Nhiều người vẫn hy vọng rằng, với vai
trò là Chủ tịch ASEAN vào năm 2020, Việt Nam sẽ có cơ hội để thúc đẩy
sự đồng thuận của ASEAN để từ đó, có một tiếng nói mạnh mẽ hơn trong vấn
đề Biển Đông cũng như tìm kiếm sự bình ổn cho khu vực.
Tình hình Biển Đông sẽ như thế nào trong năm 2020? |
Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, việc thiếu một định chế chung khiến ASEAN khó có tiếng nói mạnh mẽ trên trường quốc tế.
Điều
này sẽ khiến cho Việt Nam khó làm được gì nhiều, với cương vị Chủ tịch
ASEAN và cũng là thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hiệp
quốc trong năm 2020.
Tại
một cuộc hội thảo Chiến lược và pháp luật trong tranh chấp Biển Đông,
do nhóm nghiên cứu An ninh hàng hải, thuộc Học viện Quốc phòng Úc
(Canberra) tổ chức, hồi tháng 11/2019, một nghiên cứu đã phân tích sự
khác biệt trong cách tiếp cận của các bên liên quan trong các quốc gia
ASEAN về Biển Đông.
Theo đó, Philippines từng bước thực hiện các thỏa thuận phát triển chung với Trung Quốc.
Tuy
nhiên, điều này sẽ phải đối mặt với những khó khăn đáng kể trong một
quốc gia có cả những ràng buộc về chính trị nội bộ lẫn các ràng buộc
tiềm năng về hiến pháp.
Trong
khi đó, Malaysia lại có một cách tiếp cận khác, hạ thấp bất đồng và
tranh chấp với Trung Quốc. Ưu tiên hàng đầu của Malaysia là thắt chặt
quan hệ kinh tế với Trung Quốc.
Còn
hiện tại, giữa Indonesia và Trung Quốc chưa có tranh chấp gay gắt, dẫu
một trong những đường chín đoạn của Trung Quốc đang cắt vào biển Natuna
của Indonesia.
Như
vậy, theo phân tích tại hội thảo nói trên mà Phó Giáo sư Douglas
Guilfoyle gửi tóm tắt cho BBC News Tiếng Việt, xét ra Việt Nam vẫn là
quốc gia chịu áp lực lớn nhất, đặc biệt là sau khi tàu Hải Dương địa
chất 8 củaTrung Quốc tiến hành khảo sát ngay trong vùng đặc quyền kinh
tế của nước này.
Sự
chia rẽ ngay trong nội bộ các nước ASEAN cũng là một thách thức với
Việt Nam trong vai trò chủ tịch, theo Giáo sư Carl Thayer (Đại học News
South Wales, Canberra), trong bài phân tích đăng trên Facebook cá nhân.
Tuy
nhiên, ông cũng viết thêm rằng, Việt Nam còn có một thách thức khác là
nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Thư ký ASEAN và bộ máy giúp việc.
Theo
Giáo sư Thayer, một trong những việc đầu tiên mà Việt Nam sẽ phải đối
mặt vào năm tới là củng cố sự đồng thuận của ASEAN với lời mời của Tổng
thống Hoa Kỳ Donald Trump tham gia Hội nghị thượng đỉnh đặc biệt giữa
các nhà lãnh đạo ASEAN và Hoa Kỳ tại Washington vào đầu năm 2020.
Trả
lời phỏng vấn BBC News Tiếng Việt hôm 19/12, Tiến sĩ Collin Koh Swee
Lean, nhà nghiên cứu tại Trường Nghiên cứu quốc tế S.Rajaratnam, Đại học
Kỹ thuật Nanyang, ở Singapore, nhìn nhận rằng, tuy ASEAN luôn bị chia
rẽ nhưng Việt Nam vẫn có thể tận dụng cơ hội là Chủ tịch của tổ chức này
để tạo ảnh hưởng nhằm định hình chung quan điểm cho khối.
