Lý Nhất Bình, phát ngôn
viên của “Diễn đàn Cộng hưởng Toàn dân” đã có phân tích cho rằng, cuộc
chiến thương mại này không đơn giản chỉ là xung đột thương mại giữa Mỹ
và Trung Quốc mà còn là cột mốc đầu chấm dứt chế độ Đảng Cộng sản Trung
Quốc (ĐCSTQ). Năm 2019 có thể xem là năm hình thành xu thế Mỹ bao vây
ĐCSTQ, năm 2020 Mỹ bắt đầu cuộc tổng tấn công diễn biến hòa bình đối với
ĐCSTQ.
Trên kênh Youtube “Nhất Bình bình luận nhanh” vào hôm 5/12, chủ kênh Lý Nhất Bình cho biết cuộc chiến thương mại này không hề đơn giản như cuộc xung đột thương mại Mỹ-Trung, mà còn là cột mốc nhằm chấm dứt quyền lực toàn trị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Cuộc chiến thương mại trong hơn một năm qua diễn biến theo kiểu “vừa đánh vừa đàm”, đàm là vấn đề duy trì quan hệ xã giao chiếu lệ, đánh là quyết liệt triệt để, do việc tăng cường trừng phạt thuế quan làm thất thoát nặng nề nguồn thu nhập thương mại của ĐCSTQ gây nguy cơ tồn vong của tổ chức này.
Ông cho biết, hoạt động đàm phán giữa Mỹ và Trung Quốc không giống đàm phán thông thường. Trong đàm phán thông thường, hai bên đều chuẩn bị để sẵn sàng nhượng bộ, khi mỗi bên nhường nhau một chút thì có thể đạt được thỏa hiệp và có được thỏa thuận chung. Nhưng cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung thì khác, ngay từ đầu Tổng thống Trump đã cho biết phải đạt được thỏa thuận tốt nhất, nếu không sẽ không có thỏa thuận. Quan điểm như vậy nghĩa là không có chuẩn bị cho kế hoạch nhượng bộ (vì Mỹ đã luôn ở thế bất lợi trong 25 năm qua), điều này đã ngăn chặn một nửa khả năng đạt được thỏa thuận.
Đặc biệt hơn nữa, không những bản thân Tổng thống Trump không nhượng bộ mà thậm chí cũng không để cho ĐCSTQ nhượng bộ. Bây giờ ĐCSTQ có muốn đầu hàng cũng không xong. Tổng thống Trump đã làm điều đó như thế nào?
Ông Lý Nhất Bình phân tích rằng thông qua Luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông và Luật Chính sách Nhân quyền Uyghur 2019, Tổng thống Trump đã ngăn chặn triệt để cả con đường đầu hàng của ĐCSTQ. Hai đạo luật này không chỉ ủng hộ người dân Hồng Kông và Tân Cương chống lại sự tàn bạo của ĐCSTQ, mà quan trọng hơn là mục đích chung không để ĐCSTQ đầu hàng Mỹ. Bởi vì vài chục năm qua ĐCSTQ luôn lấy chủ nghĩa yêu nước làm ngọn cờ chính trong công tác đối ngoại, chủ nghĩa yêu nước đòi hỏi mọi người dân trong nước phải cùng nhau hăng hái chống lại nước ngoài, không được thỏa hiệp, nhưng hai đạo luật này đã công khai làm nhục ĐCSTQ còn ĐCSTQ thì mắc kẹt trong cơ hội ký thỏa thuận thương mại với Tổng thống Trump. Vì khi thỏa thuận được ký kết đồng nghĩa bị chụp lên cái mũ của phe đầu hàng, khi đó ĐCSTQ sẽ bị người dân Trung Quốc hình dung là chính đảng “phản bội tổ quốc”, là đảng nhu nhược, như thế thì ĐCSTQ sẽ không còn chút thể diện nào, mất hoàn toàn uy tín, sẽ phải chịu làn sóng phản đối của người dân.
