ghét chủ nghĩa đế quốc Anh, cũng muốn Anh trả hết các hòn đảo như Chagos ở Ấn Độ Dương cho người bản địa.
Hòn đảo này, hiện có căn cứ quân sự quan trọng của Anh và Mỹ, là lãnh thổ hải ngoại của Anh.
Ông cũng từng làm nhiều cây bút nữ trên báo Anh bực mình khi đề xuất mở các toa tàu chỉ dành riêng cho phụ nữ để "bảo vệ họ khỏi bị tấn công tình dục".
Nhiều người không hiểu nổi vì sao ông Corbyn lại lấy mô hình phân chia không gian nam - nữ như ở một số nước Hồi giáo hà khắc nhất để áp dụng cho xã hội Anh.
Nhưng thất bại chính của ông Corbyn vẫn là vấn đề Brexit.
Đảng của ông nêu ra một nghị trình khó hiểu: Lao động nếu thắng cử sẽ cho tổ chức trưng cần dân ý lần hai, và trong quá trình đó, đảng này sẽ vận động chống lại Brexit với khả năng để Anh ở lại EU.
Còn nếu cử tri Anh vẫn bỏ phiếu lặp lại kết quả Brexit như 2016, thì ông Jeremy Corbyn nói ông sẽ cố gắng ký một thỏa thuận tốt hơn của chính phủ Bảo thủ ký với EU, chỉ trong sáu tháng.
Chưa kể, ông còn cho rằng Anh sẽ ở lại trong liên minh thuế quan với EU, điều các nhà kinh tế cho rằng sẽ chỉ biến Brexit thành "hình thức".
Bà Caroline Flint, dân biểu của Lao động vừa hết nhiệm kỳ, nói ông Corbyn đã ra một "chiến lược chấp chới", không rõ về Brexit, và khiến cử tri truyền thống bỏ cho Lao động đã "cạch mặt" đảng này.
Trớ trêu thay, nay đảng Bảo thủ Anh lại có thể tự nhận là đảng của người lao động, bà Flint viết.
BBC News
Bản quyền hình ảnh HOANG DINH NAM Image caption Ông Tony Blair sang thăm Hà Nội hồi 2012, khi đã không còn làm thủ tướng Anh |
Trả lời kênh CNN hôm 20/12/2019, đúng ngày Quốc hội Anh bỏ phiếu thông qua Brexit, ông Blair không tiếc lời phê phán ban lãnh đạo hiện thời của đảng Lao động mà ông từng nắm.
Dưới sự lãnh đạo của ông Jeremy Corbyn, một nhà cựu Marxist, đảng Lao động thất cử đau đớn trong kỳ tổng tuyển cử 12/12 vừa qua.
Trong nhiệm kỳ Quốc hội mới, Lao động chỉ còn 203 nghị sĩ trong Hạ viện Anh, kết quả tệ nhất từ năm 1935.
Ông Blair, người theo Con đường Thứ Ba, một học thuyết trung dung, bỏ Marxism và chấp nhận kinh tế thị trường, cho rằng Lao động sẽ còn tiếp tục thất cử nếu "cứ vẫn sống trên hòn đảo ảo mộng".
'Ý thức hệ sai lạc'
Hai hôm trước (18/12/2019), ông Blair, người cải tổ đảng Lao động và thắng cử liên tiếp ba lần cũng lên tiếng trên truyền thông Anh Quốc, kêu gọi đảng Lao động "vứt ngay ý thức hệ sai lạc của ông Corbyn" (ditch Corbyn's misguided ideology!).
Ông phê phán Jeremy Corbyn vì dẫn dắt đảng Lao động vào tranh cử với các ý tưởng mà đa số cử tri Anh "không thiết tha".
"Ông ta là hiện thân của một thương hiệu của chủ nghĩa xã hội giả vờ cách mạng, pha trộn với chính sách kinh tế cực tả, và sự căm ghét chính sách ngoại giao Phương Tây."
"Điều này không hề thu hút cử tri bỏ phiếu truyền thống cho đảng Lao động."