Ông
nói: "ASEAN bị chia rẽ như lâu nay vẫn vậy. Tuy nhiên, Việt Nam có thể
tạo ảnh hưởng bằng cách sử dụng các quyền ưu tiên của mình với tư cách
là chủ tịch ASEAN để định hình các tiếng nói chung và thậm chí có thể
đưa ra các sáng kiến khi cần thiết. Ảnh hưởng đó không phải là để nhắm
tới các quốc gia thành viên ASEAN khác, quan trọng hơn là để ứng phó với
Trung Quốc hoặc nhằm định hình thái độ của nước này khi đề cập đến vấn
đề biển Đông."
Trong
một bài viết gần đây đăng trên East Asia Forum, Tiến sĩ Collin Koh Swee
Lean đưa ra một ví dụ, đó là việc tại Hội nghị quan chức cấp cao ASEAN-
Trung Quốc về Thực hiện Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông
(SOM-DOC) lần thứ 18 tại Đà Lạt hồi tháng 10/2019, Hà Nội đã tố Trung
Quốc cản trở các hoạt động khai thác dầu khí của nước này trong Vùng đặc
quyền kinh tế của Việt Nam tại Biển Đông.
Điều
này có thể đã gây áp lực lên các nước thành viên ASEAN, vốn không muốn
thấy tiến trình thảo luận COC bị cản trở. Từ đó, có thể đã ảnh hưởng đến
quyết định của Trung Quốc rút tàu khảo sát Hải Dương Đại chất 8.
Theo
Tiến sĩ Collin, diễn tiến nói trên là sự nhắc nhở về cách Hà Nội có thể
tận dụng vị trí mới Chủ tịch ASEAN của mình để vượt qua những trở ngại
trong tiến trình đàm phán COC.
Tiến
sĩ Collin lý giải rằng, các quốc gia khác trong khối ASEAN cũng có thể
có kỳ vọng như vậy về COC; từ đó, sẽ gián tiếp tạo áp lực với Bắc Kinh.
"Có
khả năng Trung Quốc có thể cố gắng không ở vào thế đối kháng với Việt
Nam, trừ khi họ muốn quá trình đàm phán COC dẫn đến kết quả tồi tệ như
những gì từng xảy ra tại Đà Lạt hồi tháng 10/2019," ông viết.
Tiến
sĩ Colllin cũng cho rằng, sự kiện Bãi Tư chính diễn ra năm 2019 này cho
thấy, Trung Quốc không ngần ngại trong việc vừa sử dụng vũ lực để tranh
giành lợi ích của mình ở Biển Đông nhưng đồng thời cũng tham gia vào
các cuộc đàm phán.
Trong
năm 2020, Trung Quốc sẽ dịu hơn trong ứng xử ở Biển Đông do nước này
phải bận tâm tới các vấn đề trong nước, từ suy thoái kinh tế do cuộc
thương chiến với Hoa Kỳ, đến tình hình ở Hong Kong.
Tuy
nhiên, ông cho rằng, Bắc Kinh sẽ không hoàn toàn từ bỏ việc sử dụng sức
mạnh để ép buộc các nước nhằm giành phần thắng về mình.
Tìm cơ hội trong rủi ro
Ian
Storey, một chuyên gia thuộc Viện Nghiên cứu Đông Á của Singapore, từng
nhận định rằng, Biển Đông sẽ là nơi mà trong nay mai các nước lớn đọ
sức với nhau.
Bên
cạnh tham vọng của Trung Quốc, sự cạnh tranh giữa Trung Quốc và Mỹ ắt
hẳn cũng sẽ có những tác động đến giải quyết căng thẳng ở Biển Đông và
sự ổn định trong khu vực.
Tiến
sĩ Collin cũng cho rằng, tất nhiên, cạnh tranh Trung-Mỹ mang theo những
rủi ro liên quan đến cuộc đối đầu quân sự giữa hai cường quốc và điều
đó có thể làm suy yếu hòa bình và ổn định của khu vực Đông Nam Á.