Ông cho biết, nếu Tập Cận Bình ký thỏa thuận với Trump, phe đối lập trong ĐCSTQ sẽ chụp mũ là kẻ đầu hàng, sẽ thừa cơ nổi lên giành lại quyền lực. Do đó, ngay khi hai đạo luật này được ban hành, cơ hội cho ĐCSTQ và Mỹ đạt được thỏa thuận thương mại là không còn nữa. Đầu hàng không còn tác dụng gì, chỉ có thể chiến đấu với Mỹ đến cùng, nhưng đấu thì lại không thể đủ tiềm lực nên hệ quả cuối cùng là bị Mỹ đẩy vào cửa tử.
Lý Nhất Bình cho biết, nếu nhìn vào bản đồ tình hình sẽ nhận thấy rằng Mỹ đã cơ bản hoàn thành thế bao vây ĐCSTQ. Trong quá khứ, Mỹ đã bao vây ĐCSTQ dựa vào các đồng minh trên chuỗi đảo đầu tiên và chuỗi đảo thứ hai [*] cộng thêm Ấn Độ. Hiện nay thế trận đã được đẩy lên cao hơn, đã đến ngưỡng cửa của ĐCSTQ. Trong nửa đầu năm nay, Dự luật Dẫn độ của ĐCSTQ đã làm dấy lên chiến dịch chống trả của người dân Hồng Kông. Mỹ đã cung cấp hỗ trợ đạo đức và cả hành động. Nền tảng cai trị của ĐCSTQ tại Hồng Kông đã bị lung lay, trong khi ngọn lửa phong trào dân chủ của Hồng Kông đã lan sang Đài Loan.
ĐCSTQ đã nuôi dưỡng số lượng lớn các chính trị gia và các nhóm ủng hộ ở Đài Loan, kế hoạch ban đầu là hy vọng giành được quyền lực trong cuộc bầu cử Đài Loan sắp tới, theo đó biến Đài Loan thành một phần của ĐCSTQ, thành một căn cứ tiền tuyến chống lại Mỹ. Nhưng không ngờ tình thế đã đột ngột thay đổi, vụ án gián điệp Vương Lập Cường và vợ chồng Hướng Tâm khiến người Đài Loan nhìn rõ bản chất của những phe thân ĐCSTQ, khiến những phe này không còn cơ hội chiến thắng trong cuộc bầu cử lần này, còn Mỹ cũng tận dụng sự kiện này để thúc đẩy hợp tác giữa Đài Loan và Úc, khiến toàn bộ phe cánh ĐCSTQ tại Đài Loan bị đặt vào tầm ngắm, những áp lực lớn đang hình thành sẽ xé tan toàn bộ phe cánh này.
Bây giờ Mỹ đã huy động NATO, liên minh quân sự hùng mạnh nhất thế giới, để cùng nhau chống lại ĐCSTQ. Hồi tháng Ba năm nay ĐCSTQ đã bị định vị là “đối thủ cạnh tranh mang tính hệ thống”, tháng 12 lần đầu đưa vào chương trình nghị sự chính thức vấn đề trỗi dậy của Trung Quốc, và đã đạt được thỏa thuận an ninh thông tin. Mỹ mong muốn các đồng minh không dùng thiết bị viễn thông do Huawei của ĐCSTQ sản xuất.
Trong một tweet ngày 4/12, Tổng thống Trump chia sẻ: “Trong ba năm qua, NATO đã đạt được tiến bộ to lớn. Các quốc gia khác ngoài Mỹ đã đồng ý hàng năm chi trả thêm 130 tỷ đô la Mỹ, đến năm 2024 con số đó sẽ lên tới 4000 tỷ đô la Mỹ. NATO sẽ giàu có và mạnh mẽ hơn bao giờ hết.”