Sinh năm 1953, ông Tony Blair làm thủ tướng Anh từ 1997 đến 2007.
Còn ông Jeremy Corbyn, sinh năm 1949, là dân biểu lâu năm thuộc phái Marxist của Lao động.
Năm 2015, ông lên nắm quyền lãnh đạo đảng này và đưa ra một soạt chính sách thiên tả.
Sau thất bại vừa rồi của Lao động, ông Corbyn tuyên bố sẽ rút lui nhưng không nêu thời gian cụ thể.
Trả lời báo Anh, ông thừa nhận thất bại trong bầu cử nhưng tin rằng "lý luận của tôi vẫn đúng".
Ý thức hệ quá cũ để điều hành kinh tế hiện đại
Một trong các sáng kiến của ông Jeremy Corbyn là quốc hữu hóa hỏa xa, điện nước ở Anh nếu thắng cử.
Với nền kinh tế tư bản phát triển như Anh, kế hoạch quốc hữu hóa của ông bị cho là "phi thực tế".
Ông cũng nêu ra sáng kiến lập các ủy ban để kiểm soát, chỉ đạo kinh tế trong 100 ngày nếu cầm quyền.
Điều này gợi lại chế độ "chính ủy" của thời chiến, theo những người phê phán đảng Lao động.
Những kế hoạch nhằm can thiệp vào nền kinh tế Anh theo cách "của những năm 1970" bị cho là "bất khả thi".
Các báo cánh tả như The Guardian nay cũng đang mổ xẻ thất bại bốn lần liên tiếp trong bầu cử Anh của đảng Lao động.
Theo báo này, ý tưởng lập ra các ủy ban 100 ngày để điều hành kinh tế Anh cho thấy nhóm Marxist trong đảng Lao động đã đi quá xa.
Với hệ thống sở hữu tài sản tư và vốn của các công ty trải trên toàn cầu như hiện nay, việc chiếm lại sở hữu để nhà nước điều hành kinh tế cần phải "ít nhất 20 năm", theo tờ báo.
Ông Corbyn vốn căm ghét chủ nghĩa đế quốc Anh, cũng muốn Anh trả hết các hòn đảo như Chagos ở Ấn Độ Dương cho người bản địa.
Hòn đảo này, hiện có căn cứ quân sự quan trọng của Anh và Mỹ, là lãnh thổ hải ngoại của Anh.
Ông cũng từng làm nhiều cây bút nữ trên báo Anh bực mình khi đề xuất mở các toa tàu chỉ dành riêng cho phụ nữ để "bảo vệ họ khỏi bị tấn công tình dục".
Nhiều người không hiểu nổi vì sao ông Corbyn lại lấy mô hình phân chia không gian nam - nữ như ở một số nước Hồi giáo hà khắc nhất để áp dụng cho xã hội Anh.
Nhưng thất bại chính của ông Corbyn vẫn là vấn đề Brexit.
Đảng của ông nêu ra một nghị trình khó hiểu: Lao động nếu thắng cử sẽ cho tổ chức trưng cần dân ý lần hai, và trong quá trình đó, đảng này sẽ vận động chống lại Brexit với khả năng để Anh ở lại EU.
Còn nếu cử tri Anh vẫn bỏ phiếu lặp lại kết quả Brexit như 2016, thì ông Jeremy Corbyn nói ông sẽ cố gắng ký một thỏa thuận tốt hơn của chính phủ Bảo thủ ký với EU, chỉ trong sáu tháng.
Chưa kể, ông còn cho rằng Anh sẽ ở lại trong liên minh thuế quan với EU, điều các nhà kinh tế cho rằng sẽ chỉ biến Brexit thành "hình thức".
Bà Caroline Flint, dân biểu của Lao động vừa hết nhiệm kỳ, nói ông Corbyn đã ra một "chiến lược chấp chới", không rõ về Brexit, và khiến cử tri truyền thống bỏ cho Lao động đã "cạch mặt" đảng này.
Trớ trêu thay, nay đảng Bảo thủ Anh lại có thể tự nhận là đảng của người lao động, bà Flint viết.
BBC News
Không có nhận xét nào