Việc
Đô đốc Phil Davidson, chỉ huy Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
của Hoa Kỳ, gần đây nói rõ rằng Hải quân Mỹ sẽ tiếp tục thực hiện hoạt
động tuần tra tự do hàng hải trên Biển Đông để bảo vệ quyền tự do hàng
hải, theo Tiến sĩ Collin, là lời nhắc nhở đến Trung Quốc và ASEAN rằng,
quyền tự do hải hành không nên bị xâm phạm trong COC.
Bởi
vậy, Tiến sĩ Collin cho rằng, bất chấp những căng thẳng do cuộc chiến
thương mại đang diễn ra, hay những bất đồng liên quan đến công nghệ 5G,
vấn đề Tân Cương và Hong Kong, nói chung, Bắc Kinh và Washington vẫn duy
trì mối quan hệ quân sự ổn định. Và hai bên có khả năng duy trì thế ổn
định này trong năm 2020 sắp tới.
"Tuy
nhiên, tôi cho rằng, chúng ta không nên quá lo lắng về những rủi ro đó,
bởi có một điều đó rõ ràng là cả Trung Quốc và Mỹ đều không muốn leo
thang căng thẳng. Họ có thể sẽ cố gắng để quản lý sự cạnh tranh của họ
trong một ngưỡng chấp nhận được," ông nhấn mạnh.
Hơn nữa, cũng theo Tiến sĩ Colllin, tác động của cạnh tranh giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ cũng không hẳn là bất lợi.
"Sự
cạnh tranh này có thể có lợi cho các quốc gia Đông Nam Á, những nước
đang cố gắng tìm thế cân bằng trong cuộc cạnh tranh giữa hai cường quốc,
đứng ngoài tầm ngắm của cuộc đối đấu một cách tốt nhất có thể, trong
khi vẫn giành được nhiều lợi lộc từ cả hai bên."
Về
việc vậy cụ thể Việt Nam nên làm gì để bảo đảm rằng tiến trình giải
quyết các căng thẳng ở Biển Đông trong năm 2020 cũng như vào các năm sau
sẽ tương thích với lợi ích của nước này, Tiến sĩ Collin nhấn mạnh rằng,
Việt Nam hoàn toàn có thể sử dụng vai trò Chủ tịch ASEAN của nước này
để thúc đẩy việc thông qua các điều khoản mà nước này đề xuất trong văn
bản đàm phán dự thảo COC duy nhất.
Trong
văn bản này, Việt Nam đã đưa ra các đề xuất toàn diện và chi tiết nhất,
nhất là trong việc đưa ra các biện pháp xây dựng lòng tin và an ninh
tại Biển Đông, theo Tiến sĩ Collin.
Giáo
sư Carl Thayer thì phân tích những gì mà theo ông Việt Nam có thể làm
trong cương vị Chủ tịch ASEAN cũng như thành viên không thường trực Hội
đồng Bảo an Liên hiệp quốc.
"Việt
Nam nên hợp tác chặt chẽ với Philippines vì đây là điều phối viên quốc
gia ASEAN về quan hệ với Trung Quốc cho đến năm 2021. Và Bắc Kinh cũng
đã phát đi tín hiệu rằng, họ sẽ hợp tác chặt chẽ với Manila….".
Đồng
thời, Việt Nam cũng có thể sử dụng vai trò là Chủ tịch ASEAN vào năm
2020 để thúc đẩy các biện pháp thiết thực nhằm thúc đẩy Cộng đồng An
ninh Chính trị ASEAN; chủ động định hình kết quả của các diễn đàn, hội
nghị của khu vực và quan trọng nhất là Hội nghị thượng đỉnh Đông Á.
"Hội
nghị thượng đỉnh Đông Á rất có thể sẽ được tổ chức sau cuộc bầu cử tổng
thống Hoa Kỳ vào ngày 2/ 11. Việt Nam sẽ phải tìm hiểu xem nếu Tổng
thống Trump tái cứ, liệu có thể mời ông đến dự được không. Còn nếu ông
thất cử, tân tổng thống Hoa Kỳ sẽ nhậm chức vào tháng 1/2021, khi Brunei
thay thế Việt Nam làm Chủ tịch ASEAN," Giáo sư Thayer viết.
(BBC)
Không có nhận xét nào