Lý Nhất Bình nhận định, do đó có thể khẳng định năm 2019 Mỹ đã hình thành xu hướng bao vây ĐCSTQ. Năm 2020 Mỹ sẽ tấn công thẳng vào đại bản doanh của ĐCSTQ. Ông nhận định rằng cách tiếp cận của Mỹ sẽ giống như cách mà trước đây đã hạ bệ Liên Xô: cách mạng màu, diễn biến hòa bình. Truyền cảm hứng cho dân biến, binh biến và chính biến ở Trung Quốc Đại Lục. Khi cả ba xu thế thay đổi này cùng diễn ra thì đó là khởi đầu cho sự sụp đổ ĐCSTQ. Ông cổ vũ tất cả mọi người hãy chuẩn bị chu đáo cho diễn biến mang tính cách mạng này.
Cuộc chiến thương mại là điểm nhấn trong kế hoạch của Mỹ nhằm lật đổ thế lực chính trị độc tài ĐCSTQ, xu hướng bao vây ĐCSTQ sẽ trở thành cuộc tổng tấn công diễn biến hòa bình vào năm 2020 (Nguồn video: Bình luận nhanh của Nhất Bình).
Chú thích:
[*] Chuỗi đảo đầu tiên bắt đầu tại quần đảo Kuril, và kết thúc ở Borneo và phần phía bắc của Philippines. Đây là chuỗi đầu tiên ngăn chặn các nước xã hội chủ nghĩa thân cận với Liên Xô, sau khi Liên Xô sụp đổ thì chuỗi đó tập trung vào Trung Quốc. Phần quan trọng của chuỗi đầu tiên là Đài Loan. Vì chuỗi đảo được xây dựng từ một loạt các vùng đất, nó còn được gọi là “tàu sân bay không thể chìm”, một ví dụ của đảo Đài Loan.
Chuỗi đảo thứ hai có thể có hai cách giải thích khác nhau, nhưng cách thường được sử dụng nhiều nhất là chuỗi đảo từ quần đảo Ogasawara và quần đảo Volcano của Nhật Bản đến quần đảo Mariana là lãnh thổ của Mỹ. Vì nó nằm ở phần giữa của Thái Bình Dương, nó hoạt động như một tuyến phòng thủ chiến lược thứ hai của Mỹ (Theo wikipedia).
Tuyết Mai
Người phát ngôn Lý Nhất Bình của Diễn đàn Cộng hưởng Toàn dân (Ảnh chụp màn hình video) |
Trên kênh Youtube “Nhất Bình bình luận nhanh” vào hôm 5/12, chủ kênh Lý Nhất Bình cho biết cuộc chiến thương mại này không hề đơn giản như cuộc xung đột thương mại Mỹ-Trung, mà còn là cột mốc nhằm chấm dứt quyền lực toàn trị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Cuộc chiến thương mại trong hơn một năm qua diễn biến theo kiểu “vừa đánh vừa đàm”, đàm là vấn đề duy trì quan hệ xã giao chiếu lệ, đánh là quyết liệt triệt để, do việc tăng cường trừng phạt thuế quan làm thất thoát nặng nề nguồn thu nhập thương mại của ĐCSTQ gây nguy cơ tồn vong của tổ chức này.
Ông cho biết, hoạt động đàm phán giữa Mỹ và Trung Quốc không giống đàm phán thông thường. Trong đàm phán thông thường, hai bên đều chuẩn bị để sẵn sàng nhượng bộ, khi mỗi bên nhường nhau một chút thì có thể đạt được thỏa hiệp và có được thỏa thuận chung. Nhưng cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung thì khác, ngay từ đầu Tổng thống Trump đã cho biết phải đạt được thỏa thuận tốt nhất, nếu không sẽ không có thỏa thuận. Quan điểm như vậy nghĩa là không có chuẩn bị cho kế hoạch nhượng bộ (vì Mỹ đã luôn ở thế bất lợi trong 25 năm qua), điều này đã ngăn chặn một nửa khả năng đạt được thỏa thuận.
Đặc biệt hơn nữa, không những bản thân Tổng thống Trump không nhượng bộ mà thậm chí cũng không để cho ĐCSTQ nhượng bộ. Bây giờ ĐCSTQ có muốn đầu hàng cũng không xong. Tổng thống Trump đã làm điều đó như thế nào?
Ông Lý Nhất Bình phân tích rằng thông qua Luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông và Luật Chính sách Nhân quyền Uyghur 2019, Tổng thống Trump đã ngăn chặn triệt để cả con đường đầu hàng của ĐCSTQ. Hai đạo luật này không chỉ ủng hộ người dân Hồng Kông và Tân Cương chống lại sự tàn bạo của ĐCSTQ, mà quan trọng hơn là mục đích chung không để ĐCSTQ đầu hàng Mỹ. Bởi vì vài chục năm qua ĐCSTQ luôn lấy chủ nghĩa yêu nước làm ngọn cờ chính trong công tác đối ngoại, chủ nghĩa yêu nước đòi hỏi mọi người dân trong nước phải cùng nhau hăng hái chống lại nước ngoài, không được thỏa hiệp, nhưng hai đạo luật này đã công khai làm nhục ĐCSTQ còn ĐCSTQ thì mắc kẹt trong cơ hội ký thỏa thuận thương mại với Tổng thống Trump. Vì khi thỏa thuận được ký kết đồng nghĩa bị chụp lên cái mũ của phe đầu hàng, khi đó ĐCSTQ sẽ bị người dân Trung Quốc hình dung là chính đảng “phản bội tổ quốc”, là đảng nhu nhược, như thế thì ĐCSTQ sẽ không còn chút thể diện nào, mất hoàn toàn uy tín, sẽ phải chịu làn sóng phản đối của người dân.
Ông cho biết, nếu Tập Cận Bình ký thỏa thuận với Trump, phe đối lập trong ĐCSTQ sẽ chụp mũ là kẻ đầu hàng, sẽ thừa cơ nổi lên giành lại quyền lực. Do đó, ngay khi hai đạo luật này được ban hành, cơ hội cho ĐCSTQ và Mỹ đạt được thỏa thuận thương mại là không còn nữa. Đầu hàng không còn tác dụng gì, chỉ có thể chiến đấu với Mỹ đến cùng, nhưng đấu thì lại không thể đủ tiềm lực nên hệ quả cuối cùng là bị Mỹ đẩy vào cửa tử.
Lý Nhất Bình cho biết, nếu nhìn vào bản đồ tình hình sẽ nhận thấy rằng Mỹ đã cơ bản hoàn thành thế bao vây ĐCSTQ. Trong quá khứ, Mỹ đã bao vây ĐCSTQ dựa vào các đồng minh trên chuỗi đảo đầu tiên và chuỗi đảo thứ hai [*] cộng thêm Ấn Độ. Hiện nay thế trận đã được đẩy lên cao hơn, đã đến ngưỡng cửa của ĐCSTQ. Trong nửa đầu năm nay, Dự luật Dẫn độ của ĐCSTQ đã làm dấy lên chiến dịch chống trả của người dân Hồng Kông. Mỹ đã cung cấp hỗ trợ đạo đức và cả hành động. Nền tảng cai trị của ĐCSTQ tại Hồng Kông đã bị lung lay, trong khi ngọn lửa phong trào dân chủ của Hồng Kông đã lan sang Đài Loan.
ĐCSTQ đã nuôi dưỡng số lượng lớn các chính trị gia và các nhóm ủng hộ ở Đài Loan, kế hoạch ban đầu là hy vọng giành được quyền lực trong cuộc bầu cử Đài Loan sắp tới, theo đó biến Đài Loan thành một phần của ĐCSTQ, thành một căn cứ tiền tuyến chống lại Mỹ. Nhưng không ngờ tình thế đã đột ngột thay đổi, vụ án gián điệp Vương Lập Cường và vợ chồng Hướng Tâm khiến người Đài Loan nhìn rõ bản chất của những phe thân ĐCSTQ, khiến những phe này không còn cơ hội chiến thắng trong cuộc bầu cử lần này, còn Mỹ cũng tận dụng sự kiện này để thúc đẩy hợp tác giữa Đài Loan và Úc, khiến toàn bộ phe cánh ĐCSTQ tại Đài Loan bị đặt vào tầm ngắm, những áp lực lớn đang hình thành sẽ xé tan toàn bộ phe cánh này.
Bây giờ Mỹ đã huy động NATO, liên minh quân sự hùng mạnh nhất thế giới, để cùng nhau chống lại ĐCSTQ. Hồi tháng Ba năm nay ĐCSTQ đã bị định vị là “đối thủ cạnh tranh mang tính hệ thống”, tháng 12 lần đầu đưa vào chương trình nghị sự chính thức vấn đề trỗi dậy của Trung Quốc, và đã đạt được thỏa thuận an ninh thông tin. Mỹ mong muốn các đồng minh không dùng thiết bị viễn thông do Huawei của ĐCSTQ sản xuất.
Trong một tweet ngày 4/12, Tổng thống Trump chia sẻ: “Trong ba năm qua, NATO đã đạt được tiến bộ to lớn. Các quốc gia khác ngoài Mỹ đã đồng ý hàng năm chi trả thêm 130 tỷ đô la Mỹ, đến năm 2024 con số đó sẽ lên tới 4000 tỷ đô la Mỹ. NATO sẽ giàu có và mạnh mẽ hơn bao giờ hết.”
Lý Nhất Bình nhận định, do đó có thể khẳng định năm 2019 Mỹ đã hình thành xu hướng bao vây ĐCSTQ. Năm 2020 Mỹ sẽ tấn công thẳng vào đại bản doanh của ĐCSTQ. Ông nhận định rằng cách tiếp cận của Mỹ sẽ giống như cách mà trước đây đã hạ bệ Liên Xô: cách mạng màu, diễn biến hòa bình. Truyền cảm hứng cho dân biến, binh biến và chính biến ở Trung Quốc Đại Lục. Khi cả ba xu thế thay đổi này cùng diễn ra thì đó là khởi đầu cho sự sụp đổ ĐCSTQ. Ông cổ vũ tất cả mọi người hãy chuẩn bị chu đáo cho diễn biến mang tính cách mạng này.
Cuộc chiến thương mại là điểm nhấn trong kế hoạch của Mỹ nhằm lật đổ thế lực chính trị độc tài ĐCSTQ, xu hướng bao vây ĐCSTQ sẽ trở thành cuộc tổng tấn công diễn biến hòa bình vào năm 2020 (Nguồn video: Bình luận nhanh của Nhất Bình).
Chú thích:
[*] Chuỗi đảo đầu tiên bắt đầu tại quần đảo Kuril, và kết thúc ở Borneo và phần phía bắc của Philippines. Đây là chuỗi đầu tiên ngăn chặn các nước xã hội chủ nghĩa thân cận với Liên Xô, sau khi Liên Xô sụp đổ thì chuỗi đó tập trung vào Trung Quốc. Phần quan trọng của chuỗi đầu tiên là Đài Loan. Vì chuỗi đảo được xây dựng từ một loạt các vùng đất, nó còn được gọi là “tàu sân bay không thể chìm”, một ví dụ của đảo Đài Loan.
Chuỗi đảo thứ hai có thể có hai cách giải thích khác nhau, nhưng cách thường được sử dụng nhiều nhất là chuỗi đảo từ quần đảo Ogasawara và quần đảo Volcano của Nhật Bản đến quần đảo Mariana là lãnh thổ của Mỹ. Vì nó nằm ở phần giữa của Thái Bình Dương, nó hoạt động như một tuyến phòng thủ chiến lược thứ hai của Mỹ (Theo wikipedia).
Tuyết Mai
Không có nhận xét nào